Khi khách hàng có cảm xúc giận dữ
họ thường có một số
biều hiện
như: la lên, chửi bới, đập tay xuống bàn và vung vẩy nắm đấm. Có thể họ không giữ được bình tĩnh hoặc họ muốn những người xung quanh thấy được sự giận dữ của mình
Khách du lịch có cảm xúc suy sụp
Là cảm xúc lo lắng, buồn phiền hoặc thất vọng của khách. Nguyên
nhân có thể
do những rắc rối cá nhân, lo lắng bệnh tật hoặc những
ảnh
hưởng của thuốc chữa bệnh, ma túy hoặc rượu… gây nên.
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Hiện Tượng Tâm Lý Xã Hội Ảnh Hưởng Đến Khách Du Lịch
- Tâm lý và kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch Nghề Chế biến món ăn - CĐ Cơ Giới Ninh Bình - 5
- Ảnh Hưởng Của Sở Thích Tới Quá Trình Tiêu Dùng Du Lịch Của Khách
- Tâm lý và kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch Nghề Chế biến món ăn - CĐ Cơ Giới Ninh Bình - 8
- Tâm lý và kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch Nghề Chế biến món ăn - CĐ Cơ Giới Ninh Bình - 9
- Đặc Điểm Tâm Lý Chung Người Châu Âu
Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.
Cũng như
giận dữ
biểu hiện cảm xúc suy sụp cuả
mỗi người một
khác. Các biểu hiện này bao gồm: khóc hay thổn thức, rung người, cường độ giọng nói cao, bồn chồn, vặn siết tay, lấy tay che mặt, ánh mắt đờ đẫn….
Khách du lịch có cảm xúc dễ bị tổn thương
Nguyên nhân có thể do lo lắng, bệnh tật …. Hoặc bởi khách hàng có tính hay xấu hổ, căng thẳng hoặc khách đang cảm thấy mệt mỏi vì một lý do nào đó.
Với những khách hàng quen nhân viên phục vụ có thể nhận thấy những
biến đổi khác lạ
so với thái độ
thường ngày của họ
như
là: lo lắng, căng
thẳng hay hốt hoảng. Những biểu hiện khác như là: giữ khoảng cách với mọi người, lo lắng, thái độ có lỗi khi chờ phục vụ….
Khách du lịch có cảm xúc thất vọng:
Nguyên nhân có thể do một sự việc nào đó đã xảy ra hoặc không xảy ra hoặc do họ có cảm giác tất cả đang chống lại họ. Đây là điều rất khó có thể nhận ra qua thái độ và hành vi của khách. Vì vậy cần quan sát những biểu hiện thể hiện sự bất ổn của khách, không hứng thú lắm với những sản phẩm dịch vụ, vẻ lơ đễnh, khó chiều…
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm trạng, cảm xúc của khách
4.3.1 Nhóm nhân tố chủ quan
Như sức khỏe, vị trí và vai trò cuả cá nhân trong nhóm, khí chất, tính cách, độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, văn hóa, tôn giáo, tình trạng gia đình và thu nhập.
4.3.2 Nhóm nhân tố khách quan
Thái độ phục vụ
Điều kiện phục vụ ( chất lượng, giá cả, cơ sở vật chất kỹ thuật…)
Bầu không khí tâm lí xã hội trong hoạt động du lịch
Môi trường tự nhiên
Những giá trị văn hóa lịch sử , tính cách dân tộc…
Các phong tục tập quán, các lễ hội điển hình
Điều kiện khí hậu
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA KHÁCH DU LỊCH THEO DÂN TỘC VÀ NGHỀ NGHIỆP
Mã chương: MH08 03
Giới thiệu: Nội dung chương 3 trình bày những kiến thức chung về
tâm lý của khách du lịch theo châu lục và nghề nghiệp, dân tộc và quốc gia.
Qua đó sẽ giúp cho người học đánh giá được những đặc điểm tâm lý của
khách du lịch theo dân tộc và nghề nghiệp những hiểu biết rất quan trọng đối với nhân viên phục vụ du lịch.
Mục tiêu:
Trình bày những kiến thức chung về tâm lý của khách du lịch theo
châu lục, theo nghề nghiệp, theo quốc gia, dân tộc;
Vận dụng được một số kiến thức cơ bản về tâm lý khách du lịch theo châu lục, nghề nghiệp và dân tộc trong học tập và thực tiễn;
Rèn luyện được sự tự tin, khả năng tư duy sáng tạo và tinh thần tự học, tự quan sát cho người học
Nội dung chính:
1. Tâm lý du khách theo châu lục
1.1 Tâm lý người châu Á
1.1.1 Đặc điểm tâm lý chung của người châu Á
Châu Á là châu lục có diện tích và dân số lớn nhất trên thế giới. Châu Á có cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, kỳ vĩ và đa dạng, có nền văn hóa lâu đời với những di tích, lăng tẩm, đền đài cổ kính nguy nga và nhiều lễ hội đặc sắc làm say đắm lòng người. Người châu Á có những đặc điểm tâm lý như sau:
Người Châu Á là người trọng lễ nghi: Khi gặp gỡ giao lưu đối với họ việc chào hỏi là rất quan trọng, cần đúng mực, khoan thai, có tôn ti trật tự theo lứa tuổi, đẳng cấp, địa vị xã hội, nền nếp.
Đời sống tình cảm kín đáo, nặng tình nhẹ
lý, ít bộc lộ
cá tính, coi
trọng tính tập thể, cộng đồng. Tính cá nhân chìm lẫn sau các danh nghĩa. Trong chi tiêu họ tính toán và dè sẻn.
Thích xưng hô theo quan hệ gia đình, thích mời chào vồn vã.
Tôn trọng lễ nghi, tín nghĩa.
Kín đáo, dè dặt trong giao tiếp
Về
khẩu vị
ăn uống: Người Châu Á thường ăn ngon, lấy ăn làm
chuẩn. Trong ăn rất cầu kỳ về nấu nướng, nhiều gia giảm. Ăn uống lâu, hay ngồi chiếu.Các món ăn thường được bày biện ra luôn một lúc chứ không ăn từng món như người phương Tây. Đa phần người Châu Á đều dùng đũa thay vì thìa, dĩa như người châu Âu.
1.1.2 Tập quán giao tiếp tiêu biểu một số nước châu Á
1.1.2.1 Tâm lý du khách du lịch là người Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia có diện tích lớn thứ ba trên thế giới nhưng lại là quốc gia có dân số lớn nhất thế giới. Tiếng Hán ( ở Bắc Ninh) là tiếng phổ thông của Trung Quốc ngoài ra còn có bảy loại tiếng địa phương lớn: Tiếng miền Bắc, tiếng Quảng Đông, tiếng Hồ Nam, tiếng Phúc Kiến, tiếng Giang Tây, tiếng Khách, tiếng Ngô ( Tô Châu). Trung Quốc có 56 dân tộc, trong đó
tộc Hán chiếm gần 92% dân số. Trung Quốc là một nước có lịch sử và nền văn minh lâu đời, một nền văn hoá rực rỡ với những thành tựu to lớn về kỹ thuật và nghệ thuật. Những cổ vật di tích lịch sử ngàn xưa, những thắng cảnh hùng vĩ, tuyệt vời cùng với công trình đồ sộ hàng ngàn năm còn tồn tại quyến rũ khách du lịch từ bốn phương đổ về.
Văn hóa Trung Quốc có thiên nhiên phong phú, đa dạng có nhiều núi cao, sông dài, nhiều hồ nước đẹp, nhiều cảnh sắc hùng vỹ, tuyệt đẹp. Đặc biệt văn hóa Trung Quốc có ảnh hưởng sâu sắc đối với các nước trong khu vực, với nhiều triết lý nhân sinh quan sâu sắc và bí ẩn. Chính nền văn hóa và bề dày lịch sử đó đã để lại những di sản văn hóa vật thể và văn hóa tinh thần hết sức đa dạng phong phú có giá trị. Trung Quốc cũng là quốc gia có rất nhiều di tích lịch sử, các công trình kiến trúc tuyệt mỹ, có giá trị đặc biệt như Vạn Lý Trường Thành, Cố Cung, Di Hòa Viên, lăng mộ Tần Thủy Hoàng… Hiện nay ( năm 2005) ở Trung Quốc đã có hơn 30 di sản được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của đời sống kinh tế xã hội, mức sống của người dân Trung Quốc ngày càng được nâng cao đi kèm với sự cải thiện về mức sống người dân thì họ có điều kiện đi du lịch không chỉ trong nước mà còn nhiều nước khác, đặc biệt là các nước trong khu vực. Trong giai đoạn hiện nay, khách Trung Quốc đang là thị trường mục tiêu đối với du lịch Việt Nam ( lượng khách du lịch Trung Quốc sang Việt Nam hiện nay là đông nhất).
Một số dặc điểm chung về khách du lịch là người Trung Quốc:
Người Trung Quốc khá thân thiện, khiêm nhường, cần cù và ham học
hỏi. Họ
khá khách khí, khi nói chuyện thường dùng từ
“hảo” ( tốt, được)
trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên trong giao tiếp họ không quá coi trọng các lễ nghi. Đối với người Trung Quốc khi chào chỉ cần giơ tay hay gật đầu cũng được, ngoài ra có thể bắt tay khi gặp mặt, tuy nhiên khi gặp người có địa vị xã hội cao hoặc là người già nên hơi cúi người và bắt tay bằng cả hai tay.
Người Trung Quốc thường gọi nhau bằng họ ( khác với người Việt gọi tên)
hoặc họ
có thể
gọi kèm chức vụ, nghề
nghiệp cũng khá phổ
biến. Ví dụ:
Ngài Lý, Lý tiên sinh, Chu cô nương…
Người Trung Quốc thích đề cập các chủ đề về: lịch sử, văn hóa, gia đình và những thành tựu của đất nước Trung Quốc trong khi trò chuyện. Tuy nhiên
cũng có thể hỏi người Trung Quốc ( trừ những người ở thành phố lớn) về các vấn đề riêng tư như thu nhập, tài sản, tuổi tác, gia đình…
Người Trung Quốc ngại người khác đụng chạm vào cơ thể mình như ôm
vai hay vỗ lưng. Họ thích số 6 ( lục gần với lộc), số 8 ( bát gần với phát), hoặc ố 2, số 10…họ không thích số 5 số 7 ( đồng âm từ thất chỉ sự thất bại)
Thương gia Trung Quốc nổi tiếng là mềm mỏng và khéo chiều lòng người.
Người Trung Quốc thường sống theo đại gia đình, có quan hệ huyết thống,
họ hàng khăng khít. Do chính sách mỗi gia đình chỉ có một con nên người
Trung Quốc coi con họ là trên hết. Bởi vậy hướng dẫn viên du lịch cần quan tâm đến con của họ.
Phụ nữ thường nghiêm trang với người ngoài.
Thích bầu không khí thân mật, cởi mở như trong gia đình.
Trong giao tiếp thường nói to và nói nhiều, luôn coi trọng lời mời trực tiếp.
Khẩu vị và ăn uống:
Khẩu vị và tập quán ăn uống của người Trung Quốc rất đa dạng và
phong phú, cũng giống như
văn hóa nó
ảnh hưởng đến các nước trong khu
vực. Cách ăn uống hàng ngày của người Trung Quốc được bắt nguồn từ nền kinh tế trồng trọt và chăn nuôi, cơ cấu bữa ăn gồm 3 bữa: sáng – trưa – tối.
Trong mọi suy nghĩ và hành động người Trung Quốc nói chung và trong nghệ thuật ẩm thực nói riêng, người Trung Quốc thường dựa vào triết lý Nho giáo, Ngũ hành, cân bằng Âm – Dương, nên họ phối hợp giữa nóng – lạnh, mặn – ngọt, chua – cay, ngay cả thức ăn cũng cân bằng giữa chất béo và chất
xơ…chính những điều này không chỉ
đảm bảo đầy đủ
chất, đảm bảo dinh
dưỡng mà còn giữ gìn sức khỏe và tạo ra những món ăn ngon miệng.
Cũng giống như người Việt Nam, người Trung Quốc ăn theo mâm,
dùng bát đũa, các gia đình thường ngồi chiếu hoặc phản, trong các nhà hàng thường dùng bàn tròn hoặc bàn vuông. Ngày nay họ dùng bàn 2 lớp, lớp giữa có thể xoay tròn.
Người có địa vị, có tuổi hoặc vai trò thấp hơn thường phải chờ và mời người có địa vị cao hơn trước khi ăn, sau khi ăn phải chắp tay xin phép.
Kỹ thuật chế biến món ăn của người Trung Quốc rất đa dạng và có
phần phức tạp cầu kỳ, cách chế biến hết sức công phu, trong quá trình chế biến họ thường sử dụng rất nhiều gia vị, cách chế biến, pha chế khó có thể
học tập được nếu không được chính bản thân họ truyền nghề. Cơ cấu bữa ăn bao gồm: các món nguội để khai vị và nhắm rượu, tiếp đến các món nấu, các món mặn để ăn với cơm, bánh bao hấp hoặc bánh mỳ, cuối cùng là món súp, canh và món tráng miệng. Bữa ăn thường lệ thường có 6 – 7 món, những bữa tiệc có từ 10 15 món, đối với bàn tiệc hoặc có thể lên tới vài chục món.
Người Trung Quốc ăn nhiều và biết thưởng thức đồ ăn, có nhiều kỹ thuật nấu ăn cầu kỳ, phức tạp. Họ thích uống trà. Trà uống là trà xanh pha trong ấm và cốc. Họ thường uống trà vào lúc sáng sớm, sau các bữa ăn no, vào chiều tối, trong lúc trò chuyện, đàm đạo.
Đặc điểm khi đi du lịch:
Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc phát triển du lịch với Trung Quốc, khách Trung Quốc có thể dễ dàng đến Việt Nam bằng nhiều đường như: hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy. Mặt khác giá cả dịch vụ ở Việt Nam tương đối phù hợp với túi tiền khách du lịch Trung Quốc, lại có nhiều điểm gần gũi về mặt văn hóa, lịch sử…Theo số liệu của Tổng cục du lịch Việt Nam thì trong năm 2017 có tới 4 triệu lượt khách Trung Quốc tới
Việt Nam, trung bình cứ
10 khách quốc tế
đến Việt Nam thì có 3 khách là
người Trung Quốc. Nhìn chung khách Trung Quốc tới Việt Nam với mục đích chủ yếu là thương mại, thăm thân và nghỉ mát. Họ thường có đặc điểm sau khi đi du lịch:
Du khách thường đi theo nhóm, theo các chương trình du lịch trọn gói của các công ty du lịch Trung Quốc tổ chức.
Quảng cáo với người du lịch Trung Quốc cần nhấn mạnh “Gía rẻ” nhưng chất lượng cao hoặc đảm bảo.
Du khách Trung Quốc thường ít nói tiếng nước ngoài. Thông tin quảng bá bằng tiếng Trung Quốc là điều rất cần thiết. Ví dụ các biểu hiện trong nhà vệ sinh ở các điểm du lịch chỉ ghi bằng tiếng Anh thì khách Trung Quốc sẽ rất khó tìm thấy và không biết cách sử dụng.
Người Trung Quốc nội địa thường có thói quen làm ảnh hưởng đến người xung quanh như ồn ào, đi kéo lê dép lẹt xẹt trong khách sạn. Họ thường không đóng cửa phòng vì không thích dùng máy điều hoà nhiệt độ. Để
tránh bớt những phiền hà này, các khách sạn nên phân họ ở
lầu.
cùng một tầng
Họ thường chọn du lịch ngắn ngày ( 2 đến 3 ngày )
Lưu trú trong khách sạn 2 – 3 sao và sử trung bình khá
dụng dịch vụ
có thể
hạng
Thường chú ý giá rẻ nhưng giá trị chuyến đi cao.
Rất hiếm người Trung Quốc dùng thẻ tín dụng mà họ thường mang nhiều tiền mặt. Do đó họ sẽ rất mừng nếu các điểm du lịch ở nước ngoài sử dụng đồng nhân dân tệ để trao đổi mua bán.
An toàn và yên ổn ở nơi du lịch là điều quan tâm đầu tiên của khách du lịch Trung Quốc.
Thường đi du lịch với tính chất tham quan, thích tìm hiểu các phong tục lạ. Thích tham quan các khu du lịch có cơ sở hạ tầng tốt, đặc biệt là các công ty phát triển hiện đại để mở rộng tầm nhìn quốc tế của mình. Họ thích nơi du lịch có bầu không khí vui vẻ, khoan khoái như trang trại, gia đình.
Khách du lịch Trung Quốc thích mua sắm và thích đến những cửa
hàng nổi tiếng. Họ
thường mua những hàng hoá không có hoặc rẻ
hơn ở
nước họ.Vì phần lớn người Trung Quốc nghiện thuốc lá. Trong khách sạn nên đặt nhiều gạt tàn thuốc ở những nơi mà khách đặt chân đến.
Yêu cầu làm thủ tục Vi Sa, hộ chiếu ( Pasport ) dễ và nhanh.
Sử dụng thang máy quen thuộc
Kiêng cầm đũa tay trái.
1.1.2.2 Khách du lịch người Hàn Quốc
Tên đầy đủ của Hàn Quốc là Đại Hàn Dân Quốc, nằm phía nam bán
đảo Triều Tiên diện tích 99.326 km2. . Dân số hiện nay là trên 50 triệu người.
Người Hàn Quốc theo đạo Thiên chúa giáo và Phật giáo. Ngôn ngữ chính
thống là tiếng Triều Tiên, tuy nhiên trong chữ viết sử dụng nhiều chữ Hán.
Đất nước Hàn Quốc có nền kinh tế đứng thứ hai khu vực Châu Á. Là một
trong những đất nước có lịch sử lâu đời. Đất nước này coi trọng giáo dục, vì nó tạo ra nguồn nhân lực cần thiết cho sự phát triển kinh tế và khoa học, kỹ thuật.
Văn hoá Hàn Quốc chịu
ảnh hưởng mạnh mẽ
của đạo Phật, Khổng.
Kiến trúc nhà ở giống người Nhật, ngồi trên sàn và không đi giày dép trong nhà.
*Đặc điểm chung
Trong nếp sống hiện đại, người Hàn Quốc vẫn giữ được những nét truyền thống, họ rất coi trọng bản sắc văn hoá dân tộc và đề cao giáo dục. Người Hàn Quốc rất chú trọng đến gia tộc của mình, nó có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người Hàn.
Người Hàn Quốc luôn đề cao truyền thống hiếu nghĩa với cha mẹ, tổ
tiên thuỷ
chung vợ
chồng, trung thành với bạn, kính trọng thầy, phục tùng
lãnh đạo. Đây là 5 đức tính quan trọng nhất trong văn hoá truyền thống.
Thanh niên Hàn có ý thức nghĩa vụ, trách nhiệm với nhà nước rất cao. Họ có xu hướng sống hiện đại, thực tế, năng động, dễ hoà mình và thích nghi với hoàn cảnh mới, thích đi du lịch và tham dự các hoạt động mang tính chất phong trào.
Trong giao tiếp:
+ Người Hàn Quốc dễ gần, giao tiếp cởi mở, thoải mái, thường nói
nhiều, nói to. Thích tranh cãi, luôn thể hiện là người ham học hỏi, năng động cần cù, coi trọng đạo đức và yếu tố tinh thần.
+ Thích đi du ngoạn. Hàn Quốc có rất nhiều bảo tàng, cung điện, đình chùa, lăng tẩm, các công viên và các địa danh lịch sử.
+ Họ
hâm mộ
thể
thao. Có môn võ TeaKwondo nổi tiếng thế
giới.
Thích leo núi, bơi lội, đánh gôn, lướt ván. . . luôn thể dục, thể thao trong thời gian rỗi, đi bộ và Tenis là hai môn được ưa chuộng nhất.
Tập quán trong giao tiếp:
+ Ngón trỏ và ngón cái tạo thành hình tròn: chúc bạn giàu có.
+ Kiêng số 4 vì âm đọc số 4 đồng âm với từ: chết
+ Người Hàn Quốc không tự giới thiệu mà chờ người khác giới thiệu
+ Một yêu cầu cơ bản trong đàm phán là: “Kibun ” có nghĩa là cảm giác bên trong. Họ không muốn làm ăn với ai đã gây tổn thương tình cảm bên trong của họ.
+ Người Hàn Quốc rất thích màu trắng, đối với họ màu trắng thể hiện
sự thuần khiết, trong trắng, thủy chung vì thế trang phục họ hay chọn màu
trắng. Trong các dịp quan trọng họ thường chọn trang phục truyền thống. Phổ biến nhất là “Hanbok” dùng cho cả nam và nữ. Bộ “Hanbok” của nam gồm có “Paji” ( quần) và “Chogori” ( Áo khoác) được may từ lụa. Trang phục lễ nghi của nam giới Hàn Quốc gồm: “Turumagi” ( áo choàng dài) và “kat” ( mũ lông