Phân Chia Di Sản Bằng Hiện Vật Hay Bằng Giá Trị

- Xác định hàng thừa kế của Hoà là: cụ Chắt, bà Hiền, Bà Hải. Mỗi người được hưởng kỷ phần có giá trị là: 154.842.289 đồng (anh Ngọc được nhận phần thừa kế của cụ Chắt).

Phần tiếp theo của bản án là việc chia hiện vật cụ thể cho từng người thừa kế và thanh toán phần chênh lệch.

Tại Quyết định số 79 ngày 13-6-2003, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị Bản án phúc thẩm số 55 ngày 12-4-2002 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội với nhận xét: Bản án xác định thời điểm mở thừa kế, di sản thừa kế, người thừa kế, áp dụng chia thừa kế là có căn cứ. Tuy nhiên kỷ phần được hưởng thừa kế có giá trị không bằng nhau, di sản không thể chia đều bằng hiện vật. Toà án cấp sơ thẩm định giá di sản vào tháng 11 năm 1999, nhưng đến tháng 4 năm 2002 mới xét xử phúc thẩm, giá trị nhà đất tại 42 Nguyễn Hữu Huân có sự chêng lệch đáng kể. Toà án cấp phúc thẩm không định giá lại tại thời điểm xét xử phúc thẩm là chưa đảm bảo công bằng cho anh Ngọc và các thừa kế khác khi nhận thanh toán chênh lệch bằng giá trị. Đề nghị xét xử giám đốc thẩm theo hướng dẫn tại Công văn số 109/2001/KHXX ngày 4-9-2001 của Toà án nhân dân tối cao.

Toà phúc thẩm toà án nhân tối cao tại Hà Nội đã giữ nguyên Bản án phúc thẩm số 55 vì các thừa kế không yêu cầu định giá lại và đã tiến hành đúng pháp luật.

Câu hỏi đặt ra là: Nếu trong trường hợp anh Ngọc không chấp nhận theo định giá trên vì sau 2 năm, ngôi nhà tại số 42 Nguyễn Hữu Huân đang có giá thực tế rất cao, trong khi về tố tụng, Toà án đã tiến hành định giá từ năm 1999 và đúng pháp luật thì có Toà cấp phúc thẩm có tiến hành định giá lại tài sản hay không? Nên chăng cần có hướng dẫn thêm việc định giá theo giá trị trường nhưng tại thời điểm xét xử.

3.1.3. Phân chia di sản bằng hiện vật hay bằng giá trị

Điều 685- khoản 2: “Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những

người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia”. Pháp luật qui định cụ thể hình thức phân chia, tuy nhiên, trong một số vụ án tranh chấp về di sản, Toà án chỉ có thể phân chia bằng hiện vật hoặc chỉ có thể phân chia bằng giá trị.

3.1.3.1. Vụ án tranh chấp di sản thừa kế khi một trong những người thừa kế đã bán di sản trước khi phân chia:

Vụ án được tóm tắt như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Nguyên đơn là ông Huỳnh Hảo và Châu Muối với bị đơn là Châu Thành. Ông Châu Kiệt chết năm 1961 và bà Lân Nga chết năm 1990 và có hai con là Châu Thành và Châu Thuỷ. Châu Thuỷ chết năm 1955 có vợ là Huỳnh Chung có hai con là Huỳnh Hảo và Châu Muối, năm 1970 bà Chung có nhận một người con nuôi tên là Mộc Nguyên.

Ông Kiệt và bà Nga từ Trung Quốc sang Việt Nam từ trước năm 1945 mua chung căn nhà số 457 đường Dương Công Trung. Sau đó từ căn nhà này Châu Thành xây cất lên thành ba căn nhà: 457/24, 457/26, 457/28 đường Công Trung quận 6 nay là đường Dương Thị Nhỏ, quận II, TP. Hồ Chí Minh. Năm 1961 ông Kiệt chết, ông Thành bán căn nhà 457/28 để xây lại hai căn nhà còn lại.

Thanh toán và phân chia di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam - 10

Sau khi ông Kiệt chết bà Nga vào Buôn Ma Thuật nên hộ khẩu gia đình và tờ khai nhà năm 1977 mang tên ông Thành và vợ ông Thành (bà Trâm). Do vậy cơ quan chức năng đã cho 2 người này hợp thức hoá 2 căn nhà. Sau đó ông Thành bán 2 căn nhà này cho ông Lôi Thái với giá 190 lạng vàng vào năm 1992. Huỳnh Hảo và Châu Muối kiện yêu cầu chia thừa kế của ông bà nội.

Án sơ thẩm quyết định:

Hai căn nhà trên là di sản thừa kế của ông Kiệt và bà Nga trong đó có phần đóng góp của ông Thành.

Các thừa kế theo luật của ông Kiệt và bà Nga là ông Thành và người thừa kế thế vị là Huỳnh Hảo và Châu Muối (con của ông Thuỷ).

Hợp đồng mua bán nhà giữa ông Thành và ông Thái vô hiệu và hậu quả giải quyết theo Điều 137 và Điều 146 BLDS.

Trị giá 02 căn nhà trên sau khi trừ đi phần công sức đóng góp của ông Thành là di sản thừa kế chia cho ông Thành và còn chia cho Huỳnh Hảo và Châu Muối.

Ông Thành kháng cáo yêu cầu xác định 02 căn nhà trên thuộc sở hữu của ông, qua đó công nhận hợp đồng mua bán giữa ông với ông Thái là hợp pháp, bác yêu cầu chia thừa kế của nguyên đơn.

Nguyên đơn yêu cầu y án sơ thẩm nhưng xin chia thừa kế bằng hiện vật. Án phúc thẩm quyết định:

- Công nhận Hợp đồng mua bán nhà giữa ông Thành và ông Thái – xác định tiền bán 2 căn nhà đó là di sản thừa kế mà bà Nga và ông Kiệt sau khi đã trừ đi phần công sức san nền của ông Thành cũng như công cất, xây dựng căn nhà ấy.

- Xác định người thừa kế theo luật là ông Thành và hai con của ông Thuỷ.

Vụ án tranh chấp di sản qua hai cấp xét xử thể hiện tính thiếu thống nhất trong việc áp dụng pháp luật. Quyết định của Toà án cấp sơ thẩm là hợp lý, Toà án cấp phúc thẩm áp dụng sai qui định của pháp luật về "định đoạt tài sản có giá trị lớn thuộc sở hữu chung của nhiều người". Cách giải quyết này bộc lộ tính mâu thuẫn trong việc nhận thức của Toà án. Nếu công nhận 2 căn nhà di sản thừa kế của cụ Kiệt và cụ Nga thì không thể công nhận Hợp đồng mua bán 02 căn nhà đó giữa ông Thành và ông Sơn Hà là hợp pháp. Ngược lại, nếu công nhận hợp đồng này là hợp pháp thì phải công nhận 02 căn nhà đó thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ông Thành.

Theo chúng tôi, để thấu tình đặt lý thì 02 căn nhà đã bán cho ông Sơn Hà phải bị tuyên là vô hiệu và vi phạm ý trí của đồng chủ sở hữu. Không thể

lấy tiền bán nhà để phân chia vì trị giá hai căn nhà trên từ năm 1992 so với năm 2001 đã có chênh lệch rất lớn. Nếu chia số tiền bán được từ năm 1992 sẽ rất thiệt thòi cho hai người hưởng thừa kế thế vị. Theo yêu cầu của nguyên đơn là được hưởng thừa kế bằng hiện vật để đáp ứng nhu cầu ăn ở, sinh hoạt thì Toà án nên giải quyết theo yêu cầu của họ sau khi trừ đi phần công sức của ông Châu Thành.

3.1.3.2.Trường hợp Di chúc để lại phân chia bằng hiện vật nhưng Toà án lại chia giá trị cho các bên:

Tại Điều 684- khoản 2: "Trong trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì những người thừa kế được nhận hiện vật ken theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu huỷ do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại". Tuy nhiên, có Toà án đã không xét xử theo hướng của Điều luật này.

Nội dung vụ án: Cụ Võ Văn Khiểm và vợ là Nguyễn Thị Dưa có chín người con là các ông bà: Bà Gặp, bà Chòi, ông Hội, ông Phùng, bà Mậu, ông Trong, bà Vui, ông Thiệu. Ngày 1-7-1972 ông Khiểm có lập di chúc với nội dung: Giao căn nhà và tài sản trong nhà cho ông Trong quản lý để thờ cúng bố mẹ, còn 1,26 ha đất ruộng sẽ chia đều cho chín người con. Di chúc này được cụ Dưa và các con đồng ý và được chính quyền cũ xác nhận. Cuối năm 1972 cụ Khiểm chết, năm 1983, cụ Dưa chết, cho đến khi chết, cụ Khiểm và cụ Dưa vẫn không có thay đổi di chúc lập năm 1972. Phần đất ruộng trong di chúc sau này được ông Trong lập thành vườn ổi đo đước 6.870 m2 và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 1992.

Do có mẫu thuẫn, năm 1999, các thừa kế của cụ Khiểm và cụ Dưa yêu cầu chia thừa kế. Tại bản án sơ thẩm số 111, Toà án nhân dân huyện C.T đã chấp nhận di chúc và chia đều thửa đất trên cho các thừa kế và buộc các thừa kế phải thanh toán giá trị cây và công bồi đắp đất cho ông Trong. Tuy nhiên, tại bản án phúc thẩm số 137 của Toà án nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã giao cho

ông Trong toàn bộ thửa đất trên vì ông đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và buộc ông Trong phải thanh toán cho các thừa kế khác bằng giá trị mỗi thừa kế 2.500.000 đồng. Theo chúng tôi, Bản án cấp sơ thẩm đã xử đúng theo tinh thần của di chúc. Trong thời gian chưa phân chia di sản, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ quan có thẩm quyền là một việc là thiếu sót vì chỉ căn cứ vào hồ sơ khai của người được cấp, cơ quan cấp giấy chứng nhận sở hữu đã không tiến hành xác minh nguồn gốc đất nên đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Trong. Việc làm thiếu sót này không thể là căn cứ để Toà phúc thẩm công nhận quyền sở hữu của ông Trong.

3.1.4. Xác định di sản phân chia trong khối tài sản chung

Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu có yêu cầu phân chia di sản thừa kế, Toà án phải xác định được di sản của người chết để lại gồm những gì, không chỉ bao gồm tài sản riêng của người chết mà còn cả phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Ngoài những căn cứ do các bên đương sự cung cấp, việc xác minh tài sản phải được thực hiện đầy đủ, không bỏ sót những yếu tố liên quan đến tài sản thuộc sở hữu của chính bản thân người đã chết và những tài sản chung của người đã chết trong khối tài sản với người khác. Đã có nhiều vụ án Toà án không xác minh đầy đủ về di sản dẫn đến việc ra quyết định, bản án nhiều thiếu sót và gây thiệt thòi cho những người thừa kế.

Nội dung vụ án: Ông Đàm Quang Tùng và vợ là bà Nguyễn Thị Dinh có sáu người con chung là: Chị Bản, chị Nhàn, chị Linh, chị Đồn, chị Điệp. Ông Tùng có quan hệ với bà Mâu có hai con là anh Trùng và chị Thuỷ.

Ông Tùng chết này 28-4-1997, có di chúc cho anh Trùng hưởng toàn bộ di sản của ông gồm: bốn gian nhà nói trên ba sào bẩy thước đất ở, các tài sản trong nhà và 600m2 đất canh tác.

Bà Dinh đã yêu cầu Toà án chia thừa kế. Chị Nhàn và chị Đồn yêu cầu được sử dụng diện tích đất mà cha mẹ đã cho. Những người con khác của ông

Tùng với bà Dinh nhường quyền thừa kế cho mẹ. Chị Thuỷ không yêu cầu chia thừa kế.

Quá trình giải quyết tranh chấp, xác định bà Dinh đang quản lý, sử dụng 1.200m2 ngoài trại từ năm 1972

Bản án Phúc thẩm số 340 đã quyết định:

- Chia cho anh Trùng sở hữu hai gian nhà phía Tây và cây cối trên đất, một xe đạp. Tổng giá trị là 3.400.000 đồng. Anh Trùng được sử dụng 500m2 đất canh tác.

- Chia cho bà Dinh sở hữu hai gian nhà phía Đông hai giường gỗ, một hòm đựng thóc, một tủ các nhân, một bàn, một quạt hoa sen, một xoong đúc, một mâm đồng, ba cây nhãn. Tổng giá trị là 7.000.000 đồng nhưng phải trả chênh lệch cho anh Trùng là 3.000.000 đồng, đồng thời được sử dụng phần đất ngoài trại. Bà Dinh được sử dụng 100m2 đất canh tác.

Phó chánh án Toà án nhân dân tối cao đã có kháng nghị số 90 đối với bản án phúc thẩm trên vì việc xác định di sản để phân chia tại bản án phúc thẩm trên là chưa chính xác. Qua xem xét thấy có đủ chứng cứ để cho rằng di chúc do ông Tùng viết là hợp pháp. Tuy nhiên, khi ông viết di chúc, quan hệ hôn nhân giữa ông Tùng và bà Dinh vẫn đang còn tồn tại. Do đó, việc ông Tùng quyết định toàn bộ khối di sản thuộc sở hữu chung vợ chồng cho anh Trùng là không đúng. Mặt khác ông Tùng cũng không để cho bà Dinh hưởng 2/3 suất thừa kế theo Điều 669 BLDS năm 2005 là không phù hợp. Do đó di chúc của ông Tùng chỉ hợp pháp một phần. Trong trường hợp này, để xác định chính xác phần tài sản anh Trùng được hưởng theo di chúc của ông Tùng, thì phải xác định phần tài sản của ông Tùng trong khối tài sản chung với bà Dinh, và chỉ phần tài sản là di sản của ông Tùng thì anh Trùng mới được thừa kế theo di chúc sau khi trích 2/3 suất thừa kế cho bà Dinh.

Ngoài những trường hợp mà chúng tôi đề cập trên đây, trong đời sống dân sự còn xảy ra nhiều loại tranh chấp về di sản thừa kế từ những nguyên nhân khác nhau gây bất ổn cho quan hệ pháp luật và thừa kế.

3.2. NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SAI SÓT TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP THANH TOÁN VÀ PHÂNCHIA DI SẢN

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường, kéo theo đó là sự bất ổn trong đời sống kinh tế. Nếu như trong thời kỳ trước, việc kế tục gia sản được truyền theo tôn tị trật tự, phân định rõ ràng trên dưới, đề cao vai trò của người gia trưởng nên các vụ việc tranh chấp di sản của người đã chết không gia tăng như thời đại bây giờ. Nhưng những qui định khắt khe đó không đảm bảo được bình đẳng trong quyền hưởng thừa kế. Đến thời đại ngày nay, tranh chấp di sản diễn ra rất phổ biến. Nếu xét về mặt xã hội, giá trị đạo đức giữa anh em, họ hàng dường như không còn được bảo lưu vì đời sống vật chất chi phối trong mọi mối quan hệ. Mọi hành vi để đạt được lợi ích như mong muốn càng ngày càng tinh vi. Các nhà làm luật khó có thể trù tính được những gì sắp và sẽ xẩy ra trong lĩnh vực này, do đó các qui định của pháp luật nội dung liên quan không thể sửa đổi theo kịp xu hướng phát triển. Có thể kể đến rất nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan dẫn đến việc án tranh chấp về di sản thừa kế bị tồn đọng, kéo dài. Ở đây, chúng tôi xin nêu một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, do tính ổn định không cao của pháp luật dân sự đặc biệt là pháp luật liên quan đến quản lý quyền sử dụng đất, một trong những tài sản (di sản) có giá trị kinh tế cao nhất. Mỗi lần có sự sửa đổi, lại gây ra những lúng túng, không thống nhất, dẫn đến không ít bản án bị cải, sửa, huỷ. Mặt khác về tố tụng pháp luật qui định về giải quyết tranh chấp đất đai chưa hợp lý, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nơi thì "ẩu" quá có nơi thì trậm chễ quá. Dẫn đến sự đùn đẩy nhau giữa Toà án và Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Ví dụ như đối với đất thổ cư, hiện nay, theo Luật đất đai năm 2003, nếu chủ sử dụng không có tên trong Sổ địa chính, trên đất không có tài sản thì tranh chấp đó không thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân, do đó Toà không được đưa đất trên vào khối di sản để chia.

Thứ hai, BLDS năm 1995 đã đi vào đời sống xã hội nhưng cho đến nay một số qui định không còn phù hợp với thực tế. BLDS năm 2005 ra đời cũng chỉ mới có hiệu lực được gần được một năm, cho nên việc đưa ra những vụ án tranh chấp di sản theo thống kê là những vụ án đã được thụ lý và giải quyết từ những năm trước. Do đó, một số qui định trong chế định thừa kế được giải thích và áp dụng chưa rõ rằng, có nhiều cách hiểu khác nhau, ví dụ:

- Tại Điều 640 – khoản 2, điểm b qui định về quyền của người quản lý di sản: "Được hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế". Trên thực tế rất hiếm vụ các bên có thoả thuận với nhau về việc trả thu lao từ trước. Thực tế xét xử hầu hết các vụ án, Toà án đều trích trả thù lao cho người quản lý, sử dụng di sản một khoản thù lao (dù có thoả thuận hay không). Nhưng có ý kiến cho rằng người quản lý do sản đồng thời là người sử dụng, khai thác lợi ích từ di sản thì chỉ được hưởng thù lao khi có thỏa thuận, còn nếu không có thoả thuận, khi có tranh chấp, Toà án không buộc các thừa kế trả thù lao cho họ.

- Điều 683 qui định về thứ tự ưu tiên thanh toán các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán, trong đó tại khoản thứ 8: "Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân, hoặc chủ thể khác”. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy các bản án giải quyết tranh chấp di sản thừa kế đều liên quan giữa những người thừa kế, hầu như không có vụ án thừa kế nào liên quan đến việc kiện đòi những người thừa kế thanh toán những khoản trước đó người bị chết phải có nghĩa vụ thanh toán hay kiện đòi thanh toán phần chênh lệch do một trong những người thừa kế đã thực hiện vượt quá phần di sản mình được hưởng. Phải chăng, giữa những người thừa kế và những chủ nợ đã giải quyết được "yên ổn". Nhưng với sự phát triển đa dạng và phức tạp trong cuộc sống, thì những vụ kiện đòi này trước sau gì sẽ xẩy ra. Do vậy, cần có qui định pháp lý để giải quyết trường hợp khối di sản để lại không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản cho chủ nợ.

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 09/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí