Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam - 2


Internet; đứng thứ ba thế giới về sản xuất ô tô với 5,2 triệu chiếc vào năm 2004. Hiện nước này cũng đứng thứ tư thế giới sau Hoa Kỳ, Nhật, Đức về sản xuất hàng công nghiệp hiện đại, đặc biệt đứng đầu thê giới về 35 loại sản phẩm công nghiệp như: tivi, máy giặt, điều hòa nhiệt độ,...Các loại hàng hóa này đều chiếm ưu thế trên thế giới về số lượng tuyệt đối hay về giá cả.

1.3. Khối lượng thu hút ĐTNN liên tục đứng đầu trong số các nước đang phát triển.

Thời gian qua, Trung Quốc đã khiến cả thế giới phải ngạc nhiên chứng kiến một sự mở rộng không ngừng về quy mô cũng như mức độ sử dụng FDI hàng năm của trung Quốc đạt khoảng 55 tỷ USD. Nhờ những chính sách đầu tư thông thoáng cởi mở, và nhờ quy mô thị trường lớn, nhân công dồi dào và giá rẻ... trong hơn 20 năm qua, nguồn vốn FDI vào Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ kỷ lục, từ 4,4 tỷ USD vào năm 1991 lên lên 60,6 tỷ USD vào năm 2003 và 60,33 tỷ USD vào năm 2005, đưa Trung Quốc vượt qua Hoa Kỳ để giành vị trí dẫn đầu thế giới về tiếp nhận FDI. Theo tính toán của IMF, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện đang chiếm 20% giá trị sản xuất công nghiệp và 54% ngoại thương Trung Quốc.

Biểu đồ 2 Tổng vốn FDI thực hiện từ 1995 2006 tỷ USD Nguồn 1

Biểu đồ 2: Tổng vốn FDI thực hiện từ 1995-2006 (tỷ USD)

Nguồn: http://images.china.cn/images1/en/fy/ow.htm#


1.4. Dự trữ ngoại tệ đứng thứ hai thế giới, sau Nhật Bản

Do luồng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Trung Quốc lớn, hơn nữa Trung Quốc liên tục xuất siêu nên dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc tăng lên rất nhanh. Tính đến cuối năm 2004, con số này lên tới 609,9 tỷ USD so với mức 145 tỷ USD vào năm 1998. Với mức dự trữ này, Trung Quốc có nhiều thuận lợi trong thanh toán quốc tế và thực hiện giữ giá đồng NDT và ổn định nền kinh tế vĩ mô.

Biểu đồ 3 Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc tỷ USD Nguồn 2


Biểu đồ 3: Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc (tỷ USD)

Nguồn: http://images.china.cn/images1/en/fy/ow.htm#

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) dự báoTrung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới trong vòng 5 năm tới và là nước XK lớn nhất thế giới vào đầu thập kỷ tới.

Tuy nhiên, giới phân tích cũng cảnh báo rằng, đà tăng trưởng hiện nay của Trung Quốc cũng kéo theo nhiều vấn đề bất cập như nước này sẽ phải phụ thuộc nhìều vào thương mại thế giới, (mức độ lệ thuộc vào thị trường tăng từ 25% lên 80%), tỷ lệ người già tăng, một bộ phân người dân nông thôn sẽ không có đất nông nghiệp để canh tác... Mức cầu thấp hiện nay của Trung Quốc gây lo ngại cho nhiều chuyên gia kinh tế. Chuyên gia kinh tế Jim Walker của ngân hàng Crédit Lyonais dự báo tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc năm 2007 sẽ giảm 3-5% so với mức 9,5% trong 20 năm qua. Do đó, tăng trưởng nhanh, ổn định và mạnh mẽ; Các doanh nghiệp trong nước có tính cạnh tranh cao; Phát triển mạnh nông thôn nhằm cải thiện đời sống nông dân...chính là mục tiêu phát triển kinh tế cơ bản trong năm 2006 được đưa ra tại hội nghị thường niên diễn ra trong 3 ngày do Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc hội tổ chức. Tại hội nghị này các đại biểu đã chỉ ra rằng, chìa khóa để đạt được mục tiêu chính là tăng cường nhu cầu trong nước, kiểm soát các chính sách tiền tệ một cách cẩn trọng và cải thiện các quy định vĩ mô.

2. Tình hình XNK hàng hóa của Trung Quốc

Với những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, TNTN,...Trung Quốc là nước có tiềm năng lớn trong việc mở rộng quan hệ ngoại thương với các nước khác trên thế giới. Thực tế cho thấy, sau hơn 20 năm cải cách mở cửa, ngoại thương Trung Quốc không ngừng vươn lên những vị trí cao trên thương trường quốc tế, trở thành một lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào sự tăng trưởng cao của kinh tế đất nước. Người Trung Quốc vẫn thường nói: Nếu không hội nhập đâu có ngày nay. Bài học của Trung Quốc là tranh thủ hội nhập, coi hội nhập là vấn đề chiến lược bậc nhất. Hội nghị lần thứ 12 ĐCS Trung Quốc cũng đã khẳng định:“chính sách mở cửa là chiến lược không thay đổi, là một điểu kiện cơ bản để hiện đại hoá”. Theo lời Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc, Gao Hucherg, năm 2008, Trung Quốc sẽ vượt Đức trở thành nước buôn bán lớn thứ 2 thế giới nếu duy trì được nhịp độ tăng trưởng ngoại thương 15%/năm như hiện nay; và Trung Quốc cũng sẽ vượt Hoa Kỳ trở thành nước buôn bán lớn nhất thế giới trong giai đoạn 2015-2020.

2.1. Kim ngạch XNK

Một trong những động lực chính thúc đẩy kinh tế Trung Quốc phát triển là thương mại. Vị trí của Trung Quốc trong thương mại quốc tế ngày càng được khẳng


định. Trung Quốc đã bỏ qua Nhật Bản trở thành nước đứng thứ ba thế giới về ngoại thương, chỉ sau Hoa Kỳ và Đức. Năm 1978, tổng KNXNK của Trung Quốc chỉ đạt 20,6 tỷ USD, đứng thứ 32 thế giới. Đến cuối năm 2005, KNXNK đạt 1.422 tỷ USD, tăng 23,2 % so với năm 2004, trong đó XK dạt 762 tỷ USD, NK 660 tỷ USD. Chỉ sau gần 20 năm, Trung Quốc đã đưa thứ hạng của mình về kim ngạch thương mại từ vị trí thứ 32 lên vị trí thứ 3 thế giới. Đầu năm 2006, Trung Quốc tuyên bố sẽ trở thành cường quốc thương mại hàng đầu thế giới trong giai đoạn 2015-2020.

Bảng 1: Kim ngạch XNK của Trung Quốc từ 1991 đến 2005

Đơn vị: 100 triệu USD


Năm

Tổng giá trị XNK

Xuất khẩu

Nhập khẩu

CCTM

1995

2808.6

1487.8

1320.8

167.0

1996

2898.8

1510.5

1388.3

122.2

1997

3251.6

1827.9

1423.7

404.2

1998

3240.5

1838.1

1402.4

435.7

1999

3606.3

1949.3

1657.0

292.3

2000

4742.9

2492.0

2250.9

241.1

2001

5097.6

2661.5

2436.1

225.4

2002

6207.7

3256.0

2951.7

304.3

2003

8509.9

4382.3

4127.6

254.7

2004

11547.9

5933.7

5614.2

319.5

2005

14223.0

7621.4

6601.6

1019,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Nguồn: http://www.china.org.cn/english/en-sz2005/jj/biao/18-3.htm (1991-2004),

Bộ Thương mại (2005).

2.2. Cơ cấu hàng XNK

Bảng 2: Cơ cấu hàng xuất NK Trung Quốc trước và sau cải cách



Xuất khẩu

Nhập khẩu


Trước cải cách

- Các loại nguyên liệu thô và các thành phẩm sơ chế, hoặc thực phẩm sử dụng nhiều lao động.

- Tỷ trọng hàng CN trong KNXK chiếm lượng nhỏ.

- Thiết bị máy móc loại nặng và lương thực.


Sau cải cách

- Coi trọng và bắt đầu tăng nhanh XK các hàng thành phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao hơn.

- Đứng thứ tư thế giới sau Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức về sản xuất hàng công nghiệp hiện đại.

- Hướng theo chiến lược điều chỉnh nền kinh tế. Chỉ NK có chọn lọc các thiết bị toàn bộ cho những công trình lớn, phục vụ cho các ngành công nghiệp, năng lượng, viễn thông, một số nguyên liệu thô quan trọng cho sản xuất công nghiệp và năng lượng.

- Dần mở cửa cho hàng hoá tiêu dùng

nước ngoài.


Nguồn: Tổng hợp

2.3. Cơ cấu thị trường:

Từ khi tiến hành cải cách đến nay, Trung Quốc không ngừng mở rộng quan hệ giao lưu buôn bán với hầu hết các nước trong khu vực và trên thế giới. Các đối tác thương mại chủ yếu hiện nay là Hàn Quốc, EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản...Cũng như hai nước Đông Bắc Á khác là Nhật Bản và Hàn Quốc, hiện nay Trung Quốc đang thực hiện chính sách hướng về khu vực ASEAN thông qua Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (CAFTA), và nhiều thoả thuận thu hoạch sớm riêng rẽ với Thái Lan, Malaysia... Hiện nay, ba đối tác quan trọng nhất của Trung Quốc là EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Tóm lại, sau gần 30 năm cải cách và mở cửa, lĩnh vực ngoại thương Trung Quốc đã phát triển trên phạm vi rộng lớn, ngày càng hội nhập với xu thế quốc tế mới. Hiện Trung Quốc đang tìm mọi biện pháp mềm dẻo vượt qua khó khăn hiện tại để một số năm nữa có nền kinh tế phát triển. Đó là: lùi trước mặt để mạnh về sau. Về phương diện kinh tế, Trung Quốc đã bắt đầu thể hiện vai trò lớn hơn và có trách nhiệm hơn cả trong khu vực lẫn trên trường quốc tế. Việc gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO cũng là một chất xúc tác thúc đẩy cho cải cách thể chế ngoại thương ở nước này. Nhờ đó, thương mại nước ngoài vào Trung Quốc và từ Trung Quốc ra nước ngoài đang bùng nổ.


II. QUÁ TRÌNH TRUNG QUỐC GIA NHẬP WTO:

Theo bình luận của một số nhà kinh tế trên thế giới, việc gia nhập WTO của Trung Quốc bắt đầu từ những cải cách kinh tế cách đây một phần tư thế kỷ, và có tầm quan trọng sánh ngang với việc Trung Quốc tiến hành cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân lần đầu tiên vào năm 1964. Gia nhập WTO sẽ giúp Trung Quốc giành lại vị trí trên trường quốc tế mà họ đã đánh mất trong suốt hai thế kỷ qua kể từ năm 1820 và sẽ thúc đẩy nhanh hơn cuộc cách mạng kinh tế diễn ra từ năm 1978.

1. Sơ lược về quá trình Trung Quốc gia nhập WTO:

Tháng 12 năm 1994, Trung Quốc chính thức đệ đơn xin gia nhập WTO. Sau những cố gắng để trở thành một trong những sáng lập viên của WTO không thành công, Trung Quốc đã quyết định thay đổi dự định sớm gia nhập WTO nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của quá trình này dối với nền kinh tế trong nước. Đến tháng 10-11-2001, tại hội nghị Bộ trưởng WTO tại Doha (Qatar), các đại biểu đã nhất trí


thông qua quyết định về việc Trung Quốc gia nhập WTO, 30 ngày sau, Trung Quốc chính thức trở thành thành viên WTO, chấm dứt quá trình thương thuyết kéo dài 15 năm với đủ mọi căng thẳng, chuyển biến bất ngờ.

Giống như các nước khác từng đàm phán gia nhập WTO, quá trình đàm phán gia nhập WTO của Trung Quốc cũng trải qua 4 giai đoạn:

Bảng 3: Quá trình gia nhập WTO của Trung Quốc


Giai đoạn

Thời gian

Sự kiện

Tìm hiểu, thu thập thông tin (fact finding/Information gathering)

12-1994

Chính thức đệ đơn xin gia nhập WTO


1995

Trở thành quan sát viên WTO

Chính phủ Trung Quốc cung cấp các thông tin giới thiệu mọi phương diện liên quan đến thương mại và chính sách kinh tế


Đàm phán (negotiation Phase)

1997

Đàm phán và kí hiệp định song phương với Newzeland, Hàn Quốc, Hungary, Cezch...

1998

Bắc Kinh đưa ra dự án giảm gần 6000 loại thuế quan

7-1999

Hoàn tất đàm phán với đối tác lớn đầu tiên là Nhật Bản

14-11-1999

Kí Hiệp định về việc gia nhập WTO với Hoa Kỳ

19-5-2000

Kết thúc đàm phán với EU

28-6

đến

20-7-2001

Cuộc họp lần thứ 17 của Ban công tác về việc Trung Quốc gia nhập WTO đã hoàn thành bản dự thảo các văn kiện pháp luật và các văn kiện kèm theo việc Trung Quốc gia nhập WTO.

13-9-2001

Kí Hiệp định song phương với Mêhicô Hoàn tất quá trình đàm phán vào WTO

Nghị định thư gia nhập WTO (Protocol of

Accesstion)


17-9-2001

Cuộc họp lần thứ 18 của Ban công tác về việc Trung Quốc gia nhập WTO đã thông qua Nghị định thư, các văn kiện theo và báo cáo lên Hội nghị Bộ trưởng

Tư cách thành viên

11-12-2001

TQ chính thức trở thành thành viên thứ 143 của WTO.

Nguồn: Tổng hợp

Như mọi nước đệ dơn gia nhập WTO, Trung Quốc đã phải vừa thương thuyết song phương với các đối tác thương mại chính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU...vừa làm việc trong khuôn khổ đa phương của Ủy ban gồm các nước thành viên WTO quan tâm đến vấn đề này. Để tỏ rõ thiện chí muốn thành thành viên của WTO, tại Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương – APEC diễn ra tại Osaka, Nhật Bản tháng 11-1997, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã đưa ra tuyên bố: “Trung Quốc có thể tự nguyện giảm thuế suất hơn 4000 danh mục hàng hóa xuống mức bình quân 30% và có thể loại bỏ hạn ngạch NK với 170 hạng mục hàng hóa trong năm 1996”.


Tác động của một nước như Trung Quốc có thể làm thay đổi cục diện kinh tế của cả một vùng, thậm chí là cả thế giới. Cuộc thương thuyết ngày càng gay go và chứa đựng nhiều câu hỏi và một trong những câu hỏi đó là một khi đã vào WTO, Trung Quốc có còn tôn trọng luật chơi, có còn thi hành hay không các cam kết mà họ đã hứa hẹn. Có thể nói việc phải thương thuyết rất lâu trước khi gia nhập đã giúp Trung Quốc tận dụng được quy chế quan sát viên của mình trong 15 năm để học hỏi cách làm việc trong WTO nhằm khai thác tối đa các quy tắc theo chiều hướng có lợi cho mình cũng như kinh nghiệm đàm phán, khi nào nên nhượng bộ và khi nào nên cứng rắn. Xét về mặt này, Trung Quốc đã nhanh chóng hòa nhập với WTO.

2. Các cam kết chủ yếu của Trung Quốc với WTO:

Năm 1998, trong buổi tiếp nhà báo Hoa Kỳ, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã nói rõ 3 quan điểm có tính nguyên tắc trong vấn đề Trung Quốc gia nhập WTO là: Sân chơi thương mại toàn cầu sẽ không hoàn chỉnh nếu không có sự tham gia của nước đang phát triển lớn như Trung Quốc; Trung Quốc cần tham gia WTO với tư cách là một nước đang phát triển; Trung Quốc gia nhập WTO với nguyên tắc cân bằng nghĩa vụ và quyền lợi. Đứng trên lập trường, quan điểm ấy, trong quá trình đàm phán, Trung Quốc luôn ý thức được vai trò của mình với WTO và của WTO với mình để luôn giữ vững những nguyên tắc này và đưa ra những nhượng bộ cần thiết để có được những nhượng bộ của đối phương.

2.1. Không phân biệt đối xử (MFN và NT)

Trung Quốc cam kết sẽ áp dụng nguyên tắc này trên cơ sở áp dụng MFN và NT cho tát cả các thành viên WTO. Điều đó cũng có nghĩa là thủ tiêu “hệ thống hai giá”, xóa bỏ dần các hạn chế thương mại, áp dụng các luật lệ và các thủ tục hành chính thống nhất hơn. Cần lưu ý rằng: tuy qui tắc của WTO là như vậy nhưng trên thực tế các thành viên vẫn có thể liên kết với nhau trong nội bộ WTO khi có cùng quyền lợi, lúc là đồng minh hoặc lúc là đối thủ của nhau. Các quy tắc của WTO không cấm các thành viên ký kết với nhau những hiệp định song phương hoặc tham gia vào các tổ chức khu vực ngoài WTO. Sau khi Hội nghị Bộ trưởng Seattle và Cancun thất bại, các nước đua nhau thương lượng và ky kết những hiệp định tự do song phương (FTA), cho đến nỗi các Tổng giám đốc Mike Moore và Supachai Panitchpakdi phải tỏ ý lo ngại và khuyến cáo là khuynh hướng này có thế làm sói


mòn hệ thống đa phương. Cũng như Nhật Bản, Hoa Kỳ,...Trung Quốc cũng tích cực xây dựng cho mình một mạng lưới quan hệ song phương vững chắc.

a. Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu (thương quyền):

Trung Quốc đang dần cải cách luật pháp và hành chính “một cách hợp lý công bằng và đồng bộ”, không phân biệt đối xử, “thiên vị”cho các DN trong nước...Theo nghị định thư gia nhập WTO, các DN nước ngoài được quyền NK và XK mọi mặt hàng, trừ các mặt hàng dành riêng cho các DN Ngoại thương nhà nước (VD: dầu thô và phân bón...). Sau 5 năm, các DN nước ngoài được quyền XK và NK, phân phối mọi loại hàng hóa trên thị trường cả nước. Xóa bỏ độc quyền nhà nước về kinh doanh NK hàng nông sản và hàng công nghiệp.

Tháng 12-2004, 2 năm sau khi Trung Quốc gia nhập WTO cũng là thời điểm các doanh nghiệp 100 vốn nước ngoài được quyền kinh doanh thương mại và phân phối đối với lĩnh vực dịch vụ tại thị trường Trung Quốc.

Tháng 4-2004, TQ cũng ban hành Luật Ngoại thương sửa đổi (quy định về quyền kinh doanh) và Các quy định về quản lý ĐTNN trong lĩnh vực thương mại.

Tháng 5-2004, Bộ Thương Mại Trung Quốc cũng ban hành một dự thảo lấy ý kiến đóng góp về thực thi các qui định của Luật Ngoại thương. 6-2004, Luật chính thức có hiệu lực, sớm hơn thời hạn 5 tháng. Đây là một bước tiến đáng kể trong việc cải cách hệ thống luật pháp, tạo một sân chơi bình đẳng cho các công ty nước ngoài. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nước ngoài vẫn còn lo ngại về điều khoản tự vệ đặc biệt trong Luật Ngoại thương mới của Trung Quốc và tỏ ra nghi ngờ về những nỗ lực thực hiện cam kết của Trung Quốc khi gia nhập WTO.

b. Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs):

Trnng Quốc cam kết loại bỏ ngay các chính sách và biện pháp trái với qui định của Hiệp định TRIMs của WTO mà không yêu cầu thời gian ân hạn, hay bất kỳ ngoại lệ nào hoặc chỉ bảo lưu ở mức độ tối thiểu. Phạm vi cam kết thậm chí còn rộng hơn so với qui định của Hiệp định TRIMs. Cụ thể: Trung Quốc đã cam kết việc phê duyệt ĐT và NK không còn phải theo các yêu cầu gây cản trở thương mại như các yêu cầu về chuyển giao công nghệ, cân đối ngoại tệ và yêu cầu nội địa hóa. Quyền XK vào Trung Quốc cũng không phải kèm theo điều kiện về đầu tư.

Các qui định về quản lý ĐTNN trong lĩnh vực thương mại ban hành tháng 4- 2004 đã cung cấp các thông tin hướng dẫn các công ty nước ngoài hoạt động trong


các lĩnh vực dịch vụ tại thị trường Trung Quốc như bán buôn, bán lẻ, chọn đại ly ủy thác. TQ đã xin ý kiến đóng góp của cộng đồng DN nước ngoài trước khi ban hành luật chính thức. Tuy nhiên, vẫn chưa có qui định chi tíêt về cách thức để các công ty nước ngoài kết hợp việc cung cấp dịch vụ với lĩnh vực kinh doanh hiện tại.

c. Mở cửa khu vực dịch vụ:

Trung Quốc cam kết mở cửa thị trường tất cả các lĩnh vực dịch vụ: phân phối, tài chính, viễn thông, các dịch vụ chuyên ngành, kinh doanh máy tính, dịch vụ phim ảnh, dịch vụ môi trường và các ngành dịch vụ khác. Trong một số ngành như dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,...Trung Quốc đã trở thành thành viên duy nhất của WTO có những cam kết, ràng buộc cụ thể. Trung Quốc cũng sẵn sàng tham gia vào những Hiệp định dịch vụ mới nhất như Hiệp định Viễn thông cơ bản và Hiệp định về Dịch vụ tài chính.

Các DN nước ngoài được đảm bảo tham gia các thị trường dịch vụ trong nước qua quy chế cấp giấy phép tự động và minh bạch. Công ty nào hội đủ các tiêu chuẩn đã công bố về vốn, khả năng nghiệp vụ... thì sẽ được cấp giấy phép hoạt động.

2.2. Mở cửa thị trường

Trung Quốc cam kết mở cửa thị trường thông qua việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng như mở cửa khu vực dịch vụ. Trung Quốc cam kết mở cửa gần như tất cả các thị trường ngay từ khi trở thành thành viên WTO. Sau 4 năm chính thức gia nhập WTO, Trung Quốc sẽ thực hiện hầu hết các cam kết.

a. Hàng rào thuế quan:

Bảng 4 : Lộ trình cắt giảm thuế quan của TQ sau khi gia nhập WTO (%)



Năm

Mức thuế quan chung

Thuế quan bình quân sản phẩm CN

Thuế quan bình quân sản phẩm NN

2000

15,6

14,7

21,3

2001

14

13

19,9

2002

12,7

11,7

18,5

2003

11,5

10,6

17,4

2004

10,6

9,8

15,8

2005

10,1

9,3

15,5

2006

10,1

9,3

15,5

Nguồn: Thạch Quảng Sinh (chủ biên), Kinh tế Trung Quốc sau khi gia nhập WTO, Nxb Liên hiệp Công thương Trung Hoa (BK), 2004.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2022