ngựa). Bộ
“Hanbok” của nữ
giới cầu kỳ
hơn gồm váy dài đỏ
thẫm và áo
khoác ngoài màu vàng hoặc xanh nhạt có viên tua rực rỡ. Trong các dịp lễ hội phụ nữ thường vận thêm mũ “chokturi” ( mũ miện màu đen)
Khẩu vị và cách ăn uống:
Ngoài những nét tương đồng về khẩu vị và cách ăn uống với một số nước ở Đông Á, khẩu vị và cách ăn uống của người Hàn Quốc có đặc điểm sau:
+ Họ thướng ăn cơm trắng và cơm độn là món ăn chính, ăn cơm với
nhiều món tuỳ
Có thể bạn quan tâm!
- Tâm lý và kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch Nghề Chế biến món ăn - CĐ Cơ Giới Ninh Bình - 5
- Ảnh Hưởng Của Sở Thích Tới Quá Trình Tiêu Dùng Du Lịch Của Khách
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tâm Trạng, Cảm Xúc Của Khách
- Tâm lý và kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch Nghề Chế biến món ăn - CĐ Cơ Giới Ninh Bình - 9
- Đặc Điểm Tâm Lý Chung Người Châu Âu
- Những Đặc Điểm Tâm Lý Khách Du Lịch Theo Nghề Nghiệp
Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.
vùng, tuỳ
mùa. Người Hàn Quốc chú trọng bữa sáng và tối,
bữa trưa coi như một bữa điểm tâm. Ba món chính luôn có trên mặt bàn của người Hàn là: cơm, kim chi và nước tương.
+ Món Kinshi – kim chi ( Rau cải trộn gia vị và nước sốt ) là món ăn dân tộc và là niềm tự hào của người Hàn Quốc. Đây là món rau muối nhiều gia vị thường là bắp cải, củ cải hay dưa chuột, rau cần trộn tỏi, gừng, hành ớt và tép.
+ Canh là món ăn không thể thiếu của bữa ăn. Mỗi người có một bát
canh riêng nhưng các món ăn khác được đặt chung như dùng thìa và đĩa.
Việt Nam. Khi ăn
+ Gia vị hay cay, do đó ớt là thứ không thể thiếu trong bữa ăn.
+ Các món ăn nổi tiếng của người Hàn Quốc như: thịt bò tẩm tương nướng than, Saengh ( cá sống), chokkal ( cá ngâm dầu), mỳ lạnh, súp đậu ướp lạnh, thịt chó…Họ cũng thường thích các loại bánh giàu dinh dưỡng như bánh bột gạo, bánh đậu hấp, bánh rán, bánh trôi…
*Đặc điểm khi đi du lịch
Khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam đứng thứ hai trong tổng số
khách quốc tế đến Việt Nam sau khách Trung Quốc ( 2,5 triệu lượt khách
năm 2017). Khách du lịch Hàn Quốc có một số đặc điểm sau:
Người Hàn Quốc luôn luôn giữ bản sắc dân tộc khi đi du lịch. Họ là những người sôi nổi, cởi mở, vui vẻ nhưng lịch sự và có tính tự chủ khá cao.
Thích thể loại du lịch biển, nghỉ ngơi, tìm hiểu du lịch văn hoá.
Đi du lịch thường kết hợp với mục đích kinh doanh
Người Hàn Quốc thường sử dụng các dịch vụ có thứ hạng trung bình, khá. Họ quen sử dụng các trang thiết bị hiện đại.
1.1.2.3. Khách du lịch người Đài Loan
Đài Loan là một hòn đảo có tổng diện tích 36.000km2, cách bờ
biển
Đông Nam lục địa Trung Hoa khoảng 160km, được ngăn cách bởi tỉnh Phúc
Kiến của Trung Quốc bởi eo biển Đài Loan, cách Philipin 350 km về Nam, cách Nhật Bản 1.070 km về phía Bắc.
phía
Phía Đông giáp Thái Bình Dương vì vậy đất nước Đài Loan là nơi nghỉ chân của nhiều chuyến bay Châu Á quốc tế. Đài Loan gồm 64 đảo nhỏ thuộc quần đảo Bành Hồ và 21 đảo khác.
Tuy là hải đảo, nhưng 2/3 diện tích Đài Loan lại là đồi núi cao và rừng cây rậm rạp, và có lẽ cũng chính điều này đã tạo nên khung cảnh thiên nhiên đặc sắc, tươi xanh cho vùng đất nơi đây.
Khí hậu nước Đài Loan có 4 mùa, mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 4,
mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 nóng và ẩm ướt, mùa thu từ tháng 10 đến tháng 11, mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2. Đặc trưng cho khí hậu ở Đài Loan là vùng khí hậu cận nhiệt đới với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 250C đến 280C.
Phía Bắc đất nước Đài Loan do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc nên
thường có mưa lớn từ tháng 10 đến tháng 3. Vào mùa đông khí hậu phía Nam ấm hơn phía Bắc, mùa hè thường có gió mùa Tây Nam kèm theo mưa, trong khi đó ở phía Bắc thời tiết nóng và khô.
Dân số đất nước Đài Loan có khoảng 25 triệu người. Khoảng 59% dân số Đài Loan tập trung ở 4 thành phố lớn là Đài Bắc, Cao Hùng, Đài Trung và Đài Nam. Đài Bắc và Cao Hùng là 2 thành phố đông dân nhất.
*. Đặc điểm chung của khách du lịch Đài Loan:
Người Đài Loan rất hiếu khách và nhiệt tình
Có ý thức tôn trọng pháp luật
Chăm chỉ, cần cù không cầu kỳ, sinh hoạt có những nét tương đồng với người Việt Nam.
Hay có thói quen la hét những yêu cầu của họ và nói to tiếng.
Ăn trầu là một tập quán phổ biến ở Đài Loan.
Ăn nhiều
+ Sáng: ăn nhanh và đơn giản.
+ Trưa: ăn trong quán và không uống rượu bia trong bữa sáng và trưa.
*Trong giao tiếp
Thích sử dụng các nghi thức quốc tế, cách chào hỏi, bắt tay. Nhưng nói chung không quá cầu kỳ.
Nói cám ơn, xin lỗi là cần thiết nhưng không cần thiết phải cúi gập người khi chào. Nụ cười luôn được coi trọng.
Khi mời khách Đài Loan nên gởi giấy mời trước 02 tuần và nên tránh ngày lễ. Khách được mời nên mang theo một món quà nhỏ ( Hoa, quả, đồ lưu niệm ).
Không tự ý cầm đồ vật của họ. Nên khen ngợi và tỏ ra yêu thích đồ vật của họ.
Trọng lễ
nghĩa trong giao tiếp, nghi thức gặp nhau là những cử
chỉ
khoan thai, mực thước. Việc chào hỏi đúng qui cách là một biểu hiện của phẩm hạnh.
Tôn trọng tôn ty trật tự
nên sự
kính nể
hầu như
là một nét nổi bật
trong giao tiếp xã hội. Người già rất được kính trọng. Người Đài Loan ít gọi tên riêng trong trò chuyện thưa gởi.
Bắt tay là kiểu chào phổ biến
Giao tiếp bằng điện thoại phổ biến, dễ dàng và thuận lợi
*. Đặc điểm khi đi du lịch
Du khách Đài Loan có một sự hiểu biết khá đầy đủ về các tổ chức du
lịch
quốc gia: SinGaPore, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc . . . Họ thường có nhiều kinh nghiệm đi du lịch ở nước ngoài.
Phụ nữ có ảnh hưởng quyết định trong việc lựa chọn địa chỉ du lịch nào đó. Họ thường tự tìm hiểu và quyết định chuyến đi.
Để chuẩn bị một chuyến đi thường dự định trong 06 tháng và giữ chỗ ít nhất 01 tháng trước ngày khởi hành.
Khi đi du lịch thích chọn vào mùa xuân và mùa hè, thời gian nghỉ thường từ một đến ba tuần.
Khách du lịch Đài Loan thường ưa chuộng những chương trình du lịch trọn gói.
1.1.2.4 Khách du lịch là người Nhật Bản
Nhật Bản là một quốc đảo, nằm ở Đông Á, thuộc Thái Bình Dương.
Diện tích nước Nhật là 377.800km2 hợp thành chủ yếu từ 4 đảo lớn và hơn 100 đảo nhỏ. Dân số nước Nhật hiện nay là trên 127 triệu chủ yếu là người Đại Hòa chiềm trên 99% dân số, còn lại là người Inuit, Triều Tiên, Trung Quốc. Ngôn ngữ chính là tiếng Nhật , ngoài ra trong lĩnh vực thương mại du lịch tiếng Anh được sử dụng rộng rãi, đặc biệt có thể giao tiếp bằng văn bản tiếng Trung Quốc đối với người Nhật Bản. Người Nhật chủ yếu theo Phật giáo, Thần đạo và Thiên chúa giáo. Tokyo là thủ đô của Nhật Bản , tiền tệ là đồng Yên.
Nhật Bản theo chế độ quân chủ lập hiến, nền kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật hàng đầu thế giới. Mặc dù đất chật, người đông tài nguyên ít nhưng với đặc tính cần cù, ham học hỏi và sáng tạo …của người Nhật. Nhật
Bản đã trở
thành một trong những cường quốc kinh tế
hàng đầu thế
giới.
Trong thời gian gần đây lượng khách Nhật Bản đến Việt Nam ngày càng đông, chiếm một tỉ trọng lớn trong lượng khách quốc tế đến Việt Nam.
Đặc điểm chung:
Với điều kiện địa lý, lịch sử, kinh tế chính trị nói trên người Nhật có những nét tính cách dân tộc khá điển hình như:
Thông minh, cần cù, khôn ngoan, trong cuộc sống hàng ngày người Nhật lịch lãm, gia giáo, chu tất, kiên trì căn cơ và ham học hỏi.
Người Nhật trung thành với truyền thống và nhân vật có uy quyền, chu toàn bổn phận với nhóm, họ có tính chính xác và kỷ luật rất cao, bản sắc cộng đồng cao hơn bản sắc cá nhân.
Người Nhật sợ bị mất mặt, bị xúc phạm, bị tai tiếng, nguyên tắc sống của họ là: “Biết được chỗ cần dừng sẽ tránh được hiểm nguy, thấu hiểu thân phận tất khỏi bị sỉ nhục” vì vậy trong cuộc sống họ lịch lãm, chu tất, họ có tính tự chủ cao, điềm tĩnh và ôn hòa. Cũng chính vì sợ bị xúc phạm nên người Nhật thường ít khi xúc phạm đến người khác và làm cho người khác bị mất mặt, mất lòng, họ tránh va chạm công khai các ý kiến tránh động chạm đến lòng tự ái của người khác. Ngay cả khi từ chối một điều gì đó người Nhật thường không nói thẳng ( họ tránh các từ như “không”, “tôi không biết”, “tôi không thể”) mà thường nói vòng vèo, bóng gió được rèn luyện và bảo lưu đời
này qua đời khác trở thành một tập quán trong phong cách giao tiếp và nói
chuyện của người Nhật. Cũng chính vì những tập quán này mà người Nhật
thường cẩn thận, chu đáo, khôn ngoan, mềm mỏng, có tính tự trong giao tiếp.
chủ
rất cao
Dân tộc Nhật là dân tộc cười, họ cười mọi lúc mọi nơi, nụ cười của họ có rất nhiều ý nghĩa , họ cười trong cả lúc vui và lúc buồn.
Người Nhật đề cao tính khiêm tốn, họ rất ghét sự khoe khoang, vì vậy trong giao tiếp với người Nhật cần tỏ ra khiêm nhường mềm mỏng, giọng
nói vừa phải. Trong nói chuyện với người Nhật không nên hỏi họ riêng tư.
chuyện
Người Nhật chào hỏi bằng cách cúi đầu, thông thường họ gập
khoảng 15 độ khi hỏi thăm, 30 độ khi hoan nghênh chào đón, 45 độ khi cáo
biệt. Họ
cũng rất hay dùng danh thiếp để
giới thiệu và làm quen trong lần
đầu gặp gỡ.
Người Nhật yêu thiên nhiên, tính thẩm mỹ
phát triển cao họ
thích
những gì cụ thể có hình khối rõ ràng, trang trí chủ yếu là hai màu đỏ và đen, điều này cũng biểu hiện sự mạnh mẽ trong tính cách của người Nhật.
Đồ dùng của người Nhật thường là đồ gỗ, sàn nhà bằng gỗ hoặc trải thảm, người Nhật không kê bàn ghế trong nhà họ thường ngồi sàn. Khi vào nhà của người Nhật phải nhất thiết bỏ giày và áo khoác ở bên ngoài. Khi ngồi
cách ngồi của họ cẳng chân.
cũng rất đặc biệt, họ
ngồi theo kiểu quỳ và xếp trên hai
Người Nhật đề cao nghệ thuật căm hoa ( Ikebana), họ rất yêu hoa cúc
đặc biệt là hoa anh đào. Nước Nhật còn được gọi là “xứ sở hoa anh đào”
(sakura) đây là một nét thẩm mỹ rất tự hào của người Nhật, hoa anh đào biểu trưng cho sự cao đẹp đầy luyến tiếc, sự “sớm nở chiều tàn” của hoa anh đào, cùng với sự tàn phai ở đỉnh cao rực rỡ của nó càng tôn vinh thêm vẻ đẹp cao quý.
Chim trĩ xanh được xem là “quốc điểu” của nước Nhật. Ngoài ra người Nhật thích con hạc và con rùa ( biểu trưng cho sự trường thọ và bền bỉ), họ có ác cảm với con cáo vì cho rằng cáo là biểu trưng của sự tham lam và xảo trá.
Người Nhật thích các số lẻ ( chọn buồng số lẻ, tặng hoa, tặng quà đều theo số lẻ) và kỵ số 4. Trong tiếng Nhật số 4 có nghĩa là “shi” đồng âm
khác nghĩa với từ chết. Ngoài ra người Nhật còn kỵ màu xanh và hoa sen, họ cho rằng màu xanh là màu không trong lành, hoa sen chỉ dùng để phúng viếng.
Khi tặng quà cho người Nhật cần chú ý: giấy gói phải phù hợp ( màu trắng, đỏ thắm cho gặp mặt thông thường, màu vàng bạc cho đám cưới, màu đen xám cho chuyện buồn và tang lễ). Màu dây buộc có thể là 3,5,7,9 nhưng không được là số chẵn, nút buộc cuối cùng phải giống như con ngài tằm.
Trang phục truyền thống của người Nhật là Kimono được sử cho cả nam và nữ.
* Khẩu vị và cách ăn uống
dụng
Nhìn chung khẩu vị và cách ăn uống của người Nhật có nhiều nét
tương đồng với người Việt Nam, Trung Quốc: đều dùng đũa, ăn cơm, canh dọn đầy đủ cùng các món khác. Ngoài ra khẩu vị của người Nhật có một số nét riêng:
Thích các món ăn chế biến từ hải sản. Thức ăn chính là cơm tẻ, mì sợi, thịt, cá,rau…trong chế biến người Nhật thường cố gắng giữ nguyên mùi vị ban đầu của nguyên liệu, thực phẩm. Ngoài ra người Nhật cũng thích các món ăn nhanh kiểu Mỹ.
Khi ăn uống với người Nhật cần lưu ý không nên chan canh ( hay súp) vào cơm hay các món ăn khác vì họ cho rằng đó là cử chỉ mất lịch sự.
Món ăn nổi tiếng nhất của người Nhật là món Sushi ( cơm tứ hỉ), cách làm sushi rất đơn giản, cơm nấu chín trộn thêm dấm và muối rồi bó vỉ, sau đó cắt cơm thành khoanh, đặt lên khoanh đó những lát cá sống hay tôm sống,
cũng có thể
thêm rau, trứng luộc…về
hình thức sushi thường xen các màu
trắng, vàng, đỏ…rất đẹp mắt. Người Nhật thích ăn sống một số loài cá như: cá bơn, cá nóc, bạch tuộc, mực…Họ thường xay cá, tôm rồi nêm với gia vị, hành hoa, trứng sống...sau đó trộn với mù tạt, xì dầu và ăn với cơm. Rượu sake là loại rượu dân tộc, đặc trưng của người Nhật thường uống cùng rượu sake hâm nóng cùng với các món đặc sản.
* Đặc điểm khi đi du lịch:
Do đặc điểm ở Nhật “đất chật, người đông” nên giá cả dịch vụ ở Nhật đều rất đắt đỏ, tuy nhiên mức sống người Nhật tương đối cao, ngày nay
lượng khách quốc tế Nhật Bản vào Việt Nam tương đối cao. Nhìn chung
khách du lịch là người Nhật Bản có những đặc điểm như sau:
Chính phủ Nhật khuyến khích người dân đi du lịch nước ngoài. Mỗi
chương trình du lịch thường là 7 ngày để mỗi năm có thể được đi 3 lần.
Người Nhật thích chọn những địa điểm nhiều ánh nắng, cảnh sắc hấp dẫn, có bãi biển đẹp, cát trắng, có điều kiện tắm biển quanh năm. Ngoài ra khách Nhật thích các di tích cổ, thích chương trình du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, thể thao…
Do giá cả dịch vụ, ăn uống, lưu trú ở các nước khác thường thấp hơn ở Nhật nên người Nhật thường quyết đi du lịch dựa vào chi phí vận chuyển mà ít quan tâm đến việc tiêu tiền ở điểm du lịch như thế nào
Khách Nhật chi tiêu nhiều cho các dịch vụ lưu trú và ăn uống, họ
thường sử dụng các dịch vụ
có thứ
hạng tương đối cao. Nhìn chung người
Nhật quen với các thiết bị sinh hoạt mang tính tiện dụng và hiện đại.
Người Nhật coi trọng vấn đề an toàn, họ thường đến các văn phòng tư vấn
an ninh trước khi đi du lịch
ở nước ngoài để
đảm bảo sự
an toàn cho tính
mạng và tài sản. Vì thế khi đi du lịch người Nhật không thích ở tầng một và
hai tầng trên cùng trong những khách sạn cao tầng. Họ thường cất tiền ở
những nơi kín đáo chỉ mang theo vừa đủ để thanh toán và chi tiêu.
Khách Nhật độ tuổi thanh niên chịu ảnh hưởng của lối sống hiện đại và phong cách Âu – Mỹ, thích phiêu lưu, dân dã, dễ giao tiếp hòa mình với môi trường mới.
Khách là thương gia thường đòi hỏi tính chính xác cao, thường sử dụng dịch vụ có thứ hạng cao.
Người Nhật khi đi du lịch cũng thường thích mua nhiều quà lưu niệm Nhìn chung khách Nhật giữ gìn bản sắc dân tộc khi ra nước ngoài, họ
luôn thể hiện là người kỷ luật, lịch sự. Họ ít kêu ca phàn nàn, ít nổi nóng, rất
khéo léo trong đối nhân xử phẩm, dịch vụ.
thế, tuy nhiên lại khắt khe về
chất lượng sản
1.1.2.5 Khách du lịch là người Ấn Độ
Ấn Độ tên đầy đủ là nước Cộng hòa Ấn Độ, với diện tích hơn 2,9 triệu km2, nằm ở vùng đại lục Nam Á. Dân số Ấn Độ đứng thứ hai trên thế giới trên 1,2 tỷ người, trong đó đa phần dân số theo đạo Hindu, 11% theo đạo Hồi và số ít theo đạo Phật, các tôn giáo khác. Ấn Độ có bề dày về lịch sử và văn hóa lâu đời, văn hóa Ấn Độ đa dạng, đặc sắc và có tầm ảnh hưởng đến nhiều
nước châu Á. Ở Ấn Độ có hơn 1600 ngôn ngữ khác nhau, trong đó ngôn ngữ chính thức là tiếng Ấn Độ và tiếng Anh.
Mặc dù lượng khách Ấn Độ hiện nay đến Việt Nam còn rất hạn chế nhưng do những điểm gần gũi về văn hóa, vị trí địa lý nên lượng khách Ấn Độ đến Việt Nam sẽ tăng trong tương lai.
* Đặc điểm chung
Tính cách dân tộc và tập quán phong tục, tín ngưỡng của người Ấn Độ rất đa dạng và phong phú. Người Ấn Độ nói chung rất sùng đạo. Trong lễ hội Kumbla dân chúng từ khắp Ấn Độ hành hương về dự lễ hội sông Hằng rất đông, có tới cả chục triệu người. Đây là lễ tắm rửa thiêng liêng của người dân thuộc mọi đẳng cấp trong xã hội đều hành lễ để tìm sự thanh tao trong lễ nghi tôn giáo bằng niềm tin mãnh liệt. ( Theo thần thoại Ấn Độ, thời xưa các
thần linh và quỷ dữ tranh nhau chiếc bình Kumbla đựng rượu tiên bất tử.
Cuối cùng thần Vishnu chiếm được nhưng trong lúc bỏ chạy đổ ra bốn giọt
rượu rơi xuống xuống bốn nơi trên đất Ấn Độ, trong đó Allahabad là nơi
thiêng liêng nhất, vì đó là chỗ hội tụ của ba con sông. Lễ hội Kumbla được tổ chức ba năm một lần ở một trong bốn nơi đó)
Người Ấn Độ
coi bò là con vật linh thiêng vì thế
họ không ăn thịt bò
( 85% dân số Ấn Độ theo đạo Hindu, đạo này cho rằng bò là loài vật linh
thiêng tối cao nên không ăn thịt bò), còn 11% dân số theo đạo Hồi thì lại chủ trương không ăn thịt lợn vì cho rằng lợn là con vật bẩn nên không ăn.
Người Ấn Độ chào bằng cách chắp hai tay trước ngực, cách chào này thể hiện người được chào ở địa vị bề trên tôn kính. Thông thường hai người quen biết ngang hàng nhau chào bằng cách mỉm cười và lúc lắc cái đầu, câu chào thông thường là Namasfe, Manaskar hoặc Salam. Phụ nữ Ấn Độ cúi đầu chào biểu thị sự tôn trọng, kính nể và có sự cầu chúc may mắn trong lễ nghi này.
Giới thượng lưu hay trí thức ở
các thành phố
lớn thường chào bằng
tiếng Anh và bắt tay nhau. Tuy nhiên khi bắt tay với phụ nữ Ấn Độ cần xin phép họ, nếu là nam nên hết sức thận trọng khi tiếp xúc với phụ nữ .
Người
Ấn Độ
rất hiếu khách, khá nồng nhiệt, khi tiễn khách về
chủ
nhà bao giờ cũng nhường khách ra trước và quay lưng về phía khách, khi nói chuyện tránh nhìn thẳng vào mặt khách.