Pháp Luật Về Kiểm Tra, Giám Sát Thực Hiện Nội Dung Báo Cáo Đtm

cầu đặt ra trong báo cáo ĐTM được phê duyệt cũng như những yêu cầu khác nêu trong quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM;

+ Trong quá trình triển khai các hoạt động thi công của dự án có những điều chỉnh, thay đổi về các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường đã được phê duyệt hoặc xác nhận, phải có báo cáo bằng văn bản gửi cơ quan đã phê duyệt hoặc đã xác nhận và chỉ được phép thực hiện sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan này;

+ Trong quá trình triển khai các hoạt động thi công và vận hành thử nghiệm dự án nếu xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường thì phải dừng ngay và báo cáo kịp thời cho Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi thực hiện dự án và cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM;

Bên cạnh đó, chủ dự án có trách nhiệm hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tiến hành các hoạt động giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án; cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu liên quan khi được yêu cầu.

- Các trách nhiệm trong quá trình vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường.

Sau khi việc xây lắp các công trình xử lý môi trường đã hoàn thành và được nghiệm thu, chủ dự án phải tiến hành vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường để kiểm tra các thông số về kỹ thuật và môi trường theo thiết kế đặt ra;

Tiếp đến, chủ dự án phải xây dựng kế hoạch vận hành thử nghiệm và thông báo cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo ĐTM, Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện và cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án để bố trí kế hoạch giám sát, kiểm tra. Sau khi kết thúc việc vận hành thử nghiệm, chủ dự án phải có văn bản báo cáo và đề nghị xác nhận kết quả vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường gửi cơ quan đã phê duyệt báo cáo ĐTM để xác nhận. [14, Điều 14]

Hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận bao gồm: (i) Văn bản đề nghị kiểm tra, xác nhận; (ii) Báo cáo mô tả các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo ĐTM kèm theo hồ sơ thiết kế và các thông số kỹ thuật của các công

trình, thiết bị bảo vệ môi trường; (iii) Công trình xử lý bảo vệ môi trường phải được giám định kỹ thuật trước khi đề nghị kiểm tra, xác nhận; (iv) Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận, giám định có liên quan.

(Các báo cáo, văn bản nêu trên đều phải được lập theo mẫu các phụ lục kèm theo Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

- Chủ dự án còn có trách nhiệm lập báo cáo ĐTM bổ sung trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP.

Trong thực tiễn, chủ dự án thực hiện các trách nhiệm của mình có tính đối phó, nhiều trường hợp không tuân thủ như các nội dung như đã cam kết; có thay đổi về nội dung dự án nhưng không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền... Bên cạnh đó, thực tế có nhiều trường hợp dự án đã đi vào vận hành thực tế nhưng chưa được cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM xác nhận đã hoàn thành các công trình xử lý môi trường. Mặc dù trong báo cáo ĐTM, chủ đầu tư có trình bày các phương án hạn chế tác động có hại như xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải và chất thải rắn nguy hại... nhưng do tốn kém mà lại không bị kiểm tra nên chủ đầu tư dễ “lờ đi” khâu này [37, tr.5]. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực tế nêu trên, thí dụ như một số chủ dự án có ý thức kém, đội ngũ cán bộ kiểm tra, giám sát còn mỏng, bên cạnh đó các quy định pháp luật về kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung ĐTM chưa thực sự cụ thể, rõ ràng.

Thẩm định báo cáo ĐTM và kiểm tra, giám sát việc thực hiện báo cáo ĐTM - 9

2.2.1.2. Trách nhiệm của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM,


Sau khi báo cáo ĐTM đã được phê duyệt, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (hoặc cơ quan được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt ủy quyền) có trách nhiệm xác nhận và gửi hồ sơ báo cáo ĐTM đã phê duyệt, cụ thể:

+ Xác nhận vào mặt sau trang phụ bìa của từng bản báo cáo ĐTM;


+ Gửi báo cáo ĐTM được xác nhận kèm theo quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM cho chủ dự án và các cơ quan liên quan khác theo quy định tại điểm 6.1, mục 6, phần III của Thông tư 05/2008/TT-BTNMT;

+ Gửi quyết định phê duyệt Báo cáo ĐTM của mình cho cơ quan quản lý nhà nước cấp có liên quan (Điểm a khoản 2 Điều 23 Luật Bảo vệ môi trường, khoản 1 và khoản 2 Điều 15 của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP).

Bên cạnh đó, cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM còn có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện nội dung báo cáo ĐTM, các yêu cầu của quyết định phê duyệt. Nội dung này sẽ được đề cập cụ thể trong phần tiếp theo.

2.2.2. Pháp luật về kiểm tra, giám sát thực hiện nội dung báo cáo ĐTM


Như đã đề cập ở phần trên, các quy định về kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung báo cáo ĐTM là những quy định mới của Luật BVMT năm 2005 về phần này so với Luật BVMT năm 1993. Vấn đề này được quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật BVMT năm 2005 và được quy định cụ thể, chi tiết tại Nghị định số 80/2006/NĐ-CP, Thông tư số 05/2008/TT- BTNMT.

Các chủ thể có quyền và trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung báo cáo ĐTM gồm: cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM; cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp; cơ quan cảnh sát môi trường; cộng đồng.

2.2.2.1. Hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM


Giai đoạn từ khi có quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM đến khi có văn bản xác nhận của cơ quan phê duyệt (Giai đoạn thi công dự án).

Trong giai đoạn này, trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung báo cáo ĐTM đã được phê duyệt được giao trọng trách chủ yếu cho cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm thực hiện công việc được nêu tại khoản 2 Điều 23 của Luật BVMT năm 2005; khoản 3 Điều 15 của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP; mục 12 Phần II Thông tư 05/2008/TT-BTNMT.

Ngoài trách nhiệm thông báo nội dung quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của mình như đã đề cập ở phần trên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi phê duyệt có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt. Cơ quan cấp trung ương chỉ đạo cơ quan quản lý

nhà nước ở địa phương nơi thực hiện dự án thực hiện kiểm tra việc thực hiện nội dung trong báo cáo ĐTM của chủ dự án [33, Điều 121]. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án kiểm tra việc thực hiện nội dung trong Báo cáo ĐTM [33, Điều 122].

Cơ quan phê duyệt Báo cáo ĐTM có trách nhiệm tổ chức tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung và biện pháp bảo vệ môi trường, đồng thời tổ chức kiểm tra, giám sát việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường của chủ dự án sau khi nhận được kế hoạch vận hành thử nghiệm của chủ dự án và xác nhận bằng văn bản về việc chủ dự án đã hoàn thành các nội dung của Báo cáo ĐTM đã được phê duyệt.

* Trình tự và thủ tục kiểm tra


Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi phê duyệt báo cáo ĐTM có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các nội dung báo cáo ĐTM đã được phê duyệt và các yêu cầu của quyết định phê duyệt trước khi dự án đi vào vận hành chính thức trên cơ sở nghiên cứu, xem xét các báo cáo, hồ sơ đề nghị xác nhận do chủ dự án gửi tới. Trong trường hợp cần thiết thì có thể thành lập đoàn kiểm tra để phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra tại địa điểm thực hiện dự án. Các công việc cụ thể như:

a) Xem xét và đối chiếu hồ sơ thiết kế, xây lắp các công trình xử lý môi trường với báo cáo ĐTM đã được phê duyệt; trường hợp phát hiện những điểm không phù hợp với báo cáo ĐTM, trong thời hạn không quá 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, báo cáo, phải có văn bản thông báo cho chủ dự án biết để điều chỉnh, bổ sung;

b) Tiếp nhận và xử lý các ý kiến đề xuất, kiến nghị của chủ dự án, các tổ chức và cá nhân liên quan đến việc thực hiện các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công, xây dựng dự án;

c) Bố trí kế hoạch và tiến hành giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nội dung và biện pháp bảo vệ môi trường; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý những vi phạm xảy ra;

d) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường của chủ dự án sau khi nhận được kế hoạch vận hành thử nghiệm của chủ dự án;

đ) Xem xét và xác nhận kết quả vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường;

e) Lưu giữ và quản lý toàn bộ hồ sơ, văn bản về hoạt động sau thẩm định do chủ dự án, các cơ quan và cá nhân có liên quan gửi đến.[14, khoản 3 Điều 15]

Hồ sơ, trình tự, thủ tục kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM được quy định tại Điều 16 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP. Theo đó, trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của chủ dự án, cơ quan đã ra quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM có trách nhiệm kiểm tra và xác nhận bằng văn bản về việc chủ dự án đã hoàn thành các nội dung của báo cáo ĐTM đã được phê duyệt. Đối với dự án có vấn đề phức tạp cần kéo dài thời gian kiểm tra thì thời gian tăng thêm không được quá 10 (mười) ngày làm việc. Trường hợp qua kiểm tra, phát hiện chủ dự án không thực hiện đúng và đủ các nội dung của báo cáo ĐTM thì yêu cầu chủ dự án tiếp tục thực hiện và báo cáo để cơ quan ra quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM tiếp tục xem xét, xác nhận.

Các nội dung cần kiểm tra, xác nhận đối với từng dự án cụ thể được thực hiện theo nội dung báo cáo ĐTM đã được phê duyệt, trong đó đặc biệt lưu ý các nội dung như: Hệ thống thu gom, xử lý nước thải; Các thiết bị thu gom, lưu giữ và biện pháp xử lý chất thải nguy hại; Các biện pháp quản lý chất thải rắn thông thường; Biện pháp, thiết bị xử lý thu gom khí thải, bụi thải; Biện pháp, thiết bị xử lý tiếng ồn, độ rung; Kế hoạch, biện pháp và điều kiện cần thiết phòng, chống sự cố môi trường.

Hiện nay, một số cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM đã uỷ quyền cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cùng cấp thực hiện tổ chức hội đồng thẩm định, xác nhận việc thực hiện các nội dung báo cáo ĐTM và các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP. Chẳng hạn, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

ngày 23/06/2009 đã ban hành Quyết định số 3115/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội ký quyết định thành lập Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM, Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM bổ sung; Giấy xác nhận việc thực hiện nội dung của báo cáo và yêu cầu tại quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM, báo cáo ĐTM bổ sung do ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành. Việc ủy quyền như vậy nhằm mục đích phân cấp hợp lý công tác bảo vệ môi trường, giảm bớt gánh nặng cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, tạo điều kiện cho quy trình thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM cũng như xác nhận việc thực hiện nội dung của báo cáo ĐTM và yêu cầu tại quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM được nhanh chóng hơn.

Trên thực tế, cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM không đủ điều kiện về nhân lực, thời gian để kiểm tra việc thực hiện nội dung tất các báo cáo ĐTM đã phê duyệt. Hiện nay, trung bình trong một tháng, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh như thành phố Hồ Chí Minh phải thẩm định trên 30 báo cáo ĐTM [35]. Như vậy, mỗi ngày bình quân cơ quan này phải thẩm định 01 bản báo cáo ĐTM, việc đọc và nghiên cứu kỹ hồ sơ về báo cáo ĐTM của cơ quan có thẩm quyền để thẩm định đã khó chứ chưa nói đến việc có đủ thời gian và nhân lực để tiến hành kiểm tra việc thực hiện nội dung báo cáo ĐTM. Bên cạnh đó, họ cũng chưa có đủ quyền để cưỡng chế việc thực thi các yêu cầu được ghi trong quyết định phê chuẩn báo cáo ĐTM. Mặc dù, pháp luật có quy định cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền “xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý những vi phạm xảy ra” [14, điểm c khoản 3 Điều 15] nhưng cơ chế cụ thể để thực hiện quyền này thì không được pháp luật quy định cụ thể.

Giai đoạn dự án đi vào hoạt động


Pháp luật chỉ quy định trách nhiệm kiểm tra, giám sát của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM kể từ thời điểm báo cáo ĐTM được phê duyệt đến khi có văn bản xác nhận đã thực hiện nội dung báo cáo ĐTM. Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động, cơ quan phê duyệt Báo cáo ĐTM thực hiện chức năng của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Việc kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các

nội dung trong Báo cáo ĐTM và các quy định về bảo vệ môi trường ở giai đoạn này chủ yếu được giao lại cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường (Sở TNMT, phòng TNMT) đảm nhận, bên cạnh có sự tham gia của lực lượng cảnh sát môi trường, cộng đồng dân cư nơi dự án hoạt động và các chủ thể khác (hiệp hội các doanh nghiệp, tổ chức chính trị – xã hội,...).

2.2.2.2. Hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp (và các cơ quan chuyên môn về BVMT)

Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp có Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Tài nguyên và Môi trường), Ủy ban nhan dân cấp huyện (Phòng Tài nguyên và Môi trường) và các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc các bộ, ban, ngành.

Giai đoạn từ khi có quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM đến khi có văn bản xác nhận của cơ quan phê duyệt (Giai đoạn thi công dự án).

Đối với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có quyền phê duyệt báo cáo ĐTM thì quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan này đã được đề cập ở phần trên.

Quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường các cấp (không phê duyệt báo cáo ĐTM) về vấn đề kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung báo cáo ĐTM không được quy định trong Luật BVMT năm 2005. Pháp luật chỉ quy định chung về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong việc thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường nói chung. Trong giai đoạn xây dựng dự án, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung báo cáo ĐTM của chủ dự án theo sự chỉ đạo, ủy quyền của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM.

Cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt [33, khoản 2 Điều 23]. Như vậy, trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra

thuộc cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM, nhưng cơ quan phê duyệt cũng có trách nhiệm “chỉ đạo” thực hiện việc kiểm tra thực hiện các nội dung trong báo cáo ĐTM. Cơ quan được “chỉ đạo” là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp. Các cơ quan này thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung báo cáo ĐTM của chủ dự án theo sự chỉ đạo, ủy quyền của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM và có trách nhiệm phối hợp cùng cơ quan phê duyệt thực hiện công tác kiểm tra, giám sát.

Ngoài các quy định tại pháp luật BVMT, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường các cấp được quy định cụ thể ở phần chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này trong các văn bản pháp quy về tổ chức, hoạt động của các cơ quan này [14, 16]. Như vậy, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được quy định tản mạn, không tập trung và không cụ thể. Điều đó gây khó khăn cho hoạt động bảo vệ môi trường nói chung, hoạt động kiểm tra và giám sát về bảo vệ môi trường nói riêng của các cơ quan này chưa thực sự phát huy hiệu quả.

Giai đoạn dự án đi vào hoạt động


Hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, các cam kết bảo vệ môi trường trong báo cáo ĐTM nói riêng, hoạt động bảo vệ môi trường nói chung của chủ dự án thuộc trách nhiệm chủ yếu của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp. Giai đoạn này, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường các cấp, cơ quan chuyên môn về BVMT thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật.

Các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý và tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý; phát hiện và kiến nghị xử lý hoặc được xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; chủ trì giải quyết hoặc tham gia giải quyết theo thẩm quyền đối với các khiếu nại, tố cáo,

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 09/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí