Xác Định Thời Điểm Định Giá Di Sản

qui định quyền của người quản lý di sản: “Người quản lý di sản....có các quyền sau đây:...b) được hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kếvà tại Điều 683 Thứ tự ưu tiên thanh toán qui định tại thứ tự thứ 9 và thứ 10 là: Chi phí cho việc bảo quản di sản và Các chi phí khác. Như vậy, pháp luật không qui định cụ thể việc người quản lý di sản có quyền đòi bồi thường những chi phí phát sinh cho việc duy trì, bảo quản khối di sản hay không nhưng đây là những căn cứ để người quản lý di sản dù theo di chúc hay theo thoả thuận giữa những người thừa kế có quyền kiện đòi thanh toán cho mình một cách thoả đáng .

Tuy nhiên, cái khó khăn nhất để giải quyết yêu cầu này là việc xác định thời điểm để tính chi phí duy trì, bảo quản như thế nào cho hợp lý? Nếu di sản không thể có những tác động tích cực như sửa chữa lại, khôi phục lại...thì nó sẽ bị hư hỏng hay tiêu huỷ cho đến thời điểm phân chia di sản. Do vậy, khoản chi phí đó sẽ được tính là di sản hay tách phần chi phí này ra khỏi di sản. Đã có trường hợp Toà án tính thanh toán công duy trì, bảo quản kể từ khi người để lại di sản vẫn còn sống.... Thứ hai, hầu hết các tranh chấp phát sinh trong đó có một bên là những người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý tài sản, họ đã bỏ rất nhiều công sức cũng như tiền của để sửa chữa, xây dựng, bảo quản khối tài sản hoặc đóng góp công sức với tư cách là đồng sở hữu để gây dựng nên khối tài sản cho đến khi chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu kia chết đi, thế nhưng có Toà án lại không tính đến công sức trông coi quản lý khối di sản này của họ. Sau đây là một số ví dụ:

3.1.1.1. Vụ án Toà án không xác định được công sức đóng góp hay công duy trì, bảo quản di sản dẫn đến nhập hai loại công sức vào một.

Vụ án giữa nguyên đơn là ông Trần Đình Chi với Bị đơn là các ông bà: Trần Thị Nghi và Trần Quang My.

Nội dung vụ án: Vợ chồng cụ Trần Phúc Đức và cụ Trần Thị Hải sinh được hai người con là bà Trần Thị Nghi và ông Trần Quang My. Năm 1945, Cụ Đức có nhận ông Chi là cháu ruột về làm con nuôi vì bố mẹ ông Chi chết.

Đến năm 1947 ông Chi đi làm con nuôi người khác. Năm 1949, ông Chi lại về ở với cụ Đức, đến năm 1957 thì đi học trường Trung cấp kỹ thuật. Năm 1960, đi công tác, lấy vợ rồi ra ở riêng.

Qua các chứng cứ có trong hồ sơ, thấy rằng: ông Chi đến ở nhà cụ Đức từ lúc 5 tuổi, sau hai năm lại đi làm con nuôi cho người khác, đến năm 1949 mới quay lại. Thời gian ở với cụ Đức, ông Chi vừa đi làm, vừa đi học. Năm 1954 gia đình cụ Đức có chuyển nhà lùi về phía sau. Theo bà Nghi lúc chuyển nhà có nhiều người phụ giúp trong đó có ông Chi. Năm 1960, ông Chi đã đi thoát ly khỏi gia đình nhà cụ Đức, toàn bộ khối tài sản gia đình nhà cụ Đức quản lý và sử dụng đến khi cụ Hải chết.

Tại bản án sơ thẩm số 44 Toà án nhân dân huyện An Lão, Tp Hải Phòng quyết định: Buộc ông My và bà Nghi thanh toán cho ông Chi số tiền là

50.000.000 đồng phần di sản thừa kế của cụ Đức vì cho rằng ông Chi là con nuôi của Đức.

Ông My có đơn kháng cáo và cho rằng ông Chi không phải là con nuôi của cụ Đức. Tại Toà án nhân Bản án phúc thẩm số 132 của Toà án nhân dân TP Hải Phòng quyết định buộc ông My thanh toán cho ông Chi tiền công sức đóng góp, duy trì, bảo quản di sản là 20.000.000 đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Theo chúng tôi, việc xác định ông Chi không phải là con cụ Đức của Toà án cấp phúc thẩm là có căn cứ. Tuy nhiên, tính công đóng góp duy trì bảo quản tài sản của ông Chi và buộc ông My thanh toán cho ông Chi 20.000.000 đồng của Toà án phúc thẩm là không có căn cứ vững chắc vì công sức duy trì,bảo quản di sản của ông Chi dường như không đáng kể. Chỉ có thể thanh toán cho ông Chi tiền đóng góp công sức tạo dựng nên khối di sản mà thôi. Theo qui định của pháp luật, việc thanh toán công duy trì, bảo quản di sản chỉ được tính từ khi người để lại di sản chết và người nào thực sự có công sức duy trì bảo quản, giữ gìn khối di sản mới được hưởng thù lao..

3.1.1.2. Toà án đã không xác định được khi nào thì tính công duy trì bảo quản nên đã tính thanh toán từ kể từ khi người để lại di sản vẫn còn sống.

Thanh toán và phân chia di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam - 9

Nội dung vụ án: Cụ Nguyễn Văn Thạc có hai vợ là: Cụ Nguyễn Thị Đào (chết năm 1951) có con chung là bà Nguyễn Thị Yến và cụ Vũ Thị Thuỷ có con chung là bà Nguyễn Thị Hoàng. Năm 1968, cụ Thạc và cụ Thuỷ được chính quyền địa phương cấp 132m2 đất, hai cụ cất nhà ba gian lợp lá để ở. Năm 1998, cụ Thạc chết, nhà đất trên do cụ Thuỷ và bà Hoàng ở.

Năm 2003, Bà Yến yêu cầu chia di sản của cha mình, thì cụ Thuỷ và bà Hoàng đồng ý chia di sản thành 3 phần và xin hưởng bằng hiện vật tương đương với kỷ phần được chia.

Bản án sơ thẩm số 5 của Toà án nhân huyện ĐH quyết định giao 1/2 khối di sản là căn nhà tre lợp lá và mảnh đất với tổng giá trị là 13.015.000 đồng cho bà Hoàng sở hữu. Bà Hoàng phải thanh toán cho cụ Thuỷ tiền công mai táng, cải táng cụ Thạc là 2.000.000 đồng và thanh toán phần tài sản thừa kế cho bà Yến là 4.000.000 đồng. Bà Hoàng đã kháng cáo không mua phần diện tích đất của bà Yến được chia.

Tại bản án cấp phúc thẩm số 56 Toà án nhân dân tỉnh Nam Định xác định phần di sản của cụ Thạc để lại là: 13.015.000 đồng. Trích phần di sản để thanh toán những khoản sau:

- Khoản chi phí mai táng và cải táng cụ Thạc là: 2.000.000 đồng

- Phần công chăm nom nuôi cụ Thạc khi ốm là: 1.500.000 đồng

- Thanh toán công duy trì, bảo quản di sản cho cụ Thuỷ là: 2.000.000 đồng

- Thanh toán công chăm lo nuôi dưỡng và bảo quản di sản cho bà Hoàng là: 2.000.000 đồng.

Toàn bộ khối di còn lại là: 5.515.000 đồng chia cho các đồng thừa kế gồm cụ Thuỷ, bà Hoàng, bà Yến mỗi người 1.838.333 đồng.

Bà Yến có đơn khiếu nại cho rằng Toà phúc thẩm trích trừ chi phí mai táng, công chăm sóc và bảo quản là không đúng. Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, phần tài sản của cụ Thạc và cụ Thuỷ từ năm 1998 đến nay không có gì thay đổi, nhưng Toà án cấp phúc thẩm cho rằng cụ Thuỷ và bà Hoàng có

công lao đáng kể trong việc bảo quản, giữ gìn khối di sản “từ năm 1968 đến nay” (BL số 13). Do vậy, việc trích 2.000.000 đồng cho bà Thuỷ và

2.000.000 đồng cho bà Hoàng là không có căn cứ vì rõ ràng từ năm 1968 cụ Thạc vẫn còn sống và cùng cụ Thuỷ quản lý tài sản. Đến năm 1998 cụ Thạc mới chết.

3.1.1.3.Trường hợp Toà án đã không trích thanh toán tiền công duy trì, bảo quản di sản.

Nội dung vụ án: Cụ Lê Văn Phụng và Huỳnh Thị Lam có hai con là Lê Văn Bảo và Lê Văn Đường. Sinh thời, hai cụ tạo lập được một lô đất vườn diện tích 1240m2 tại khóm I, thị trấn Phú Lũng. Khi hai cụ chết năm 1978, ông Đường đã quản lý toàn bộ lô đất vườn này và trồng một số cây ăn quả trên đất vườn này.

Bản án sơ thẩm đã quyết định phân chia di sản thừa kế là toàn bộ khối di sản trên cùng các cây đã trồng trên đất đó cho những người thừa kế. Ông Đường đã kháng cáo và cho rằng những người thừa kế không trông coi, bảo quản, đóng thuế hàng năm và ông đã trồng nhiều cây ăn quả trên đất này. Nếu phải phân chia di sản thì phải thanh toán tiền công duy trì, bảo quản và những cây ông đã trồng trên đất vườn này. Tại bản án phúc thẩm, Toà án nhân dân đã ra quyết định bác đơn yêu cầu của ông Lê Văn Đường vì lý do ông đã khai thác, thu hoa lợi trong suốt thời gian ông quản lý. Tại Điều 640 - khoản 2 qui định: “Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản... a) Được tiếp tục sử dụng di sản...” Điều này cần phải hiểu là việc ông Đường thu hoa lợi từ những sản vật trên mảnh vườn trong đó có phần ông Đường trồng thêm là một việc đương nhiên cho nên không thể tính đó là tiền công duy trì, bảo quản tài sản.

Qua những ví dụ trên có thể thấy, việc giải quyết khoản thù lao cho người quản lý di sản là chưa thống nhất. Một trong những nguyên nhân đó là pháp luật qui định chưa chặt chẽ và rõ ràng. Chúng tôi xin nêu ra phương hướng tại phần sau của chương này.

3.1.2. Xác định thời điểm định giá di sản

Điều 684 –khoản 3: “ Trong trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản”. Theo qui định tại Điều luật này, thì khối di sản phải được định giá tại thời điểm phân chia di sản chứ không phải thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, thời điểm phân chia là thời điểm do các thừa kế cùng thoả thuận nếu thoả thuận được, còn nếu phải phân chia qua con đường Toà án thì thời điểm phân chia được xác định là thời điểm Toà án ra quyết định, hoặc bản án vì có những vụ án phân chia di sản kéo dài hàng tháng, hàng năm, qua rất nhiều cấp xét xử. Do đó theo thời giá thị trường và theo giá trị sử dụng của di sản, qua nhiều năm tháng như vậy đến khi thi hành quyết định, bản án của Toà thì không thể tránh khỏi việc giá trị di sản đã có rất nhiều thay đổi so với phần họ được nhận theo pháp luật. Đặc biệt, đối với di sản là quyền sử dụng đất.

Theo Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2000 và Luật đất đai năm 2003 thì Nhà nước đã giao cho người dân quyền sử dụng đất hợp pháp gồm bẩy quyền. Quyền sử dụng đất là đối tượng của giao dịch dân sự do đó nó phải được vận động theo qui luật của thị trường. Chính vì đã nhận thức chưa đúng thị trường “đất đai” này nên tại Công văn số 16 ngày 1-2-1999 của Chánh án Toà án nhân dân tối cao giải đáp một số vấn đề về hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính và tố tụng khẳng định: “...quyền sử dụng đất là loại tài sản đặc biệt, cho nên việc định giá quyền sử dụng đất không phải theo khung giá thị trường như đối với các loại tài sản khác mà phải thực hiện theo đúng các qui định của Nhà nước (cụ thể là Nghị định số 87/CP ngày 17-8- 1994 và Nghị định số 17/1998/NĐ- CP ngày 21-3-1998 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung khoản 2, điểm 4 Nghị định 87/CP qui định về giá các loại đất”. Chính vì thế, thực tiễn xét xử những năm qua, có vụ án tranh chấp di sản thừa kế là nhà, đất thì Toà án định giá theo khung giá, có vụ án Toà lại định giá theo giá thị trường. Thậm chí ngay trong một tỉnh, có Toà cấp huyện

định giá theo giá thị trường, Toà án cấp tỉnh định giá theo khung giá. Dẫn đến tình trạng rất nhiều vụ án bị kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm và được giải quyết theo hướng công nhận giá thoả thuận của các bên hoặc chia hiện vật nếu có thể chia được. Thế nhưng không phải hiện vật lúc nào cũng có thể chia được vì diện tích nhà, đất quá hẹp không đảm bảo cho các bên sinh hoạt hàng ngày, hoặc một trong các bên không chấp nhận hiện vật.

Trước vấn đề này, tại Công văn số 109/2001/KHXX ngày 4-9-2001 của Viện khoa học xét xử - Toà án nhân dân tối cao đã có hướng dẫn khi giải quyết các tranh chấp về nhà, đất thì xác định theo giá trị trường, khung giá của nhà nước và của từng địa phương như Hà Nội chỉ là căn cứ để Hội đồng định giá tham khảo. Tuy nhiên, việc áp dụng Công văn trên cần phải có hướng dẫn cụ thể dưới hình thức Thông tư liên ngành giữa Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát NDTC, Tổng cục địa chính, Bộ Tư pháp để được áp dụng thống nhất. Như đã biết, thực tế thị trường nhà đất biến động liên tục, các tranh chấp nẩy sinh cũng chính vì sự biến động không biết trước được của loại thị trường này. Trong khi đó thủ tục giải quyết những tranh chấp về thừa kế hầu như không có vụ nào không qua ít nhất là hai cấp xét xử . Nếu không có hướng dẫn cụ thể về cách thức định giá tài sản thì không tránh khỏi những bất ổn trong đời sống dân sự. Chúng tôi xin nêu ví dụ về vấn đề này:

Tóm tắt Quyết định số 24/2003/HĐTP- DS ngày 30-07-2003 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế giữa:

Nguyên đơn là: Bà Doãn Thị, sinh năm 1924, trú tại nhà số 15 Ngọc Lâm, Gia Lâm, Hà Nội và Bị đơn là: Anh Thạch Minh Ngọc, sinh năm 1970, trú tại số 42 Nguyễn Hữu Huân, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ông Doãn Văn Hiếu, chị Thạch Thị Bích, Chị Thạch Kim Ngân, Chị Thạch Thị Mỹ, Thạch Kim Dung, Thạch Thị Thuý và Phạm Thị Tương.

Nội dung vụ án như sau:

Cụ Doãn Văn Hoà (chết năm 1960) có vợ là cụ Nguyễn Thị Chắt (chết năm 1992), hai cụ có ba người con: Bà Hải, Bà Hà (chết không có chồng con), bà Hiền (chết năm 1984) có chồng là ông Châu (chết năm 1985) có 5 người con chị Bích, Ngân, Mỹ, Dung, anh Ngọc. Ngoài ra cụ Hoà còn có một người con nuôi là ông Hiếu. Tài sản chung của cụ có một căn nhà cấp 4 trên diện tích 78,3m2 tại số 42 Nguyễn Hữu Huân, Hà Nội, mang bằng khoán điền thổ số 437 khu Đồng Xuân.

Năm 1960 cụ Hoà chết không để lại di chúc, nhà đất do cụ Chắt và gia đình bà Hiền sử dụng. Bà Hiền đã sửa 1/2 mái ngói phần phía trong nhà thành 2 tầng lợp ngói.

Năm 1984 bà Hiền chết, năm 1985 ông Châu chết, nhà đất có cụ Chắt cùng anh Ngọc, chị Mỹ con bà Hiền quản lý.

Năm 1984 cụ Chắt có di chúc nhượng lại ngôi nhà trên cho anh Ngọc được quyền sử dụng, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân phường Lý Thái Tổ ngày 17-5-1984.

Ngày 9-10-1986 cụ Chắt lại lập di chúc với nội dung: Phần tài sản của cụ có 1/2 và cụ được 1/3 hương hoả của chồng cho anh Ngọc được hưởng phần hưởng hoả của bà tại ngôi nhà 42 Nguyễn Hữu Huân, có xác nhận của UBND phường ngày 9-10-1986.

Năm 1992 cụ Chắt chết, năm 1993 và năm 1998 anh Ngọc sửa nhà thành mái bằng 2 tầng rưỡ i. Nă m 1997 bà Hải khở i kiệ n xin chia thừa kế theo phá p luật. Anh Ngọc không đồng ý và cho rằ ng c ụ Chắ t đã có di chúc cho anh nhà đất.

Vì chị Ngân đang ở nước ngoài nên ngày 9-4-1999 Toà án nhân dân quân Hoàn Kiếm chuyển vụ án cho Toà án nhân dân Hà Nội giải quyết.

Tại bản án sơ thẩm số 4 ngày 25-1-2000, Toà án nhân dân TP Hà Nội quyết định: Xác định khối di sản của cụ Doãn Văn Hoà, Nguyễn Thị Chắt là ngôi nhà 2 tầng rưỡi tại 42 Nguyễn Hữu Huân, Hà nội có tổng giá trị là 1.033.577.882 đồng, trong đó 15.917.184 đồng là công sức của bà Hiền và

88.060.964 đồng là công sức của vợ chồng anh Ngọc. Giá trị di sản thực còn: 929.053.734 đồng.

- Không chấp nhận chúc thư cụ Chắt do anh Ngọc xuất trình

- Xác định cụ Hoà chết năm 1960, cụ Chắt chết năm 1992, chia thừa kế theo pháp luật.

- Xác định ông Doãn Văn Hiếu là con nuôi cụ Hoà và cụ Chắt.

- Xác định hàng thừa kế thứ nhất của cụ Hoà và cụ Chắt là: Bà Hiền (chết năm 1984 nên hàng thừa kế thứ nhất của bà Hiền gồm: Chị Bích, Ngân, Thuý, Mỹ, Dung, anh Ngọc), bà Hải, ông Hiếu. Mỗi người được hưởng kỷ phần thừa kế có giá trị 309.684.578 đồng.

Phần tiếp theo của bản án là phân chia cụ thể bằng hiện vật và thanh toán phần chênh lệch giữa những người thừa kế. Ngày 31-01-2000 anh Ngọc kháng cáo yêu cầu chấp nhận di chúc năm 1986 là di chúc hợp pháp. Không thừa nhận ông Hiếu là con nuôi cụ Chắt, cụ Hoà.

Tại bản án phúc thẩm số 55 ngày 12-4-2002, Toà phúc thẩm Tòa án nhân dân TP Hà Nội sửa bản án sơ thẩm như sau:

- Xác định khối di sản của cụ Doãn Văn Hoà, Nguyễn Thị Chắt là ngôi nhà 2 tầng rưỡi tại 42 Nguyễn Hữu Huân, Hà nội có tổng giá trị là 1.033.577.882 đồng, trong đó 15.917.184 đồng là công sức của bà Hiền và 88.060.964 đồng là công sức của vợ chồng anh Ngọc. Giá trị di sản thực còn: 929.053.734 đồng.

- Chấp nhận chúc thư cụ Chắt lập ngày 9-10-1986 do anh Ngọc xuất trình.

- Xác nhận cụ Hoà chết năm 1960 không để lại di chúc, cụ Chắt chết năm 1992 có di chúc. Do đó di sản của cụ Hoà được chia theo luật, di sản của cụ Chắt được chia theo di chúc.

- Bác yêu cầu của ông Doãn Văn Hiếu là con nuôi cụ Chắt, cụ Hoà.

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 09/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí