Thanh toán và phân chia di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


ĐỖ THỊ VÂN GIANG


THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM


CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ MÃ SỐ : 60 3830


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.


Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Phạm Công Lạc

Thanh toán và phân chia di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam - 1


HÀ NỘI - NĂM 2007


Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời mở đầu

MỤC LỤC


TRANG

CHƯƠNG 1: Lý luận chung về thanh toán và phân chia di sản1

1.1.Quyền thừa kế và Di sản thừa kế6

1.1.1. Quyền thừa kế 6

1.1.2. Di sản thừa kế 8

1.1.3. Hình thức thừa kế 14

1.2. Thanh toán di sản 17

1.2.1. Phạm vi thanh toán nợ của di sản 17

1.2.2. Trách nhiệm thanh toán nợ của di sản 22

1.3. Phân chia di sản 24

1.3.1. Thiết lập khối di sản được phân chia 24

1.3.2. Thời điểm phân chia 27

CHƯƠNG 2: Thanh toán và phân chia di sản thừa kế trong pháp luật29

dân sự Việt Nam

2.1. Thanh toán di sản 29

2.1.1. Trách nhiệm thanh toán nghĩa vụ tài sản và các chi phí liên quan 29

đến thừa kế

2.1.1.1. Thực hiện việc thanh toán khi di sản chưa được phân chia 29

2.1.1.2. Thực hiện việc thanh toán khi di sản đã được phân chia 34

2.1.2. Người được thanh toán nghĩa vụ tài sản và các chi phí liên quan 35

đến thừa kế

2.1.3. Thứ tự ưu tiên thanh toán 37

2.2. Phân chia di sản 44

2.2.1. Nội dung việc phân chia di sản 44

2.2.1.1. Công bố di chúc 45

2.2.1.2. Họp mặt những người thừa kế 46

2.2.1.3 Người quản lý di sản và người phân chia di sản 47

2.2.2. Phân chia di sản theo di chúc 48

2.2.2.1. Các trường hợp phân chia di sản theo di chúc 48

2..2..2..2. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc 49

2. 3. Phân chia di sản theo pháp luật 51

2. 3.1. Người thừa kế theo hàng thừa kế 52

2.3..2. Người thừa kế thế vị 53

2.3.3. Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới 54

2.3.4. Trường hợp có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế 55

2.3.5. Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, 55

đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác

2.4. Hạn chế việc phân chia 56

CHƯƠNG 3:Thực tiễn áp dụng, nguyên nhân và một số kiến nghị nhằm 58

hoàn thiện các qui định của pháp luật về thanh toán và phân chia di sản thừa kế

3.1. Tình hình giải quyết các thanh chấp về thừa kế tại Tòa án trong 58

những năm qua

3.1.1. Xác định chí phí bảo quản di sản, thanh toán tiền thù lao cho 60

người quản lý di sản

3.1.2. Xác định thời điểm định giá di sản 64

3.1.3. Phân chia di sản bằng hiện vật hay bằng giá trị 69

3.1.4. Xác định di sản phân chia trong khối tài sản chung72

3.2. Những nguyên nhân dẫn đến sai sót trong quá trình giải quyết các 74

tranh chấp thanh toán và phân chia di sản

3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định thanh toán và phân 77

chia di sản thừa kế

Kết luận81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82


LỜI MỞ ĐẦU

1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

BLDS năm 1995 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 28 tháng 10 năm 1995 tại kỳ họp thứ 8 Khoá IX là một bước ngoặt của pháp luật dân sự Việt Nam trong thời kỳ đổi mới của đất nước, với nhiệm vụ “bảo vệ quyền, lợi ích công cộng, bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội”. Tiếp đến tại kỳ họp thứ 7, khoá XI ngày 14 tháng 6 năm 2005 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua BLDS năm 2005. Đây là BLDS đã quán triệt và kịp thời thể chế hoá các Nghị quyết của Đảng, Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001; Xây dựng BLDS này là luật chung điều chỉnh các quan hệ xã hội được xác lập trên nguyên tắc bình đẳng, tự chịu trách nhiệm, tự thoả thuận giữa các chủ thể; hạn chế sự can thiệp mang tính hành chính của Nhà nước vào các quan hệ dân sự, tôn trọng và phát huy sự tự thoả thuận, tự định đoạt của các chủ thể.

BLDS năm 2005 đã rút gọn từ 838 Điều của BLDS năm 1995 xuống còn 777 Điều và vẫn được chia thành bẩy phần. Toàn bộ phần thứ tư của BLDS qui định riêng về Thừa kế gồm từ Chương XXII đến Chương XXV cộng với Chương XXXIII thừa kế quyền sử dụng đất, ngoài ra còn khoản 2- Điều 742 trong phần Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, Điều 767 trong phần Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Vậy, có tất cả hơn 60 Điều luật qui định về thừa kế. Tuy nhiên, khi giải quyết các tranh chấp về thừa kế không chỉ áp dụng BLDS mà còn bị chi phối bởi nhiều các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực khác như Luật Hôn nhân và gia đình, Luật đất đai… Do vậy, một số qui định trong chế định Thừa kế đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các văn bản pháp luật đó và phù hợp với thực tế vì các tranh

chấp về thừa kế đang ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng, liên quan đến

nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội.

Riêng phần qui định về Thanh toán và phân chia di sản thừa kế đã có một số những điểm được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng những phản ánh từ thực tiễn thi hành chế định này. Thực tế các tranh chấp về thanh toán và phân chia di sản ít được các bên tranh chấp đưa ra Toà án nhân dân giải quyết mà thường các bên tự giải quyết bằng nhiều con đường hoà giải khác nhau: anh, chị, em, thuyết phục lẫn nhau; nhờ trưởng họ, hội đồng gia tộc đứng ra phân chia di sản hoặc các bên cùng ra Phòng công chứng Nhà nước viết Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế. Theo kết quả khảo sát đối với những đối tượng, thành phần khác nhau về việc chia thừa kế cho thấy có 57% di sản được chia theo thoả thuận của các thừa kế, theo di chúc là 12,67%, theo luật tục là 16,92%, tại Toà án nhân dân là 10,77%. Vậy, chỉ có những vụ phức tạp, thời điểm mở thừa kế quá lâu, người thừa kế thuộc hàng thứ nhất đã có người đã chết... các bên mới đưa đơn khởi kiện ra Tòa.

Nhìn chung, việc giải quyết tranh chấp về thanh toán và phân chia di sản liên quan đến nhiều quan hệ dân sự khác như quan hệ mua, bán, tặng, cho, thế chấp, cầm cố, vay mượn... trong một thời gian dài. Các qui định về thanh toán và phân chia di sản có ảnh hưởng rất nhiều trong việc thực hiện, áp dụng và giải quyết tranh chấp thừa kế.

2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm về thừa kế không chỉ mang tính đạo đức truyền thống gia đình mà nó đã bị chi phối bởi kinh tế - lợi ích vật chất. Hiện tượng tranh giành nhau tài sản giữa những người trong quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng trong gia đình ngày nay đang rất phổ biến, kéo theo việc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Các hành vi này có thể là hành động như đánh, giết lẫn nhau hoặc không hành động như để mặc tình thế nguy hiểm đến tính mạng của người để lại di sản hay nó có thể diễn ra ngấm ngầm trong ý thức của họ. Các vụ án tranh chấp về thừa kế liên tiếp xẩy

ra gây tình trạng án tồn đọng không thể giải quyết được tại Toà án các cấp bởi nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan. Tại các cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực các việc liên quan đến lập di chúc, khai nhận thừa kế, thoả thuận phân chia di sản thừa kế, khước từ quyền thừa kế ngày một gia tăng. Phòng công chứng, Uỷ ban nhân dân các cấp khi tiếp nhận đơn yêu cầu của đương sự cũng phải rất thận trọng cho từng vụ việc vì rất có thể thông qua những yêu cầu đó các đương sự muốn lẩn tránh một trách nhiệm hay nhận quyền hưởng di sản không theo đúng qui định của pháp luật. Còn tại các Toà án nhân dân, việc thụ lý giải quyết một vụ án về tranh chấp di sản thừa kế dường như gặp rất nhiều khó khăn vì tính phức tạp của vụ việc đồng thời cũng do bởi các qui định của pháp luật về chế định Thừa kế còn rất chung chung dẫn đến nhiều cách hiểu và cách giải quyết khác nhau giữa các toà. Ví dụ như có Toà án rất lúng túng trong việc giải quyết thanh toán phần công sức trông coi, duy trì, bảo quản di sản; hay như việc phân chia di sản theo hiện vật hay bằng giá trị tương đương nhưng xác định giá trị di sản vào thời điểm nào? Thời điểm phân chia di sản thì theo khung giá của Nhà nước hay theo giá thị trường…

Với việc chọn đề tài “Thanh toán và phân chia di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt nam” chúng tôi nhận thấy đây là một trong những chế định quan trọng trong các qui định về thừa kế của luật dân sự Việt Nam. Việc làm rõ các khoản phải thanh toán, trách nhiệm người thanh toán, người được thanh toán, xác định khối di sản còn lại để giải quyết những tranh chấp về phân chia di sản thừa kế của những người thừa kế là rất cần thiết.

Từ trước đến nay, thừa kế luôn là một trong những đề tài được các nhà nghiên cứu luật học quan tâm và dành nhiều tâm huyết nghiên cứu. Đã có rất nhiều luật văn thạc sỹ, Luật án tiến sĩ tập chung vào các chế định về thừa kế như đề tài " Những qui định chung về quyền thừa kế trong Bộ luật dân sự Việt Nam" của Thạc sỹ Nguyễn Minh Tuấn, " Chế định thừa kế trong Bộ luật Dân sự Việt Nam" của Thạc sỹ Đinh Duy Thanh, Luật án tiến sĩ có " Thừa kế theo

pháp luật của công dân Việt nam theo qui định của pháp luật từ năm 1945 đến nay" của Tiến sĩ Phùng Trung Tập, " Thừa kế theo di chúc theo qui định của Bộ Luật Dân Sự Việt Nam" của Tiến sĩ Phạm Văn Tuyết. Tuy nhiên, chế định Thanh toán và phân chia di sản dường như vẫn đang còn bỏ ngỏ, có rất ít công trình nghiên cứu làm sáng tỏ chế định trên theo qui định của pháp luật Việt Nam, ngoài cuốn sách "Bình luận khoa học về Thừa kế" của Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Điện.

Với tình hình trên, chúng tôi đã chọn đề tài này để phân tích: đưa ra khái niệm chung về thanh toán nghĩa vụ tài sản của người chết để lại; khái niệm phân chia di sản thừa kế; những qui định của pháp luật về thanh toán nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản; quyền và nghĩa vụ của người lĩnh trách nhiệm thanh toán thay thế người đã chết; làm rõ khối di sản còn lại sau khi đã thực hiện việc thanh toán để phân chia di sản; tìm hiểu thực tiễn áp dụng luật thực định để giải quyết các tranh chấp về thanh toán và phân chia di sản; từ đó tìm ra những bất cập, thiếu sót của luật thực định để đề ra phương hướng hoàn thiện pháp luật về chế định này.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Theo tư tưởng triết học Mác- Lênin, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã vận dụng một số phương pháp nghiên cứu điển hình:

- Phương pháp so sánh: Đặt các qui định của pháp luật về thanh toán và phân chia di sản thừa kế so sánh với các qui định về thừa kế khác trong Bộ luật dân sự, các qui định tương đương trong quá trình phát triển chế định Thừa kế của pháp luật dân sự Việt Nam, các bộ luật dân sự của các nước trên thế giới.

- Phương pháp phân tích: Phân tích qua lại trong mối quan hệ biện chứng với những yếu tố tác động cả mặt tốt lẫn mặt hạn chế của vấn đề.

- Phương pháp tổng hợp: Rút ra những nhận định mang tính logíc và cố gắng tạo ra được sự thuyết phục cho đề tài.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2023