Tác Động Của Viêc Tq Gia Nhập Wto Đối Với Thương Mại Quốc Tế:



Chỉ tiêu







Tăng trưởng kinh tế (%)

8,0

7,5

8,0

9,3

9,5

9,9

CPI (%so với năm trước)

0,4

0,7

-0,8

1,2

3,9

4,0

XK (tỷ USD)

249,1

266,1

325,7

834,4

593,4

762

%Tăng trưởng XK

7,2

22,4

34,6

35,4

30,0

28,6

NK (tỷ USD)

214,7

232,1

281,3

412,8

561,4

660

%Tăng trưởng NK

8,2

21,2

39,8

36,1

20,3

17,9

Cán cân thương mại (tỷ USD)

34,5

34,0

44,3

25,5

32,0

25,0

Cán cân tài khoản vãng lai (tỷ USD)

20,5

17,4

35,4

45,9

68,7

123,0

Cán cân tài khoản vãng lai (%GDP)

1,9

1,5

2,8

3,2

4,2

6,2

Nợ nước ngoài (%GDP)

13,5

14,5

13,3

13,6

13,8

11,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam - 4

Nguồn: China Major Macro Economic Indicator, TDC


3.2. Những thách thức :

Trong khi các đối thủ cạnh tranh trong khu vực lo ngại về sự phát triển không ngừng của Trung Quốc, đặc biệt là các nước láng giềng bé nhỏ đang lo ngại rằng, họ có thể bị cỗ xe kinh tế này cán nát thì các doanh nghiệp nước này lại lo lắng trước số lượng rất đông các công ty nước ngoài có trình độ khoa học kĩ thuật tinh vi, tài chính khổng lồ, rất am hiểu về thị trường Trung Quốc và sẵn sàng xâm chiếm thị trường TQ sau khi nước này gia nhập vào WTO. Quả thực, sau khi gia nhập WTO các công cụ quan trọng để nhà nước chi phối nền kinh tế đã bị xoá bỏ.

Bên cạnh đó, sau 3 năm gia nhập WTO, những cuộc tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và các nước ngày một gia tăng, hàng loạt các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp, bảo hộ hoặc bảo hộ đặc biệt ở nước ngoài đang nhằm vào nước này. Hơn nữa, thặng dư trong sản xuất của Trung Quốc hiện nay rất lớn, XK thì mạnh ai nấy làm, không có trật tự, đôi lúc xuất hiện việc bán giá thấp để cạnh tranh...điều đó đã ảnh hưởng đến trật tự kinh doanh XK của một số ngành nghề ở Trung Quốc. Nửa đầu năm 2002, thế giới phường Tây từng gấp rút thổi ngọn gió “Thuyết Trung Quốc tan rã”, họ cho rằng con số tăng trưởng Trung Quốc là quá lớn, quá nóng, không đáng tin cậy. Nguy cơ đối với nền kinh tế khổng lồ này còn rất tiềm tàng: Đó là mối đe doạ về sự mất cân đối giữa đầu tư và tiêu dùng, quá thừa năng lực sản xuất, thiếu hụt về năng lượng, tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế...

Bên cạnh những tác động tích cực, sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc cũng phải đối mặt với nhiều thách thức đáng ngại. Đó là:


a. Áp lực thực hiện cải cách về thể chế cho phù hợp với WTO:

Gia nhập WTO sẽ là một trắc nghiệm khó khăn nhất mà hệ thống luật pháp yếu kém của TQ từng trải qua. Họ buộc phải cam kết sẽ tuân theo những tiêu chuẩn quốc tế về sự minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự công bằng. Mặc dù Trung Quốc gia nhập WTO với tư cách là một nước đang phát triển, các cam kết về mở cửa thị trường có thể được hòa nhập từng bước, nhưng về mặt minh bạch hóa chính sách, chấp pháp, tư pháp...thì không thể trì hoãn. Vì thế, khó khăn về mặt cải cách thể chế của TQ khi gia nhập WTO gay go hơn và lớn hơn nhiều so với mặt thương mại.

Trong nghị định thư gia nhập WTO của Trung Quốc ghi rõ: Trung Quốc cam kết áp dụng và giám sát luật của mình một cách hợp lý, công bằng và đồng bộ, cũng như đảm bảo tính minh bạch trong việc ban hành và thực thi các qui định. Họ cũng cam kết rằng, mọi điều luật và qui định hữu quan, về nguyên tắc đều được ban hành để trưng cầu dân ý trước khi có hiệu lực; họ cũng sẽ thành lập một tờ báo để công bố tất cả các luật, các qui định và chính sách khác liên quan đến thương mại....Rõ ràng là Trung Quốc đã đưa ra rất nhiều cam kết với hy vọng thúc đẩy quá trình cải cách trong nước. Tuy nhiên, áp lực cải cách là quá lớn, tháng 7-2001, cựu Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc đồng thời là thành viên chủ chốt trong đoàn đàm phán gia nhập WTO của Trung Quốc, ông Tong Zhiguang cảnh báo: “Lẽ ra rất nhiều công việc như vậy phải được tiến hành từ lâu rồi. Tôi rất lo lắng về tình hình hiện nay”. Hiện tại ở Trung Quốc, phương thức quản lý nhà nước vẫn chưa hoàn toàn thích ứng với tình hình mới, việc ứng phó của các khu vực và các ngành nghề khác nhau vẫn chưa đồng đều và đủ mạnh. Hiện nay, một số địa phương đã không chú trọng làm tốt công tác ứng phó sau khi gia nhập WTO, để rơi vào thế bị động. Mặt tồn tại này cũng trùng lặp với nhận xét của Cơ quan giám sát quá độ Trung Quốc thuộc WTO.

b. Áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước:

Một phần trong thủ tục gia nhập WTO, Trung Quốc phải liệt kê chi tiết những khoản bao cấp mà họ đã cung cấp và cam kết sẽ xóa bỏ nhiều khoản trợ cấp đó. Tổng số các khoản bao cấp cho các ngành do nhà nước nắm, trong năm 1998, khoảng 900 triệu USD, đã được xóa bỏ bắt đầu vào năm 2000, như là một phần của thỏa ước gia nhập WTO. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc cam kết trong một thời


gian ngắn sau khi gia nhập WTO sẽ giảm thuế còn 17%, thậm chí có sản phẩm quan trọng còn giảm tới 14,5% mà trước đây là 21%, các hàng rào phi thuế quan cũng dần giảm bớt...khiến cho những ngành kém sức cạnh tranh quốc tế rơi vào tình trạng kinh doanh khó khăn, dẫn đến phá sản. Thị trường dịch vụ mở cửa, các công ty lớn của các nước chuyên XK dịch vụ quốc tế sẽ nhảy vào cạnh tranh để chiếm đoạt thị trường Trung Quốc vốn chưa được khai thác. Khó khăn mà ngành dịch vụ phải đương đầu sẽ lớn hơn các ngành khác, đặc biệt là các ngân hàng thương mại.

Kết quả điều tra cho thấy, trước khi gia nhập WTO, 40% số doanh nghiệp Trung Quốc vẫn chưa nắm được những cơ hội đồng thời với các thách thức và biện pháp ứng phó. Họ không hiểu sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả ngay sau khi gia nhập WTO. Đó chính là thách thức lớn nhất của nước này sau khi gia nhập WTO.

Thêm nữa, việc tồn tại cơ chế chống bán phá giá và các biện pháp bảo hộ gây ra những rắc rối cho Trung Quốc trong việc tiếp cận các thị trường XK. Luật chống bán phá giá của WTO có xu hướng phát hiện bán phá giá ngay cả khi có sự tồn tại của nó không có ý nghĩa về mặt kinh tế. Tình trạng này đối với Trung Quốc còn tệ hại hơn so với nhiều nước thành viên khác vì 70% sản phẩm XK của TQ rất nhạy cảm đối với các biện pháp chống bán phá giá. Hơn nữa, trong khoảng thời gian 15 năm, TQ có thể sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi do việc thực hiện các điều khoản về phân biệt đối xử được áp dụng cho các nền kinh tế phi thị trường và gia tăng một cách đáng kể khả năng bị quy kết là bán phá giá. Thuế chống bán phá giá được áp dụng theo các điều khoản này thường cao hơn nhiều so với thuế áp dụng đối với các nền kinh tế thị trường.

c. Các vấn đề xã hội khác:

Tăng trưởng kinh tế cao thường đi kèm với tỷ lệ thất nghiệp lớn. Tuy nhiên, nếu vấn đề thất nghiệp không được giải quyết tốt, nó có thể là mầm mống gây ra những bất ổn chính trị và xã hội Trung Quốc. Thêm nữa, nhiều khu vực vùng sâu, vùng xa vốn trước đã khó khăn nay lại có nguy cơ bị tụt hậu nhiều hơn. Theo một khảu sát của Ngân hàng thế giới công bố vào tháng 2-2005 dựa trên 84000 hộ dân, mức thu nhập bình quân của các hộ dân giảm 0,7% so với trước khi Trung Quốc gia nhập WTO, mức sống của các hộ nghèo nhất giảm 6% do thu nhấp giảm mà lạm phát lại gia tăng. Nhiều người dân không những không được hưởng lợi mà còn tăng sản lượng không tăng thu nhập, một số nơi rơi vào tình cảnh “nay không bằng xưa”.


Theo thống kê chính thức, số người nghèo (có thu nhập dưới 77USD) lần đầu tiên tăng sau 25 năm cải cách, từ 28,2 lên 20 triệu người.

Vấn đề môi trường cũng đang “nóng” như sự phát triển của nền kinh tế. Nguồn tài nguyên của Trung Quốc có nguy cơ trở nên khan hiếm và môi trường sẽ bị ô nhiễm nặng nề. ảnh hưởng từ bên ngoài và đòi hỏi của thế hệ trẻ, vấn đề dân chủ cũng sẽ trở thành một thách thức lớn đối với Chính phủ Trung Quốc.

Bên cạnh đó, gia nhập WTO còn nhiều khó khăn và những vấn đề mới nảy sinh buộc chính phủ Trung Quốc phải có những quyết sách và những giải pháp thích hợp. Tuy nhiên, đó chỉ là cái giả quá rẻ so với những gì mà Trung Quốc có được với tư cách là thành viên WTO, thậm chí còn là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển trên cơ sở những cải cách hợp lí.‌

III. TÁC ĐỘNG CỦA VIÊC TQ GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ:

1. Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với thương mại toàn cầu nói chung:

1.1. Vị trí của Trung Quốc trong thương mại thế giới

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, sự phát triển nhanh của kinh tế Trung Quốc đã trở thành một động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế thế giới. Theo thống kê của WTO, tuy GDP năm 2003 của Trung Quốc chỉ đạt 1.460 tỷ USD, chiếm 4,3% GDP thế giới, nhưng tỉ lệ đóng góp về tốc độ tăng trưởng của TQ là hơn 17%, đứng thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ. Tỷ trọng KNXNK của TQ trong tổng KNXK toàn cầu đã tăng từ 4,2% năm 2002 lên 4,9% năm 2003 và 5,55% năm 2004 trong khi tỷ trọng tương ứng của Hoa Kỳ giảm từ 12,8% xuống 11,7% và 10,95%.

Năm 2004 và 2005, kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát triển ổn định với mức tăng trưởng 9,5% năm 2004 và 9,9% năm 2005. KNXNK năm 2005 đạt 1.422 tỷ USD, tăng 23,2% so với 2004, trong đó XK tăng 24,8% (762 tỷ USD), NK tăng 17,6% (660 tỷ USD). Năm thứ tư liên tiếp, tốc độ tăng trưởng NK của TQ là nhân tố chủ yếu duy trì tốc độ tăng trưởng XK tại một số nước NIC của khu vực Đông Á.

Trong lĩnh vực hàng hóa, Trung Quốc đóng vai trò chủ đạo của tăng trưởng toàn cầu do nhu cầu cao đối với 1 số mặt hàng như năng lượng, kim loại và khoáng sản khiến cho giá cả những mật hàng này luôn đứng ở mức cao kỷ lục.

Việc Trung Quốc gia nhập WTO vừa có tác động tiêu cực lẫn tích cực với nhiều quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển có cùng cơ cấu mặt hàng XK với TQ. Theo điều tra về những người sống tha hương ở Châu Á của Công ty Tư vấn Rủi ro kinh tế và chính trị tiến hành vào giữa năm 2001, tại Malaysia có 45% số người được hỏi cho


rằng TQ gia nhập WTO sẽ làm tổn hại đến công việc làm ăn của họ, trong khi chỉ có 9% nghĩ rằng sự kiện này có lợi cho công việc, ở Ấn Độ có 2/3 cho là xấu và 1/3 cho là không ảnh hưởng gì, còn ở Việt Nam có 83% cho là xấu và chỉ có 6% cho là tốt...Dường như rất nhiều doanh nhân nước ngoài có cùng tâm trạng tiêu cực trước việc TQ gia nhập WTO. Tuy nhiên, không thể phủ nhận tác động tích cực của việc TQ gia nhập WTO đối với thương mại toàn cầu. Sau đây là một số tác động chủ yếu của việc TQ gia nhập WTO đối với nền kinh tế thế giới:

a. Sự mở rộng của thị trường ở Trung Quốc đối với XK:

Từ sau khi Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001, ảnh hưởng của sự kiện này đến tăng trưởng NK đã biểu hiện rõ rệt trong các năm sau đó. Trung Quốc cũng đã có những bước tiến đáng kể vể mở cửa thị trường, tự do hóa thương mại theo những cam kết trong khuôn khổ WTO, như: áp dụng nhiều biện pháp tự do hóa NK (cắt giảm thuế quan, áp dụng hạn ngạch thuế quan với một số sản phẩm nông nghiệp như bông, len, ngũ cốc...) và giảm độc quyền doanh nghiệp Nhà nước trong phân bố hạn ngạch và cam kết áp dụng các tiêu chuẩn SPS trên cơ sở hạn ngạch...đã mở ra nhiều cơ hội mới cho XK hàng hóa sang thị trường Trung Quốc.

Tốc độ gia tăng nhu cầu nhanh chóng của thị trường nội địa khổng lồ Trung Quốc là một động lực quan trọng thúc đẩy và kinh thích thương mại toàn cầu phát triển. Chính nhờ nhu cầu lớn của Trung Quốc đã thúc đẩy và thương mại hàng nguyên liệu, xe hơi, điện tử, công nghiệp hóa chất, điện gia dụng, linh kiện đóng gói...đặc biệt nhu cầu lớn về nguyên liệu của Trung Quốc tạo ra nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển - những nước chủ yếu XK nhóm hàng này.

b. Sự gia tăng XK của Trung Quốc sang thị trường các nước khác:

Một điều dễ thấy là từ khi gia nhập WTO, bên cạnh sự gia tăng NK, KNXK của Trung Quốc cũng gia tăng không ngừng. Các nước đang phát triển có thể sẽ để mất thị trường XK chủ yếu về tay Trung Quốc dưới áp lực cạnh tranh mạnh mẽ của hàng Trung Quốc. Hàng chế tạo Trung Quốc với giá thành thấp, công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại, giá nhân công rẻ và ngày càng phong phú, đa dạng sẽ tràn ngập thị trường thế giới trong lĩnh vực chế tạo.

Bảng 7: Thứ hạng của Trung Quốc trong XK câc mặt hàng


Xuất khẩu

Xếp hạng

Hàng công nghiệp chế tác công nghệ trung bình

3

Hàng công nghiệp chế tác công nghệ cao

5

Hàng công nghiệp chế tác công nghệ thấp

1

Nguồn: Bộ Thương mại


Có thể khẳng định một điều rằng, tất cả các nước trên thế giới, kể cả các nước công nghiệp hóa và các nước đang phát triển dều phải đối phó với thách thức từ Trung Quốc nếu bản thân các nước này không có khả năng cải cách và phát triển các ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh. Cựu Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong đã từng phát biểu nhân ngày Quốc khánh nước này vào năm 2001 rằng: “Thách thức lớn nhất của chúng ta là làm thế nào để đảm bảo được vị trí của mình khi mà Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường thế giới bằng các mặt hàng chất lượng cao, giá rẻ. Về tiềm năng, nền kinh tế Trung Quốc lớn góp 10 lần Nhật Bản?”. Vì vậy, ông cho rằng thách thức lớn nhất đối với Singapore là xác lập được một chỗ đứng trong bối cảnh hàng hóa “Made in China” giá rẻ, chất lượng tốt tràn ngập thế giới. Ngay cả người láng giếng Ấn Độ vốn chỉ có mối quan hệ kinh tế khiêm tốn, nay cũng phải gồng mình trước “cơn lũ” hàng XK Trung Quốc đang đe dọa đến phần lớn nền công nghiệp chế tạo đầu ra thấp của nước này. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp nước này không thể cạnh tranh được nên họ quay sang dán nhãn “made in China” lên sản phẩm của mình để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ.

Trong lĩnh vực XK hàng nông sản, năm 2003, trị giá XK rau quả tăng 43% cho rau và 80% cho quả. Trung Quốc hiện đứng đầu thế giới về XK rau khô và rau đông lạnh, nấm chế biến, tỏi và quả đóng hộp. Cùng lúc, thủy hải sản tăng gấp 3 trong 10 năm, đạt 45 triệu tấn năm 2002, bằng một phần ba sản lượng thế giới. Từ đó đến nay, Trung Quốc đứng đầu về XK thủy hải sản với 4,5 tỷ USD. Năm 2005, Trung Quốc đứng hạng 8 thế giới về XK nông sản và hàng đầu ở Châu á, cung cấp 15% các nông sản nhập vào thị trường Nhật Bản.

Những thành tích trên khiến người ta dự đoán Trung Quốc sẽ không chỉ là

“phân xưởng của thế giới” mà còn là “nông trại của thế giới”.

1.2. Vị trí của Trung Quốc trong đầu tư quốc tế:

a. Đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc:

Lợi thế về chi phí thấp và lợi thế kinh tế nhờ qui mô của Trung Quốc ngày càng lớn và không chỉ gây áp lực trong cạnh tranh XK, ngay cả đối với các hàng công nghiệp chế tác công nghệ cao, mà cả trong khả năng thu hút FDI.

Sau khủng hoảng kinh tế Châu Á, FDI ròng vào khu vực Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc tăng lên nhanh chóng từ 49 tỷ USD năm 2002 lên 62 tỷ USD năm 2004 trong đó dòng vốn chủ yếu tập trung vào Trung Quốc (khoảng 53 tỷ USD). Trở


thành thành viên WTO đồng nghĩa với nhiều cải cách về thể chế công bằng, minh bạch hơn, môi trường đầu tư của Trung Quốc sẽ được hệ thống hóa theo một thỏa thuận quốc tế nhằm bảo vệ các nhà đầu tư nước ngoài...Đây chính là điều mà các nhà đầu tư nước ngoài trông đợi trước khi bỏ một lượng vốn lớn vào đầu tư ở thị trường TQ. Một dẫn chứng cụ thể về việc này đó là, gần 5 năm qua, kể từ khi chính thức gia nhập WTO, TQ đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài đang làm ăn ở nước này chuyển các khoản lợi nhuận về trong nước trị giá tới 57,94 tỷ USD theo con đường chính thức (trung bình 11,59 tỷ USD/năm).

Bảng 8: Tình hình FDI tại khu vực Đông Á

Đơn vị: tỷ USD



2001

2002

2003

2004

2005

Dòng vốn vào

78,8

67,4

72,2

105,1

118,2

- Trung Quốc

46,9

52,7

53,5

60,6

72,4

- Các nước khác

31,9

14,7

18,7

44,5

45,8

Dòng vốn ra

26,1

27,6

14,4

59,2

54,4

- Trung Quốc

6,9

2,5

-0,2

1,8

11,3

- Các nước khác

19,2

25,1

14,6

57,4

33,1

Nguồn: UNCTAD, World Investment Report 2006: FDI from Developing and

Transtion Economies, (www.unctad.org/fdistatitics).

Tính đến cuối năm 2005, tổng lượng vốn FDI thực hiện của Trung Quốc tiếp tục tăng và đạt khoảng 619 tỷ USD, trong đó, riêng năm 2005, đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc dạt 72 tỷ USD. Trong tổng số 500 công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới hiện có hơn 450 công ty đã đầu tư vào Trung Quốc. Theo điều tra của UNCTAD, hiện Trung Quốc được coi là nước hấp dẫn nhất thế giới đối với đầu tư nước ngoài. Nhiều công ty nước ngoài đã lựa chọn Trung Quốc là trụ sở để mở rộng kinh doanh ở Châu Á. Còn theo dự báo của Economist Intelligence Unit (EIU) có trụ sở tại London, từ nay đến năm 2010, Trung Quốc chắc chắn sẽ luôn ở vị trí thứ ba thế giới trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chỉ sau Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Vào năm 2010, đầu tư nước ngoài trên thế giới sẽ tăng tới 1.407 tỷ USD, trong đó có khoảng 80 tỷ USD tìm chỗ sinh lời ở Trung Quốc.

b. Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc ngày càng tăng:

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã tránh đầu tư trực tiếp nhiều ra ngoài và chỉ đầu tư bình quân 2 tỷ USD vốn FDI ra ngoài nước mỗi năm, nhưng gần đây, Trung Quốc đã bắt đầu chú trọng đến việc đầu tư tiền của mình ra ngoài để thu lợi


và để tránh các biện pháp tự vệ...mà các nước khác áp đặt đối với hàng XK từ Trung Quốc. Đầu tư ra nước ngoài là một phần quan trọng trong Chiến lược “vươn ra thế giới”(going to global) của Trung Quốc. Theo số liệu mới nhất của Bộ Thương mại và Tổng cục thống kê Trung Quốc, năm 2005, đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đạt 12,3 tỷ USD. Một trong những lý do khiến Trung Quốc tăng cường đầu tư ra nước ngoài đó là quốc gia này có nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ. Tính đến hết tháng 7 năm 2006, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã đạt 954,5 tỷ USD và có xu hướng tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Theo dự kiến, vốn đầu tư ra nước ngoài năm 2006 của Trung Quốc sẽ tăng nhiều so với năm 2005. Trung Quốc đang có nhiều chính sách nhằm khuyến khích các DN đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là các thị trường tiềm năng như Châu Phi và Châu Mỹ La tinh...[xem thêm phụ lục].

Tuy nhiên, một điểm hạn chế là so với các nước công nghiệp phát triển, Trung Quốc còn tụt hậu khá xa về công nghệ cao, đội ngũ quản trị doanh nghiệp có chất lượng chưa thật cao...nên nay dù có không ít tiền trong tay nhưng cũng không dễ tung ra để đầu tư. Tính đến hết năm 2005, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc mới chỉ đạt gần 60 tỷ USD, thấp hơn so với vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc trong năm 2005 (60,3 tỉ USD).

1.3 Vị trí của TQ trong đàm phán và giải quyết tranh chấp trong TMQT:

Với lợi thế về dân số, Trung Quốc giành được số phiếu ngang bằng với các quốc gia khác trong WTO theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, Do đó, tiếng nói của nước này đặc biệt có trọng lượng trong đàm phán cũng như giải quyết các tranh chấp trong thương mại quốc tế. Đây là “vũ khí” giúp TQ tự bảo vệ mình trước những tranh chấp pbát sinh và trở thành đồng minh tin cậy với 3/4 thành viên WTO là các nước đang và chậm phát triển. Đây thường là những nước còn thiếu kinh nghiệm trong thương mại quốc tế và dĩ nhiên việc lên tiếng ủng hộ các nước này cũng giúp Trung Quốc tăng thêm tầm ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế. Tháng 8/2003, khi Hội nghị Cancun diễn ra, TQ cùng với Ấn Độ, Brazil và Nam Phi dẫn đầu 16 nước khác (G20) đưa ra một kế hoạch phản bác đề nghị chung của Hoa Kỳ và EU trong vấn đề cải cách nông nghiệp. Lần đầu tiên tại GATT/WTO, các nước nghèo và đang phát triển liên kết lại ở thế phản công, và cũng là lần đầu tiên TQ thể hiện vai trò quan trọng của mình với tư cách là thành viên WTO.

2. Tác động của việc TQ gia nhập WTO với các trung tâm lớn trong khu vực:

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2022