Khái Niệm, Mục Tiêu Của Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Doanh Nghiệp

Ví dụ: Công ty X có tài liệu như sau:

- Doanh thu 3 tháng đầu năm N+1 là 210, 200 và 200 triệu đồng. Khách hàng trả tiền theo phương thức 50% trả ngay bằng tiền, số còn lại thanh toán sau 1 tháng.

- Phải thu đầu năm N+1: 80 triệu đồng và thu vào tháng 1/N+1.

Xác định các khoản thu bằng tiền từ doanh thu bán hàng 3 tháng đầu năm N+1.


Đơn vị tính: triệu đồng


STT

Chỉ tiêu

1 2 3

Cuối kỳ

1

Thu từ doanh thu tháng m

105 100 100


2

Thu từ doanh thu tháng m + 1

105 100

Phải thu - 100

3

Thu khoản phải thu đầu kỳ

80



Tổng nhập quỹ

185 205 200


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Tài chính doanh nghiệp - 8

b. Thực thu từ hoạt động tài chính

Bao gồm những khoản:

- Thu vốn gốc và lãi đầu tư vào các đơn vị khác, thu tiền lãi hoặc tiền bán chứng khoán ngắn hạn và dài hạn.

- Tiền thu do các chủ sở hữu góp vốn.

- Khoản cho vay của ngân hàng, thu lãi hoặc vốn gốc của các khoản doanh nghiệp cho vay bằng các quỹ nhàn rỗi, thu lãi hoặc gốc tiền gửi trong kỳ.

- Thu tiền lãi từ chênh lệch tỷ giá hoặc từ việc thực hiện các nghiệp vụ gia tăng ngân quỹ nhàn rỗi và các khoản thu khác có liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp đều được coi là các khoản thực thu từ hoạt động tài chính.

c. Thực thu từ hoạt động khác

Thực thu từ hoạt động khác của doanh nghiệp là các khoản thu nhập bất thường mà doanh nghiệp thực thu được, bao gồm :

- Các khoản nợ phải trả nhưng không còn chủ nợ.

- Tài sản thừa doanh nghiệp được hưởng.

- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi và giảm giá hàng tồn kho.

- Tiền thu do khách hàng, đối tác vi phạm hợp đồng.

- Tiền thu nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.

- Các khoản nợ khó đòi nay đòi được. Và cá khoản thu nhập bất thường khác.

2.6.2.1. Chi ngân quỹ

a. Thực chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Là các khoản chi bằng tiền của doanh nghiệp trong kỳ từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể bao gồm các khoản chủ yếu sau:

- Chi tiền mua hàng trong kỳ: tức là khoản thực chi mua hàng hay trả trước tiền hàng trong kỳ .

- Chi mua hàng kỳ trước: nếu trong kỳ trước doanh nghiệp được nhà cung cấp cấp cho một khoản tín dụng thương mại thì kỳ này khi đến hạn doanh nghiệp phải thanh toán cho nhà cung cấp khoản tiền đó. Khoản này được coi là khoản chi tiền hàng kỳ trước và là một khoản thực chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh .

- Chi đầu tư cơ bản (chi đầu tư tài sản cố định).

- Trả lãi vay ngân hàng.

- Chi tiền thanh toán cho tiền lương , các chi phí quản lý, chi phí bán hàng và chi phí thuê ngoài.

- Chi thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước (thuế, phí và lệ phí).

Chi từ hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định theo công thức:



Chi bằng tiền

=

trong kỳ

Phải trả người bán đầu kỳ


Chi mua hàng

+ -

trong kỳ

Phải trả người bán

cuối kỳ (2.42)

Chi mua hàng

=

trong kỳ

Chênh lệch khoản

+

phải trả người bán

Phải trả đầu kỳ và cuối kỳ được thể hiện và phản ánh ở hai thời điểm bên phần nguồn vốn của bảng cân đối kế toán. Chi mua hàng trong kỳ được thể hiện và phản ánh trong báo cáo kết quả kinh doanh.

Trên thực tế, người ta cũng sử dụng phương pháp bảng để xác định chi bằng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Mẫu và nội dung tương tự như bảng thu ngân quỹ của doanh nghiệp.

b. Thực chi cho hoạt động tài chính

Bao gồm các khoản:

- Chi hoạt động đầu tư, tiền lỗ do kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán.

- Chi trả vốn gốc ngân hàng.

- Lỗ do chênh lệch tỷ giá.

- Chi phí tham gia góp vốn liên doanh và tiền về lỗ góp vốn liên doanh.

- Chi phí khác của hoạt động tài chính.

c. Thực chi cho hoạt động khác

Hoạt động khác là những hoạt động mà doanh nghiệp không dự kiến trước được thực hiện trong kỳ kinh doanh, trong doanh nghiệp phát sinh những khoản thực chi khác sau:

- Chi phí thanh lý nhượng bán tài sản cố định kể cả giá trị còn lại.

- Tiền doanh nghiệp phải nộp phạt do vi phạm cam kế hợp đồng.

- Tiền phải nộp phạt và bị truy thu thuế.

- Các khoản mất tài sản doanh nghiệp chịu.

2.6.2.3. Cân đối ngân quỹ

Hiểu được nội dung các khoản thực thu và thực chi ngân quỹ chỉ là bước đầu của công tác quản lý ngân quỹ và nó giúp cho doanh nghiệp dự toán được các khoản thực thu và thực chi ngân quỹ, từ đó, giúp các nhà quản lý tài chính trong doanh nghiệp dự toán được mức tồn quỹ. Trước khi xác định mức tồn quỹ tối ưu, các nhà quản lý tài chính phải dự toán được nhu cầu tiền trong kỳ tới. Từ đó, kết hợp với mức tồn quỹ tối ưu đã tính được họ sẽ lập kế hoạch quản lý ngân quỹ cho kỳ kinh doanh tiếp theo.

Cân đối ngân quỹ thực chất là so sánh thu với chi bằng tiền để tìm nguồn tài trợ (khi ngân quỹ thâm hụt) hoặc đầu tư ngắn hạn (khi ngân quỹ dư thừa) có tính tới số dư bằng tiền đầu kỳ. Có nhiều phương pháp được sử dụng trong đó phương pháp bảng tín toán là phương pháp thường được áp dụng. Trật tự và nội dung các chỉ tiêu trong bảng cân đối ngân quỹ như sau:

Bảng 2.4: Cân đối ngân quỹ doanh nghiệp

Đơn vị tính:…

STT

Chỉ tiêu

1 2 3…… 12

Cuối kỳ

I

Nhập quỹ



1

Thu từ doanh thu tháng m



2

Thu từ doanh thu tháng m + n



….




II

Xuất quỹ



1

Chi mua hàng tháng m



2

Chi mua hàng tháng m + n






III

Dư đầu kỳ



IV

Chênh lệch nhập xuất quỹ (I – II)



V

Dư cuối kỳ



CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các cách phân loại chi phí theo các tiêu thức khác nhau.

2. Trình bày khái niệm doanh thu của doanh nghiệp. Ý nghĩa của doanh thu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp.

4. Lợi nhuận của doanh nghiệp là gì? Trình bày phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Ý nghĩa của lợi nhuận đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

5. Doanh nghiệp có những biện pháp như thế nào để có thể gia tăng lợi nhuận.

6. Trình bày mục tiêu của việc nghiên cứu ngân quỹ của doanh nghiệp.

7. Phân biệt doanh thu – thu, chi phí – chi của doanh nghiệp.

8. Trình bày hướng phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp.

9. Thuế là chi phí của doanh nghiệp. Hãy bình luận về nhận định này.

10. Một doanh nghiệp có lợi nhuận cao thì chắc chắn doanh nghiệp đảm bảo tốt việc chi trả. Hãy bình luận về nhận định này.

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

3.1. KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

3.1.1. Khái niệm phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.

Báo cáo tài chính là một trong những thông tin kế toán quan trọng được sử dụng để tiến hành phân tích tài chính của doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính là quá trình sử dụng các báo cáo tài chính để phân tích và tiến hành đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Mục đích của phân tích báo cáo tài chính là nhằm đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp để có cơ sở ra những quyết định hợp lý. Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp có thể do bản thân doanh nghiệp hoặc các tổ chức, cá nhân bên ngoài doanh nghiệp tiến hành như: các nhà cung ứng vốn (ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính…), các nhà đầu tư (công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư…)

Tùy theo lợi ích khác nhau, các bên có liên quan sẽ chú trọng đến những nội dung phân tích khác nhau. Nhà cung ứng hàng hóa và dịch vụ chú trọng đến tình hình thanh toán và khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư về cơ bản chú trọng đến lợi nhuận hiện tại và lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai của doanh nghiệp cũng như sự ổn định của lợi nhuận theo thời gian. Về mặt nội bộ, doanh nghiệp tiến hành phân tích tài chính để có thể hoạch định và kiểm soát hiệu quả hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để hoạch định cho tương lai, doanh nghiệp cần phân tích và đánh giá tình hình tài chính hiện tại, những cơ hội và thách thức có liên quan đến tình hình hiện tại của doanh nghiệp. Hơn nữa, phân tích tài chính giúp doanh nghiệp có biện pháp hữu hiệu nhằm duy trì và cải thiện tình hình tài chính, nhờ đó có thể gia tăng sức mạnh của doanh nghiệp trong việc thương lượng với các nhà cung ứng vốn, hàng hóa bên ngoài.

Trong phạm vi của chương này, khi nói đến phân tích báo cáo tài chính là nói đến phân tích dựa trên góc độ của doanh nghiệp.

3.1.2. Mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Với ý nghĩa quan trọng như vậy, mục tiêu của việc phân tích tình hình tài chính là việc cung cấp những thông tin chính xác về mọi mặt tài chính của doanh nghiệp, bao gồm:

- Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các mặt đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối vốn, tình hình nguồn vốn.

- Đánh giá hiệu quả sử dụng từng loại vốn trong quá trình kinh doanh và kết quả tài chính của hoạt động kinh doanh, tình hình thanh toán.

- Tính toán và xác định mức độ có thể lượng hoá của các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những biện pháp để khắc phục những yếu kém và khai thác triệt để những năng lực tiềm tàng của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

3.2.1. Các báo cáo tài chính chủ yếu của doanh nghiệp

Các báo cáo tài chính chủ yếu của doanh nghiệp mà người phân tích tài chính thường sử dụng là: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các báo cáo này thực hiện theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính.

3.2.1.1 Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó (nguồn vốn) của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

Bảng cân đối kế toán được lập và trình bày theo quy định tại chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”. Bảng được trình bày với số liệu ở hai thời điểm là đầu năm và cuối năm. Nội dung bảng cân đối kế toán gồm hai phần: phần tài sản và phần nguồn vốn, với số tổng cộng tài sản cân bằng với số tổng cộng nguồn vốn ở cùng một thời điểm.

a. Phần tài sản

Phần tài sản phân chia ra hai loại: tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

* Tài sản ngắn hạn

Loại tài sản ngắn hạn phản ánh tổng giá trị gồm: tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản ngắn hạn khác có thể chuyển đổi thành tiền, hoặc có thể bán hay sử dụng trong vòng một năm (hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường của một doanh

nghiệp) có đến thời điểm báo cáo. Tài sản ngắn hạn trong phân tích tài chính doanh nghiệp tương ứng là tài sản lưu động.

Tài sản ngắn hạn bao gồm các loại cụ thể:

- Tiền và các khoản tương đương tiền.

- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.

- Các khoản phải thu ngắn hạn.

- Hàng tồn kho.

- Tài sản ngắn hạn khác.

* Tài sản dài hạn

Loại tải sản dài hạn phản ánh giá trị các loại tài sản không coi là tài sản ngắn hạn, tức là giá trị các tài sản phải thu hồi hoặc thanh toán từ mười hai tháng trở lên hoặc có thời hạn dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường tính từ thời điểm lập báo cáo.

Tài sản dài hạn bao gồm các loại tài sản sau:

- Các khoản phải thu dài hạn.

- Tài sản cố định (hữu hình, vô hình, thuê tài chính).

- Bất động sản đầu tư.

- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn.

- Tài sản dài hạn khác.

Do việc phân loại tài sản theo chuẩn mực kế toán mới dựa theo tiêu chí thời gian (tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn) nên có loại tài sản như các khoản phải thu về bản chất là tài sản lưu động nhưng có khoản lại thuộc loại tài sản ngắn hạn, có khoản thuộc loại tài sản dài hạn. Sự khác biệt giữa hai loại nợ phải thu này là chỉ sau một chu kỳ kinh doanh hoặc sau hơn một chu kỳ kinh doanh thì nợ được thanh toán mà thôi.

b. Phần nguồn vốn

Phần nguồn vốn chia ra làm hai loại: nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.

* Nợ phải trả

Nợ phải trả là một trong hai nguồn vốn của doanh nghiệp. Nợ phải trả là chỉ tiêu phản ánh tổng số nợ phải trả tại thời điểm báo cáo, gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

- Nợ ngắn hạn: là tổng giá trị các khoản nợ còn phải thanh toán trong một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh gồm: nợ ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn phải trả, nợ phải trả người bán, các khoản người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, các khoản phải trả người lao động, các khoản chi phí phải trả, các khoản phải trả khác và các khoản dự phòng phải trả ngắn hạn.

- Nợ dài hạn: là tổng giá trị các khoản nợ có thời hạn thanh toán trên một năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh gồm: khoản phải trả dài hạn người bán, khoản phải trả dài hạn nội bộ, khoản phải trả dài hạn khác (mua hàng trả chậm dài hạn, trả ký quỹ

dài hạn), vay trung hạn và dài hạn, thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả, dự phòng trợ cấp mất việc làm, dự phòng phải trả dài hạn.

* Nguồn vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp và thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp.

Nguồn vốn chủ sở hữu có hai loại: Vốn chủ sở hữu và Nguồn kinh phí, quỹ khác. Sau đây là mẫu của một Bảng cân đối Kế toán:

Bảng 3.1: Mẫu bảng cân đối kế toán của công ty X


BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN


Tại ngày....tháng...năm...

(đơn vị tính:1.000 đồng)

TÀI SẢN

MÃ SỐ

SỐ CUỐI

NĂM

SỐ ĐẦU

NĂM

1

2

3

4

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN:

100

118.693.420

71.784.621

I. Tiền và các khoản tương đương tiền

110

2.477.610

5.280.476

1. Tiền

111

2.477.610

5.280.476

2. Các khoản tương đương tiền

112

-

-

II. Đầu tư Tài chính ngắn hạn

120

91.000

91.000

1. Chứng khoán kinh doanh

121

91.000

91.000

2. Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh

doanh *(2)

122

(...)

(...)

3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

123

-

-

III. Các khoản phải thu ngắn hạn

130

81.602.343

44.880.284

1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng

131

56.560.990

21.708.920

2. Trả trước cho người bán

132

2.479.437

611.621

3. Phải thu nội bộ ngắn hạn

133

779.709

1.406.700

4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp

đồng xây dựng

134

-

-

5. Phải thu về cho vay ngắn hạn

135

-

-

6. Phải thu ngắn hạn khác

136

21.782.207

24.219.043

7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi(*)

139

(...)

(3.066.000)

IV. Hàng tồn kho

140

25.528.628

15.445.985

1. Hàng tồn kho

141

25.528.628

15.445.985

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho(*):

149

(...)

(...)

150

8.993.839

6.086.876

1. Chi phí trả trước ngắn hạn

151

103.279

29.050

2. Thuế GTGT được khấu trừ

152

5.090.188

3.664.476

3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước

153



4. Giao dịch mua bán lại Trái phiếu Chính

phủ

154



5. Tài sản ngắn hạn khác

155

3.800.372

2.393.350

B- TÀI SẢN DÀI HẠN

200

16.977.644

14.099.102

I. Các khoản phải thu dài hạn

210



1. Phải thu dài hạn của khách hàng

211



2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc

212



3. Phải thu nội bộ dài hạn

213



4. Phải thu về cho vay dài hạn

214



5. Phải thu dài hạn khác

215



6. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi(*)

219

(...)

(...)

II. Tài sản cố định

220

12.457.722

14.061.874

1. TSCĐ hữu hình

221

12.153.562

14.061.874

+ Nguyên giá

222

22.281.221

22.773.688

+ Giá trị hao mòn luỹ kế (*)

223

(10.127.659)

(8.711.814)

2. TSCĐ thuê tài chính

224



+ Nguyên giá

225



+ Giá trị hao mòn luỹ kế(*)

226

(...)

(...)

3. TSCĐ vô hình

227

304.200

-

+ Nguyên giá

228

304.200

-

+ Giá trị hao mòn luỹ kế(*)

229

(...)

(...)

III. Bất động sản đầu tư

230



+ Nguyên giá

231



+ Giá trị hao mòn luỹ kế(*)

232

(...)

(...)

IV.Tài sản dở dang dài hạn

240

4.519.882

37.228

1. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn

241



2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

242

4.519.882

37.228

V. Đầu tư tài chính dài hạn

250



1. Đầu tư công ty con

251



2. Đầu tư vào công liên kết, liên doanh

252



Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí