là chi phí cố định và chi phí biến đổi. Thêm vào đó, các chi phí này cần được hạch toán theo đối tượng chi phí phù hợp với nhu cầu sử dụng của các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định và thực hiện các chức năng quản trị DN. Đối tượng hạch toán chi phí thường là các loại dịch vụ, các bộ phận, tổ, v.v...
Thứ hai, chi phí SXC cần được phân bổ cho các bộ phận hoặc dịch vụ liên quan theo cách thức phù hợp nhằm tránh làm sai lệch hiệu quả kinh doanh của các bộ phận. Phương pháp phân bổ chi phí chung cho kết quả chính xác nhất là phương pháp hạch toán chi phí theo hoạt động. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp hoạch toán chi phí theo hoạt động cần chú ý so sánh giữa lợi ích thu được với chi phí để thực hiện phương pháp này.
Thứ ba, việc xây dựng chi phí chuẩn cần có sự tham gia của nhiều bộ phận liên quan như ban giám đốc, bộ phận kế toán, trưởng bộ phận, nhân viên kỹ thuật, vật tư và công nhân. Chi phí chuẩn cần được xem xét thường xuyên theo quý hoặc nửa năm.
Thứ tư, VNPT Bắc Ninh cần lập đầy đủ các loại dự toán để phục vụ cho việc kiểm soát và đánh giá hiệu quả. Các dự toán này cần được lập thường xuyên theo tháng. Phương pháp sử dụng để lập dự toán là phương pháp tự lập từ dưới lên.
Thứ năm, để phục vụ kiểm soát chi phí và đánh giá hiệu quả, các VNPT Bắc Ninh cần vận dụng hệ thống kế toán trách nhiệm với các tiêu thức đánh giá phù hợp với mỗi loại trung tâm trách nhiệm.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng công tác quản trị chi phí của VNPT Bắc Ninh diễn ra như thế nào ?
- Các yếu nào ảnh hưởng đến công tác quản trị chi phí của VNPT Bắc Ninh?
- Để tăng cường công tác quản trị chi phí của VNPT Bắc Ninh cần thực hiện những giải pháp nào?
2.2. Các phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1.Thông tin thứ cấp
Nguồn thông tin thứ cấp được tác giả sử dụng trong luận văn bao gồm: các báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh... giai đoạn 2016-2018, các tạp chí chuyên ngành, các báo chí thông tin được xuất bản; các báo cáo, các thông tin liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh của VNPT Bắc Ninh. Thông tin này được thu thập trên các trang mạng và thu thập trực tiếp tại VNPT Bắc Ninh.
2.2.1.2.Thông tin sơ cấp
Là những thông tin đã thu thập được từ điều tra, khảo sát: phỏng vấn những lãnh đạo nhân viên trực tiếp tham gia quản lý sản xuất kinh doanh.
* Bước 1: Đối tượng và quy mô mẫu điều tra
- Đối tượng điều tra: Cán bộ thuộc bộ phận quản lý doanh nghiệp gồm phòng tài chính - kế toán, phòng kinh tế kỹ thuật, phòng tổ chức nhân sự, phòng kinh doanh. Tác giả không điều tra công nhân sản xuất.
- Cỡ mẫu điều tra: Do số lượng cán bộ, nhân viên của các phòng ban tại VNPT Bắc Ninh tương đối lớn nên tác giả tiến hành điều tra chọn mẫu. Cỡ mẫu được xác định theo công thức Slovin:
n = N/(1+N* e2)
Trong đó: n: cỡ mẫu N: Tổng thể mẫu
e: Sai số
Tác dụng sử dụng sai số tiêu chuẩn 5%. Đây là sai số được sử dụng phổ biến và đảm bảo ý nghĩa thống kê. Như vậy e = 0.05.
Tổng số cán bộ các phòng ban liên quan và lãnh đạo các đơn vị là 211 người, như vậy ta có N = 211 (không tính lao động phổ thông). Thay vào công thức trên ta sẽ có số mẫu đạt đủ tính đại diện là n= 140 mẫu.
* Bước 2: Tiến hành điều tra
a. Thời gian và địa điểm điều tra
Chọn địa điểm nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn tới kết quả nghiên cứu. Trong bài viết này tác giả chọn địa điểm nghiên cứu là VNPT Bắc Ninh với các lý do sau:
- Bản thân tác giả là cán bộ đang làm việc tại đơn vị.
- Mặt khác trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, việc quản trị trong mỗi doanh nghiệp nhất là quản trị chi phí, đứng vững trên thị trường đang là vấn đề sống còn. Dựa trên các tài liệu thực tế tại đơn vị mình, tôi muốn tìm hiểu, phân tích được những mặt mạnh, những tồn tại hạn chế trong công tác quản trị chi phí của đơn vị. Cụ thể trong phương pháp này là: Nghiên cứu tại phòng tài chính kế toán và các phòng ban trong bộ phận quản lý doanh nghiệp để đánh giá chung tình hình quản lý toàn đơn vị.
- Thời gian điều tra: Năm 2018.
b. Nội dung điều tra:
- Thực trạng quản trị chi phí
- Kết quả quản trị chi phí.
- Năng lực quản lý của lãnh đạo.
- Chính sách lương, thưởng.
- Trình độ, tay nghề của người lao động.
c. Thực hiện điều tra:
- Bước 1: Điều tra thử để kiểm tra tính phù hợp của bảng hỏi.
- Bước 2: Điều chỉnh phiếu.
- Bước 3: Tiến hành điều tra thực tế.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
Từ các thông tin thứ cấp và sơ cấp đã thu thập được, tổng hợp các thông tin để lên các bảng biểu, sử dụng một số công cụ của MicrosoPt 2010 và một số chương trình ứng dụng khác để tính toán phục vụ cho quá trình phân tích.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp biểu đồ để phân tích đánh giá một cách khách quan, khoa học về các nội dung nghiên cứu.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp phân tổ
Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập thông tin sẽ được phân tổ theo các tiêu chí đã được xây dựng. Phương pháp phân tổ sẽ cho biết thực trạng và từ đó có những nhận định chính xác nhất đối với tình hình quản trị chi phí của VNPT Bắc Ninh.
2.2.3.2.Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thông kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được tại thời điểm hiện tại của đối tượng nghiên cứu, ở đây chính là các nhân viên làm việc tại VNPT Bắc Ninh từ việc nghiên cứu thực nghiệm qua các tài liệu thu thập được và qua các cuộc khảo sát, lấy ý kiến. Với việc sử dụng các kỹ thuật của phương pháp thống kê mô tả như: bảng biểu, đồ thị, sơ đồ,… sẽ giúp chúng ta đưa ra những thống kê mô tả một cách chính xác và chân thực nhất tình hình công tác quản trị chi phí của VNPT Bắc Ninh để đưa ra những giải pháp tốt nhất để hoàn thiện công tác quản trị chi phí của VNPT Bắc Ninh
2.2.3.3. Phương pháp so sánh
Cũng giống với nội dung của phương pháp thống kê mô tả là sử dụng số liệu để phân tích, nhưng điểm khác ở đây là phương pháp thống kê so sánh sẽ sử dụng nguồn số liệu qua từng thời kỳ, từng giai đoạn, từng năm so với năm hiện tại để so sánh xem mức độ tăng lên hay giảm xuống, mức độ phát triển hay không phát triển để kịp thời đưa ra các giải pháp, kết quả kinh doanh, tình hình tài chính,… qua các năm để thấy được tình hình kinh doanh của VNPT Bắc Ninh.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh
- Vòng quay tổng vốn: Công thức:
Doanh thu thuần | x 100 |
Vốn kinh doanh |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Về Quản Trị Chi Phí Trong Doanh Nghiệp Bưu Chính Viễn Thông
- Tăng cường quản trị chi phí tại VNPT Bắc Ninh - 4
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Trị Chi Phí Tại Doanh Nghiệp Bưu Chính Viễn Thông
- Trước Thời Điểm Thực Hiện Mô Hình Tái Cơ Cấu
- Chi Phí Sản Xuất Của Vnpt Bắc Ninh Giai Đoạn 2016-2018
- Dự Toán Chi Tiết Chi Phí Nguyên Vật Liệu Của Vnpt Bắc Ninh Năm 2018
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh
Lợi nhuận thuần | x 100 |
Vốn kinh doanh |
Chỉ tiêu này cho thấy cứ 100đ vốn bỏ vào đầu tư sau một năm thu được bao nhiều đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn sản xuất cho phép đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau về quy mô sản xuất.
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quản trị chi phí
Để đánh giá hoạt động quản trị chi phí tại các doanh nghiệp bưu chính viễn thông bao gồm các chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu lập dự toán chi phí bao gồm các hoạt động lập dự toán về CPNVLTT, CPNCTT, CPSCX, CPQL, CPBH
- Tổ chức thực hiện bao gồm các hoạt động tổ chức thực hiện về các loại chi phí gồm có CPNVLTT, CPNCTT, CPSCX, CPQL, CPBH
- Kiểm soát chi tổ chức đánh giá kết quả thực hiện so với lập dự toán về các loại chi phí gồm có CPNVLTT, CPNCTT, CPSCX, CPQL, CPBH
- Ra quyết định quản trị chi phí
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI VNPT BẮC NINH
3.1. Khái quát về VNPT Bắc Ninh
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ
Ngày 6/12/2007, Hội đồng Quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã có quyết định số 597/QĐ-TCCB/HĐQT về việc chính thức thành lập Viễn thông Bắc Ninh.
Kể từ ngày 1/1/2008, Viễn thông Bắc Ninh chính thức được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động độc lập. Tuy nhiên, mạng lưới của Viễn thông Bắc Ninh đã là một mạng lưới rộng khắp, được khởi nguồn xây dựng từ rất lâu. Bởi lẽ, tiền thân của Viễn thông Bắc Ninh là Bưu điện tỉnh Bắc Ninh với bề dày lịch sử truyền thống .
Trên cơ sở tổ chức lại các đơn vị kinh doanh dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin và các đơn vị trực thuộc khác của Bưu điện tỉnh Bắc Ninh sau khi thực hiện phương án chia tách bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Viễn Thông Bắc Ninh, là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; Có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ chuyên ngành viễn thông - công nghệ thông tin như sau: Tổ chức, xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng viễn thông trên địa bàn toàn tỉnh; Tổ chức, xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng viễn thông trên địa bàn toàn tỉnh; Sản xuất, kinh doanh, cung ứng, đại lý vật tư, thiết bị viễn thông - Công nghệ thông tin theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị và nhu cầu của khách hàng; Khảo sát, tư vấn, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông - công nghệ thông tin; Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng; Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng; Tổ chức phục vụ thông tin đột
xuất theo yêu cầu của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cấp trên; Kinh doanh các ngành nghề khác khi được Tập đoàn cho phép.
Là ngành sản xuất kinh doanh có vị trí quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế Quốc dân, Viễn thông Việt Nam đã có sự đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng, nâng cao dân trí.
Trong thời kỳ xây dựng đất nước, đặc biệt là trong thời đại CNTT phát triển nhảy vọt như hiện nay, với phương châm đi tắt đón đầu, tiến thẳng vào công nghệ hiện đại, ngành Viễn thông đã tạo được bước đi vững chắc, với tốc độ phát triển nhảy vọt, hòa nhập và tiến kịp ngành viễn thông với các nước trong và ngoài khu vực. Tiếp nối và phát huy truyền thống sử vàng của ngành Viễn thông Bắc Ninh ngày nay cũng lớn mạnh và phát triển không ngừng cả về lượng và chất; đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của quê hương văn hiến và cách mạng.
Hòa nhập với sự phát triển đi lên của đất nước, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, thực hiện chiến lược tăng tốc của ngành, với tư tưởng chỉ đạo của lãnh đạo ngành Viễn thông tỉnh là đoàn kết, đổi mới đi lên, nắm bắt thời cơ, khai thác phát huy mọi nguồn lực, nội lực, đi tắt đón đầu, tiến vào công nghiệp hiện đại. Tập thể cán bộ, công nhân viên toàn ngành đã phát huy sáng kiến, cải tiến khoa học - kỹ thuật, đổi mới công tác quản lý sản xuất; phong trào phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà; phong trào xây dựng điểm văn hóa xã đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ thông tin liên lạc của nhân dân, và nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Ngành viễn thông, từ những tổng đài ban đầu đơn giản được nâng dần lên tổng đài tự động cơ điện, đến nay là Tổng đài kỹ thuật số hiện đại hoàn toàn tự động. Hệ thống truyền dẫn từ chỗ thiết bị đơn giản, lạc hậu đã được nâng dần lên bằng những thiết bị vi-ba, sử dụng kỹ thuật số. Và đến nay, đã được hiện đại hóa cáp quang vòng sinh trên toàn tỉnh, sử dụng công nghệ kỹ thuật số hiện đại, đảm bảo chất lượng truyền dẫn tuyệt đối đến tất cả các huyện, thành phố, và thông tin liên lạc thông suốt trong nước và quốc tế.