Thanh toán và phân chia di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam - 2

Với những phương pháp cơ bản trên, chúng tôi hy vọng đề tài sẽ có được sự nghiên cứu nghiêm túc, đầy đủ và mang tính logíc cao.

4. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

Bố cục của Luận văn được chia như sau:

Lời mở đầu

CHƯƠNG 1: Lý luận chung về thanh toán và phân chia di sản thừa kế. CHƯƠNG 2: Chế định thanh toán và phân chia di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam .

CHƯƠNG 3:Thực tiễn áp dụng, nguyên nhân và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các qui định của pháp luật về thanh toán và phân chia di sản thừa kế.

Kết luận

Tài liệu tham khảo



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

CHƯƠNG 1‌

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Thanh toán và phân chia di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam - 2


1. QUYỀN THỪA KẾ VÀ DI SẢN THỪA KẾ

1.1.1 Quyền thừa kế :

Chế độ tư hữu ra đời kèm theo đó là sự phân hoá giai cấp trong xã hội. Nhà nước và pháp luật ra đời không phải là hiện tượng ngẫu nhiên mà là sản phẩm tất yếu của tiền đề trên. Quyền tư hữu đối với công cụ sản xuất và các sản phẩm do thành quả trong quá trình lao động, chiếm hữu, bóc lột… mà con người có được dần dần được Nhà nước và pháp luật bảo vệ. Chế định quyền sở hữu phát triển theo năm tháng đã góp phần bảo vệ thành quả lao động của mỗi cá nhân trong quá trình sống tồn tại và phát triển trong xã hội.

Một trong những căn cứ để xác lập quyền sở hữu là thừa kế. Từ điển Tiếng việt định nghĩa “ Thừa kế là hưởng của người chết để lại cho”. Nói cách khác, thừa kế là một chế định pháp lý nhằm đẳm bảo sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho những người còn sống. Chế định pháp lý này rất cần thiết và quan trọng để bảo vệ quyền sở hữu, bảo toàn và gia tăng của cải cho xã hội. Nếu sau khi chết chủ sở hữu tài sản biết được rằng khối di sản của mình sẽ được chuyển dịch sang cho chính con cháu, người thân của mình thì sẽ kích thích sự năng động trong việc phát triển khối tài sản lúc mình còn sống và như vậy sẽ gián tiếp làm gia tăng của cải cho xã hội.

Quan hệ thừa kế là một quan hệ pháp luật, xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu và phát triển với sự phát triển của xã hội loài người. Nhà nước xuất hiện, bằng công cụ pháp luật, Nhà nước ghi nhận, điều chỉnh và đảm bảo thực hiện các quan hệ xã hội theo ý chí của mình trong đó có quyền để lại tài sản cũng như quyền hưởng di sản của các chủ thể. Thừa kế là một chế định pháp luật, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự do luật

định, đồng thời quy định phạm vi quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế. Quyền thừa kế là chế định pháp luật bảo hộ quyền của cá nhân đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của họ trong việc chuyển dịch tài sản để lại sau khi họ chết cho những người còn sống, quyền hưởng thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Các hình thức chuyển dịch di sản của một người đã chết cho những người còn sống theo di chúc hoặc theo pháp luật là những cơ sở xác lập quyền sở hữu đối với di sản. Như vậy quyền thừa kế có quan hệ chặt chẽ với quyền sở hữu và có những đặc điểm sau:

- Quyền thừa kế là phương thức kế thừa quyền sở hữu tài sản của người chết. Do đó quyền thừa kế là một trong những căn cứ xác lập quyền sở hữu.

- Quyền thừa kế chỉ có hiệu lực sau khi người để lại di sản chết và tài sản của người đó vẫn còn.

- Quyền sở hữu và quyền thừa kế đều là công cụ duy trì và bảo vệ chế độ tư hữu về tài sản;

- Quyền sở hữu và quyền thừa kế đều phản ánh trình độ phát triển kinh tế

- xã hội của chế độ trong xã hội có giai cấp.

Trong xã hội phong kiến, gia đình Việt Nam theo truyền thống phụ hệ, do vậy, khối tài sản do các thành viên trong gia đình tạo ra không những để đảm bảo cho cuộc sống hàng ngày mà còn để tích luỹ dịch chuyển cho các thế hệ sau. Sự bất bình đẳng trong quan hệ thừa kế phong kiến diễn ra do mục đích bảo tồn những quan niệm chuẩn mực đạo đức như thờ cúng tổ tiên, quyền và nghĩa vụ của người con trưởng, cháu đích tôn trong nội tộc... Quyền thừa kế của người vợ trong gia đình bị trói buộc theo thuyết “Tam tòng” và còn bị các quan hệ nội tộc phía nhà chồng làm cho mờ nhạt.

Đến giai đoạn hiện nay, quan hệ hôn nhân được coi trọng theo nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong việc để lại di sản và quyền thừa kế tài sản của nhau khi một bên chết trước. Quyền thừa kế còn đảm bảo cho công dân có quyền bình đẳng trong việc hưởng di sản, không phân biệt giới tính, già trẻ, có năng

lực hành vi dân sự hay không có năng lực hành vi dân sự, Điều 634 BLDS năm 2005: “Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Các qui định pháp luật về thừa kế của nhà nước ta không những đảm bảo quyền tự do cá nhân trong việc thể hiện ý chí của mình mà còn kết hợp hài hoà với những truyền thống tốt đẹp trong trong quan hệ gia đình, trong dòng tộc.

1.1.2. Di sản thừa kế

Trong mỗi giai đoạn lịch sử phát triển Nhà nước và pháp luật, chế định thừa kế thường được các Nhà nước từ thời cổ đại đều đặc biệt quan tâm. Tuy bản chất của mỗi Nhà nước khác nhau, ví dụ như Nhà nước chủ nô, Nhà nước phong kiến…nhưng đều có quan niệm chung là di sản thừa kế là những gì thuộc về quyền sở hữu hợp pháp của người chết. Tuy nhiên, nếu trong nhà nước chủ nô, bản chất của nhà nước là chế độ chiếm hữu nô lệ thì nô lệ được coi như là một loại tài sản và do vậy “người” nô lệ cũng bị coi là di sản được để lại thừa kế. Một trong những tài sản có giá trị nhất trong mọi thời đại đó là đất đai, đây là tư liệu sản xuất quan trọng nhất không chỉ đối với cá nhân mà còn đối với các hình thái nhà nước khác nhau. Do vậy pháp luật các Nhà nước đều điều chính tương đối chặt chẽ về vấn đề đất đai đặc biệt trong Nhà nước phong kiến. Ở Việt Nam, dưới triều Lê, Điền thổ là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Theo GS Vũ Văn Mẫu viết trong cuốn Hồng Đức Thiện chính thư [Sài Gòn, 1959, tr 15] thì “điểm này cũng dễ hiểu vì trong một nền kinh tế trọng nông, chỉ có điền thổ mới được coi là yếu tố chính yếu, các động sản khác chỉ là những vật có ít giá trị”. Do vậy, trong Quốc triều hình luật, các qui định về thừa kế không nhiều vì một trong những căn cứ xác lập quyền sở hữu về ruộng đất là thừa kế nên các Điều 374, 375, 376 và Điều 390 qui định về thừa kế nằm trong chương Điền sản. Luật phong kiến Tây Âu thừa nhận quyền sở hữu ruộng đất của các chủ thể như quyền sở hữu của công xã, quyền sở hữu của tư nhân, Luật ghi nhận “ Không đất nào là đất không có chủ”. Tuy nhiên,

chế độ phong kiến chỉ thừa nhận quyền sở hữu ruộng đất của quý tộc phong kiến và đó là đặc quyền của họ.

Đến Nhà nước tư sản, khi sự phát triển của lực lượng sản xuất là những công cụ máy móc thay sức lao động của con người, của cải làm ra nhiều hơn thúc đẩy thông thương buôn bán thì tài sản quí giá của con người không chỉ là đất đai, sự giầu có của các thương nhân không chỉ được đánh giá thông qua họ sở hữu bao nhiêu m2 đất mà đánh giá qua việc họ chiếm được bao nhiêu cổ phiếu trong các tập đoàn kinh tế. Di sản để lại cho con cháu không những chỉ là truyền lại quyền lực về kinh tế mà còn là sự truyền lại quyền lực về chính trị để duy trì áp bức bóc lột.

Ngày nay, khi nền kinh tế phát triển tự do cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin tin học, tài sản không chỉ đơn thuần là những gì nhìn thấy, hay sờ thấy ngay được, hay nói cách khác không chỉ đơn thuần là những gì hiện hữu có tại thời điểm hiện tại mà còn là những gì sẽ có và sẽ được hình thành trong tương lai ví dụ như : Lợi tức; các quyền ưu tiên; quyền lựa chọn; các tài khoản mở tại ngân hàng; các chứng chỉ tiền gửi; các văn bằng sáng chế; các tác phẩm văn học; tên thương hiệu; các bất động sản được hình thành trong tương lai. Tất cả chính là tài sản và đương nhiên cũng là di sản khi chủ sở hữu của chúng qua đời.

Pháp luật Việt Nam trong tiến trình phát triển chế định thừa kế cũng đưa ra khái niệm di sản là gì. Đây là một trong những căn cứ quan trọng để xác định chính xác tài sản người chết để lại thừa kế bao gồm những gì, ở đâu, trị giá bao nhiêu để giải quyết tốt các tranh chấp về thừa kế, phân chia di sản thừa kế cho các đồng thừa kế, xác định di sản dùng vào việc thờ cúng và di sản để tặng cho.

Như chúng ta đã biết sau năm 1945 với Sắc lệnh 97-SL ngày 22 -5-1950 của Chủ tịch nước Hồ Chí Minh chưa có quy định cụ thể về di sản thừa kế nhưng bước đầu những qui định cơ bản của Sắc lệnh đã gián tiếp đề cập di sản thừa kế của một người sau khi chết bao gồm tài sản mà không bao gồm

nghĩa vụ tài sản của người đó với người khác. Đến khi Thông tư số 594/NCPL ngày 27-8-1968 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết tranh chấp về thừa kế được ban hành, vấn đề di sản thừa kế bước đầu được hướng dẫn xác định như sau:

Di sản thừa kế bao gồm không những quyền sở hữu cá nhân về những tài sản mà người chết đó để lại mà còn gồm cả những quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản phát sinh do quan hệ hợp đồng hoặc do việc gây thiệt hại mà người chết đó để lại”.

Như vậy, di sản theo Thông tư này không chỉ bao gồm những tài sản, quyền tài sản mà còn bao gồm nghĩa vụ tài sản của một người đã chết được chuyển cho người thừa kế hợp pháp.

Ngày 24-7-1981 Toà án nhân dân tối cao đã ra Thông tư số 81/TATC hướng dẫn toà án các cấp trong việc xét xử các tranh chấp về không đồng bộ của pháp luật dân sự thời điểm đó. Thông tư này hướng dẫn:

Di sản thừa kế bao gồm:

- Các tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại thừa kế và thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt và những công cụ sản xuất trong trường hợp được phép lao động riêng lẻ.

- Các quyền về tài sản mà người để thừa kế được hưởng theo quan hệ hợp đồng hoặc do được bồi thường thiệt hại.

- Các nghĩa vụ về tài sản của người để thừa kế phát sinh do quan hệ hợp đồng, do việc gây thiệt hại hoặc do quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Hoàn cảnh ra đời của Thông tư là trước đó ít lâu, Nhà nước vừa ban hành Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam thống nhất và xã hội chủ nghĩa (Hiến pháp năm 1980) với nền tảng kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất được tập trung hầu hết trong tay Nhà nước và Hợp tác xã. Vì thế đối tượng của sở hữu của công dân chủ yếu là những thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sản xuất. Sở hữu của công dân bị giới hạn ở “ những công cụ sản xuất trong trường hợp được phép lao động riêng lẻ”(Điều 27, Hiến pháp 1980). Do đó, di sản thừa kế cũng không thể vượt ra ngoài

khuôn khổ những tài sản mà pháp luật qui định công dân có quyền sở hữu. Mặt khác, khi một người đã chết đi không chỉ để lại các tài sản thuộc quyền sở hữu của mình mà còn để lại các quyền về tài sản như quyền đòi nợ từ hợp đồng cho vay, quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại phát sinh ngoài hợp đồng hoặc các nghĩa vụ tài sản như một khoản nợ phải trả, một khoản bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhưng chưa thực hiện. Trong khi đó, về mặt lập pháp, chúng ta lại chưa có văn bản nào qui định cụ thể khái niệm và phân loại tài sản.

Pháp lệnh Thừa kế được Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 30-8-1991

đã được coi là vản bản có giá trị pháp lý cao nhất, qui định toàn diện và đầy đủ nhất về thừa kế tại Điều 4- khoản 1 qui định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác, quyền về tài sản do người chết để lại. Tài sản gồm có tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, các thu nhập hợp pháp." Đây là văn bản dưới luật nên phải triệt để tuân thủ Hiến pháp và luật. Hiến pháp năm 1980 và Luật đất đai 1988 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và chưa qui định việc Nhà nước giao đất cho các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất ổn định lâu dài nên quyền sử dụng đất cũng chưa được quy định là di sản thừa kế. Tuy nhiên, vào thời điểm này, Nhà nước ta đã bắt đầu thực hiện đường lối đổi mới, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần nên quyền sở hữu công dân theo chủ trương chung cũng được mở rộng đối với cả tư liệu sản xuất nhất định.

Theo qui định trên, nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại không thuộc di sản thừa kế. Điểm này xuất phát từ thực tế xã hội là đại đa số người dân Việt Nam đều quan niệm trước khi nhắm mắt xuôi tay luôn cố gắng trang trải nợ nần những chi phí liên quan đến bản thân mình, kể cả dành một chút cho việc ma chay cho chính mình để khỏi phải phiền luỵ đến con cái. Hơn nữa, mỗi người khi còn sống đều nghĩ đến trách nhiệm, bổn phận tạo dựng tài sản để nâng cao cuộc sống cho chính bản thân sau đó yên tâm để lại thừa kế cho con cháu, còn việc để lại nghĩa vụ về tài sản là việc ngoài ý muốn. Nếu có xẩy

ra thì đã được đảm bảo bằng phần di sản hoặc phân chia theo kỷ phần thừa kế mà mỗi người thừa kế nhận được.

Sự ra đời Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp của thời kỳ đổi mới và BLDS năm 1995 đã tập trung điều chỉnh đầy đủ, chặt chẽ các quan hệ dân sự trong điều kiện xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều 637 BLDS năm 1995 đã quy định đầy đủ, ngắn gọn, súc tích hơn về di sản:

-“1- Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

-2- Quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế và được để lại thừa kế theo qui định...” và tại Điều 172 qui định về tài sản: “ Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản”. Quyền sử dụng đất cũng là di sản thừa kế và được để lại theo quy định riêng được qui định trong phần khác của BLDS. Quy định này phù hợp với chính sách đổi mới về quản lý đất đai của Đảng và Nhà nước trong những năm qua. Tuy nhiên, việc khẳng định quyền sử dụng đất thuộc di sản thừa kế đã có những hạn chế nhất định. Nếu quyền sử dụng đất được để lại thừa kế thì những quyền về tài sản khác có được coi là di sản không. Chính vì qui định chưa rõ này mà trong thời gian qua đã có những cách hiểu nhau về di sản, gây khó khăn trong áp dụng.

Đến BLDS năm 2005, Điều 634 đã bỏ khoản 2 và chỉ giữ lại qui định:“Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Qui định như vậy đã mở rộng khái niệm tài sản. Quyền sử dụng đất được coi gần như tài sản sở hữu vì người có quyền sử dụng đất được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng, cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, được bồi thường khi Nhà nước thu hồi (Điều 106 Luật đất đai năm 2004) và quyền sử dụng đất đã được khằng định là một tài sản tại Điều 174 BLDS qui định về bất động sản và động sản là bất động sản bao gồm: đất đai; nhà, công trình

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 09/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí