DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt | Từ đủ nghĩa | |
1 | BCTC | Báo cáo tài chính |
2 | BLTD | Bảo lãnh tín dụng |
3 | CBTD | Cán bộ tín dụng |
4 | CIEM | Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương |
5 | CN | Chi nhánh |
6 | CP | Chính phủ |
7 | CTCP | Công ty cổ phần |
8 | DN | |
9 | DNNVV | Doanh nghiệp nhỏ và vừa |
10 | DNTN | Doanh nghiệp tư nhân |
11 | EFA | Phân tích nhân tố khám phá |
12 | FDI | Đầu tư trực tiếp nước ngoài |
13 | GD | Giám đốc |
14 | GDP | Tổng sản phẩm quốc nội |
15 | KCN | Khu công nghiệp |
16 | KHCN | Khoa học công nghệ |
17 | LĐ | Lao động |
18 | NĐ | Nghị định |
19 | NH | |
20 | NHNN | Ngân hàng Nhà nước |
21 | NHTM | Ngân hàng thương mại |
22 | NHTMCP | Ngân hàng thương mại cổ phần |
23 | NHTW | Ngân hàng Trung ương |
24 | NQ | Nghị quyết |
Có thể bạn quan tâm!
- Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên - 1
- Sơ Lược Các Công Trình Nghiên Cứu Tiêu Biểu Về Tiếp Cận Tín Dụng Ngân Hàng
- Về Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tiếp Cận Tín Dụng Nh Của Dnnvv
- Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa
Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.
Từ viết tắt | Từ đủ nghĩa | |
25 | NSNN | Ngân sách nhà nước |
26 | PTNT | Phát triển nông thôn |
27 | SMEs | Doanh nghiệp nhỏ và vừa |
28 | SXKD | Sản xuất kinh doanh |
29 | TCTD | Tổ chức tín dụng |
30 | TN | Thái Nguyên |
31 | TNHH | Trách nhiệm hữu hạn |
32 | TP | Thành phố |
33 | TT | Thông tư |
34 | TX | Thị xã |
35 | UBND | Ủy ban nhân dân |
36 | VCCI | Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam |
37 | XDCB | Xây dựng cơ bản |
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tiêu chí phân loại DNNVV của World Bank 17
Bảng 2.2. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp 18
Bảng 3.1. Thông tin về cán bộ NH phỏng vấn 56
Bảng 3.2. Số lượng DNNVV phát phiếu điều tra, phỏng vấn theo địa bàn 57
Bảng 3.3. Đặc điểm DNNVV phỏng vấn 58
Bảng 3.4. Đặc điểm cán bộ quản lý DNNVV phỏng vấn 58
Bảng 3.5. Thang đo quãng Likert đo lường mức độ đồng ý 59
Bảng 3.6. Các biến đặc trưng và thang đo chất lượng tốt 64
Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 201872 Bảng 4.2. Số lượng DNNVV tỉnh Thái Nguyên đang hoạt động phân theo quy mô và ngành kinh tế 77
Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu phán ánh kết quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV tỉnh Thái Nguyên phân theo ngành nghề 78
Bảng 4.4. Biến động lãi suất NHTM giai đoạn 2013 – 2018 82
Bảng 4.5. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM giai đoạn 2013 - 2018 85
Bảng 4.6. Số lượng và số vốn DNNVV vay được từ NHTM phân theo ngành nghề kinh doanh 87
Bảng 4.7. Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên 89
Bảng 4.8. Số lượng vốn vay NH của các DNNVV tỉnh Thái Nguyên phân theo thời hạn và quy mô 92
Bảng 4.9. Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng NH của DNNVV 93
Bảng 4.10. Tổng hợp nhu cầu và tỷ lệ vốn vay được của các DNNVV điều tra 95
Bảng 4.11. Đánh giá mức độ tiếp cận tín dụng NH của DNNVV 96
Bảng 4.12. Những khó khăn của DNNVV khi tiếp cận tín dụng NH 97
Bảng 4.13. Tổng hợp kết quả thống kê các yếu tố ảnh hưởng từ phía NH 100
Bảng 4.14. Tổng hợp kết quả thống kê các yếu tố từ phía DNNVV 104
Bảng 4.15. Tổng hợp kết quả phân tích EFA các yếu tố phía DNNVV 108
Bảng 4.16. Kiểm định KMO và Bartlett phía DNNVV 108
Bảng 4.17. Phân tích mức độ phù hợp của các yếu tố phía DNNVV 109
Bảng 4.18. Kết quả kiểm định mô hình các yếu tố từ phía DNNVV 110
Bảng 4.19. Tổng hợp sự khác biệt về mức độ tiếp cận vốn tín dụng NH của DNNVV 116 Bảng 4.20. Sự khác biệt giữa ngành nghề kinh doanh đến mức độ tiếp cận tín dụng NH 116
Bảng 4.21. Sự khác biệt giữa quy mô DNNVV đến mức độ tiếp cận tín dụng NH .117 Bảng 4.22. Sự khác biệt về mức độ tiếp cận tín dụng NH theo ngành nghề kinh doanh 118
Bảng 4.23. Sự so sánh giữa ngành nghề kinh doanh đến các quan sát của mức độ tiếp cận tín dụng NH 119
Bảng 4.24. Sự khác biệt về mức độ tiếp cận tín dụng NH theo quy mô DN 121
Bảng 4.25. Sự so sánh giữa quy mô DNNVV đến các quan sát của mức độ tiếp cận tín dụng NH 122
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ
Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu luận án 49
Sơ đồ 3.2. Khung phân tích của luận án 50
Sơ đồ 3.3. Khung phân tích các yếu tố từ phía DN ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV 62
Sơ đồ 4.1. Quy trình tín dụng của NH đối với DNNVV 80
Biểu đồ
Biểu đồ 4.1. Số lượng DNNVV tỉnh Thái Nguyên phân theo loại hình DN 76
Biểu đồ 4.2. Kết quả huy động và cho vay vốn tại các NHTM tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2018 84
Biểu đồ 4.3. Kết quả kinh doanh của các chi nhánh NHTM năm 2018 86
Biểu đồ 4.4. Cơ cấu dư nợ cho vay DNNVV của các NHTM năm 2017 90
Biểu đồ 4.5. Cơ cấu dư nợ tín dụng NH đối với DNNVV tỉnh Thái Nguyên theo quy mô 91
Biểu đồ 4.6. Thị phần dư nợ cho vay DNNVV của các NHTM năm 2013 và 2018 ..94 Biểu đồ 4.7. Số lượng DNNVV vay được vốn NH giai đoạn 2013 - 2018 99
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Trong nền kinh tế hiện nay, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Tính đến tháng 06/2018 cả nước có khoảng trên
620.000 DNNVV, chiếm 97,5% tổng số doanh nghiệp (DN) đang hoạt động thực tế trong đó số DN quy mô vừa chiếm 1,6%, còn lại là DN quy mô nhỏ và siêu nhỏ (Hiệp hội DNNVV1, 2018). Hàng năm nhóm DN này đóng góp khoảng 40% GDP; 30% thu nộp ngân sách nhà nước, 33% giá trị sản lượng công nghiệp, 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu và tạo ra gần 60% việc làm...Để có sự phát triển bền vững, DN cần có nguồn vốn ổn định, trong đó 02 nguồn vốn được DNNVV sử dụng là: vốn tự có và vốn vay. Trên thực tế, hầu hết các DN đều có nhu cầu vay vốn trong quá trình kinh doanh và DN tìm kiếm vốn từ nhiều nguồn tài chính khác nhau. Tại Việt Nam, hiện có đến 80% DNNVV có nhu cầu được tiếp cận các nguồn tín dụng từ ngân hàng (Cục Phát triển DN, 2017) vì DN có thể vay với số tiền lớn, thời gian linh hoạt và tính đảm bảo cao. Tuy vậy, nhiều cuộc khảo sát đã chỉ ra DNNVV trong nước gặp nhiều trở ngại khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng (NH). Theo đó, có 32,38% DN tiếp cận được nguồn tín dụng của các NH; 35,24% khó tiếp cận và 32,38% không tiếp cận được (CIEM, 2017). Lý do được các nhà nghiên cứu chỉ ra tập trung vào các nguyên nhân như sau: Tính minh bạch tài chính thấp; Năng lực điều hành DN còn non yếu; Tính rủi ro của các phương án kinh doanh cao; Tài sản đảm bảo không đáp ứng yêu cầu; Thủ tục vay vốn phức tạp; Thời gian xem xét cho vay kéo dài; Trình độ của cán bộ tín dụng còn hạn chế…Ngoài ra, sự bất ổn trong kinh tế vĩ mô cũng tác động đến tiếp cận vốn tín dụng NH của DNNVV.
Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung và là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du Bắc Bộ. Tính đến 31/12/2018, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có khoảng 3200 DNNVV đang hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) chiếm trên 95% số DN của tỉnh (Niêm giám thống kê tỉnh Thái Nguyên). Giống như các DNNVV trên cả nước, nguồn vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình SXKD của DN. Hàng năm nhu cầu vay vốn NH của DN không ngừng tăng lên nhưng việc đáp ứng các tiêu chuẩn để được NH cho vay còn hạn chế là lý do chính
1 Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa: www.vinasme.vn
khiến 70% số DN không vay được vốn (Nguyễn Thị Minh Huệ, 2015). Với nhiều chính sách thúc đẩy từ phía NH và nỗ lực của DNNVV tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2013 – 2018 số lượng DN và số vốn vay được tăng đều theo năm (Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thái Nguyên). Trong năm 2018, đã có gần 1200 DNNVV vay được vốn từ các chi nhánh NH trên địa bàn tỉnh với số vốn vay được đạt khoảng 31 nghìn tỷ đồng. Với 36,9% DNNVV trên địa bàn tỉnh vay được vốn NH so với mức chung của cả nước là 32,38% đã cao hơn nhưng mức chênh lệch thấp, chưa phản ánh được sự vượt trội. Do vậy, nỗ lực trong hoàn thiện hệ thống tín dụng NH là đòi hỏi cấp thiết giúp DNNVV có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Đặc biệt, với thách thức trong thời kỳ mới ngày càng tăng, trong đó xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi các DNNVV cần phải khẳng định hơn nữa vai trò “xương sống” nền kinh nên nếu nguồn vốn kinh doanh không đảm bảo sẽ tác động lớn đến sự phát triển của bản thân DN và kinh tế quốc gia. Mục tiêu trong thời gian tới đối với Chính phủ, địa phương, ngành NH và các DNNVV cần phải có nhiều biện pháp thích hợp nhằm thúc đẩy quan hệ tín dụng giữa ngân hàng thương mại (NHTM) với DNNVV, giải quyết triệt để những khó khăn, trở ngại trong quá trình tiếp cận vốn tín dụng NH nhờ đó tạo cơ hội cho DN chủ động hơn trong nguồn vốn vay, mở rộng kinh doanh và phát triển bền vững. Với sự cần thiết, ý nghĩa khoa học, thực tiễn được phân tích trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” làm nội dung nghiên cứu luận án của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đề xuất các giải pháp tăng cường tiếp cận tín dụng NH của DNNVV thông qua đánh giá thực trạng tiếp cận dưới góc độ của: Chính phủ, NH, DNNVV bằng nhiều phương pháp nghiên cứu phù hợp. Từ đó giúp Chính phủ kịp thời đưa ra các văn bản, chính sách hướng dẫn nhằm cụ thể hóa chương trình hỗ trợ tín dụng đối với DNNVV và tạo điều kiện cho DN tiếp cận, lựa chọn các nguồn vốn khác nhau giúp đảm bảo nguồn lực tài chính cho quá trình phát triển của DN.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu tập trung vào các vấn đề sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về DNNVV, tín dụng NH đối với DNNVV, tiếp cận tín dụng NH của DNNVV.
Thứ hai, phân tích thực trạng tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2018.
Thứ ba, nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tiếp cận nguồn vốn tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên, trong đó tập trung phân tích các yếu tố từ phía DNNVV bằng nhiều phương pháp nghiên cứu phù hợp.
Thứ tư, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị tăng cường tiếp cận nguồn tín dụng NH giúp DN chủ động hơn trong các nguồn lực tài chính.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về tiếp cận nguồn tín dụng NH của DNNVV.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời, luận án cũng tìm hiểu kết quả nghiên cứu cũng như kinh nghiệm hỗ trợ, phát triển nguồn tín dụng NH đối với DNNVV ở một số quốc gia, NHTM tiêu biểu trên thế giới và một số tỉnh, DN của Việt Nam.
3.2.2. Phạm vi thời gian
Số liệu thứ cấp: thu thập trong giai đoạn 2013 - 2018;
Số liệu sơ cấp: thu thập thông tin điều tra trong năm 2017 Các giải pháp được nghiên cứu và đề xuất đến năm 2025.
3.2.3. Phạm vi nội dung
Về tiêu chí xác định và phân loại DNNVV, tác giả sử dụng cách xác định và phân loại DNNVV theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP.
Về thuật ngữ “tín dụng NH” luận án đề cập trên khía cạnh hoạt động cho vay của NHTM đối với DNNVV. Các NH mà DNNVV tiếp cận vốn tín dụng được giới hạn ở các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.