Tỷ Trọng Người Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Giai Đoạn (2016 – 2019)


trên địa bàn huyện đạt mức rất thấp với 1,18% so với số người trong độ tuổi lao động. Để hình dung và nhận diện rõ hơn thực trạng tham gia BHXHTN của NLĐ, tác giả tiến hành thu thập số liệu người tham gia BHXHTN, BHXHBB năm 2019 do cơ quan BHXH huyện cung cấp và số người trong độ tuổi lao động trên phạm vi toàn huyện do phòng LĐTB&XH huyện Đoan Hùng cung cấp, từ đó tác giả tính toán tỷ lệ số người tham gia BHXHBB, BHXHTN và chưa tham gia BHXH. Kết quả tính toán cụ thể như sau (Xem biểu đồ 2.2).

Biều đồ 2 2 Tỷ trọng số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2019 1

Biều đồ 2.2. Tỷ trọng số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2019

(Nguồn: BHXH huyện Đoan Hùng, 2019; Phòng LĐTB&XH huyện

Đoan Hùng, 2019)

Nhìn vào (biểu đồ 2.2) ta thấy, số người tham gia BHXHTN có tỷ lệ rất thấp với 1,18% (974 người). Sau nhiều năm thực hiện chính sách, đưa chính sách BHXHTN đến với NLĐ, nhưng số người tham gia loại hình BHXHTN này vẫn còn quá ít ỏi. Ngành BHXH huyện cũng đồng tình và thừa nhận rằng thực trạng số người tham gia BHXHTN còn quá ít “Số người tham gia BHXHTN của huyện so với lực lượng lao động thì còn quá ít, NLĐ vẫn chưa có tính tự giác ASXH cho chính bản thân mình” (PVS, nữ, 30 tuổi, chuyên viên BHXH huyện). Bên cạnh đó, số người tham gia BHXHBB có tỷ lệ cao hơn là 10,37% (8.523 người) đây chủ yếu là những cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ có QHLĐ trên địa bàn huyện thuộc diện tham gia BHXHBB theo quy định của pháp Luật BHXH hiện hành, hay nói cách khác đây là số lao


động bắt buộc phải tham gia. Tỷ lệ số người tham gia BHXHBB nhiều hay ít điều đó phụ thuộc hoàn toàn vào số lượng lao động đang tham gia lao động trong các cơ quan, đoàn thể của Nhà nước, lao động có giao kết HĐLĐ tại các công ty, doanh nghiệp... Điều đáng nói, ở đây vẫn còn rất nhiều NLĐ trong độ tuổi thuộc diện tham gia BHXH nhưng chưa tham gia với 88,45% (72.729 người). Những đối tượng này, đa số là những người nông dân, lao động khu vực PCT mà không có giao kết HĐLĐ. Như vậy, với số người chưa tham gia BHXH, đây là cơ hội rất tốt để toàn ngành BHXH, cả hệ thống chính trị của huyện có kế hoạch, chương trình hành động, tuyên truyền, vận động thực hiện có hiệu quả chính sách BHXHTN đối với NLĐ, để NLĐ hứng thú hơn với chính sách đầy nhân văn của Đảng và Nhà nước ta. Mặt khác, đây cũng là thách thức lớn đối với cả hệ thống chính trị. Nếu như chúng ta không làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục NLĐ tích cực tham gia BHXHTN nhiều hơn thì sẽ không thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, đồng thời sẽ là gánh nặng lớn cho Nhà nước và cộng đồng xã hội.

Mặc dù số người tham gia BHXHTN của huyện còn rất thấp, nhưng qua các năm, tỷ trọng số người tham gia BHXHTN vẫn có chiều hướng tăng lên.

Bảng 2.2. Tỷ trọng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện giai đoạn (2016 – 2019)


Diễn giải

2016

2017

2018

2019

Số

người

%

Số

người

%

Số

người

%

Số

người

%

1. Tổng số lao động

75.154

100

79.801

100

81.318

100

82.226

100

2. Đang tham

gia BHXH

7.043

9,37

7.986

10,01

8.511

10,47

9.497

11,55

Tham gia BHXH

BB

6.601

8,78

7.512

9,41

7.907

9,72

8.523

10,37

Tham gia BHXH

TN

442

0,59

474

0,59

604

0,74

974

1,18

3. Chưa tham

gia BHXH

68.111

90,63

71.815

89,99

72.807

89,53

72.729

88,45

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

(Nguồn: BHXH huyện Đoan Hùng, 2016 - 2019; Phòng LĐTB&XH

huyện Đoan Hùng, 2016 - 2019)


Nhìn vào (bảng 2.2) ta thấy, mặc dù tỷ lệ người tham gia BHXH nói chung và BHXHTN nói riêng có xu hướng tăng qua từng năm, nhưng tăng nhẹ và không đồng đều. Năm 2016 tỷ lệ người tham gia BHXH nói chung là 9,37%, trong đó BHXHTN chỉ chiếm 0,59% so với tổng số lao động trong độ tuổi lao động; năm 2017 tỷ lệ người tham gia BHXH là 10,01%, BHXHTN là 0,59%. Ta thấy, năm 2017 mặc dù số người tham gia BHXHTN tăng 32 người so với năm 2016, nhưng xét về mặt tỷ lệ lại không có chiều hướng tăng (đều là 0,59%). Năm 2018 tỷ lệ người tham gia BHXH là 10,47%, BHXHTN là 0,74% tăng nhẹ với mức 0,15% so với năm 2016 và 2017. Trong giai đoạn này (2016 – 2018) số người tham gia BHXHTN chưa có sự tăng trưởng đột phá về số lượng người tham gia. Năm 2019 tỷ lệ người tham gia BHXH là 11,55%, BHXHTN là 1,18%, tăng 0,44% so với năm 2018. Đây là năm đánh dấu mốc vượt bậc về tăng trưởng số người tham gia BHXHTN. Tại sao năm 2019 số lượng người tham gia BHXHTN có xu hướng tăng vọt so với những năm trước là do: Sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt có hiệu quả của các cấp, các ngành, và đặc biệt là sự nỗ lực của cán bộ, nhân viên ngành BHXH huyện, các đại lý thu BHXHTN trên địa bàn huyện. Ngành BHXH huyện đã phối hợp với Bưu điện huyện trong việc tham gia tổ chức hội nghị tuyên truyền về mục đích, vai trò, ý nghĩa, quyền lợi… khi tham gia BHXHTN tới tận NLĐ thông qua đối thoại, giải đáp chính sách, tuyên truyền tại trụ sở UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Nhận thức rõ được quyền lợi của mình, cho nên trong năm 2019 số lượng người tham gia BHXHTN tăng vượt bậc. Tuy nhiên, như đã nói đẳng sau những tỷ lệ người tham gia BHXHTN là thực trạng số người trong độ tuổi lao động chưa tham gia BHXH vẫn còn là một tỷ lệ rất cao. Năm 2016 tỷ lệ người chưa tham gia BHXH là 90,63%; năm 2017 là 89,99%; năm 2018 là 89,53% và năm 2019 là 88,45%. Như vậy, BHXH huyện, các cấp, các ngành trong toàn huyện cần tập trung, bám sát vào tỷ lệ số người chưa tham gia BHXH để tiếp tục vận động, có biện pháp tuyên truyền phù hợp để người dân tích cực tham gia BHXHTN.


Tóm lại: Mức độ tham gia BHXHTN của NLĐ ở huyện Đoan Hùng có mức tăng trưởng qua từng năm, nhưng tăng nhẹ. Vẫn còn số lượng rất lớn NLĐ (88,45%) chưa tham gia BHXH. Vậy, chúng ta cần bám sát vào đối tượng chưa tham gia để có biện pháp thực hiện hiệu quả.

2.2. Thời gian, phương thức, mức đóng và đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động

2.2.1. Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Dù đã được thực hiện khá lâu, nhưng đa số thời gian các đối tượng tham gia BHXHTN vẫn còn thời gian ngắn. Dựa trên tính toàn thời gian tham gia BHXHTN trung bình của người tham gia, kết quả cho thấy thời gian tham gia BHXHTN trung bình của NLĐ là 6,35 năm. Như vậy, ta thấy thời gian tham gia BHXHTN của NLĐ còn ngắn, chưa có thời gian tham gia nhiều. Để thấy rõ hơn thời gian tham gia BHXHTN, tác giả tiến hành phân tách ra thành các nhóm năm tham gia BHXHTN dựa trên thời gian tham gia BHXHTN mà NLĐ tham gia, tác giả đã tiến hành chạy phân tích. Kết quả cho thấy, đa số NLĐ có thời gian tham gia thấp, chủ yếu vào nhóm thời gian từ 1 cho đến 3 năm chiếm 73,5% (Xem biểu đồ 2.3)

Biểu đồ 2 3 Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của lao động 2

Biểu đồ 2.3. Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của lao động

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, tháng 5/2020)


Nhóm dưới 1 năm là những người vừa mới tham gia BHXHTN vào khoảng thời gian chủ yếu là 6 và 7 tháng, có 8,0%. Các nhóm từ 4 đến 7 năm có 10,5%. Nhóm từ 8 đến 10 năm có 6,0%, nhóm từ 14 đến 16 năm là 2,0%. Những người tham gia có thời gian từ 14 đến 16 năm là do những người này đã tham gia BHXHBB, khi chưa đủ thời gian hưởng lương hưu thì họ sẽ tiếp tục tham gia BHXHTN để đóng đủ thời gian 20 năm để họ đủ điều kiện được hưởng lương hưu. Các nhóm từ 4 đến 7 năm và từ 8 đến 10 năm cũng đều có những người đã từng tham gia BHXHBB, nay đóng tiếp BHXHTN với mục đích cuối cùng là để đủ điều kiện hưởng lương hưu. Qua kết quả điều tra cho thấy, các mẫu được khảo sát đa số là những người có thời gian tham gia ngắn, có người mới tham gia chưa được một năm “Như chị đã nói đấy, từ năm 2019 đến nay số người tham gia BHXHTN của huyện mới có sự tăng trưởng đột phá, số thời gian tham gia khoảng 2 – 3 năm là nhiều, còn từ trước ít lắm” (PVS, nữ, 30 tuổi, chuyên viên BHXH huyện).

Tóm lại, thời gian tham gia BHXHTN của đa số NLĐ ở huyện Đoan Hùng còn thời gian ngắn, chủ yếu là mới tham gia và tập trung chủ yếu ở mốc dưới 3 năm chiếm đa số.

2.2.2. Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Phương thức đóng BHXHTN ngày càng mở rộng và linh hoạt, tạo điều kiện cho NLĐ lựa chọn phương thức đóng cho phù hợp nhất với thời gian, tần suất thu nhập của NLĐ. Kết quả điều tra cho thấy, NLĐ lựa chọn phương thức đóng có sự biến thiên không đồng đều. Đa số NLĐ thường lựa chọn tập trung đóng ở phương thức 6 tháng, 3 tháng và 12 tháng /1 lần đóng. Trong đó tập trung đóng nhiều nhất ở phương thức 6 tháng/1 lần đóng. Phương thức đóng hàng tháng và một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm thì ít NLĐ lựa chọn hơn (Xem biểu đồ 2.4).



Biểu đồ 2 4 Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao 3

Biểu đồ 2.4. Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, tháng 5/2020)

Nhìn vào (biểu đồ 2.4) ta thấy, phương thức đóng 6 tháng/ 1 lần được lựa chọn đóng nhiều nhất với 49,5%. Phương thức đóng 3 tháng và 12 tháng/1 lần cũng tập trung khá đông sự lựa chọn của NLĐ, sự chênh lệch về tỷ lệ không nhiều. Ở mức đóng 3 tháng/1 lần là 23,0% NLĐ lựa chọn, mức đóng 12 tháng/1 lần là 22,0% NLĐ lựa chọn. Trong khi đó chỉ có 5,0% lựa chọn theo phương thức đóng hàng tháng, tỷ lệ này thấp nhất với 0,5% ở phương thức đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần.

Như vậy, chúng ta thấy chính sách BHXHTN có sự linh hoạt trong phương thức đóng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ được tự do lựa chọn phương thức đóng sao cho phù hợp với bản thân và khả năng của NLĐ. Tại sao NLĐ thường chọn mức đóng 6 tháng, 3 tháng và 12 tháng/1 lần là do các yếu tố liên quan đến thời gian đi lại, một phần liên quan tới yếu tố tần suất thu nhập của NLĐ, một phần liên quan tới thủ tục hành chính. Khi được hỏi việc lựa chọn phương thức đóng, NLĐ cho rằng “Chị chọn 6 tháng đóng tiền một lần, lần một vào đầu năm thời gian này thu nhập chưa có nhiều nếu đóng


cho cả năm luôn thì sẽ khó khăn cho toàn bộ quá trình tham gia, vì thế nên chị chọn đóng một năm thành 2 đợt để điều chỉnh đồng tiền cho hợp lý. Còn mỗi tháng đóng một lần gần nhau quá nhiều khi quên em ạ” (PVS, nữ, 37 tuổi, đang tham gia BHXHTN). Bên cạnh đó, người làm trong ngành BHXH huyện giải thích rằng “NLĐ thường lựa chọn đóng chủ yếu ở mức 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng em ạ. Đóng hàng tháng ít người lựa chọn vì người ta không có thời gian đi nộp, có người đi làm xa thì thỉnh thoảng mới về nộp nó tiện hơn. Còn phương thức lâu như 5 năm /1 lần thì họ không có tiền để đóng ngay nên họ chọn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng nó là phù hợp nhất. Với cả cũng là do quy định cũ từ ngày xưa là chỉ có 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng nên những người tham gia từ đầu họ không thay đổi gì thì cứ thế thực hiện. Còn vài năm nay mới có quy định về đóng hàng tháng và 5 năm/1 lần em ạ” (PVS, nữ, 30 tuổi, chuyên viên BHXH huyện). Ngoài ra, việc lựa chọn phương thức đóng của NLĐ còn có sự định hướng của người làm nhân viên đại lý thu BHXHTN, với mục đích là không phải nhắc họ đóng nhiều lần “Mình tư vấn họ đóng 6 tháng hoặc cả năm thì mình không phải nhắc họ đóng nhiều lần. Không phải làm nhiều lần đóng” (PVS, nữ, 28 tuổi, đại lý thu BHXHTN).

Tóm lại, NLĐ ở huyện Đoan Hùng thường tập trung đóng ở phương thức đóng 6 tháng là nhiều nhất, bên cạnh đó phương thức đóng 3 tháng và 12 tháng/1 lần đóng cũng được khá đông NLĐ lựa chọn. Việc lựa chọn phương thức đóng cũng bị chi phối bởi yếu tố thời gian, tần suất thu nhập của NLĐ.

2.2.3. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trong gia đình

Ai là người tham gia BHXHTN trong hộ gia đình? Ít có nghiên cứu về chính sách BHXHTN đề cập đến góc độ, khía cạnh quan tâm này. Trong nghiên cứu này, tác giả muốn trình bày xem trong các gia đình ở Đoan Hùng ai sẽ là người tham gia BHXHTN. Từ đó nhằm khuyến nghị những định hướng, biện pháp tuyên truyền phù hợp để nâng cao số lượng người tham gia BHXHTN trong hộ gia đình. Kết quả điều tra cho thấy, trong các hộ gia đình


ở Đoan Hùng hiện nay, người vợ tham gia BHXHTN nhiều hơn các thành viên khác trong gia đình. Kết quả chỉ rõ, người vợ tham gia BHXHTN chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 47,0%. Bên cạnh đó, người chồng cũng có xu hướng tham gia ngày càng cao chiếm 30,5%. Các hộ gia đình có cả chồng và vợ đều tham gia BHXHTN ở Đoan Hùng cũng có tỷ lệ khả quan với 19,5%, các hộ gia đình có cả chồng và vợ đều tham gia là do sự nhận thức được ASXH rất đúng đắn, khả năng tài chính cho phép vì thế họ quyết định lựa chọn tham gia cho cả chồng và vợ (Xem biểu đồ 2.5)

Biểu đồ 2 5 Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trong gia đình 4

Biểu đồ 2.5. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trong gia đình

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, tháng 5/2020)

Những người con trong các gia đình tham gia BHXHTN thường có tỷ lệ thấp với 2,0%. Ở trong các gia đình này, những người con có tỷ lệ tham gia thấp là do các nguyên nhân như: đã tham gia BHXHBB, không đủ khả năng tài chính để đóng cho con, chưa đến tuổi tham gia BHXHTN… Từ kết quả này, các cấp, các ngành cần tích cực chủ động bám sát vào những thành viên có tiềm năng tham gia cao hoặc những hộ gia đình tiềm năng có khả năng tham gia cả vợ và chồng để có biện pháp tuyên truyền cho phù hợp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/07/2023