Huy, 2013; Nguyễn Thị Kim Lý, 2013…). Wagema G. Mukiri (2011) sử dụng phân tích cluster (phân nhóm các đối tượng có liên quan vào một nhóm đại diện bởi một biến) để đánh giá tiếp cận tín dụng NH của DN nhỏ tại Nairobi với các biến đưa vào mô hình liên quan đến đặc điểm của chủ DN và khẳng định: tuổi tác, trình độ, kinh nghiệm kinh doanh của chủ DN có vai trò hình thành định hướng của doanh nhân với chiến lược vay vốn. Nhưng phương pháp chưa chỉ ra mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng yếu tố đến khả năng tiếp cận tín dụng NH. Tiến bộ hơn so với Wagema, Nguyễn Văn Lê (2014) sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) để đánh giá sự tăng trưởng tín dụng cho DNNVV của Việt Nam khi nền kinh tế mất ổn định. Tuy vậy có một số hạn chế khi thực hiện phương pháp OLS là: biến phụ thuộc trong mô hình phải là biến liên tục; Có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với các biến giải thích của mô hình nên kết quả nghiên cứu chưa phản ánh tốt thực trạng vấn đề. Đối với nghiên cứu tiếp cận tín dụng, xác định xác suất DNNVV được vay vốn là điều quan trọng nên nhiều nghiên cứu sử dụng như: Canovas (2006), Mbugua (2014), Đặng Thị Huyền Thương (2016)…đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy Probit. Ngoài ra các nhà khoa học còn kết hợp thêm 1 số phương pháp khác nhằm phân tích các vấn đề kỹ hơn như: Canovas (2006) ngoài việc sử dụng mô hình Probit kiểm tra mối quan hệ ngân hàng trên các khoản bảo lãnh được yêu cầu, tác giả sử dụng thêm mô hình OLS để phân tích tác động của mối quan hệ ngân hàng đối với lãi suất do bên vay trả. Okura (2009) áp dụng mô hình probit để đánh mối quan hệ giữa các khoản vay từ NHTM để tài trợ vốn lưu động, vốn đầu tư và quy mô doanh nghiệp, dịch vụ kế toán và pháp lý, hỗ trợ xuất khẩu và thông tin từ phía Nhà nước. Mbugua (2014) đã sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá kết hợp với tổng hợp các kết quả thu được trong phiếu điều tra để có đưa ra mức ảnh hưởng của từng yếu tố đến việc phát triển của DNNVV tại Kiambu, Kenya. Đặng Thị Huyền Thương (2016) bổ sung phân tích bằng dữ liệu mảng để đánh giá sự khác biệt trong tiếp cận nguồn vốn vay chính thức giữa DNNVV Hà Nội và DNNVV Việt Nam nói chung, giữa các DN có quy mô vừa và DN có quy mô nhỏ, siêu nhỏ. Những năm gần đây phương pháp phân tích hồi quy Binary logistic được đa số nhà khoa học như: Khalid (2014), Hạ Thị Thiều Dao (2014), Ajagbe (2012), Võ Trí Thành (2011), Ricardo (2004)…sử dụng vì sự thích hợp khi ước lượng sự vay vốn NH của DNNVV. Tiến bộ hơn nữa Nguyễn Hồng Hà (2013) sử dụng linh hoạt phương pháp phân tích hồi quy Binary logistic và phân tích nhân tố khám phá – EFA để đánh giá mức động tác động của
các nhân tố từ phía DN và NH trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Theo đó, tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết thông tin của tập biến ban đầu. Từ đó làm cơ sở giúp quá trình hồi quy Binary logistic cho kết quả chính xác hơn. Mới đây nhất, Trần Quốc Hoàn (2018) đã sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá, hồi quy đa biến để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV và phương pháp Phân tích phương sai một yếu tố để đánh giá sự khác biệt trong tiếp cận vốn giữa các DNNVV với nhau. Đây là hướng phân tích mới phù hợp với các nghiên cứu gần đây khi phương pháp phân tích nhân tố đang được sử dụng nhiều.
1.2.2. Về các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV
Hiện nay, có 3 nhóm yếu tố được nhà khoa học tập trung phân tích gồm: yếu tố từ phía DN, yếu tố từ phía NH và yếu tố từ chính sách kinh tế vĩ mô. Tùy thuộc vào từng hướng nghiên cứu mà các tác giả tập trung vào nhóm yếu tố đặc thù. Theo đó, Muriki (2011), Khalid (2014) cho rằng các đặc điểm liên quan đến chủ DN như: trình độ và kinh nghiệm kinh doanh của chủ DN, giới tính, tình trạng hôn nhân…không tác động trực tiếp nhưng sẽ có vai trò hình thành định hướng của doanh nhân với chiến lược vay vốn, kinh doanh của mình. Tuy nhiên, Ajagbe (2012) đã khẳng định các yếu tố liên quan đến đặc điểm của chủ doanh nghiệp được nêu trên đều có tác động dương trong việc thúc đẩy hoạt động cho vay của NH đối với DN. Hơn nữa, các yếu tố quy mô và doanh thu của DN cũng được tác giả chỉ ra là sẽ ảnh hưởng cùng chiều trong việc doanh nghiệp tiếp cận tín dụng tại NH. Không dừng lại ở đó, ba yếu tố: quy mô DN lớn, thời gian hoạt động DN dài và những DN có mối quan hệ tốt với NH luôn dễ dàng hơn trong vấn đề vay vốn (số lượng vốn vay và thời gian vay) đã được Khalid (2014) nhận định là có tác động đến tăng trưởng tín dụng NH. Theo Huang và Song (2006), Qian và các cộng sự (2009), Trần Đình Khôi Nguyên và Ramachandran (2006), Võ Trí Thành (2011)…năng lực của DN giúp DN dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng hơn. Xoáy sâu vào phân tích các yếu tố liên quan đến nội tại DNNVV ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn. Các tác giả Khalid (2014), Võ Trí Thành (2011), Ricardo (2004), Nguyễn Hồng Hà (2013), Khalid (2014), Hạ Thị Thiều Dao (2014), Đỗ Thị Thanh Vinh (2014), Đặng Thị Huyền Thương (2016), Trần Quốc Hoàn (2018)...đã sử dụng nhiều phương pháp phân tích khác nhau để đưa ra kết luận rằng: quy mô DN, doanh
thu DN, khả năng quay vòng vốn, mối quan hệ với NH, sử dụng tín dụng thấu chi, mức độ thanh khoản, tài sản đảm bảo...có tác động trực tiếp đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV.
Ngoài các yếu tố từ phía DNNVV ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng NH, Trần Trung Kiên (2015), Nguyễn Thị Minh Huệ (2012), Hồ Minh Kỳ (2013)…thông qua các phương pháp thống kê, mô tả, so sánh đã chỉ ra những yếu tố từ phía NH như: lãi suất vay cao, thủ tục vay vốn phức tạp, yêu cầu về tài sản đảm bảo...cũng tác động lớn đến khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV. Nguyễn Hồng Hà (2013) đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy Binary logistic và phân tích nhân tố khám phá để nghiên cứu mức động tác động của các yếu tố từ phía DN và NH đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Theo đó, về phía NH, các yếu tố: lãi suất, thủ tục, thời hạn và thời gian xem xét cho vay đều tác động trực tiếp đến việc vay vốn của DNNVV tại tỉnh Trà Vinh. Trong quá trình phân tích, Đặng Thị Huyền Thương (2015), Nguyễn Văn Lê (2012) cho rằng khi điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng NH của DNNVV. Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy Binary logistic cùng bảng câu hỏi bán cấu trúc Hạ Thị Thiều Dao (2014) chỉ ra rằng hình kinh tế vĩ mô khó khăn khiến thị trường đi xuống trong thời gian qua chính là một trong nhiều nguyên nhân làm hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng giữa NH và DN nhỏ tại tỉnh Bến Tre. Hơn nữa, môi trường kinh tế và chính sách vĩ mô của Nhà nước; Đặc điểm kinh doanh của các tổ chức tín dụng được Đặng Thị Huyền Thương (2015) nhận định là có ảnh hưởng lên đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV. Cuối cùng, Trần Quốc Hoàn (2018) chỉ ra yếu tố chính sách hỗ trợ DNNVV của Chính phủ và địa phương các tác dụng thúc đẩy tiếp cận tín dụng NH của DNNVV thông qua phương pháp phân tích nhân tố. Điều này khá chính xác vì từ năm 2008 trở lại đây khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách nhằm phục hồi nền kinh tế trong đó có các chính sách hỗ trợ tài chính cho DN như: Thành lập Quỹ Phát triển DNNVV; Cho phép cơ cấu lại nợ của DN; Triển khai các gói tín dụng nhà ở xã hội 30.000 tỷ đồng; Liên kết ngân hàng - doanh nghiệp, liên kết 4 nhà; Đẩy mạnh cho vay tín dụng theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP...Từ đó NHNN sẽ đưa ra nhiều chương trình, biện pháp thực hiện và chỉ đạo các NHTM có cách thức, kế hoạch hoạt động riêng trong vấn đề cho vay vốn của mình đối với DNNVV phù hợp với các chính sách ưu đãi Chính phủ đưa ra.
1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam đều khẳng định DNNVV (đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển) đang gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận vốn tín dụng NH. Bằng nhiều phương pháp nghiên cứu như: phân tích cluster, ước lượng bình phương nhỏ nhất, hồi quy Probit, hồi quy Binary logistic, phân tích nhân tố khám phá, hồi quy đa biến các nhà khoa học đã chỉ ra nhiều nhóm yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận bao gồm: nhóm yếu tố từ phía NH, từ phía DNNVV và từ môi trường, chính sách kinh tế vĩ mô. Từ đó, các nhà khoa học đề xuất các giải pháp, kiến nghị phù hợp với điều kiện thực tế tại địa bàn nghiên cứu.
Tuy nhiên, một số vấn đề chưa được các nghiên cứu trước đây đề cập sẽ phần nào được “lấp đầy” trong luận án gồm:
(1) Tập trung nghiên cứu sâu và cập nhật các kết quả mới nhất trong giai đoạn 2013 – 2018 liên quan đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên – hiện tại các công trình chuyên sâu nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo tìm hiểu của tác giả là chưa có.
(2) Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy đa biến, kiểm định phương sai 1 yếu tố để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố từ phía DN đến tiếp cận tín dụng NH cũng chưa được nhiều công trình sử dụng, đặc biệt tại tỉnh Thái Nguyên chưa có công trình nào nghiên cứu.
(3) Tác giả tiến hành nghiên cứu, đánh giá mức độ khác biệt trong tiếp cận tín dụng NH của DNNVV phân theo quy mô DN, ngành nghề kinh doanh, địa bàn thông qua các số liệu sơ cấp, thứ cấp và các phương pháp phân tích phù hợp.
(4) Kết quả của luận án sẽ cung cấp dữ liệu cho các nghiên cứu liên quan do đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở các quốc gia và tỉnh tại Việt Nam là khác nhau nên yếu tố và mức độ tác động đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV có khác biệt.
(5) Bổ sung 02 quan sát trong biến vào yếu tố Trình độ của chủ DN gồm: Chủ DN nắm bắt thông tin về chính sách tín dụng của NH và Chủ DN xử lý tốt các tình huống phát sinh trong kinh doanh để đánh giá mức độ tác động của yếu tố đó đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên.
TỔNG KẾT NỘI DUNG CHƯƠNG 1
Trong nội dung Chương 1, luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước có liên quan đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV. Theo đó, DNNVV tiếp cận nhiều nguồn vốn khác nhau để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh nhưng đối với DNNVV tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam nhu cầu vay vốn tại NH chiếm tỷ lệ lớn. Tuy vậy, mức độ tiếp cận tại mỗi quốc gia, vùng, tỉnh có sự khác biệt. Các nhà khoa học đã sử dụng nhiều phương pháp phân tích định tính, định lượng để chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV với 03 nhóm yếu tố chính: môi trường và chính sách kinh tế vĩ mô, NH và DNNVV. Trên cơ sở đó, luận án tổng hợp bảng tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng của những công trình nghiên cứu trước đó. Bên cạnh đưa ra đánh giá chung, luận án đã chỉ ra “khoảng trống tri thức” của các nghiên cứu trước đây và tiến hành bổ sung một phần nhằm hoàn thiện hơn cơ sở lý luận, thực tiễn trong nội dụng tiếp cận tín dụng NH của DNNVV.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIẾP CẬN
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
2.1. Cơ sở lý luận về tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế
2.1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa
Cách xác định về DNNVV trên thế giới hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất, việc định nghĩa rõ DN nào là nhỏ và vừa rất linh hoạt tùy thuộc vào từng quốc gia, từng khu vực kinh tế. Theo tiêu chí phân loại của NH thế giới (World Bank), căn cứ vào quy mô có thể chia DNNVV thành ba loại: DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN vừa. Các tiêu chí để phân loại DNNVV của World Bank chủ yếu dựa vào số lượng lao động bình quân, tài sản và doanh thu hàng năm của DN. Ngoài ra World Bank còn đưa thêm tiêu chí về quy mô vay trung bình để phân loại DNNVV.
Bảng 2.1. Tiêu chí phân loại DNNVV của World Bank
Nhân viên (Người) | Tài sản (tỷ đồng) | Doanh thu hàng năm (tỷ đồng) | Quy mô vay trung bình (tỷ đồng) | |
Siêu nhỏ | < 10 | < 2,2 | < 2,2 | < 0,22 |
Nhỏ | < 50 | < 66 | < 66 | < 2,2 |
Vừa | < 300 | < 330 | < 330 | < 22 (< 44 tỷ đồng đối với một số quốc gia tiên tiến) |
Có thể bạn quan tâm!
- Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên - 1
- Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên - 2
- Sơ Lược Các Công Trình Nghiên Cứu Tiêu Biểu Về Tiếp Cận Tín Dụng Ngân Hàng
- Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa
- Các Hình Thức Tín Dụng Của Ngân Hàng Đối Với Dnnvv
- Bài Học Kinh Nghiệm Về Tiếp Cận Tín Dụng Nh Của Dnnnvv
Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tổng hợp từ World Bank) (Quy đổi tỷ giá bình quân: 1USD = 22.000 VNĐ)
Việc xác định quy mô DNNVV chỉ mang tính chất tương đối vì khái niệm còn chịu tác động của các yếu tố như trình độ phát triển của một nước, tính chất ngành nghề, điều kiện phát triển của một vùng lãnh thổ nhất định hay mục đích phân loại DN trong từng thời kỳ nhất định cho các chính sách hỗ trợ. Phụ lục 01 trình bày Phân loại DNNVV của một số quốc gia và khu vực theo các tiêu chí khác nhau, tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của mỗi nước việc phân loại DNNVV có khác biệt nhưng vẫn tuân theo một số tiêu chí cơ bản sau: số lượng lao động, tính
chất ngành nghề, quy mô vốn…Đây chính là cơ sở để tác giả làm rõ các tiêu chí cụ thể khi xác định DNNVV ở Việt Nam.
Trước năm 1988, chưa có định nghĩa cụ thể nào được Chính phủ đưa ra, do vậy một số địa phương, tổ chức đã xác định DNNVV dựa trên các tiêu chí như: số lao động (dưới 500 người), giá trị tài sản cố định (dưới 10 tỷ đồng), số dư vốn lưu động (dưới 8 tỷ đồng) và doanh thu hàng tháng (dưới 20 tỷ đồng) (Lê Xuân Bá, 2006). Văn bản đầu tiên đưa ra tiêu chí xác định DNNVV được trình bày trong Công văn số 681/CP-KCN theo đó, DNNVV là những DN có vốn đăng ký dưới 5 tỷ đồng và lao động thường xuyên dưới 200 người. Việc áp dụng một trong hai tiêu chí hoặc cả hai tiêu chí tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, ngành, lĩnh vực. Để hoàn thiện hơn cho khái niệm cũng như tránh những phân loại khác nhau giữa các tỉnh, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP trong đó đưa ra định nghĩa: “DNNVV là DN có số vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng VND và lao động dưới 300 người”. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên chính thức quy định về DNNVV, là cơ sở để các chính sách và biện pháp hỗ trợ cho DNNVV của cơ quan nhà nước, tổ chức trong và ngoài nước được triển khai.
Bảng 2.2. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp
DN siêu nhỏ | DN nhỏ | DN vừa | ||||
Số LĐ (Người) | Tổng vốn (tỷ đồng) | Số LĐ (Người) | Tổng vốn (tỷ đồng) | Số LĐ (Người) | Tổng vốn (tỷ đồng) | |
I- Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản | ≤ 10 | ≤ 3 | Từ trên 10 đến 100 | Từ trên 3 đến 20 | Từ trên 100 đến 200 | Từ trên 20 đến 100 |
II- Công nghiệp và xây dựng | ≤ 10 | ≤ 3 | Từ trên 10 đến 100 | Từ trên 3 đến 20 | Từ trên 100 đến 200 | Từ trên 20 đến 100 |
III- Thương mại và dịch vụ | ≤ 10 | ≤ 3 | Từ trên 10 đến 50 | Từ trên 3 đến 50 | Từ trên 50 đến 100 | Từ trên 50 đến 100 |
(Nguồn: Nghị định số 39/2018/NĐ-CP)
Để hoàn thiện hơn nữa Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ đã đưa ra định nghĩa và tiêu chí xác định DNNVV như sau: “DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp; siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của DN) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)”. Tuy vậy, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP đã có một điều chỉnh về tiêu chí phân loại DNNVV theo đó, bổ sung thêm tiêu chí về nguồn vốn, doanh thu đối với với DN siêu nhỏ; số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm của DN nhỏ và DN vừa trong các ngành nghề đều giảm; nguồn vốn, doanh thu đối với với DN nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có sự thay đổi theo hướng tăng lên so với Nghị định số 56/2009/NĐ-CP. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả sử dụng định nghĩa và tiêu chí phân loại DNNVV Nghị định số 39/2018/NĐ-CP làm căn cứ (Bảng 2.2). Như vậy so sánh với tiêu chí phân loại DNNVV giữa World Bank và Việt Nam ta thấy:
- Về số lượng lao động: không có sự chênh lệch quá lớn về quy định lao động phân theo quy mô DN.
- Về nguồn vốn: Đối với quy mô siêu nhỏ sự chênh lệch không lớn nhưng với quy mô nhỏ và vừa thì nguồn vốn theo World Bank quy định lớn hơn nhiều so với Việt Nam. Lý do, World Bank xây dựng quy mô vốn trên được tính dựa vào giá trị bình quân của tất cả các quốc gia trên thế giới bao gồm các quốc gia phát triển và đang phát triển. Như vậy, Việt Nam là 1 quốc gia đang phát triển nên quy mô DN còn khiêm tốn so với tiêu chuẩn World Bank, trong tương lai nếu có sự tăng trưởng mạnh trong nhóm DNNVV tiêu chí nguồn vốn có sự thay đổi tăng - đây là một mục tiêu phấn đấu của DNNVV nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
2.1.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Với những tiêu chí về DNNVV giống như các quốc gia trên thế giới, đặc điểm của DNNVV tại Việt Nam cũng có nhiều nét tương đồng nhưng vẫn mang đặc trưng riêng biệt, cụ thể:
DNNVV có quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính nhỏ
Với lượng vốn đầu tư giới hạn khoảng 100 tỷ đồng và số lượng lao động tối đa không quá 200 người nên quy mô của DN là tương đối nhỏ. Điều này mang lại một số lợi thế cho DNNVV như sự dễ thành lập, dễ gia nhập thị trường, sự thu hồi vốn