Mức Độ Gắn Bó Của Người Lao Động Đối Với Doanh Nghiệp


hay không? ở mức độ hài lòng ra sao? Áp dụng tốt các biện pháp tạo động lực làm việc cho người lao động sẽ mang lại cho tổ chức/ doanh nghiệp những hiệu quả lớn hơn, bền vững hơn việc đầu tư tiền bạc vào các nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng, công nghê, kỹ thuật....

1.4.3. Mức độ gắn bó của người lao động đối với doanh nghiệp

Người lao động ngoài mục đích lao động để kiếm sống thì họ còn coi tổ chức/ doanh nghiệp như ngôi nhà thứ hai của mình, là một chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần. Chương trình tạo động lực được đánh giá là có hiệu quả khi người lao động gắn bó, trung thành và cống hiến hết mình hơn cho tổ chức/ doanh nghiệp ngay cả khi doanh nghiệp gặp khó khăn.

1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.5.1. Các nhân tố thuộc về môi trường bên trong doanh nghiệp

Mục tiêu và định hướng phát triển của doanh nghiệp

Tạo động lực làm việc cho NLĐ là một trong những mối quan tâm hàng đầu trong chính sách, chiến lược phát triển của mỗi tổ chức/ doanh nghiệp. Và câu hỏi quan trọng mà lãnh đạo mỗi tổ chức/doanh nghiệp cần phải trả lời đó là: Làm thế nào để xây dựng kế hoạch và chương trình tạo động lực làm việc hiệu quả, khuyến khích sự cố gắng trong sản xuất, phấn đấu hết mình trong công việc của NLĐ, tạo dựng niềm tin cho họ và để họ đem hết khả năng, trí lực và kinh nghiệm phục vụ sản xuất kinh doanh? Chính sách tạo động lực làm việc là một trong những chính sách hướng tới đạt được các mục tiêu và chiến lược phát triển của tổ chức nên phải phù hợp với hệ thống các chính sách khác của tổ chức và phục vụ cho việc đạt được các mục tiêu, chiến lược phát triển chung.

Khả năng tài chính của doanh nghiệp

Khả năng tài chính của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chính sách tạo động lực làm việc cho người lao động. Một tổ chức/ doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh, kinh doanh hiệu quả, đạt được lợi nhuận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.


cao sẽ có khả năng đưa ra những chính sách tạo động lực hấp dẫn hơn cho NLĐ. Từ đó sẽ nâng cao khả năng thu hút, giữ chân NLĐ vào làm việc tại công ty.

Tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần may Sơn Hà - 5

Ngược lại, nếu khả năng tài chính của doanh nghiệp còn hạn chế, tổ chức sẽ phải thực hiện tiết kiệm chi phí, hạn chế những đầu tư, quan tâm vào việc đưa ra các chính sách tạo động lực làm việc cạnh tranh để thu hút NLĐ vào làm việc.

Chất lượng lao động tại doanh nghiệp

Nhắc đến các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho NLĐ trong doanh nghiệp thì không thể không đề cập đến chất lượng lao động. Người lao động luôn sẵn sàng, tự tin đảm nhận công việc ở mức độ cao hơn khi bản thân họ có trình độ, năng lực và kinh nghiệm cao. Để thu hút và giữ chân được NLĐ chất lượng cao, tổ chức/ doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch và chương trình tạo động lực hợp lý với từng đối tượng tạo động lực. Hơn nữa, tổ chức/ doanh nghiệp cũng cần bố trí lao động phù hợp, tạo điều kiện để người lao động phát huy được hết các năng lực của mình nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của tổ chức/ doanh nghiệp trên thị trường.

Sự tồn tại phát triển của công đoàn cơ sở tại công ty

Công đoàn là tổ chức đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của NLĐ. Công đoàn hoạt động và chấp hành theo Luật công đoàn, hiến pháp và pháp luật của Nhà nước.

Sự tồn tại của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng đến việc tạo động lực làm việc của doanh nghiệp thông qua các thương lượng tập thể giữa NLĐ và NSDLĐ, mà thông thường các thỏa thuận này sẽ đạt được ở mức cao hơn so với luật định. Các thỏa thuận về tạo động lực làm việc như tăng lương tối thiểu cho công nhân, đàm phán nhằm giảm giờ làm thêm, đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm …. đạt được cao hay thấp tùy thuộc vào độ mạnh hay yếu của tổ chức công đoàn.

1.5.2. Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài doanh nghiệp

Pháp luật, chính sách và các quy định của Nhà nước


Pháp luật lao động và các quy định của Chính phủ có ảnh hưởng lớn đến chính sách tạo động lực làm việc trên thị trường, vì các quy định này mang tính pháp lý, buộc doanh nghiệp phải thi hành như các quy định về tiền lương tối thiểu, trả lương làm thêm, làm đêm, chi trả các khoản trợ cấp, phụ cấp, Bảo hiểm xã hội,

... cho NLĐ.

Các chính sách pháp luật của Nhà nước tạo ra khung hành lang pháp lý để cho các tổ chức/ doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch và chương trình tạo động lực làm việc cho NLĐ một cách hợp lý. Hơn nữa, pháp luật lao động còn là phương tiện thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho cả người sử dụng lao động và người lao động. Đồng thời đảm bảo người sử dụng lao động và người lao động thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước và bên còn lại trong quan hệ lao động nói chung và trong tạo động lực làm việc nói riêng.

Những quy định, chính sách của Nhà nước chính là cơ sở để xây dựng kế hoạch và chương trình tạo động lực của tổ chức/ doanh nghiệp. Do đó, việc xây dựng kế hoạch và chương trình tạo động lực cần dựa trên những quy định của Nhà nước, đồng thời có thể vận dụng linh hoạt để phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của từng tổ chức/ doanh nghiệp.

Các tổ chức/ doanh nghiệp cần theo dõi và cập nhật thường xuyên, kịp thời các quy định mang tính pháp lý của Nhà nước liên quan đến tạo động lực làm việc cho NLĐ để từ đó có định hướng trong việc xây dựng và hoàn thiện chương trình tạo động lực làm việc đảm bảo phù hợp và đúng với quy định của pháp luật.

Sự phát triển của thị trường lao động

Thị trường lao động là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới tạo động lực làm việc của người lao động, vì vậy các tổ chức/ doanh nghiệp cần thường xuyên xem xét và nhìn nhận mối quan hệ giữa cung và cầu lao động trên thị trường lao động tại địa bàn mà tổ chức/ doanh nghiệp sử dụng lao động để từ đó đưa ra các chương trình tạo động lực làm việc hợp lý.

Tại một thị trường năng động, có mức độ phát triển cao, NLĐ sẽ liên tục cập nhật các thông tin về vấn đề tạo động lực làm việc trên thị trường lao động, ngoài


ra, nếu NLĐ không hài lòng về việc tạo động lực làm việc, họ cũng dễ dàng hơn trong việc rời bỏ công ty này để vào làm việc trong một công ty khác. Điều này sẽ đòi hỏi các tổ chức/ doanh nghiệp phải điều chỉnh kế hoạch và chương trình tạo động lực làm việc đến mức phù hợp và thu hút được người lao động.

Chính sách tạo động lực lao động của các doanh nghiệp khác.

Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, phương tiện truyền thông phát triển, không khó để tìm hiểu chính sách tạo động lực lao động của các doanh nghiệp khác, đặc biệt là doanh nghiệp cùng ngành, cũng lĩnh vực hoạt động. Vì vậy, muốn giữ lao động, tổ chức chỉ có cách thay đổi chính sách tạo động lực lao động, là kế thừa các ưu điểm của chính sách tạo động lực của đối thủ, bổ sung thêm những chính sách mới có tính sáng tạo hơn

1.6. KINH NGHIỆM TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

1.6.1. Kinh nghiệm tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty May 10

Tiền thân của Công ty May 10 ngày nay là các xưởng may quân trang được thành lập ở các chiến khu trong toàn quốc từ năm 1946 để phục vụ bộ đội trong công cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Năm 1952, Xưởng may X1 ở Việt Bắc đổi tên thành Xưởng may 10. Đến tháng 11/1992, Xí nghiệp May 10 đổi tên thành Công ty May 10.

Hiện nay công ty đang sử dụng hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả lương theo sản phẩm. Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian đối với bộ phận lao động quản lý và bộ phận lao động sản xuất. Tiền lương NLĐ nhận được phụ thuộc vào hệ số thu nhập, ngày công đi làm thực tế, mức tiền lương ngày do công ty quy định và phụ cấp (nếu có). Công ty đã sử dụng linh hoạt chế độ phụ cấp độc hại, phụ cấp khu vực được cán bộ, công nhân viên rất hưởng ứng.

Công ty không ngừng tạo điều kiện nâng cao tay nghề và trình độ cho NLĐ. Ví dụ như quan tâm chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cho CBCNV tại công ty thông qua các hoạt động đào tạo và chương trình đào tạo nội bộ thường niên.


Văn hóa ứng xử của công ty theo chuẩn mực: Lãnh đạo gương mẫu, tạo dựng bầu không khí làm việc thân thiện, cởi mở; cấp dưới có trách nhiệm với công việc được giao, tôn trọng, trung thực trong quan hệ đối với cấp trên.

Việc xây dựng kế hoạch va triển khai lộ trình thăng tiến, bổ nhiệm đối với từng cá nhân có năng lực, triển vọng ở các vị trí hay các cấp quản lý khác nhau là hoạt động rất được công ty May 10 đẩy mạnh chú trọng.

1.6.2. Kinh nghiệm tạo đông lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần may Chiến Thắng

Công ty cổ phần may Chiến Thắng được thành lập từ năm 1968, là một doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xuất khẩu các loại sản phẩm may mặc. Công ty đang thực hiện cơ chế lương thưởng, chính sách phúc lợi cạnh tranh, công bằng đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của người lao động cả về vật chất và tinh thần. Các hình thức phúc lợi được đa dạng hóa như chế độ thăm quan nghỉ mát hàng năm; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao; khám và chăm sóc sức khỏe định kỳ thường xuyên… Công ty cổ phần may Chiến Thắng thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo đối với mọi đối tượng cán bộ, người lao động từ CBCNV mới tuyển dụng cho đến những lao động đã có kinh nghiệm lâu năm. Công ty cũng không ngừng đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn lao động, cải thiện môi trường làm việc cho NLĐ.

1.6.3. Bài học kinh nghiệm rút ra vê tạo động lực làm việc cho ngươi lao động tại công ty cổ phần may Sơn Hà

Từ những kinh nghiệm về tạo động lực lao động tại Công ty May 10 va công ty cô phần may Chiến Thắng, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Công ty cổ phần may Sơn Hà nói riêng cũng như các công ty khác trong ngành dệt may nói chung tại Việt Nam, đó là:

Việc tạo động lực làm việc cho người lao động thông qua kích thích tài chính và phi tài chính đêu là những công cụ quan trọng nhằm khích lệ, động viên người lao động hăng say trong công việc, gắn bó lâu dài với công ty.


Xây dựng và thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng theo tiêu chí rõ ràng, minh bạch, hấp dẫn và cạnh tranh với các đối thủ cùng lĩnh vực may mặc sẽ giúp công ty thu hút được NLĐ có trình độ, năng lực va kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCNV tại công ty. Ngoài ra công ty cần triển khai thực hiện các chế độ phúc lợi cho NLĐ đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật nhưng cũng có những điểm đặc biệt tạo nên sự hấp dẫn riêng trong vấn đề tạo lực làm việc tại công ty

Các kích thích về phi tài chính cũng cần được quan tâm nhiêu hơn như việc xây dựng môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp; thường xuyên tổ chức thi đua khen thưởng, biểu dương các cá nhân có thành tích xuất sắc; lập hòm thư lấy ý kiến đóng góp từ CBCNV. Hơn nữa, việc tổ chức các hoạt động tập thể như các chương trình văn nghệ, hội thao toàn công ty, cuộc thi ẩm thực…. sẽ là cầu nối để gắn kết người lao động với nhau, tăng tính gắn bó của NLĐ với công ty.

Tiểu kết chương 1:

Chương 1 luận văn đã tập hợp một số vấn đề lý luận cơ bản về tạo động lực làm việc cho người lao động trong doanh nghiệp, bao gồm xác lập một số khái niệm cơ bản (động lực làm việc, tạo động lực làm việc); các học thuyết tạo động lực (học thuyết nhu cầu của Abraham Maslow, học thuyết hai nhân tố của Frederick Herzberg, Học thuyết tăng cường của B.F Skinner, Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom); nội dung nghiên cứu tạo động lực làm việc cho người lao động (các công cụ tạo động lực và quy trình tạo động lực làm việc). Luận văn cũng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho người lao động trong doanh nghiệp và nghiên cứu bài học kinh nghiệm tại 02 công ty là công ty cổ phần May Chiến Thắng và công ty May 10 để rút ra bài học kinh nghiệm trong tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần May Sơn Hà. Việc tập hợp được cơ sở lý luận về tạo động lực làm việc cho người lao động trong doanh nghiệp là cơ sở để nghiên cứu phân tích thực trạng tại công ty cổ phần May Sơn Hà.


CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LAM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHÂN MAY SƠN HÀ

2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SƠN HÀ

2.1.1. Thông tin chung về công ty

Tên giao dịch Việt Nam: Công ty cổ phần may Sơn Hà; Tên giao dịch quốc tế: Sonha garment joint stock company; Tên viết tắt: Sonha.co;

Trụ sở: Số 208 phố Lê Lợi - Phường Lê Lợi - Thị xã Sơn Tây - Thành phố Hà Nội; Mã số thuế: 0500436556

Điện thoại: (024)33 8320 88/89 Fax: (024)33 833 035;

Email: sonha_gel@sonhagmt.com.vn;

Vốn điều lệ: 9.400.000.000 đồng (Chín tỷ bốn trăm triệu đồng). Lĩnh vực sản xuất kinh doanh:

+ Sản xuất công nghiệp may thêu xuất nhập khẩu và nội địa.

+ Nhập khẩu trang thiết bị máy móc, phụ tùng, nguyên liệu, phục vụ ngành nghề may mặc.

+ Dạy nghề may thêu.

+ Dịch vụ giới thiệu tiêu thụ các sản phẩm may thêu.

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty cổ phần may Sơn Hà tiền thân là Xí nghiệp May điện Sơn Tây, được thành lập năm 1969, là một đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Tây (cũ).

Ngày 05/6/1969, Xí nghiệp May điện Sơn Tây được thành lập với nhiệm vụ chuyên may các loại quân nhu phục vụ cho các đơn vị lực lượng vũ trang trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ như: quân phục chiến sĩ, áo bông, chăn màn…Đến năm 1989 do yêu cầu thực tế của nền kinh tế Xí nghiệp vẫn tiếp tục sản xuất quân nhu và một phần may gia công xuất nhập khẩu theo đơn đặt hàng theo đề nghị giữa Việt Nam và Liên Xô (cũ), các nước Đông Âu.


Trước đòi hỏi của thị trường may mặc trong nước và thế giới cũng như căn cứ vào những bước tiến đáng khích lệ của xí nghiệp, ngày 29/03/1993 theo quyết định số 23/QĐ-UB của UBND tỉnh Hà Tây, Xí nghiệp may điện Sơn Tây đã đổi tên thành “Công ty may thêu xuất nhập khẩu Sơn Hà” thuộc Sở Công nghiệp tỉnh Hà Tây quản lý.

Trong quá trình phát triển công ty không ngừng nỗ lực xây dựng và hoàn thiện để phù hợp với sự đổi mới phát triển của thị trường. Ngày 04/04/2003 UBND tỉnh Hà Tây ra quyết định số 403/QĐ-UB đổi doanh nghiệp nhà nước “Công ty may thêu xuất nhập khẩu Sơn Hà” thành “Công ty cổ phần may Sơn Hà” có đầy đủ tư cách pháp nhân và hoạt động theo luật doanh nghiệp Việt Nam.

Với gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty cổ phần may Sơn Hà đã đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế của đất nước. Đặc biệt trong vài năm gần đây Công ty đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước thông qua việc nộp thuế, tạo môi trường làm việc, tạo điều kiện phát triển cuộc sống người lao động nói riêng và toàn xã hội nói chung đạt được những thành tựu đáng khích lệ.

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty

Công ty cổ phần may Sơn Hà chuyên sản xuất và gia công hàng may mặc. Hiện nay công ty đang áp dụng hai hình thức kinh doanh chủ yếu là: may gia công xuất khẩu và mua nguyên liệu bán thành phẩm xuất khẩu (FOB).

Hoạt động may gia công xuất khẩu đơn thuần là “nhận nguyên vật liệu và giao lại thành phẩm” đang chiếm tới 80-90% tổng doanh thu của công ty hàng năm, đây là hoạt động được chú trọng nhất của công ty. Thực hiện gia công theo hình thức này khách hàng cung cấp nguyên vật liệu, kiểu cách, mẫu mã, tài liệu kỹ thuật, công ty chỉ có nhiệm vụ gia công theo yêu cầu của khách hàng sau đó xuất đến các nước mua hàng theo chỉ định của khách hàng. Đây là hoạt động được quan tâm hàng đầu của công ty, chiếm tới 80-90% tổng doanh thu của công ty hàng năm.

Hoạt động xuất khẩu trực tiếp “mua nguyên liệu bán thành phẩm” (FOB) của công ty chiếm khoảng 45-50% sản lượng hàng năm. Hiện tại công ty cũng đang thận trọng tăng dần tỷ trọng hàng năm vì lý do để thực hiện xuất khẩu trực tiếp, sau

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 12/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí