Kinh Nghiệm Của Tỉnh Bình Dương [17],[76],[77],[82]


tiến độ cam kết hoặc khi các nhà đầu tư ngoài nước bán quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích dự án và chuyển nhượng để kiếm lời bất chính.

- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá thông tin, thu hút vốn FDI vào các lĩnh vực dịch vụ - du lịch cao cấp; công nghiệp - phụ trợ không gây ô nhiễm; chú trọng loại hình đầu tư công nghệ cao, quan tâm nhiều đến các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính để triển khai nhanh các dự án.

- Để thu hút nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Khu Công nghệ cao, thành phố Đà Nẵng đã thực hiện miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuê và tài sản thuộc sở hữu của nhà đầu tư gắn liền với đất sau khi được sự chấp thuận của Ban quản lý Khu Công nghệ cao; thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất thuê và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; góp vốn bằng quyền sử dụng đất thuê và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác liên doanh với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong thời hạn thuê đất đối với trường hợp đã trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

1.5.2.3. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương [17],[76],[77],[82]

Tỉnh Bình Dương bước vào xây dựng và phát triển công nghiệp ở điểm xuất phát thấp là một tỉnh thuần nông, gần như chưa có cơ sở hạ tầng về công nghiệp. Thực tiễn đó bắt buộc tỉnh Bình Dương phải có bước đột phá, đi tắt đón đầu. “Cú huých” từ công nghiệp đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của tỉnh Bình Dương như một “phép màu” kỳ diệu. Nếu như giai đoạn 1996 - 1997, Bình Dương chỉ mới sơ khai 2 KCN Sóng Thần, Việt Nam - Singapore thì đến nay, đã có tới 28 KCN được hình thành với tổng diện tích quy hoạch

9.093 ha, trong đó đã có 24 KCN đi vào hoạt động chính thức. Tổng vốn đầu tư hạ tầng KCN là trên 7.758 tỷ đồng và trên 150 triệu USD. Ngoài ra, tỉnh


Bình Dương còn có 8 cụm công nghiệp với diện tích gần 600 ha, trong đó có 3 cụm công nghiệp đã lấp kín diện tích, 5 cụm công nghiệp đang tiếp tục giai đoạn đền bù giải tỏa. Công nghiệp phát triển kéo theo nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước ồ ạt đổ vào tỉnh Bình Dương đầu tư. Tính đến hết năm 2011, tỉnh Bình Dương đã thu hút thêm 889 triệu USD vốn FDI gồm 76 dự án mới với tổng vốn đăng ký 408,5 triệu USD và 118 dự án tăng vốn 480,5 triệu USD; nâng tổng số dự án của tỉnh lên 2.054 với tổng vốn 14.576 triệu USD. Vậy cách làm nào đã tạo nên sự thành công trong thu hút vốn FDI của tỉnh Bình Dương:

- Nhờ sự kết hợp nhuần nhuyễn cả 3 yếu tố: Thiên thời địa lợi nhân hòa, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, con người Bình Dương năng động, đoàn kết mà hạt nhân là đội ngũ cán bộ giàu năng lực, đồng sức đồng lòng. Công việc giải tỏa đền bù là vấn đề rất khó khăn tại các địa phương nhưng ở tỉnh Bình Dương việc giải tỏa vài chục nghìn ha đất để xây dựng cơ sở hạ tầng đường giao thông, KCN được nhân dân hoàn toàn ủng hộ. Làm được như vậy là do tâm nguyện của lãnh đạo và người dân gặp được nhau. Nhờ có sự nhất trí và ủng hộ xuyên suốt từ trên xuống dưới nên với việc “trải thảm đỏ” mời gọi đầu tư, đón rước nhân tài, tỉnh Bình Dương đã thu hút được rất nhiều nhà khoa học, nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

- Tỉnh Bình Dương có cơ sở hạ tầng KCN được đầu tư bài bản để phục vụ thu hút đầu tư. Với kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tương đối phát triển so với các địa phương trong khu vực, tỉnh Bình Dương có khả năng kết nối thuận lợi các tuyến giao thông quan trọng trong vùng như đường Xuyên Á từ cửa khẩu Mộc Bài, cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cùng các khu đô thị lớn trong vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, các KCN đều thành công và thu hút rất nhiều dự án vào sản xuất - kinh doanh,


Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào tỉnh Nghệ An - 11

góp phần đưa công nghiệp tỉnh phát triển nhanh và ổn định. Chính từ hạ tầng các KCN tốt đã đưa tỉnh Bình Dương trở thành điểm sáng trong tốp đầu thu hút đầu tư, hơn 10 năm trở lại đây, vốn FDI vào tỉnh ngày càng tăng, trở thành địa phương hấp dẫn với các nhà đầu tư đến từ châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore…

- Trong lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính, cơ chế “Một cửa” được tỉnh Bình Dương quán triệt sâu sắc. Ban Quản lý KCN và Sở Kế hoạch & Đầu tư là 2 cơ quan “công bộc” cho đến khi cấp phép. Nếu không may bị “tắc” do không thuộc thẩm quyền của tỉnh thì lãnh đạo của tỉnh sẽ phối hợp với các nhà đầu tư cùng “gõ cửa” các cơ quan Trung ương để giải quyết. Đã trở thành truyền thống, lãnh đạo tỉnh hàng tháng có chương trình cùng cán bộ đầu ngành tỉnh xuống với các doanh nghiệp để tìm hiểu động viên, giải quyết vướng mắc tại chỗ, “coi khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp là khó khăn vướng mắc của tỉnh”. Ngày Tết, ngày lễ, không chỉ doanh nghiệp đến thăm tỉnh, mà tỉnh đến thăm doanh nghiệp, tổ chức hẳn một ngày Tết doanh nghiệp hàng năm để khen thưởng, biểu dương doanh nghiệp hoàn thành tốt kế hoạch. Ngay cả trong những trường hợp yếu tố tâm lý như số giấy phép, biển số xe, ngày khởi công…nhà đầu tư cần số tốt, ngày tốt, tỉnh cũng sẵn sàng tạo điều kiện. Yếu tố tâm lý tưởng đơn giản, thật ra là một cách tiếp thị còn hơn cả những chuyến công du nước ngoài tốn kém bạc tỷ lấy từ ngân sách mà ra về tay không. Các nhà đầu tư không những yên tâm mà còn tuyên truyền, vận động thêm bạn bè, đối tác đến tỉnh Bình Dương đầu tư.

1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Nghệ An

Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg ngày 17/12/2007, theo đó quan điểm phát triển của tỉnh trong thời gian tới là tiếp tục đổi mới và tạo đột phá để phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội trên


cơ sở phát huy nội lực gắn với tranh thủ tối đa ngoại lực trong thế chủ động hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Với mục tiêu tổng quát là phấn đấu đưa tỉnh Nghệ An thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo và kém phát triển vào năm 2015, cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020, quyết tâm đưa tỉnh Nghệ An sớm trở thành một trong những tỉnh khá của cả nước. Xây dựng tỉnh Nghệ An trở thành một trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại, giáo dục, y tế, văn hóa và khoa học - công nghệ của vùng Bắc Trung Bộ, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ. Để đạt được mục tiêu phát triển theo quy hoạch đã được phê duyệt, đòi hỏi tỉnh phải huy động được nguồn lực đầu tư lớn, đặc biệt là nguồn vốn FDI thực sự trở thành nguồn vốn cần thiết cho đầu tư phát triển tỉnh Nghệ An, những lợi ích mà vốn FDI mang lại đã làm cho thu hút vốn FDI trở thành một vấn đề quan trọng mà tỉnh Nghệ An luôn quan tâm hằng đầu.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm thu hút vốn FDI của một số nước châu Á và một số tỉnh, thành phố tại Việt Nam, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho tỉnh Nghệ An trong thu hút vốn FDI như sau:

Thứ nhất, môi trường kinh tế, chính trị - xã hội phải ổn định và tăng cường vai trò của chính quyền địa phương

Điều kiện tiên quyết để thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài là cần có sự ổn định về chính trị - xã hội và môi trường kinh tế. Sự ổn định này sẽ hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chính quyền địa phương cần làm tốt việc kiểm tra các thủ tục cấp giấy phép đầu tư, nắm chắc thông tin về đối tác, công nghệ, xem xét cụ thể về quy mô diện tích, địa điểm xây dựng các dự án cho phù hợp. Phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành và địa phương liên quan cũng như với các cơ quan Trung ương trong việc thẩm tra, cấp phép các dự án đầu tư và theo dõi, đôn đốc các dự án đầu tư sau cấp phép. Mặc dù đã phân cấp thẩm quyền nhưng vẫn rất cần sự phối hợp thông tin giữa địa phương với Trung ương. Điều này đặc biệt quan trọng nhằm tránh các dự án “bong


bóng”, tức là các dự án được thổi phồng lên với mục đích nhanh chóng có được giấy phép đầu tư từ phía chính quyền địa phương, phô trương thanh thế để huy động vốn và nhất là được cấp nhiều đất.

Các cấp chính quyền địa phương kiểm tra, giám sát, cùng đồng hành với nhà đầu tư nước ngoài để hướng dẫn, tạo điều kiện, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc cho các dự án đầu tư thực hiện đúng cam kết và kiên quyết thu hồi các dự án triển khai chậm tiến độ, các dự án treo. Phối hợp với Ban quản lý các KCN, KKT kiểm tra việc chấp hành luật pháp Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài như: bảo vệ môi trường, tiền công, tiền lương, bảo hiểm, an toàn lao động…

Tăng cường vai trò của các cấp chính quyền trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài là rất cần thiết để tạo môi trường thu hút đầu tư, bảo đảm đầu tư nước ngoài theo quy hoạch, định hướng của nhà nước, khai thác nguồn lực có hiệu quả, bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững tại địa phương.

Thứ hai, cần chú trọng và tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài

Đẩy mạnh xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật. Vấn đề này được các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài quan tâm hàng đầu. Với một kết cấu hạ tầng tương đối hoàn chỉnh và hiện đại sẽ đảm bảo thực hiện di chuyển vốn nhanh và kịp thời ứng phó với những biến động của thị trường. Tăng cường chất lượng cơ sở hạ tầng giúp giảm chi phí kinh doanh cho các nhà đầu tư là yêu cầu cấp bách, không chỉ có tác dụng thu hút thêm các dự án FDI mà còn giữ chân những dự án đang hiện hữu.

Vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nên huy động từ nhiều nguồn khác nhau: vốn ngân sách, vay thương mại, phát hành trái phiếu, khuyến khích vốn tư nhân đầu tư cho các dự án Nhà nước…cần có quy chế ưu đãi rõ ràng, cụ thể


và đủ sức hấp dẫn đối với các hình thức đầu tư khác nhau vào các dự án, lĩnh vực trọng điểm. Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ tăng sự hấp dẫn của môi trường đầu tư mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, tăng thu hút vốn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng…

Thứ ba, thủ tục hành chính cần đơn giản, gọn nhẹ

Phải thường xuyên rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư để vừa khuyến khích các nhà đầu tư vừa đảm bảo phù hợp với các quy định chung của Nhà nước, tránh trường hợp “xé rào” trong thủ tục hành chính nhưng sau đó phải dừng lại, gây mất lòng tin đối với các nhà đầu tư. Các thủ tục hành chính cần công khai hoá, minh bạch hoá và được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, đảm bảo thông tin đến với các nhà đầu tư nước ngoài một cách thuận lợi nhất. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực FDI, đơn giản hoá thủ tục thẩm định và cấp phép đầu tư, kiên quyết xử lý những trường hợp hạch sách, nhũng nhiễu, vô trách nhiệm của các cán bộ cơ quan công quyền. Xây dựng và triển khai cơ chế “một cửa liên thông” trong xử lý hồ sơ của nhà đầu tư, thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh qua mạng.

Thứ tư, tăng cường các dịch vụ hỗ trợ để thu hút nguồn vốn FDI

Chính sách phát triển dịch vụ hỗ trợ liên quan đến hoạt động FDI là rất cần thiết cho các nhà đầu tư nước ngoài như: dịch vụ tư vấn hỗ trợ trong thực hiện các thủ tục hành chính, tư vấn pháp luật, cung cấp các thông tin đến thị trường, các chương trình marketing, các hỗ trợ để doanh nghiệp có thể tiếp cận được các dịch vụ tài chính, vận tải, kho bãi, hay chuyển giao công nghệ, dịch vụ hỗ trợ sau cấp phép…

Thứ năm, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao tại địa phương

Phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực cho các ngành công nghệ cao. Phát triển và đổi mới cơ bản đào tạo, dạy nghề theo


định hướng yêu cầu của thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, của các nhà đầu tư nước ngoài và yêu cầu việc làm của người lao động. Phát triển thị trường lao động và hoàn thiện thị trường lao động theo hướng tiếp cận với chuẩn mực chung của quốc tế về đào tạo, dạy nghề, về lao động, việc làm, phù hợp với thông lệ và cam kết quốc tế của đất nước trong quá trình hội nhập. Địa phương phải có chính sách đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài, trong trường hợp không đào tạo được thì phải có các chính sách thu hút nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Nâng cao trình độ thẩm định dự án của các cán bộ phụ trách tại địa phương cũng là vấn đề cần được quan tâm, bồi dưỡng.

Thứ sáu, coi trọng quy hoạch và xúc tiến đầu tư

Chủ động chủ trì và phối hợp với các cơ quan sở, ban, ngành sớm xây dựng và quản lý thống nhất triển khai các quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch không gian sử dụng đất, cũng như quy hoạch chi tiết các ngành, lãnh thổ cần thiết. Trừ một số dự án đặc thù như khai thác chế biến khoáng sản, chế biến nông sản gắn với vùng nguyên liệu, các dự án cần đặt tại nơi có thị trường tiêu thụ trực tiếp, cần định hướng quy tụ các dự án FDI tập trung vào các KKT, KCN được xây dựng phù hợp theo quy hoạch, đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm soát môi trường nghiêm ngặt. Trên cơ sở đó, hình thành các danh mục, dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài và tiến hành xúc tiến đầu tư có địa chỉ theo lộ trình thích hợp, trong đó xác định rõ yêu cầu về đối tác dự án, sản phẩm, công suất, tiến độ, trình độ công nghệ, thị trường tiêu thụ, địa bàn thực hiện dự án, các chính sách khuyến khích, ưu đãi cần thiết.

Thứ bảy, chủ động lựa chọn các dự án, nhà đầu tư nước ngoài và công nghệ phù hợp

Phải chủ động lựa chọn dự án FDI, tránh tình trạng dễ dãi, tuỳ tiện, tin vào những lời hứa hẹn của nhà đầu tư nước ngoài mà buộc phải có thiết kế dự án cụ


thể khả thi và đầu tư vào khâu bảo vệ môi trường mới cấp phép cho triển khai dự án. Nếu nhà đầu tư nước ngoài có quyền lựa chọn địa điểm và nước để đầu tư thì địa phương cũng có quyền cho phép hoặc từ chối những dự án không có lợi cho cộng đồng dân cư. Định hướng đầu tư, kiên quyết từ chối cấp giấy phép cho các ngành chưa khuyến khích, hướng vào những ngành mà địa phương cần vốn và công nghệ để cải tạo, nâng cấp, phát triển. Không chấp nhận cho đầu tư những ngành, lĩnh vực dù tạo nhiều việc làm nhưng kỹ thuật trung bình, gây ô nhiễm môi trường. Thành phố Đà Nẵng đã từng từ chối dự án nhà máy cán thép hơn 1 tỷ USD để bảo vệ môi trường. Phải xem xét kỹ các dự án có vốn đầu tư lớn, tìm hiểu cụ thể thương hiệu và năng lực thực tế của đối tác, thực hiện nguyên tắc “Chưa biết rõ về nhà đầu tư nước ngoài thì chưa cấp giấy phép đầu tư”. Phải có quan điểm đúng đắn, giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài để bảo đảm sự phát triển bền vững.

Thứ tám, cần kiến nghị với Nhà nước về hoàn thiện khung pháp lý phù hợp với pháp luật Việt Nam nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng hơn

Cần có kiến nghị với Nhà nước về những chính sách chưa phù hợp, gây cản trở, vướng mắc, khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài; những chính sách ưu đãi chưa phù hợp với quy định của pháp luật để từ đó Nhà nước đưa ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với pháp luật Việt Nam nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/10/2022