Thứ năm, sự cần thiết nâng cao chất lượng tái thẩm trong thực tiễn thi hành pháp luật TTHS tại Việt Nam.
Thực tế giải quyết án hình sự cho thấy, số lượng các đơn đề nghị xem xét lại các bản án, quyết định đã có HLPL theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hàng năm với lý do oan sai không hề nhỏ. Việc giải quyết triệt để các đơn đề nghị này từ đó nhanh chóng phát hiện sai lầm trong các bản án quyết định của Toà án đã có HLPL để đưa ra phương án khắc phục, sửa chữa tiến hành chậm trễ. Có bản án chỉ được làm rò sai lầm khi người bị oan đã chấp hành hình phạt tuyên trong bản án với thời gian tính bằng năm thậm chí chục năm. Quyền con người trong những trường hợp này không được bảo đảm, sai lầm không được phát hiện kịp thời gây mất lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước và pháp luật. Chất lượng kháng nghị tái thẩm chưa cao, nhiều kháng nghị không được Toà án chấp nhận, có kháng nghị còn gây tranh cãi trong các nhà nghiên cứu khoa học cũng như những người làm thực tiễn về việc lựa chọn thủ tục giám đốc thẩm hay tái thẩm. Về chất lượng tái thẩm tại Toà án: thực tế vẫn còn quyết định của Hội đồng tái thẩm tiếp tục bị kháng nghị tái thẩm; nhiều quyết định khó thi hành; không khắc phục triệt để sai lầm; chưa bảo đảm khôi phục quyền lợi, danh dự của người bị oan sai.
Nghiên cứu thủ tục tái thẩm góp phần nâng cao chất lượng tái thẩm trong thực tiễn thi hành pháp luật TTHS Việt Nam.
Thứ sáu, sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về tái thẩm.
Quy định của BLTTHS năm 2003 về tái thẩm là sự kế thừa có hoàn thiện quy định của BLTTHS năm 1988. Tuy nhiên, quy định hiện nay vẫn chưa thể hiện rò bản chất của tái thẩm dẫn đến việc áp dụng thủ tục này còn gây tranh cãi. Căn cứ kháng nghị tái thẩm quy định trong BLTTHS còn gây nhầm lẫn với căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm; quy định về phạm vi tái thẩm, thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm chưa rò ràng, cụ thể, không có hướng dẫn giải thích nên áp dụng không có tính thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Nhiều quy định không làm rò trách nhiệm của cơ quan cũng như người có thẩm quyền trong việc kiểm tra, xác minh các tình tiết do cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp dẫn đến việc quyết định kháng nghị tái
thẩm chậm trễ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người bị oan sai. Trình tự, thủ tục kiểm tra, xác minh mới dừng lại ở các quy định chung, mang tính nguyên tắc, chưa xây dựng thành một thủ tục hoàn chỉnh với sự tham gia của các bộ phận có chuyên môn nghiệp vụ.
Nghiên cứu thủ tục tái thẩm trong TTHS ở cấp độ luận án tiến sĩ góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục tái thẩm.
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Có thể bạn quan tâm!
- Tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn - 1
- ?révision”, Répertoire De Droit Pénal Et De Procédure Pénale, Étienne Daures, Editions Dalloz 2012 [115]. (Étienne Daures, “Tái Thẩm”, Tuyển Tập Luật Hình Sự Và
- Đánh Giá Tình Hình Nghiên Cứu Và Những Vấn Đề Tập Trung Nghiên Cứu Trong Luận Án
- Tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn - 5
Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án: xây dựng hệ thống lý luận, nghiên cứu pháp luật và thực tiễn thi hành, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tái thẩm trong TTHS.
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận án sẽ giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Về phương diện lý luận, làm rò khái niệm tái thẩm, đặc điểm, ý nghĩa của tái thẩm trong TTHS;
- Về phương diện pháp luật, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là phân tích, đánh giá quy định của pháp luật TTHS về tái thẩm;
- Về phương diện thực tiễn, nhiệm vụ của luận án là làm rò thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật TTHS về tái thẩm.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là lý luận, pháp luật và thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật TTHS về tái thẩm ở Việt Nam.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án là thủ tục tái thẩm trong TTHS phát sinh khi có kháng nghị của VKS có thẩm quyền với căn cứ kháng nghị là tình tiết mới phát hiện làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định có HLPL.
Về phương diện lý luận, phạm vi nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận trong khoa học luật TTHS Việt Nam và khoa học luật TTHS trên thế giới về thủ tục xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có HLPL khi phát hiện các tình tiết làm thay đổi cơ bản nội dung bản án hoặc quyết định đó.
Về phương diện pháp luật, phạm vi nghiên cứu của luận án là quy định của pháp luật TTHS hiện hành về tái thẩm (có so sánh với quy định của pháp luật TTHS trước khi ban hành BLTTHS năm 2003 để đánh giá sự phát triển của pháp luật về tái thẩm).
Về phương diện thực tiễn, phạm vi nghiên cứu của luận án là thực tiễn thi hành pháp luật TTHS Việt Nam về tái thẩm từ khi BLTTHS năm 2003 có HLPL đến nay.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
3.1. Ý nghĩa khoa học của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên, trực tiếp, toàn diện và có hệ thống về tái thẩm trong TTHS Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của luận án, đặc biệt là các luận điểm khoa học về khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của tái thẩm góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận khoa học luật TTHS Việt Nam nói riêng, khoa học luật TTHS trên thế giới nói chung về tái thẩm trong TTHS.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án, đặc biệt là các luận điểm khoa học trong việc phân tích pháp luật, yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật về tái thẩm đóng góp về mặt thực tiễn, giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong việc xây dựng, thi hành pháp luật TTHS Việt Nam, trong chiến lược cải cách tư pháp, cụ thể hoá quy định của Hiến pháp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật TTHS Việt Nam nói chung, pháp luật TTHS về tái thẩm nói riêng.
Những kết quả nghiên cứu lý luận, những vấn đề thực tiễn được phân tích, đánh giá trong luận án sẽ là những đóng góp cho khoa học luật TTHS và kết quả nghiên cứu này là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo luật.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Thủ tục tái thẩm trong TTHS là đối tượng nghiên cứu trong nhiều công trình ở các cấp độ khác nhau như sách tham khảo, đề tài luận án, giáo trình, các bài viết nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện, đầy đủ cả về phương diện lý luận, pháp luật và thực tiễn thi hành về tái thẩm trong TTHS. Các công trình nghiên cứu trong nước chỉ làm sáng tỏ một phần những vấn đề lý luận và đánh giá phần nào thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng thủ tục tái thẩm trong TTHS Việt Nam.
Một số công trình có tính chất định hướng cho việc nghiên cứu lý luận của đề tài cũng như chỉ ra những nguyên tắc chung liên quan đến việc bảo đảm Nhà nước pháp quyền, bảo vệ quyền con người, tạo nền tảng cho việc xây dựng và hoàn thiện thủ tục tái thẩm như: “Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới” của tác giả Đào Trí Úc, Nxb. Khoa học xã hội, năm 1997; “Hệ thống tư pháp và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay” do tác giả Đào Trí Úc chủ biên, Nxb. Khoa học xã hội năm 2003; đề tài KX.04.06 “Cải cách cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của Toà án trong Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân” do tác giả Uông Chu Lưu chủ nhiệm đề tài năm 2006; “Xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do các tác giả Đào Trí Úc, Phạm Hữu Nghị đồng chủ biên, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, năm 2009; “Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền” do các tác giả Lê Cảm, Nguyễn Ngọc Chí chủ biên, Nxb. Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm 2004.
Giáo trình của các cơ sở đào tạo về luật TTHS Việt Nam trong đó đề cập đến thủ tục tái thẩm như: Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc
Gia Hà Nội năm 2014 do tác giả Nguyễn Ngọc Chí chủ biên; Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân năm 2011 do tác giả Hoàng Thị Minh Sơn chủ biên; Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam (dành cho hệ đào tạo sau đại học) của Học viện Cảnh sát nhân dân năm 2003 do tác giả Đỗ Ngọc Quang chủ biên; Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, năm 2011 do tác giả Trần Văn Độ chủ biên.
Các nghiên cứu có tính chất bình luận, phân tích các quy định của BLTTHS năm 2003 trong đó có đề cập đến thủ tục tái thẩm như: Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 do tác giả Nguyễn Ngọc Anh chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia năm 2012; Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự của Học viện khoa học xã hội do tác giả Vò Khánh Vinh chủ biên, Nxb. Tư pháp năm 2012. Đây là những nghiên cứu có tính chất cơ bản, đại cương hoặc đơn thuần là giải thích quy phạm pháp luật, không phải là các nghiên cứu chuyên sâu về thủ tục tái thẩm trong TTHS đồng thời cũng không đề cập đến lý luận khoa học về thủ tục này.
Tái thẩm cũng được ghi nhận trong thủ tục giải quyết các vụ án tại Toà án hình sự quốc tế, các nội dung có liên quan đến tái thẩm hình sự đối với các vụ án giải quyết tại các Toà án quốc tế được đề cập trong các nghiên cứu sau: Giáo trình Toà án hình sự quốc tế của Khoa Luật Đại học Quốc gia, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2010 do tác giả Nguyễn Ngọc Chí chủ biên; Quy chế Rome về Toà án hình sự quốc tế, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2011 do tác giả Dương Tuyết Miên chủ biên; Giáo trình Luật hình sự quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2012 do tác giả Nguyễn Ngọc Chí chủ biên.
Ngoài các nghiên cứu nói trên, các công trình nghiên cứu trực tiếp về tái thẩm trong TTHS Việt Nam có thể kể đến bao gồm:
“Giám đốc thẩm, tái thẩm về hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Đinh Văn Quế xuất bản năm 1997. Tác giả chủ yếu tập trung phân tích luật thực định về thủ tục xét lại bản án, quyết định có HLPL của Toà án bao gồm cả giám đốc thẩm và tái thẩm; sử dụng các vụ án đã giải quyết trên thực tế để làm rò các quy định của pháp luật TTHS về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu không đánh giá pháp luật, không đưa giải pháp hoàn thiện pháp luật.
“Kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm”, do tác giả Dương Thanh Biểu chủ biên, Nxb. Tư pháp, năm 2010 [3]. Nghiên cứu giải quyết được các nội dung chủ yếu sau: 1) Đưa ra khái niệm về thủ tục tái thẩm và làm rò các điều kiện để xác định tình tiết mới là căn cứ để kháng nghị tái thẩm; 2) Khái quát quy định về thủ tục tái thẩm trong pháp luật một số nước trên thế giới như Liên bang Nga, Cộng hoà Liên bang Đức, Cộng hoà Pháp, Nhật Bản; 3) Phân tích quy định về thủ tục tái thẩm trong BLTTHS năm 2003, một số kỹ năng về nghiên cứu hồ sơ và xác minh tình tiết mới theo thủ tục tái thẩm.
“Luật tố tụng hình sự trong thực tế giám đốc thẩm, tái thẩm của Toà án nhân dân tối cao”, do các tác giả Mai Thanh Hiếu, Nguyễn Chí Công đồng chủ biên, Nxb. Công an nhân dân năm 2008 [18]. Nội dung cơ bản của luật TTHS được phân tích dựa vào các văn bản giải thích pháp luật đồng thời được minh chứng cụ thể bởi các tình huống thực tế trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự thể hiện trong các quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của TANDTC. Về thủ tục tái thẩm, nghiên cứu chỉ ra một số trường hợp sai lầm trong bản án, quyết định có HLPL giống nhau nhưng lại áp dụng thủ tục khác nhau để giải quyết (có trường hợp áp dụng giám đốc thẩm, có trường hợp áp dụng tái thẩm). Các tác giả sử dụng các quyết định tái thẩm để minh chứng cho các quy định về căn cứ kháng nghị tái thẩm, thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm là các quy định không cụ thể trong BLTTHS năm 2003.
“Những mô hình tố tụng hình sự điển hình trên thế giới”, do tác giả Tô Văn Hoà chủ biên, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội 2012. Cuốn sách ra đời với sự trợ giúp của Chương trình đối tác Tư pháp (Justice Partnership Programe - JPP) do Liên minh Châu Âu, Đan Mạch và Thụy Điển đồng tài trợ. Các nhà nghiên cứu khoa học và thực tiễn có kinh nghiệm và uy tín quốc tế bao gồm: GS. Byung-Sun Cho; GS. Liling Yue; GS. William Burnham; TS. Marco Fabri; GS. Richard S.Shine; Jean-Philippe Rivaud đã thực hiện các báo cáo nghiên cứu về mô hình TTHS của bảy quốc gia đại diện cho các mô hình tố tụng điển hình trên thế giới là Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Italia, Liên bang Nga, Nhật Bản, Cộng hoà Pháp và Trung Quốc. Trong các mô hình tố tụng trên, một số mô hình xây dựng thủ tục tương tự như tái thẩm quy định trong BLTTHS Việt Nam với tên gọi khác nhau và các tác giả dành một dung lượng nhất định để giới thiệu.
“Thực trạng giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm tại Toà án nhân dân tối cao - Những vướng mắc và kiến nghị”, Đề tài khoa học cấp bộ của TANDTC, do tác giả Nguyễn Huy Du chủ nhiệm đề tài, năm 2012 [43]. Công trình đã phân tích cơ sở pháp lý của công tác tiếp nhận và giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm tại TANDTC và VKSNDTC; nghiên cứu thực trạng công tác tiếp nhận và giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm tại TANDTC và VKSNDTC từ năm 2005 đến năm 2010; đánh giá những ưu điểm và hạn chế của công tác thụ lý và giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan của thực trạng. Đề tài đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Đề tài có đề cập đến giám đốc thẩm, tái thẩm trong hệ thống pháp luật của một số quốc gia như Singapore, Trung Quốc, Cộng hoà liên bang Đức, Nhật Bản, Liên bang Nga.
“Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của việc đổi mới thủ tục tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” do các tác giả Lê Hữu Thể, Đỗ Văn Đương, Nguyễn Thị Thủy đồng chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia năm 2013 [53]. Nội dung sách chủ yếu tổng kết thực trạng thủ tục TTHS ở Việt Nam, đề xuất đổi mới thủ tục TTHS đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp; hệ thống hoá những vấn đề cốt lòi, cơ bản từ lý thuyết đến thực tiễn liên quan đến thủ tục TTHS; phân tích, đánh giá tính hiệu quả, khả năng áp dụng của luật TTHS hiện hành; đề xuất các giải pháp và hướng sửa đổi, bổ sung luật nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Trong đó các tác giả có đề cập đến cơ sở lý luận, yêu cầu và đề xuất đổi mới, hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong TTHS.
Các bài viết nghiên cứu trực tiếp về tái thẩm công bố trên các tạp chí chuyên ngành luật học chủ yếu đề cập đến một nội dung nhất định có liên quan đến thủ tục tái thẩm. Bàn về căn cứ kháng nghị tái thẩm có các bài viết như: “Một số vấn đề về tái thẩm” của tác giả Trần Văn Độ, Tạp chí Luật học, số 3 năm 1995; “Bàn về các căn cứ kháng nghị tái thẩm” của tác giả Vũ Gia Lâm đăng trên Tạp chí Luật học số 6/1998. Về quá trình hình thành, phát triển của thủ tục tái thẩm trong lịch sử lập pháp Việt Nam có các bài viết như: “Sự hình thành, phát triển và hoàn thiện pháp luật của
Việt Nam quy định thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật từ 1945 đến nay” của tác giả Nguyễn Văn Hiện, tạp chí TAND, số 6/1997. Việc thực thi quy định của pháp luật về Hội đồng tái thẩm được chỉ ra trong bài“Cần thực hiện đúng quy định của pháp luật về Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm ở Toà án cấp tỉnh” của tác giả Đỗ Văn Chỉnh, tạp chí TAND, số 2/1999. Đề cập đến yêu cầu về hình thức cũng như nội dung của quyết định tái thẩm có bài viết“Một số ý kiến về bản án sơ thẩm, phúc thẩm và quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm” của tác giả Nguyễn Đức Mai, tạp chí TAND số 1/2003. Các nghiên cứu về tái thẩm trong quy định của BLTTHS năm 1988 hiện nay vẫn có giá trị khoa học trong việc nghiên cứu về thủ tục này trong luận án vì hàm chứa các vấn đề lý luận đã được thừa nhận. Mặt khác, do rất nhiều quy định về thủ tục tái thẩm quy định trong BLTTHS năm 1988 vẫn được giữ nguyên trong BLTTHS năm 2003 nên việc xem xét các nhận xét, đánh giá về cùng một nội dung quy định của các nhà nghiên cứu là vô cùng quan trọng.
Các nghiên cứu khoa học về thủ tục tái thẩm theo quy định của BLTTHS năm 2003 cũng thường đề cập đến một vấn đề cụ thể nhất định. Có tính chất giới thiệu những điểm mới trong quy định của BLTTHS năm 2003 về các thủ tục tố tụng trong đó có thủ tục tái thẩm như các bài: “Những điểm mới trong Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi về phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm” của tác giả Nguyễn Đức Mai, tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật số 5/2004; “Những quy định mới của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm” của tác giả Đinh Văn Quế, tạp chí Toà án, TANDTC số 13/2004. Các nghiên cứu đề xuất hoàn thiện pháp luật trên cơ sở phân tích pháp luật như “Về căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003” của tác giả Vũ Gia Lâm, tạp chí Luật học, số 10/2006. Nghiên cứu giới thiệu về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong quy định của BLTTHS các nước Cộng hoà Pháp, Liên bang Nga, Trung Quốc có bài viết “Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự một số nước”, của tác giả Nguyễn Đức Mai, tạp chí TAND số 10/2010. Một số vấn đề lý luận về thủ tục tái thẩm cũng được đề cập trong bài viết“Khái niệm giám đốc thẩm, tái thẩm trong Tố tụng hình sự”, của các tác giả