Thanh toán và phân chia di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam - 3

xây dựng gắn liền với đất đai... Khác với qui định về di sản trong BLDS năm 2005 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại Điều 1600 của Bộ luật Dân sự và thương mại Thái Lan lại chỉ rõ di sản là: “ Tuỳ thuộc vào những qui định của bộ luật này, tài sản của một người đã chết bao gồm mọiloại tài sản của người đó, cũng như các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người đó, trừ những quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm mà theo qui định của pháp luật hoặc theo tính chất của chúng hoàn toàn mang tính cá nhân đối với người chết.” Đây là một điều chúng ta nên so sánh và nghiên cứu. Theo chúng tôi, điểm đáng lưu ý tại qui định là nghĩa vụ của người chết cũng được coi là di sản. Đây chính là một trong nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện của những người được hưởng quyền thừa kế. Chế định thừa kế trong pháp luật Việt Nam không chỉ rõ nghĩa vụ của người chết để lại là di sản nhưng những người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ này kể từ thời điểm mở thừa kế, Điều 636 BLDS năm 2005 qui định: “ Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại” .

Tóm lại theo qui định của pháp luật Việt Nam, kể từ thời điểm mở thừa kế, người đã chết để lại di sản gồm các tài sản, quyền tài sản và trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ tài sản sau:

- Di sản là tài sản thuộc sở hữu của người chết như các tư liệu sinh hoạt, tiền, vàng, bạc, nhà ở, vốn cổ phần, tư liệu sản xuất mà người đó đã sử dụng để tiến hành sản xuất kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, hoặc góp vốn vào công ty.

- Di sản gồm phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác: phần tài sản được tặng cho chung, được thừa kế chung hoặc mua chung với người khác, hoặc tài sản thuộc sở hữu chung vợ chồng

- Quyền sở hữu về những hiện vật và tiền sẵn có của người để lại di sản trước khi chết, quyền tài sản phát sinh từ quan hệ hợp đồng, hay do việc người chết bị gây thiệt hại khi còn sống. Ví dụ, quyền đòi tiền làm thuê chưa

trả hết, quyền đồi bồi thường thiệt hại, quyền đòi lại tiền cho vay cả gốc và lãi...

- Di sản còn gồm cả quyền tài sản phát sinh sau khi người quá cố chết và do sự kiện chết đó. Ví dụ, tiền đòi bồi thường tai nạn giao thông do lỗi của người gây tai nạn, hành khách khi mua vé đi các phương tiện vận tải mà xẩy ra tai nạn, thì số tiền bồi thường về bảo hiểm thuộc di sản của hành khách đó. Trong hợp đồng bảo hiềm tính mạnh (bảo hiểm nhân thọ), nếu không nói rõ ai sẽ được hưởng hoặc không nói là người thừa kế sẽ được hưởng tiền bảo hiểm khi xẩy ra sự kiện chết, thì số tiền bảo hiểm do cơ quan bảo hiểm trả thuộc di sản của người mua bảo hiểm sau khi người này chết.

- Các nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hợp đồng hay do việc người chết đã gây thiệt hại cho người khác khi còn sống.Ví dụ, nghĩa vụ trả những món nợ mà người chết đã vay khi còn sống, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà người chết đã gây ra cho người khác khi còn sống...

Di sản không bao gồm những quyền tài sản và nghĩa vụ tài gắn với nhân thân người để lại di sản. Ví dụ, Quyền được hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp thương tật...những quyền tài sản và nghĩa vụ này chấm dứt khi người để lại di sản chết và không chuyển cho những người thừa kế. Trong trường hợp những quyền và nghĩa vụ này khi còn sống người để lại di sản chưa được lĩnh hoặc chưa thanh toán hết thì đến thời điểm người đó chết sẽ được gộp vào khối di sản.

1.1.3. Hình thức thừa kế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Pháp luật của các nước trên thế giới cũng như của Việt Nam đều qui định và cho phép áp dụng hai hình thức thừa kế: Thừa kế theo di chúc và thừa kế pháp luật. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà di sản có thể được phân chia hoặc hoàn toàn theo di chúc hoặc hoàn toàn theo pháp luật hoặc đồng thời vừa chia theo di chúc vừa chia theo pháp luật. Pháp luật Lamã cổ đại quy định hai hình thức thừa kế nhưng lại tuyệt đối hoá sự độc lập của các hình thức đó với nhau, không chấp nhận áp dụng cả hai hình thức, một là chỉ chia theo pháp

luật hoặc chỉ chia theo di chúc không cho phép một phần di sản được chia theo di chúc, một phần di sản được chia theo pháp luật. Thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật có sự khác nhau về chủ thể được thừa kế, căn cứ để chia di sản, cách thức phân chia di sản và phần di sản người thừa kế được hưởng.

Thanh toán và phân chia di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam - 3

1.1.3.1. Thừa kế theo di chúc:

Điều 646 BLDS năm 2005 qui định: “ Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết” do vậy, di chúc có thể được pháp luật thừa nhận hay không thừa nhận, hoặc chỉ thừa nhận một phần tuỳ thuộc vào điều kiện có hiệu lực của di chúc do pháp luật qui định. Về hình thức, di chúc được chia thành hai loại: Di chúc bằng văn bản và di chúc miệng. Trường hợp một người không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng, tuy nhiên pháp luật đòi hỏi phải có ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó người làm chứng phải ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ, thì di chúc mới được coi là hợp pháp. Sau 3 tháng, kể từ thời điểm có di chúc miệng mà người để lại di chúc miệng còn sống, minh mẫn, sáng suốt, thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ (Khoản 2- Điều 651, BLDS năm 2005). Di chúc bằng văn bản bao gồm 4 loại: Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; Di chúc có công chứng hoặc chứng thực. Dù là di chúc bằng văn bản hay bằng miệng, người lập di chúc phải thoả mãn các điều kiện qui định tại Điều 652 BLDS năm 2005:

1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật...”

Xuất phát từ sự tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự, nên dù di

chúc đã được lập nhưng người lập di chúc vẫn có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế huỷ bỏ di chúc bất cứ lúc nào (Điều 662). Tuy nhiên, đối với di chúc

chung vợ chồng thì việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ phải được sự đồng ý của người kia, nếu một bên đã chết thì người còn sống chỉ có quyền sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình.

Thực chất di chúc là giao dịch dân sự một bên, người có tài sản quyết định chuyển giao không có đền bù một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho một hay nhiều người khác mà không cần biết đến ý chí của người thụ hưởng việc chuyển giao đó. Do vậy, di chúc hợp pháp chỉ có hiệu lực khi người để lại di chúc chết và kể từ thời điểm mở thừa kế, việc chuyển giao tài sản mới bắt đầu được thực hiện theo trình từ do pháp luật qui định.

Người được thừa kế theo di chúc là bất kỳ chủ thể nào: cá nhân, tổ chức với điều kiện vẫn đang hoạt động tại thời điểm mở thừa kế. Pháp luật không giới hạn phạm vi các mối quan hệ giữa người để lại di chúc với người được di chúc là quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng hay quan hệ tại sản... Tuy nhiên, pháp luật có giới hạn quyền của người lập di chúc đối với những trường hợp những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của chúc.

1.1.3.2. Thừa kế theo pháp luật:

Điều 674 BLDS năm 2005 qui định : “ Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật qui định.” Thừa kế theo pháp luật chỉ phát sinh khi xẩy ra các tình huống sau: không có di chúc; một phần hoặc toàn bộ di chúc không hợp pháp; những người thừa kế theo di chúc đều chết hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế; những người được chỉ định làm thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản; phần di sản không được định đoạt trong di chúc; phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật.

Người được hưởng thừa kế theo pháp luật chỉ là cá nhân và được pháp luật chỉ định hưởng di sản theo một trật tự ưu tiên phân theo hàng thừa kế. Hình thức thừa kế theo pháp luật là hình thức thừa kế truyền thống được bảo

tồn trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của xã hội loài người nhằm củng cố cơ sở vật chất của mối quan hệ gia đình - nền tảng của mọi xã hội .

1.2.THANH TOÁN DI SẢN

Xã hội bất cứ dưới hình thức nào, là gì thì nó là sự tác động lẫn nhau giữa người với người, điều này chỉ cho chúng ta thấy rằng xã hội là tổng hoà các mối quan hệ giữa con người với con người. Mặt khác xã hội bao giờ cũng được định dạng thông qua hành vi xử sự của con người hiện hữu, sự điều chỉnh của pháp luật thực chất là điều chỉnh hành vi của các chủ thể còn sống để hướng cho các hành vi ấy có sự chuẩn mực. Do đó nếu một người đang sống, đang bị ràng buộc bởi các mối quan xã hội mà chính nhờ vào các mối quan hệ xã hội này họ tồn tại và phát triển thì khi chết đi không có nghĩa các mối quan hệ này đương nhiên chấm dứt. Nó cần phải được giải quyết một cách có trật tự và trọn vẹn để đảm bảo người đã chết được hưởng sự ra đi thanh thản, đúng truyền thống đạo lý, đảm bảo các quyền và lợi ích mà người chết đương nhiên được hưởng nhưng sẽ là phần di sản để những người thừa kế có quyền thừa kế, đảm bảo các nghĩa vụ phải thanh toán mà khi còn sống người đã chết phải thực hiện và hơn tất cả đảm bảo trật tự xã hội duy trì sự tồn tại và phát triển cho những mối quan hệ xã hội mà người chết đó đã từng tham gia. Kể từ thời điểm mở thừa kế, dù thừa kế theo pháp luật hay theo di chúc, di sản được chuyển sang cho cho các thừa kế và chính họ sẽ là những người thay thế người đã chết giải quyết các mối quan hệ này.

Thanh toán di sản là nghĩa vụ về tài sản mà những người có quyền hưởng di sản phải có trách nhiệm thực hiện thay cho người để lại di sản những khoản nợ của di sản mà nếu còn sống họ phải có nghĩa vụ thực hiện.

1.2.1. Phạm vi thanh toán nợ di sản

Kể từ thời điểm mở thừa kế, thường những người thừa kế thoả thuận hoặc theo di chúc chỉ địnhg người quản lý di sản và người này có trách nhiệm kê biên, lập danh mục di sản gồm cả tài sản có và tài sản nợ. Trong trường hợp những khoản nợ tính toán được, thì xẩy ra những tình huống sau:

- Thứ nhất, toàn bộ khối di sản để lại lớn hơn số nợ phải trả, lúc này các thừa kế có thể hy vọng sau khi thanh toán hết các khoản nợ, phần di sản còn lại sẽ được phân chia.

- Thứ hai, toàn bộ khối di sản để lại vừa đủ để thanh toán các khoản nợ và sau khi thực hiện xong nghĩa vụ thì không còn lại cái gì cho những người thừa kế.

- Thứ ba, toàn bộ khối di sản không đủ để trả nợ. Đến trường hợp này

pháp luật bắt buộc phải điều chỉnh để giải quyết những tranh chấp phát sinh khi các chủ nợ đòi nợ và thực tế đó là những khoản nợ không có khả năng thanh toán.

Trong luật cổ Việt Nam, tất cả các khoản nợ nần đều do người chủ gia đình gánh chịu nếu cha chết thì hỏi mẹ; nếu mẹ chết thì hỏi cha; nếu cả cha, mẹ đều đã chết thì các chủ nợ của cha, mẹ hỏi đến con, cháu và lúc này con, cháu phải thực hiện đúng giáo điều của đạo đức phong kiến "phụ trái tử hoàn" tức là phải chịu trách nhiệm trả tất cả các khoản nợ nần do cha mẹ để lại một cách vô hạn. Trong gia đình, vợ - chồng phải đảm bảo trả nợ với tất cả những gì mình có trong tay. Với tư cách là người thừa kế của chồng(vợ) đã chết, người vợ (chồng) còn sống có nghĩa vụ trả nợ di sản một cách vô hạn - ultra vies successionis – [trích - Bình luận KH về TK - Nguyễn Ngọc Điện, tr 430]. Trường hợp vợ - chồng chết mà không có con chung, pháp luật thời nhà Lê qui định đối với những nợ nần mà cả hai vợ chồng cùng nợ thì lấy tài sản chung ra để trả, nếu vẫn không đủ thì số nợ ấy được chia làm hai, nợ của chồng thì lấy tài sản của chồng để trả, nợ của vợ thì lấy tài sản của vợ để trả, họ hàng cha, mẹ, anh chị em không phải liên đới chịu trách nhiệm.

Pháp luật cận đại, để duy trì lợi ích của giai cấp thống trị gồm các địa chủ đồng thời là các chủ nợ của nhiều di sản, nên qui tắc của luật cổ và phạm vi nghĩa vụ của vợ chồng vẫn được đem ra áp dụng. Điều 374 BLDS Bắc và Điều 379 BLDS Trung qui định rằng trong trường hợp có nhiều con thì những người này phải chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn trong việc trả nợ di sản.

Người trả nợ nhiều có thể kiện đòi người trả nợ ít hoàn trả cho mình phần chi trả vượt mức. Như vậy không có nguyên tắc phân chia nghĩa vụ nhưng tồn tại nguyên tắc đóng góp theo tỷ lệ. Án lệ Nam kỳ lại thừa nhận nguyên tắc phân chia nợ và nếu người thừa kế tự nguyện trả nợ vượt quá phần mình phải gánh chịu thì giải pháp là họ phải thương lượng với những người thừa kế khác về mức đóng góp còn pháp luật không có qui định rõ trường hợp này.

Bộ luật dân sự Sài Gòn năm 1972 cũng quy định hai hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Nhưng dù là thừa kế theo hình thức nào thì tất cả những người thừa kế phải cùng nhau gánh chịu những công nợ của di sản tùy theo kỷ phần của mỗi người được hưởng, chỉ trừ khi người đó từ chối nhận di sản, đây là trách nhiệm liên đới giữa những người thừa kế. Tuy nhiên, các thừa kế chỉ phải thanh toán công nợ của di sản tới giới hạn kỷ phần được hưởng mà thôi. Nếu có một người thừa kế được chia một bất động sản được dùng để bảo đảm thực hiện một món nợ mà phải trả quá tỷ lệ đúng ra phải chịu thì có quyền yêu cầu những người thừa kế khác thanh toán lại cho mình phần phải trả vượt quá đó (Đ558 đến Đ560 - BLDS Sài gòn 1972).

BLDS năm 2005 Việt Nam qui định kể từ thời điểm mở thừa kế người thừa kế có quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật đồng thời phải gánh chịu nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Nếu di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện dựa trên sự thoả thuận của những người thừa kế. Nếu di sản đã được phân chia thì mỗi người thực hiện phần nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng với phần mà mình được hưởng. Nhưng dù di sản đã được phân chia hay chưa thì những người thừa kế cũng chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi khối di sản để lại. Tuy nhiên pháp luật cũng qui định cho những người thừa kế có thể cùng thoả thuận chi trả vượt mức, tức là họ sẽ dùng tài sản riêng của mình để thanh toán món nợ di sản do người chết để lại. Trong trường hợp không có thoả thuận nhưng một trong những người thừa kế đã đứng ra thanh toán vượt mức kỷ phần mình được nhận thì BLDS Việt Nam

hiện nay cũng chưa có qui định nào qui định họ có quyền kiện đòi các thừa kế khác thanh toán phần vượt mức.

Vậy, nếu các khoản nợ di sản lớn hơn tài sản có thuộc di sản thì khoản nợ nào được ưu tiên giải quyết trước?

Trong chế độ kinh tế thuần nông, đa số các khoản nợ nhằm đáp ứng các nhu cầu sống còn của con người cũng như nhu cầu sống của gia đình. Sản xuất được quan niệm trước hết là nuôi sống gia đình chứ không phải là một khâu của lưu thông hàng hoá. Các khoản nợ thường là tiền thuê mướn, tô tức đến hạn mà không trả được do mùa màng thất bát, cái chết của người chủ gia đình cũng là một khoản nợ khi chi phí mai táng và ma chay vượt mức khả năng đảm đương của khối tài sản có trong gia đình. Thế nên dẫn đến cái nợ truyền từ đời này đến đời khác không đời nào trả được, thân phận con người đã thấp bé lại càng thấp bé vì cha làm thuê trả nợ lại đến con đến cháu bỏ công sức ra làm thuê nhưng vẫn không trả được nợ.

Ngày nay, do nhu cầu hoạt động trong nền kinh tế thị trường, các khoản nợ lớn không đơn thuần là để phục vụ cho nhu cầu của gia đình mà chủ yếu là những khoản đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Hành động của mỗi cá nhân trong giao dịch liên quan đến tài sản chủ yếu phục vụ cho mục đích của riêng họ, hơn nữa cấu trúc gia đình hiện đại đã mang đến sự bình đẳng giữa vợ và chồng, còn trong mối quan hệ huyết thống là các quyền và nghĩa vụ tương hỗ giữa cha, mẹ và con. Theo qui định của BLDS Việt Nam hiện hành thì nợ di sản có thể chia thành hai loại:

- Các khoản nợ do người chết để lại : Đây là những khoản phát sinh trước khi có sự kiện chết của người để lại di sản mà nếu còn sống, bắt buộc chính họ phải thanh toán, bao gồm: tiền cấp dưỡng còn thiếu; tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; tiền công lao động; tiền bồi thường thiệt hại; thuế và các món nợ khác đối với nhà nước; tiền phạt; các khoản nợ đối với các tổ chức; cá nhân.

Ngày đăng: 09/11/2023