Tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


NGUYỄN HẢI NINH


TÁI THẨM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


Chuyên ngành: Luật hình sự Mã số: 62 38 40 01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. NGUYỄN NGỌC CHÍ

2. TS. LÊ HỮU THỂ


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Ngọc Chí và TS. Lê Hữu Thể. Các kết quả nêu trong luận án chưa được công bố trong bất kì công trình nào. Các số liệu và trích dẫn trong luận án bảo đảm tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và các chuyên đề theo quy định trong khung chương trình đào tạo tiến sĩ ngành Luật hình sự của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của cơ sở đào tạo.


TÁC GIẢ LUẬN ÁN


Nguyễn Hải Ninh


LỜI CẢM ƠN


Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo hướng dẫn - PGS. TS. Nguyễn Ngọc Chí và TS. Lê Hữu Thể đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận án. Đồng thời tôi chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và cán bộ Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Cuối cùng, tôi chân thành cảm ơn các cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận án.


TÁC GIẢ LUẬN ÁN


Nguyễn Hải Ninh


MỤC LỤC

Trang



MỞ ĐẦU

3


Chương 1



TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

9

1.1.

Tình hình nghiên cứu trong nước

9

1.2.

Tình hình nghiên cứu ngoài nước

14

1.3.

Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề tập trung nghiên cứu trong luận án

23

1.4.

Giả thuyết khoa học, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

26


Chương 2



NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÁI THẨM

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

29

2.1.

Khái niệm tái thẩm trong tố tụng hình sự

29

2.2.

Ý nghĩa của tái thẩm trong tố tụng hình sự

45

2.3.

Mô hình tái thẩm trong các thiết chế tư pháp hình sự quốc tế và tố tụng hình sự một số nước trên thế giới

49


Chương 3



PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TÁI THẨM

VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH

62

3.1.

Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về tái thẩm

62

3.2.

Thực tiễn thi hành pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về tái thẩm

90


Chương 4



YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÁI THẨM Ở VIỆT NAM

110

4.1.

Yêu cầu nâng cao chất lượng tái thẩm ở Việt Nam

110

4.2.

Các giải pháp nâng cao chất lượng tái thẩm ở Việt Nam

113


KẾT LUẬN

139


DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

141


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

142

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn - 1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT



BLTTHS

Bộ luật tố tụng hình sự

HLPL

Hiệu lực pháp luật

TAND

Toà án nhân dân

TANDTC

Toà án nhân dân tối cao

TAQS

Toà án quân sự

TTHS

Tố tụng hình sự

VKS

Viện kiểm sát

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC

Viện kiểm sát nhân dân tối cao


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Theo quy định của pháp luật TTHS Việt Nam hiện hành, tái thẩm được áp dụng đối với bản án hoặc quyết định có HLPL nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định đã có HLPL. Đây là thủ tục cần thiết, một mắt xích quan trọng để bảo đảm khắc phục những sai lầm của bản án, quyết định có HLPL, bảo đảm sự thật của vụ án được khôi phục, bảo đảm công lý, sự công bằng trong các phán quyết của Toà án về tội phạm và người thực hiện tội phạm. Việc lựa chọn đề tài “Tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” để nghiên cứu ở cấp độ tiến sĩ là cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn vì những lý do sau:

Thứ nhất, yêu cầu thể chế hoá đường lối của Đảng về chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.

Việc nghiên cứu thủ tục tái thẩm phù hợp với nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đó là: “Từng bước hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng quy định chặt chẽ những căn cứ kháng nghị và quy định rò trách nhiệm của người ra kháng nghị đối với bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật; khắc phục tình trạng kháng nghị tràn lan, thiếu căn cứ”.

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 khẳng định: “Pháp luật về tố tụng tư pháp còn nhiều bất cập, chậm sửa đổi, bổ sung… vẫn còn tình trạng oan sai trong đi ều tra, bắt, giam, giữ, truy tố, xét xử…”. Vì vậy, Nghị quyết đề ra các nhiệm vụ cải cách tư pháp trong đó có nhiệm vụ về hoàn thiện thủ tục tố tụng tư pháp. Việc hoàn thiện thủ tục tố tụng nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Các trường hợp oan sai nếu có, cần được phát hiện và giải quyết nhanh nhất nhằm khôi phục lại danh dự, bồi


thường vật chất thỏa đáng. Các nghiên cứu hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, nghiên cứu về mô hình tố tụng, trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự, thủ tục giải quyết sai lầm trong bản án có HLPL đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế là những vấn đề chủ yếu đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

Thứ hai, yêu cầu cụ thể hoá quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và sự phù hợp với Luật Tổ chức TAND năm 2014 và Luật tổ chức VKSND năm 2014.

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khoá XIII, kì họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 theo Nghị quyết số 64/2013/QH13. Hiến pháp quy định Toà án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp; bản án, quyết định của Toà án phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng, cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành (Điều 106). Toà án có nhiệm vụ bảo vệ công lí, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Một trong những thủ tục được Toà án tiến hành để thực hiện các nhiệm vụ trên là tái thẩm đối với các bản án, quyết định có HLPL. Điều 6, Luật tổ chức TAND năm 2014 quy định: “Bản án, quyết định của Toà án đã có HLPL mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật TTHS thì được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm”. Vì vậy, việc cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp trong BLTTHS trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Ngoài ra, những thay đổi trong Luật tổ chức TAND và Luật tổ chức VKSND về tổ chức, thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm cũng đặt ra yêu cầu sửa đổi BLTTHS năm 2003 để thống nhất áp dụng. BLTTHS với nhiệm vụ xây dựng trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự cần những nghiên cứu khoa học làm cơ sở, nền tảng lý luận cũng như có đánh giá thực tiễn để xây dựng các quy phạm phù hợp. Việc nghiên cứu thủ tục tái thẩm góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật TTHS nói chung trong đó có thủ tục tái thẩm là cần thiết, phù hợp với giai đoạn hiện nay.


Thứ ba, ý nghĩa về pháp lí, chính trị và xã hội của tái thẩm trong TTHS.

Thủ tục tái thẩm bảo đảm loại bỏ oan sai trong bản án, quyết định có HLPL của Toà án. Thông qua thủ tục tái thẩm, bản án, quyết định có HLPL của Toà án nhưng có sai lầm trong nhận định sự kiện thực tế dẫn đến phán quyết không khách quan, chính xác về tội phạm mới có thể bị hủy bỏ. Các nguyên tắc cơ bản của TTHS như nguyên tắc tôn trọng và bảo đảm các quyền cơ bản của công dân, nguyên tắc xác định sự thật của vụ án... được bảo đảm. Tái thẩm góp phần bảo đảm quyền con người trong TTHS, khắc phục oan sai, bảo đảm các chủ thể bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp do phán quyết sai được bồi thường thiệt hại, củng cố mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, bảo đảm xử lý đúng người thực hiện hành vi phạm tội. Khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định có HLPL của Toà án thông qua thủ tục tái thẩm bảo đảm yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền, tạo lập và củng cố lòng tin của xã hội đối với Toà án nói riêng và cơ quan tư pháp nói chung.

Nghiên cứu thủ tục tái thẩm trong TTHS góp phần làm rò đồng thời tăng cường ý nghĩa pháp lý, chính trị, xã hội của thủ tục tái thẩm trong TTHS.

Thứ tư, sự cần thiết phải làm rò lý luận khoa học luật TTHS về tái thẩm.

Là một thủ tục có tính chất đặc biệt trong TTHS, tái thẩm được các nhà khoa học pháp lý trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ, phạm vi khác nhau. Tuy nhiên trong khoa học pháp lý, chưa có một công trình nào dưới cấp độ tiến sĩ nghiên cứu toàn diện lý luận về thủ tục tái thẩm trong TTHS Việt Nam. Quan điểm của các nhà nghiên cứu khoa học về tái thẩm chưa hoàn toàn thống nhất về các nội dung: 1) Về tính chất, tái thẩm là một thủ tục hay là một giai đoạn trong TTHS; 2) Sự cần thiết phải quy định hai thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm để xem xét lại bản án, quyết định có HLPL; 3) Chưa làm rò về mặt lý luận sự khác nhau cơ bản về tính chất, căn cứ, thẩm quyền, hậu quả của thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm để xây dựng và hoàn thiện pháp luật TTHS về thủ tục tái thẩm.

Nghiên cứu về thủ tục tái thẩm trong TTHS Việt Nam sẽ góp phần bổ sung, phát triển các tri thức khoa học pháp lý về thủ tục này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022