Trách Nhiệm Đối Với Nghĩa Vụ Thanh Toán Nợ Di Sản

- Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến thừa kế: Đây là khoản phát sinh kể từ thời điểm mở thừa kế. Mặc dù người đã chết không thể giao kết những khoản chi phí này nhưng do có mối liên hệ chặt chẽ đến di sản để lại cho nên nó được coi là khoản nợ di sản chứ không phải của riêng người thừa kế nào. Các khoản chi phí bao gồm:

- Chi phí mai táng: có thể tính theo tục lệ chi phí cho tang lễ, chôn cất, ma chay và cả chi phí cúng viếng trong thời kỳ chịu tang;

- Chi phí cho việc bảo quản di sản: Có thể tính đến cả chi phí cho việc lập danh mục di sản, chi phí kiện đòi tài sản. Những chi phí phát sinh như làm mới, sữa chữa, nâng cấp...không có liên quan gì đến việc chuyển giao di sản, do vậy những chi phí này không được tính vào khối di sản.

- Các chi phí khác như: trả thù lao cho người quản lý di sản theo di chúc.

Tuy nhiên, pháp luật không qui định cụ thể trong trường hợp khối di sản để lại không đủ để thanh toán các khoản nợ, thì giải quyết như thế nào ? Theo thứ tự sắp xếp khoản nào được đặt trước thì thanh toán hết khoản đó, nếu còn thì thanh toán khoản tiếp theo cho đến khi không còn di sản. Đối với trường hợp nhiều chủ nợ cùng đòi nợ một lúc thì có hai giải pháp. Một là, các chủ nợ sẽ chấp nhận nhận nợ theo tỷ lệ. Đối với những chủ nợ như đã nhận thế chấp, cầm cố thì họ được ưu tiên thanh toán nợ nhờ vào việc bán đấu giá hay bán được tài sản đã được dùng để thế chấp, cầm cố trên cơ sở hợp đồng thế chấp, cầm cố đã được giao kết với người đã chết. Nếu đã sử dụng biện pháp trên mà vẫn không trả hết nợ thì họ tiếp tục là những người xếp hàng ngang như với các chủ nợ khác. Ví dụ:

Ông Nguyễn Văn A chết để lại khối di sản là 300 triệu đồng gồm 01 căn hộ chung cư, 05 sổ tiết kiệm. Thanh toán chi phí mai táng hết 10 triệu đồng. Các khoản nợ còn lại bao gồm:

- Nợ ngân hàng bằng thế chấp nhà : 200 triệu đồng

- Nợ ông B : 70 triệu đồng

- Các khoản nợ khác : 100 triệu đồng

Theo giao kết trong hợp đồng thế chấp, Ngân hàng bán đấu giá tài sản thế chấp để thanh toán được 130 triệu đồng còn nợ 70 triệu đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Di sản còn lại là : 300 triệu - ( 130 triệu + 10 triệu ) = 160 triệu đồng. Số nợ còn lại là : 70 triệu + 70 triệu + 100 triệu = 240 triệu đồng Vậy tỷ lệ trả nợ như sau:

Trả nợ ngân hàng = 70 triệu/ 240 triệu x 160 triệu = 46,6 triệu đồng

Thanh toán và phân chia di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam - 4

Trả nợ ông B = 70 triệu/ 240 triệu x 160 triệu = 46,6 triệu đồng Trả nợ khác = 100 triệu/ 240 triệu x 160 triệu = 66,6 triệu đồng

Trên thực tế, các chủ nợ thường không đến đòi nợ cùng một lúc cho nên giải pháp thứ hai là, những khoản nợ nào đã đến hạn thì được ưu tiên thanh toán trước; tiếp đến chủ nợ nào có yêu cầu thanh toán nợ trước thì sẽ được thanh toán trước, chủ nợ nào yêu cầu sau nếu di sản không còn đủ để thực hiện nghĩa vụ thì coi như họ mất khả năng được thanh toán.

Trong trường hợp người để lại di sản có di chúc và trong di chúc có di tặng dù là di tặng một vật đặc định hay một vật cùng loại, thì trong trường hợp di sản chưa chia, họ chỉ được nhận phần được di tặng khi nào đã thanh toán hết các khoản nợ của di sản, trong trường hợp di sản không đủ để thanh toán thì vật được di tặng cũng được dùng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Như vậy, có thể coi người được di tặng là một chủ nợ của di sản nhưng họ thực hiện quyền chủ nợ của mình sau tất cả các chủ nợ khác. BLDS Việt Nam hiện hành không qui định trong trường hợp nếu đã thực hiện việc chuyển giao di sản là vật cho người được di tặng nhưng sau đó mới phát hiện còn có những khoản nợ di sản chưa được thanh toán trong khi phần di sản còn lại của những người hưởng di sản không đủ để trả nợ thì có được truy tìm lại di sản đã được di tặng hay không.

1.2.2. Trách nhiệm đối với nghĩa vụ thanh toán nợ di sản

Trong Luật cổ và tục lệ, nghĩa vụ của người thừa kế đối với các khoản nợ của di sản được xác định tuỳ theo vị trí của người này trong mối quan hệ đạo đức với người có di sản nhưng đều trên nguyên tắc chung là người nắm các quyền hạn của gia đình là người có khả năng chịu trách nhiệm đối với

người thứ ba. Người đứng đầu này thường là người chủ gia đình. Nếu hai vợ chồng cùng tạo lập tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì khi cha chết, mẹ còn sống trả tất cả các khoản nợ của gia đình, nếu cả cha và mẹ đều đã chết thì con trai trưởng và các con khác đóng vai trò người phải trả nợ. Người chủ nợ khi muốn đòi nợ thì họ thường gặp và nói chuyện với những người này mà thôi. Trong trường hợp con gái đã đi lấy chồng mà cha, mẹ ruột không có con trai, nếu họ chết thì con gái có thể lãnh nợ thay cho cha, mẹ nhưng phải có sự đồng ý của nhà chồng.

Khi gia đình tuyệt diệt thì di sản sẽ được giao cho cha, mẹ, ông, bà hoặc người thân thuộc bằng hệ. Họ được chuyển giao di sản với tư cách là người có quan hệ huyết thống với người đã chết. Tuy nhiên, họ không bị buộc phải gánh trách nhiệm đối với các khoản nợ di sản, họ có thể từ chối tiếp nhận di sản mất khả năng thanh toán cho các chủ nợ hoặc thực hiện trả nợ trong phạm vi tài sản có của di sản.

Theo qui định của pháp luật ở hầu hết các nước, việc xác định người trả nợ không còn theo tôn ti trật tự như trước mà những người đồng thừa kế cùng tiếp nhận di sản một lúc và cùng đảm nhận vai trò con nợ thay cho người chết, ví dụ Điều 870 BLDS Pháp: “ Các đồng thừa kế cùng phải trả các món nợ và nghĩa vụ khác của di sản, mỗi người theo tỷ lệ phần mình được hưởng”. Những người có quyền thừa kế này có thể là vợ (chồng), con đẻ, con nuôi, cha, mẹ của người chết, có thể là những người trong quan hệ huyết thống được xếp vào các hàng và diện thừa kế theo luật định hoặc là những người được chỉ định trong di chúc.

Trong trường hợp có di chúc, nếu di chúc chỉ định người nào đó phải có trách nhiệm thực hiện tất cả các khoản nợ mà khi còn sống người để lại di sản chưa thực hiện xong hoặc thực hiện chưa đầy đủ, thì người này phải có trách nhiệm thực hiện trong phạm vi khối di sản với điều kiện di chúc được lập hợp pháp. Trách nhiệm của người được chỉ định trong di chúc sẽ phụ thuộc vào

nội dung di chúc, có thể là thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi toàn bộ khối di sản để lại hoặc trong phạm vi phần di sản được hưởng trong di chúc.

Người được di tặng cũng phải cùng gánh trách nhiệm trả nợ thông qua việc họ sẽ không được hưởng phần di sản dành cho di tặng nếu toàn bộ khối di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ nợ.

1.3. PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người có quyền thừa kế có các quyền và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Di sản được chuyển giao về mặt pháp lý cho những người thừa kế và thuộc sở hữu chung theo phần của những người thừa kế. Khái niệm phân chia di sản chỉ đặt ra khi có ít nhất từ hai người có quyền thừa kế trở lên còn nêú như chỉ có một người duy nhất có quyền hưởng di sản thì chỉ có mình họ phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản của người chết để lại và cũng chỉ có mình họ được sở hữu toàn bộ khối di sản sau khi đã thực hiện hết các nghĩa vụ.

Phân chia di sản thừa kế là việc xác lập quyền sở hữu đối với phần di sản cho từng người có quyền hưởng thừa kế trong khối di sản sau khi đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ của di sản.

1.3.1 Thiết lập khối di sản được phân chia

Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế phải cử người đứng ra quản lý khối di sản hoặc theo chỉ định của người lập di chúc. Người quản lý di sản phải có trách nhiệm lập danh mục di sản, thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm giữ, bảo quản di sản... Một trong những công việc quan trọng và cần phải làm ngay của người quản lý là tập hợp di sản là tài sản có bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác và tài sản nợ là những khoản nợ của di sản. Cần chú ý là đối với những khoản tài sản có mà người đã chết chỉ được hưởng khi còn sống như quyền được cấp dưỡng... thì không được kê biên. Đối với những chi phí phát sinh sau thời điểm mở thừa kế mà không liên quan đến cái chết của người để lại di sản cũng như không phải do

yêu cầu thanh toán di sản như chi phí tu bổ, sữa chữa tài sản thuộc di sản... thì không phải là khoản nợ của di sản.

Trong trường hợp người để lại di sản khi chết đi không có di chúc, thì đương nhiên khối di sản sẽ được chia theo pháp luật. Phần của mỗi người thừa kế theo pháp luật được hưởng sẽ bằng khối di sản trừ đi các khoản phải thanh toán nghĩa vụ nợ di sản. Trong trường hợp có di chúc và giả định rằng di chúc có cả di tặng và di sản dùng vào việc thờ cúng, thì :

Di sản còn lại để phân chia = Tổng khối di sản – ( Thanh toán nghĩa vụ nợ + Di tặng +

Di sản dùng thờ cúng )

Kể cả trong trường hợp di sản đã được phân chia ngay từ thời điểm mở thừa kế thì các đồng thừa kế cũng phải cùng nhau gánh chịu nghĩa vụ thanh toán nợ di sản theo tỷ lệ đối với kỷ phần mình đã nhận.

Tuy nhiên,trong trường hợp đã phân chia di sản, nếu di tặng là một vật đặc định thì đến thời điểm người được di tặng nhận biết quyền của mình mà không còn thì đương nhiên họ không có quyền hưởng vật ấy và cũng không có quyền đòi bồi hoàn từ những người thừa kế.

Về di sản dùng vào việc thờ cúng, đây là một trong những chế định không thể thiếu từ luật cổ và tục lệ Việt Nam cho đến nay, chỉ khác nhau ở chỗ nếu theo Luật cổ và tục lệ việc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng là bắt buộc đối với những người có quyền hưởng thừa kế như tại Điều 388 Bộ Quốc Triều hình luật di sản thờ cúng được lập trong trường hợp không để lại di chúc, được ấn định là 1/20 giá trị toàn bộ điền sản làm hương hoả và tại Điều 390 qui định: “ ... Như người cha làm trưởng họ lấy ruộng đất mấy nơi làm phần hương hoả, đến khi con làm trưởng họ, thì lại đem những ruộng đất hương hoả của cha nhập vào phần các con, chia ra xem mỗi phần được bao nhiêu mới lấy một phần hai mươi làm hương hoả. Cháu làm trưởng họ thì cũng thế. Nhưng khi có trường hợp người nhiều mà ruộng ít, thì phần hương hoả và phần các con cháu, cho tuỳ tiện mà chia, miễn là thuận tình cả không có sự tranh giành nhau, thì cho tuỳ nghi.” Luật thời Nguyễn chỉ qui

định mức tối đa về giá trị của di sản thờ cúng trong trường hợp di sản không có người thừa hưởng. Tại Lệnh năm thứ 4 đời Thiệu Trị, mức này là 3/10 di sản, nhưng nếu di sản không đáng kể thì có thể dành trọn vào việc thờ cúng. Các Thẩm phán thời kỳ thuộc địa còn thừa nhận rằng nếu có con, thì di sản thờ cúng không thể vượt quá phần thừa kế của một người con, trừ trường hợp người lập di chúc quyết định khác. Trong luật hiện đại thì chỉ khi người lập di chúc có xác định phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì mới bắt buộc những người thừa kế phải thực hiện theo nội dung di chúc này, khoản 1- Điều 670:" Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế...". Di sản dùng vào việc thờ cúng được lập, quản lý và chuyển dịch như vừa có chủ sở hữu riêng lại như vừa thuộc về tất cả những người có quyền lợi liên quan đến thờ cúng tổ tiên. Ngoài ra di sản dùng vào việc thờ cúng không thể được chuyển nhượng và không thể bị kê biên.

Nhiều khi khối lượng di sản dùng vào việc thờ cúng không chỉ là một số ít những vật để thờ cúng mà theo năm tháng những cổ vật thờ cúng rất có giá trị, thậm chí những người có trách nhiệm còn củng cố và đầu tư cho việc lập nơi thờ tự rất lớn có khi là cả một gia tài. Do vậy, nếu không có qui định cụ thể về giới hạn tối đa cho khối di sản này thì sẽ dẫn đến trường hợp lạm dụng nó cho những việc trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, hay những đầu cơ xấu, ảnh hưởng trật tự trị an xã hội. Các BLDS Bắc, Trung đã ngăn ngừa việc thực hiện quyền lập di sản thờ cúng nhằm mục đích trốn tránh các nghĩa vụ về tài sản của bản thân người đứng lập đã qui định phần hương hoả không vượt quá 1/5 di sản. BLDS Việt Nam hiện hành đã ngăn ngừa hoàn toàn việc lạm dụng di sản thờ cúng để trốn tránh nghĩa vụ bằng qui định tại Điều 670- khoản 2:“ Trong trường hợp toàn bộ khối di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dùng một phần di sản vào việc thờ cúng”.

Như vậy, sau khi đã trừ những khoản phải thanh toán trên, phần di sản còn lại mới được phân chia cho những người có quyền hưởng di sản và có hai con đường để họ lựa chọn trong việc giải quyết phân chia đó là: Giữa họ có sự thoả thuận chia như thế nào, ai được vật gì, ai được phần nào, thanh toán chênh lệnh ra sao, nếu không chia được bằng vật thì cùng nhau bán vật đó đi để qui thành tiền... hoặc một trong những người có quyền hưởng di sản có thể

kiện đòi phân chia tại Toà án.

1.3.2. Thời điểm phân chia di sản

Việc phân chia di sản thừa kế làm chấm dứt tình trạng sở hữu chung của những người thừa kế trên cùng một khối di sản. Quyền yêu cầu phân chia di sản này có thể vào bất cứ lúc nào kể từ thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, những người thừa kế có thể cùng thoả thuận duy trì tình trạng sở hữu chung theo phần trong một thời hạn hoặc người để lại di sản di chúc rằng không được phân chia trước khi hết một thời hạn nhất định.

Thông thường, nếu giữa những người có quyền thừa kế không có mâu thuẫn thì họ duy trì tình trạng chưa chia di sản một cách mặc nhiên, họ có thể giao cho người đang sử dụng được tiếp tục sử dụng tài sản cho đến khi chia di sản hay thoả thuận giao cho ai đó bảo quản ( trừ trường hợp trong di chúc chỉ định người quản lý và phân chia di sản). Pháp luật không qui định cụ thể thời hạn duy trì sở hữu chung khối di sản là bao lâu. Nếu các đồng thừa kế không thoả thuận cụ thể thời hạn thì một trong những người chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu phân chia di sản bất kỳ lúc nào. Nếu có thoả thuận về thời hạn thì chỉ khi hết thời hạn đó một trong những chủ sở hữu chung mới có quyền yêu cầu phân chia di sản. Tuy nhiên, nếu các thừa kế thoả thuận được thì họ có thể thay đổi, huỷ bỏ, rút ngắn thời gian đã thoả thuận về duy trì tình trạng sở hữu chung trên. BLDS Việt nam hiện hành tại khoản 2- Điều qui định: “Mọi thoả thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản". Nhưng trên thực tế vì nhiều lý do khác, việc họp mặt những người thừa kế

không thể thực hiện được, do vậy thoả thuận mặc nhiên không có văn bản diễn ra rất phổ biến.

Việc phân chia di sản thường làm manh mún khối tài sản vốn là một thể thống nhất bao gồm tài sản riêng của ngươì chết, tài sản riêng của vợ (chồng) còn sống, tài sản chung của vợ chồng, tài sản chung của con cái trong quá trình lao động sản xuất mà có được. Khối tài sản đó là một yếu tố sinh lợi và là vật chất đảm bảo cho việc nuôi sống các thành viên trong gia đình, con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. Do vậy, nếu một người chồng hoặc vợ chết, người mà khi còn sống là chủ lực trong việc nuôi dưỡng gia đình, thì có thể dẫn đến đời sống gia đình bị sa sút. Cho nên để duy trì tính ồn định cần thiết của kinh tế gia đình, người lập di chúc đưa ra một thời gian thường là cho đến khi người vợ hoặc chồng còn lại cũng chết thì lúc đó di sản của họ mới được phân chia. Ý nguyện này thường được thể hiện trong di chúc vợ chồng.

Trong thực tiễn xét xử, đôi khi việc phân chia di sản còn bị phụ thuộc rất nhiều vào thủ tục tố tụng. Nếu như các đương sự yêu cầu Toà án giải quyết những tranh chấp phát sinh do không thoả thuận được việc phân chia di sản, họ có thể làm đơn kiện ra toà án nhân dân để yêu cầu giải quyết. Thông thường để giải quyết một vụ án phân chia di sản phải mất hàng tháng trời có khi mất mấy chục năm, qua rất nhiều cấp xét xử. Do vậy, đây cũng là một trong những nguyên nhân việc phân chia di sản bị hạn chế và phải đến khi nào Toà án ra quyết định thì các đương sự mới có thể tiến hành nhận hay thanh toán kỷ phần di sản thuộc về mình.

CHƯƠNG 2

CHẾ ĐỊNH THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2023