- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức hội đồng thẩm định hoặc uỷ quyền cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cùng cấp tổ chức hội đồng thẩm định thẩm định báo cáo ĐTM của dự án đầu tư trên địa bàn.
- Ban Quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất (gọi chung là Khu kinh tế) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM của các dự án đầu tư trong Khu kinh tế ủy quyền [17, khoản 8 Điều 1]
Trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 không có điều khoản nào quy định vấn đề uỷ quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM, việc quy định của Nghị định số 21/2008/NĐ-CP về vấn đề này xét về mục đích thì phù hợp với thực tế thực hiện, nhưng xét về nguyên tắc, quy định đó trái với Luật bảo vệ môi trường.
+ Hình thức thành lậpHội đồng thẩm định
Hội đồng thẩm định được thành lập dưới hình thức là bản quyết định được ban hành theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 13/2009/TT- BTNMT.
+ Thành phần, cơ cấu của Hội đồng thẩm định
Đối với HĐTĐ, theo quy định trước đây, thành viên của hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM được quy định chung cho tất cả các Hội đồng, không phân biệt HĐTĐ cấp trung ương hay địa phương. Về vấn đề này, Luật BVMT năm 2005 lại có quy định khác. Ngoài các chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung, tính chất của dự án và đại diện các tổ chức, cá nhân khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập HĐTĐ quyết định thì các thành viên khác trong HĐTĐ cấp trung ương và cấp địa phương có những khác biệt nhất định. Đó là, đại diện các cơ quan phê duyệt dự án, cơ quan chuyên môn bảo vệ môi trường của cơ quan phê duyệt dự án, cơ quan chuyên môn bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi thực hiện dự án đối với HĐTĐ cấp trung ương (được xác định trong trường hợp Bộ TNMT hoặc các Bộ, Cơ quan ngang bộ tổ chức hội đồng thẩm định) và đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường của các
sở ban chuyên môn cấp tỉnh có liên quan đối với HĐTĐ cấp địa phương (được xác định trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức HĐTĐ).
Bên cạnh đó, theo quy định HĐTĐ phải có trên năm mươi phần trăm (50%) số thành viên có chuyên môn về môi trường và lĩnh vực có liên quan đến nội dung dự án. Người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM không được tham gia HĐTĐ [33, khoản 2,3 Điều 21]. Đây là vấn đề chưa được đề cập trong các quy định về thẩm định báo cáo ĐTM của Luật BVMT năm 1993 làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thẩm định báo cáo ĐTM của một số HĐTĐ. Quy định mới này không chỉ khắc phục được tình trạng hiệu quả và độ chính xác, khách quan của kết quả thẩm định bị ảnh hưởng do thành phần của hội đồng có số thành viên quản lý và các thành viên khác chiếm đa số trong HĐTĐ mà thậm chí còn khắc phục được tình trạng kết quả thẩm định bị sai lệch do một hoặc nhiều thành viên HĐTĐ lại chính là người đã tham gia lập báo cáo đó (tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”).
Có thể bạn quan tâm!
- Những Vấn Đề Lý Luận Về Kiểm Tra, Giám Sát Việc Thực Hiện Nội Dung Báo Cáo Đtm
- Mục Đích Và Ý Nghĩa Của Hoạt Động Kiểm Tra, Giám Sát
- Chủ Thể Có Quyền Thẩm Định Báo Cáo Đtm
- Pháp Luật Về Kiểm Tra, Giám Sát Việc Thực Hiện Nội Dung Báo Cáo Đtm
- Pháp Luật Về Kiểm Tra, Giám Sát Thực Hiện Nội Dung Báo Cáo Đtm
- Hoạt Động Kiểm Tra, Giám Sát Của Cơ Quan Cảnh Sát Môi Trường
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
Thành phần, cơ cấu và số lượng ủy viên của HĐTĐ báo cáo ĐTM theo quy định tại điểm 4.3 mục 4 Phần III Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT, bao gồm: 01 (một) Chủ tịch Hội đồng, 01 (một) Ủy viên thư ký, 02 (hai) Ủy viên phản biện và các ủy viên khác; trường hợp cần thiết có thêm 01 (một) Phó Chủ tịch Hội đồng. Thành phần Hội đồng, kể cả Hội đồng do Ban Quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất tổ chức theo ủy quyền, phải bảo đảm có sự tham gia ít nhất của 01 (một) đại diện cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi thực hiện dự án. Quyền hạn và trách nhiệm của các thành viên Hội đồng thẩm định được quy định cụ thể từ Điều 9 đến Điều 15 Thông tư số 13/2009/TT - BTNMT.
Trong Thông tư số 13/2009/TT – BTNMT có một số quy định mới về Hội đồng thẩm định so với Quyết định số 13/2006/QĐ – BTNMT như: quy định về điều kiện lựa chọn các chức danh của Hội đồng; quy định rõ hơn trách nhiệm và quyền của các thành viên trong Hội đồng; tách quy định về cơ quan thường trực Hội đồng thành một chương riêng [6, Chương III]; quy định mới về việc lựa chọn đại biểu tham gia vào phiên họp chính thức của Hội đồng...
Khoản 2, Điều 8 Thông tư số 13/2009/TT – BTNMT có quy định mới về điều kiện lựa chọn các chức danh của HĐTĐ. Việc quy định chi tiết, cụ thể các điều kiện, tiêu chuẩn của các thành viên để được lựa chọn giữ các cương vị trong Hội đồng thẩm định giúp đảm bảo và nâng cao chất lượng của HĐTĐ trong việc xem xét và thẩm định báo cáo ĐTM. Nhưng dựa vào tình hình thực tế của nước ta hiện nay, có điểm cần xem xét lại đối với các quy định đó. Hiện nay, đội ngũ chuyên gia về môi trường ở nước ta còn thiếu vế số lượng, yếu về chất lượng nên việc quy định chung tiêu chuẩn để lựa chọn các chức danh trong Hội đồng thẩm định áp dụng chung cho các cấp thẩm định là chưa thực sự hợp lý. Bởi lẽ, đối với cấp trung ương (Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ) khi lựa chọn các chức danh trong Hội đồng thẩm định có thể dễ đáp ứng đủ thành phần như yêu cầu của pháp luật vì ở đó tập trung nhiều nhà khoa học, nhiều chuyên gia về môi trường có thể mời tham gia HĐTĐ. Còn ở cấp địa phương, thì khó để có thể lựa chọn các chức danh của Hội đồng theo đúng điều kiện, tiêu chí đặt ra đặc biệt là ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa, miền núi và có tỉnh hầu như không thể.
Tiếp đến, việc quy định thành phần của HĐTĐ báo cáo ĐTM ở cấp trung ương đối với các dự án liên ngành, liên tỉnh thì nhiều khi khó thực hiện, không cần thiết và kém hiệu quả. Chẳng hạn, dự án xây dựng một con đường đi qua 40 tỉnh thì tối thiểu số thành viên tham gia HĐTĐ phải là trên 41 người, chưa nói đến con số thành viên Hội đồng sẽ cao hơn nếu còn tính đến việc áp dụng quy định trên 50% số thành viên tham gia Hội đồng phải là người có chuyên môn về môi trường và lĩnh vực có liên quan đến nội dung dự án. Thiết nghĩ, nếu một Hội đồng có số lượng khoảng 60 thành viên thì cơ chế làm việc ra sao? Thời gian thẩm định như thế nào? Chất lượng hoạt động thẩm định như thế nào?...
Một vấn đề đáng lưu ý nữa là thù lao cho các thành viên HĐTĐ báo cáo ĐTM chưa được quy định cụ thể và thực tế đang áp dụng là quá thấp. Hiện tại, các cơ quan có thẩm quền đang áp dụng chung mức thù lao theo quy định của Thông tư liên tịch số 114/2006/TTLT-BTC-BTNMT cho việc thẩm định các dự án nói chung. Ủy ban nhân dân các tỉnh căn cứ Thông tư này để áp dụng trên thực tế để
trả thù lao cho các thành viên HĐTĐ báo cáo ĐTM. Theo đó, mức thù lao của thành viên hội đồng thẩm định cấp địa phương cho mỗi một ngày “ngồi” Hội đồng thường là: đối với Chủ tịch Hội đồng - 400.000đ, đối với ủy viên - 300.000đ; ủy viên phản biện - 350.000đ [11]. Khoản thù lao mà các chuyên gia, nhà khoa học được trả như vậy là quá thấp và chưa tương xứng với lượng chất xám, với thời gian mà họ đã bỏ ra để tham gia thẩm định. Đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, nơi ít cán bộ khoa học thì khó có thể có cán bộ chuyên môn nào về đó để tham gia HĐTĐ với mức thù lao như vậy. Vì thế, khó để tổ chức được một HĐTĐ theo đúng quy định của pháp luật tại các tỉnh này [6]. Những vấn đề đó dẫn đến kết quả là chất lượng thẩm định báo cáo ĐTM thấp, đồng thời rất khó để quy trách nhiệm cho các thành viên HĐTĐ về chất lượng thẩm định báo cáo ĐTM, cũng như quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền, bởi lẽ quyền lợi và trách nhiệm là không tương xứng.
Hiện nay, ở nước ta, số lượng chuyên gia, nhà khoa học có trình độ chuyên môn và về môi trường nói chung và đánh giá tác động môi trường nói riêng còn ít. Đặc biệt, ở cấp tỉnh, đội ngũ cán bộ thẩm định ĐTM vẫn còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu đa dạng về kiến thức khoa học môi trường có liên quan nhiều ngành khác nhau [38]. Do đó có thể dẫn đến hiện tượng, đối với HĐTĐ báo cáo ĐTM của dự án này thì ông là thành viên của HĐTĐ (ủy viên phản biện hoặc Chủ tịch Hội đồng...) còn tại HĐTĐ báo cáo ĐTM của dự án khác, người đó lại là nhà tư vấn lập báo cáo ĐTM. Với tình trạng “vòng luẫn quẩn” như vậy thì khó có thể đòi hỏi sự khách quan trong quá trình thẩm định và khi đưa ra quyết định liên quan đến báo cáo ĐTM. Bên cạnh đó, một số thành viên trong HĐTĐ còn thiếu kinh nghiệm, trình độ trong lĩnh vực ĐTM hoặc không chịu tìm hiểu, đọc các quy định pháp luật về quy trình thẩm định, quy định về báo cáo ĐTM nên chất lượng tham gia vào hoạt động thẩm định không cao.
Tổ chức dịch vụ thẩm định
Hình thức thẩm định bằng tổ chức dịch vụ thẩm định là một điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. Quy định này nhằm mục đích xã hội hóa
công tác bảo vệ môi trường và chuyển bớt gánh nặng, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước cho xã hội. Đây là một quy định khá thoáng và tiến bộ, nó đã tạo ra một cơ chế thẩm định thông thoáng hơn mà vẫn có thể đảm bảo được tính chính xác, khách quan của kết quả thẩm định.
Theo quy định tại khoản 5, Điều 21 Luật BVMT năm 2005, tổ chức dịch vụ thẩm định được tham gia thẩm định theo quyết định của cơ quan phê duyệt dự án và phải chịu trách nhiệm về ý kiến, kết luận thẩm định của mình.
Để trở thành đơn vị có thể tham gia vào quá trình tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định của cơ quan tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định, các tổ chức dịch vụ thẩm định phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn được quy định cụ thể tại Quyết định số 19/2007/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 11 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về điều kiện, quy chế tổ chức và hoạt động của tổ chức dịch vụ thẩm định. Các điều kiện về đội ngũ cán bộ khoa học, chuyên môn; các phương tiện, trang thiết bị... [8, Điều 6]
Thẩm định thông qua TCDVTĐ được áp dụng đối với báo cáo ĐTM của dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp như sau:
1. Dự án có sử dụng một phần hoặc toàn bộ diện tích đất của vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu di sản thế giới và khu di tích lịch sử, văn hoá đã được xếp hạng.
2. Dự án thuộc một trong các lĩnh vực sau: điện nguyên tử, điện nhiệt hạch, lò phản ứng hạt nhân, thuỷ điện, thuỷ lợi có hồ chứa, nuôi trồng thuỷ sản ven biển, xây dựng cảng biển, xây dựng cảng sông, xây dựng sân bay hoặc cảng hàng không, lọc dầu, hoá dầu, sản xuất hoá chất cơ bản, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất phân hoá học, có sử dụng chất phóng xạ hoặc phát sinh chất phóng xạ, khai thác dầu khí, khai thác khoáng sản đặc biệt và độc hại, tái chế chất thải, chôn lấp chất thải.
3. Dự án mà chủ đầu tư hoặc chủ dự án có văn bản đề nghị được thẩm định theo hình thức dịch vụ thẩm định.
4. Dự án phải lập báo cáo ĐTM bổ sung mà trước đây báo cáo ĐTM của dự án đó đã được thẩm định thông qua hình thức dịch vụ thẩm định. [8, Điều 5]
Nguyên tắc đối với hoạt động dịch vụ thẩm định
Tổ chức Việt Nam, tổ chức nước ngoài có đủ điều kiện quy định tại Quyết định số 19/2007/QĐ-BTNMT được đăng ký tuyển chọn thực hiện hoạt động dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM. Hoạt động dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM được thực hiện trên cơ sở hợp đồng được ký giữa cơ quan tuyển chọn dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM và tổ chức được tuyển chọn thực hiện hoạt động dịch vụ thẩm định. TCDVTĐ có thể mời các nhà quản lý, các chuyên gia về khoa học, công nghệ và kỹ thuật có trình độ và chuyên môn phù hợp tham gia thẩm định báo cáo ĐTM, trừ các trường hợp: (i) Tổ chức, cá nhân đã chủ trì hoặc tham gia lập báo cáo ĐTM của một dự án cụ thể sẽ không được chủ trì hoặc tham gia thực hiện thẩm định báo cáo ĐTM của dự án đó; (ii) Tổ chức, cá nhân đang bị khiếu nại, tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và các hành vi vi phạm pháp luật khác không được chủ trì hoặc tham gia hoạt động dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM [8].
Tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định
Sau khi quyết định chọn hình thức thẩm định báo cáo ĐTM thông qua tổ chức dịch vụ thẩm định, cơ quan tuyển chọn dịch vụ thẩm định phải thông báo công khai trên ít nhất một (01) tờ báo hàng ngày phát hành trên toàn quốc và trên trang tin điện tử của cơ quan mình (nếu có) về việc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM của dự án đầu tư.
Thủ tục, trình tự tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định phải thực hiện theo quy định của pháp luật [8, Điều 8 - 11]. Tổ chức nào trúng tuyển sẽ được ký hợp đồng dịch vụ thẩm định với cơ quan tuyển chọn.
Có thể nói, việc thẩm định báo cáo ĐTM thông qua hình thức TCDVTĐ là một điểm mới của pháp luật về ĐTM ở Việt Nam hiện nay. Nếu xét về mục đích thì rất tốt nhưng căn cứ vào thực tế của Việt Nam hiện nay khó có thể áp dụng có hiệu quả. Bởi lẽ, trên thực tế, đội ngũ chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm về
ĐTM của Việt Nam còn yếu và thiếu, chủ yếu công tác trong cơ quan nhà nước hoặc tại các trường đại học, viện nghiên cứu nên đòi hỏi một TCDVTĐ đủ trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm để thẩm định báo cáo ĐTM là rất khó. Trong khi đó, hoạt động thẩm định báo cáo ĐTM đòi hỏi một khối lượng trí tuệ đa lĩnh vực và chuyên sâu cũng như cần nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó, tổ chức dịch vụ thẩm định hoạt động dịch vụ vì mục tiêu lợi nhuận nên khó tránh khỏi phát sinh các tiêu cực trong quá trình tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định để thẩm định báo cáo ĐTM. Không những thế, kết quả thẩm định của hình thức thẩm định thông qua tổ chức dịch vụ thẩm định khó đảm bảo được tính chích xác, khách quan, khoa học do có thể chịu ảnh hưởng của “cơ chế kinh tế thị trường” mà biểu hiện là có thể có sự thông đồng giữa chủ dự án và tổ chức dịch vụ thẩm định khi thẩm định báo cáo ĐTM. Do đó, trên thực tế, hoạt động thẩm định báo cáo ĐTM dưới hình thực tổ chức dịch vụ thẩm định trong thời gian vừa qua có thể nhận thấy một số điểm sau: (i) ít có sự tham gia thẩm định của tổ chức dịch vụ thẩm định, với nhiều lý do như đã nêu; (ii) phát sinh nhiều tiêu cực trong quá trình tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định để thẩm định.[27]
Hoạt động thẩm định báo cáo ĐTM là một hoạt động thuộc chức năng quản lý nhà nước. Vì thế, theo quan điểm của tác giả, trong thời gian này chưa nên áp dụng hình thức thẩm định báo cáo ĐTM bằng tổ chức dịch vụ thẩm định. Việc đưa hình thức thẩm định này vào pháp luật ĐTM ở nước ta là hơi sớm nên chưa phát huy được mục đích, ý nghĩa của nó và dẫn đến tình trạng một số các quy định về vấn đề này hầu như bị “đóng băng”.
2.1.2.5. Quy trình thẩm định Báo cáo ĐTM
- Thẩm định báo cáo ĐTM thông qua Hội đồng thẩm định
Khi nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM của chủ dự án, cơ quan thường trực Hội đồng trực thuộc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM nếu nhận thấy báo cáo ĐTM phải được thẩm định dưới hình thức HĐTĐ thì cơ quan này lập danh sách ủy viên Hội đồng theo đúng yêu cầu và tiêu chí được quy định tại Thông tư số 13/2009/TT-BTNMT và các quy định khác của
pháp luật có liên quan, trình thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, ra quyết định thành lập Hội đồng.
* Họp Hội đồng thẩm định
- Điều kiện tiến hành họp HĐTĐ
Phiên họp chính thức của HĐTĐ báo cáo ĐTM chỉ được tiến hành khi đã có đầy đủ các điều kiện sau:
1. Có mặt ít nhất 2/3 (hai phần ba) số lượng ủy viên Hội đồng theo quyết định thành lập của cơ quan tổ chức việc thẩm định, trong đó, ít nhất phải có sự tham gia của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch khi Chủ tịch vắng mặt và 01 (một) Ủy viên phản biện.
2. Có mặt đại diện chủ dự án (cấp trưởng hoặc cấp phó). Trong trường hợp không thể tham dự, chủ dự án phải có văn bản ủy quyền cho người khác tham dự và chịu trách nhiệm về những ý kiến của người được ủy quyền trình bày hoặc phát biểu trong phiên họp chính thức của Hội đồng.
3. Có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP; quyết định thành lập Hội đồng; bản nhận xét của ít nhất 01 (một) Ủy viên phản biện là chuyên gia môi trường.
- Nội dung, trình tự phiên họp
Phiên họp chính thức của Hội đồng phải bảo đảm những nội dung chính và theo trình tự như sau:
1. Ủy viên thư ký đọc quyết định thành lập Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM của dự án; giới thiệu các bên liên quan tham dự phiên họp chính thức; báo cáo tóm tắt về quá trình xử lý hồ sơ thẩm định báo cáo ĐTM của dự án.
2. Chủ dự án (hoặc cơ quan tư vấn được chủ dự án uỷ quyền) trình bày tóm tắt nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
3. Ủy viên thư ký báo cáo kết quả của hoạt động hỗ trợ thẩm định (nếu có).
4. Phần hỏi đáp những vấn đề chưa rõ.