Hàm Ý Về Sự Tham Gia Của Cộng Đồng Địa Phương


chung và phát triển du lịch nói riêng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc liên kết với Chính phủ trong thời kỳ hội nhập. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các DNDL trong vùng còn thiếu tầm nhìn chiến lược dài hạn, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ với Nhà nước, cộng đồng và xã hội còn hạn chế. Ngoài ra, tính liên kết, văn hóa hợp tác giữa các doanh nghiệp còn manh tính hình thức, chưa thực sự tạo thành khối liên kết để cùng nhau PTBV, chưa nhìn nhận được giá trị lợi ích chung của việc hợp tác, liên kết để tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn hơn.

Hàm ý về phương diện xã hội

Căn cứ vào kết quả kiểm định các giả thuyết về tác động trực tiếp của việc thực hiện các hoạt động xã hội của doanh nghiệp đến HQHĐ và tác động gián tiếp thông qua các biến trung gian cho thấy, việc thực hiện các hoạt động xã hội của doanh nghiệp sẽ gia tăng SGBNV (giả thuyết H2b), SCKNĐT (giả thuyết H4b), STGCĐĐP (giả thuyết H6b) và HQHĐ (giả thuyết H1b). Kết quả này cùng với kết quả thống kê mô tả của thang đo về phương diện xã hội giúp tác giả đưa ra các hàm ý đối với các DNDL trong vùng DHNTB như sau:

Thứ nhất, biến quan sát “bảo vệ các khiếu nại và quyền lợi của cộng đồng địa phương” có giá trị trung bình cao nhất trong thang đo về phương diện xã hội (với giá trị trung bình là 3,94). Điều này cho thấy các DNDL vùng DHNTB đã quan tâm đến việc bảo vệ các khiếu nại và quyền lợi của CĐĐP. Tuy nhiên, các DNDL vùng DHNTB cần hoàn thiện hơn nữa các hoạt động vì CĐĐP. Khi các hoạt động này được quan tâm đúng mức sẽ đem lại lợi ích không chỉ cho CĐĐP mà còn có thể cải thiện các dịch vụ du lịch tại địa phương, từ đó giúp cải thiện HQHĐ. Với thế mạnh là sản phẩm du lịch biển, đảo thì vai trò của CĐĐP tại điểm đến là hết sức quan trọng và cần được quan tâm đúng mức, nhằm tránh tình trạng phát triển quá mức và không có kế hoạch làm phá vỡ các CĐĐP hiện hữu tại các điểm đến du lịch.

Thứ hai, biến quan sát “cải thiện sức khỏe và an toàn cho nhân viên cũng như cộng đồng” có giá trị trung bình cao thứ hai trong thang đo về phương diện xã hội (với giá trị trung bình là 3,93). Điều này cho thấy các DNDL vùng DHNTB cần hoàn thiện việc đưa các mục tiêu phúc lợi xã hội vào quá trình xây dựng chiến lược của doanh nghiệp. Các DNDL cần tiếp tục nâng cao sự quan tâm đến vấn đề cải thiện sức khỏe và đặc biệt là vấn đề an toàn cho nhân viên và CĐĐP nơi doanh nghiệp đang hoạt động. Cùng với đó, DNDL cần tăng cường các hoạt động truyền thông quảng bá để thu hút và tiếp cận


các bên liên quan tốt hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi doanh nghiệp làm tốt các hoạt động của doanh nghiệp vì mục tiêu xã hội thì tăng cường SGBNV, đồng thời doanh số cũng như uy tín thương hiệu của doanh nghiệp đối với cộng đồng cũng tăng lên. Từ đó, giúp tăng cường lợi thế cạnh tranh và HQHĐ.

Thứ ba, biến quan sát “nhận biết và hành động đối với nhu cầu tài trợ cho các sáng kiến của cộng đồng địa phương” có giá trị trung bình cao thứ ba trong thang đo về phương diện xã hội (với giá trị trung bình là 3,92). Điều này cho thấy các DNDL vùng DHNTB cần tiếp tục hoàn thiện các nguồn tài trợ cho cộng đồng và các hoạt động du lịch bền vững, vì những điều này sẽ cải thiện hình ảnh cho DNDL. Bên cạnh đó, các DNDL có thể lập kế hoạch để tài trợ một số dự án nhất định cho các sáng kiến liên quan đến CĐĐP liên quan đến việc truyền đạt và nâng cao nhận thức của cộng động địa phương về phát triển du lịch bền vững.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

Thứ tư, biến quan sát “xem xét những lợi ích của các bên liên quan trong các quyết định đầu tư” có giá trị trung bình cao thứ tư trong thang đo về phương diện xã hội (với giá trị trung bình là 3,89). Theo đó, các DNDL vùng DHNTB cần chú trọng hoàn thiện hơn nữa việc xem xét các sáng kiến hợp tác đa bên liên quan đến các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Các DNDL cần có chiến lược dài hạn trong việc xây dựng và thực hiện các chiến lược hành động vì mục tiêu PTBV xem xét đến lợi ích của các bên liên quan trong các quyết định đầu tư. Đồng thời, DNDL là cầu nối quan trọng liên kết các biên liên quan trong việc thúc đẩy phát triển du lịch bền vững. Do đó, các DNDL cần liên kết chặt chẽ với các cơ quan chính quyền sở tại, liên kết với các đối tác, du khách và CĐĐP, trong đó xem xét đến lợi ích của tất cả các bên liên quan bằng các hoạt động đối thoại chính thức với các bên liên quan.

Cuối cùng, biến quan sát “truyền thông các tác động và rủi ro môi trường của doanh nghiệp đến công chúng” có giá trị trung bình thấp nhất trong thang đo về phương diện xã hội (với giá trị trung bình là 3,86). Điều này cho thấy các DNDL cần nâng cao hơn nữa việc truyền thông các tác động và rủi ro môi trường của doanh nghiệp đến công chúng. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam thường tổ chức các hoạt động như hội nghị, hội thảo và họp bàn hàng năm về các vấn đề liên quan đến du lịch nhằm phổ biến và thảo luận các vấn đề phát triển du lịch. Đây cũng là cơ hội để các DNDL Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp vùng DHNTB tham gia thực hiện các công tác truyền thông cũng như đóng góp vào phát triển du lịch.

Tác động của tính bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam - 20


5.2.2 Hàm ý về sự gắn bó của nhân viên

Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại vai trò trung gian quan trọng của SGBNV trong mối quan hệ giữa CS và HQHĐ. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi doanh nghiệp thực hiện các hoạt động mang tính bền vững cả về các phương điện kinh tế, phương diện xã hội và phương diện môi trường sẽ gia tăng SGBNV đối với doanh nghiệp (giả thuyết H2a, H2b, H2c). Bên cạnh đó, một khi nhân viên đã gắn bó với doanh nghiệp thì HQHĐ sẽ được cải thiện (giả thuyết H3).

Từ kết quả nghiên cứu cùng với kết quả thống kê mô tả của thang đo về SGBNV giúp tác giả đưa ra các hàm ý đối với các DNDL trong vùng DHNTB tại Việt Nam như sau:

Thứ nhất, biến quan sát “niềm tin mãnh liệt vào tổ chức và chấp nhận các mục tiêu và giá trị của tổ chức” có giá trị trung bình cao nhất trong thang đo SGBNV (với giá trị trung bình là 3,84). Điều này cho thấy các DNDL vùng DHNTB cần hoàn thiện hơn nữa công tác truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp. Truyền thông nội bộ tập trung đến việc xây dựng mối quan hệ giữa các phòng ban trong doanh nghiệp, quan hệ giữa cấp lãnh đạo quản lý và nhân viên để tất cả mọi người trong doanh nghiệp đều có chung một hướng nhìn, hiểu rõ mục tiêu chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần truyền tải những thông tin về mục tiêu, kế hoạch thực hiện của doanh nghiệp tới các nhân viên, đồng thời gắn kết các bộ phận liên quan để tăng cường SGBNV với doanh nghiệp. Từ đó, giúp tạo dựng được niềm tin mãnh liệt vào tổ chức của các nhân viên và nhân viên sẽ chấp nhận các mục tiêu và giá trị của tổ chức.

Thứ hai, biến quan sát “mong muốn mãnh mẽ để duy trì tư cách là thành viên trong tổ chức” có giá trị trung bình cao thứ hai trong thang đo SGBNV (với giá trị trung bình là 3,83). Điều này cho thấy các DNDL vùng DHNTB cần hoàn thiện hơn nữa các công tác về nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo cần thể hiện khả năng quản lý của mình bằng việc giải quyết các mối quan ngại của nhân viên trong doang nghiệp. Đặc biệt là trong ngành du lịch, khi mà rất nhiều chuyên gia nhìn nhận rằng thực trạng Việt Nam đang rất thiếu nguồn nhân lực về du lịch thì vai trò của lãnh đạo doanh nghiệp là tăng cường sự tương tác với nhân viên. Để tương tác với nhân viên thành công đòi hỏi sự quan tâm từ lãnh đạo đối với nhân viên và quan trọng nhất là doanh nghiệp sẵn sàng lắng nghe và tôn trong các ý kiến của nhân viên. Khi doanh nghiệp làm tốt điều


này thì nhân viên sẽ sẵn sàng nỗ lực để làm việc và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, từ đó giúp tăng cường HQHĐ.

Thứ ba, biến quan sát “sẵn sàng nỗ lực đáng kể trong việc thay mặt cho tổ chức” có giá trị trung bình cao thứ ba trong thang đo SGBNV (với giá trị trung bình là 3,82). Điều này cho thấy các DNDL vùng DHNTB cần nâng cao hơn nữa các hoạt động để cải thiện hình ảnh và thương hiệu doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, khi nhân viên có xu hướng tự hào về tổ chức mà họ đang làm việc thì sẽ tăng cường SGBNV với tổ chức. Theo đó, nhân viên sẽ sẵn sàng nỗ lực đáng kể trong việc thay mặt cho tổ chức. Thực hiện tốt các hoạt động của doanh nghiệp hướng đến sự PTBV với các nội dung cốt lõi về kinh tế, xã hội và môi trường sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp, từ đó sẽ thu được thêm nhiều hơn sự hấp dẫn không chỉ đối với nhân viên mà còn cả với các đối tác, nhà đầu tư và du khách. Những điều này giúp tăng cường HQHĐ.Thứ tư, biến quan sát “việc rời bỏ doanh nghiệp sẽ rất tốn kém” có giá trị trung bình cao thứ tư trong thang đo SGBNV (với giá trị trung bình là 3,81). Điều này cho thấy vấn đề về tiền lương cũng như những chính sách đãi ngộ là yếu tố vô cùng quan trọng để giữ chân nhân viên. Để tăng khả năng cạnh tranh và thích ứng với sự thay đổi của môi trường thì việc thu hút được những lao động giỏi về làm việc trong doanh nghiệp là một mục tiêu hàng đầu trong chính sách nhân sự của các doanh nghiệp. Để thực hiện tốt điều này thì tiền lương cũng chưa phải là yếu tố quyết định song nó luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu của mình. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu thì yếu tố này chưa nhận được sự quan tâm tương xứng và phù hợp. Bện cạnh đó, một trong những yếu tố ảnh hưởng đến SGBNV là sự ổn định trong công việc. Ổn định là nhu cầu cơ bản của đại đa số nhân viên, đặc biệt là đối với một nước đang phát triển như Việt Nam và trong ngành du lịch, khi mà lực lượng lao động được đánh giá là có nhu cầu lớn. Bên cạnh đó, khả năng ổn định cho thấy tiềm năng phát triển của một doanh nghiệp, là bảo chứng để nhân viên tin tưởng cống hiến và gắn bó với doanh nghiệp.

Cuối cùng, biến quan sát “nghĩa vụ đối với doanh nghiệp và niềm tin rằng ở lại là điều đúng đắn phải làm” có giá trị trung bình thấp nhất trong thang đo SGBNV (với giá trị trung bình là 3,80). Điều này cho thấy các DNDL vùng DHNTB cần nâng cao hơn nữa các chính sách về lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ để tạo sự gắn bó hơn cho người lao động trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thiết lập cơ chế và


thực hiện nghiêm chỉnh cơ chế dân chủ trong doanh nghiệp, điều này sẽ giúp người lao động có niềm tin vào doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần: (i) truyền thông để nhân viên mới biết được quyền và nghĩa vụ của mình đối với doanh nghiệp; (ii) bảo đảm kiều kiện làm việc an toàn và lành mạnh, trả lương đúng thời hạn và đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và (iii) tăng cường khả năng đáp ứng tốt nhất những nhu cầu và mong muốn phù hợp của nhân viên cũng như đối xử công bằng và khách quan đối với mỗi nhân viên, tôn trọng và công nhận những đóng góp của nhân viên đối với doanh nghiệp.

5.2.3 Hàm ý về sự tham gia của cộng đồng địa phương

Căn cứ vào kết quả kiểm định các giả thuyết về tác động tích cực của CS làm tăng STGCĐĐP (giả thuyết H6a, H6b, H6c) và STGCĐĐP làm tăng HQHĐ (giả thuyết H7) cho thấy, khi doanh nghiệp thực hiện các hoạt động mang tính bền vững cả về các phương điện kinh tế, phương diện xã hội và phương diện môi trường STGCĐĐP sẽ gia tăng, đồng thời thông qua đó HQHĐ sẽ được cải thiện. Từ kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra các hàm ý đối với các DNDL trong vùng DHNTB tại Việt Nam như sau:

Thứ nhất, biến quan sát “cộng đồng địa phương đang giữ vai trò lãnh đạo như là doanh nhân đổi mới sáng tạo và người lao động” có giá trị trung bình cao nhất trong thang đo STGCĐĐP (với giá trị trung bình là 3,84). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khi các DNDL thực hiện các hoạt động có tính đến các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường điều này tác động đến sự tham gia của công đồng địa phương. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy STGCĐĐP vào du lịch làm tăng HQHĐ của các DNDL trong vùng DHNTB. Theo đó, cần tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch. Để tăng cường STGCĐĐP vào phát triển du lịch cần nâng cao nhận thức về tác động của du lịch đến kinh tế, xã hội và môi trường cho công đồng địa phương cũng như nâng cao kinh nghiệm tham gia du lịch cho CĐĐP, đặc biệt là kinh nghiêm cùng với các DNDL tham gia kinh doanh du lịch và kinh nghiệm tham gia giữ gìn vệ sinh chung của địa phương và bảo vệ môi trường tự nhiên của các điểm đến du lịch.

Nâng cao vai trò của CĐĐP trong phát triển du lịch, theo đó CĐĐP nên là “doanh nhân đổi mới sáng tạo” và là nguồn nhân lực chính phục vụ cho phát triển du lịch. Du lịch góp phần bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa và đem lại lợi ích về mặt kinh tế cho CĐĐP và bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học đồng thời giảm thiểu các tác động với môi trường. Trong đó, CĐĐP đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo dựng môi trường


du lịch hấp dẫn. CĐĐP tham gia vào việc giữ gìn giá trị di sản độc đáo và có tiềm năng để khai thác các sản phẩm du lịch. Mỗi người dân có thể là một hướng dẫn viên giới thiệu, quảng bá hiệu quả về văn hóa, lịch sử của địa phương với du khách. Do đó, việc phát triển du lịch cần có sự tham gia tích cực của CĐĐP.

Thứ hai, biến quan sát “cộng đồng tại địa phương được tư vấn và theo đó các chính sách du lịch được xem xét lại” có giá trị trung bình cao thứ hai trong thang đo STGCĐĐP (với giá trị trung bình là 3,83). Kết quả nghiên cứu cho thấy rõ ràng nhận thức và tác động của CS là thực sự quan trọng đối với STGCĐĐP vào phát triển du lịch. Do đó, các nhà quy hoạch cũng như các doanh nghiệp nên tập trung vào việc nâng cao vai trò tham gia của CĐĐP và phát triển du lịch.

Du lịch là ngành kinh tế sáng tạo, sức mạnh của du lịch nằm ở địa phương và doanh nghiệp. Vì vậy, để thúc đẩy sự phát triển của du lịch, cần phát huy tính chủ động sáng tạo, phân cấp, trao quyền mạnh hơn cho doanh nghiệp và CĐĐP. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy CĐĐP giữ vai trò quan trọng và là trung tâm trong phát triển du lịch. Khi tham gia vào các hoạt động du lịch, CĐĐP có được thu nhập và được hưởng lợi ích, từ đó họ có trách nhiệm hơn trong việc giữ gìn tài nguyên, bản sắc văn hóa, bảo vệ môi trường và giữ gìn an ninh, trật tự.

Bên cạnh đó, vùng DHNTB với sự đa dạng của các giá trị văn hóa với điển hình văn hóa Chăm Pa, Sa Huỳnh, văn hóa của cư dân vùng biển và đặc biệt các di tích văn hóa, lịch sử cách mạng được đánh giá là tiềm năng quan trọng để phát triển các loại hình du lịch trong vùng. Do đó, cần có người dân địa phương trực tiếp tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường tại các điểm đến. Đồng thời, các doanh nghiệp cùng với chính quyền địa phương chủ động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho CĐĐP về việc bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn vệ sinh chung, duy trì bản sắc văn hóa. Ngoài ra, CĐĐP là chủ thể quan lý các di sản văn hóa dân tộc, có phong cách và lối sống riêng cần được tôn trọng. Chính vì vậy, CĐĐP có trách nhiệm tham gia vào các hoạt động du lịch và theo đó cách chính sách của Nhà nước và các kế hoạch thiết kế sản phẩm được xem xét. Đồng thời, DNDL cần quan tâm, tạo điều kiện cho cộng đồng trực tiếp tham gia vào phát triển du lịch. Từ đó, CĐĐP được trao quyền trong việc làm chủ và thực hiện các hoạt động quản lý và hỗ trợ cho sự phát triển của ngành du lịch. Cuối cùng, biến quan sát “cộng đồng địa phương có tiếng nói trong quá trình ra quyết định phát triển du lịch tại địa phương” có giá trị trung bình thấp nhất trong thang


đo STGCĐĐP (với giá trị trung bình là 3,76). Kết quả nghiên cứu cho thấy tiếng nói của CĐĐP trong phát triển du lịch còn hạn chế. Điều này có thể lý giải do người dân địa phương trong vùng DHNTB dường như còn “mơ hồ”, xa vời với việc tham gia trong các quy hoạch, lập kế hoạch phát triển du lịch. Mặt khác, do thực tế tại các nước đang phát triển như Việt Nam thì STGCĐĐP vào phát triển du lịch còn nhiều hạn chế vì các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Chính vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước, các chính quyền địa phương cần có các chính sách khuyến khích người dân tham gia, tạo điều kiện để người dân phát huy giá trị của các loại hình văn hóa, nghệ thuật, nghề thủ công truyền thống để phục vụ du khách. Khi người dân tham gia hoạt động du lịch, họ không chỉ có thêm thu nhập mà còn góp phần giữ gìn nét đẹp truyền thống. Vì vậy, quan trọng nhất là giúp người dân nhận thức được vai trò của phát triển du lịch đối với địa phương mình, hiểu cách làm du lịch, từ đó tự giác tham gia. Có như vậy mới có thể phát triển du lịch một cách bền vững.

5.2.4 Hàm ý về sự cam kết của nhà đầu tư

Tại Việt Nam, khung chính sách, pháp luật cũng như các quy định về tín dụng, hỗ trợ tín dụng và các quy định góp vốn đối với DNNVV đang từng bước được hoàn thiện. Các quy định về chính sách pháp luật đang từng bước theo hướng tạo thuận lợi nhằm giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn để doanh nghiệp phát triển một cách ổn định và bền vững hơn. Luật Hỗ trợ DNNVV đã được Quốc hội Việt Nam thông qua vào năm 2017.

Bên cạnh đó, ngành ngân hàng cũng đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp, chính sách nhằm hỗ trợ các DNNVV tiếp cận vay vốn được thuận lợi hơn. Cùng với việc ban hành các văn bản hướng dẫn và các các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời gian qua còn thực hiện nhiều chương trình hành động nhằm kết nối ngân hàng với doanh nghiệp. Những hoạt động này đã tạo điều kiện thúc đẩy nguồn vốn tín dụng hỗ trợ DNNVV phát triển sản xuất kinh doanh. Đồng thời, các hình thức cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng cũng ngày càng đa dạng, phong phú. Không những thế, các thủ tục hành chính về vay vốn và cấp vốn cũng được cải cách, tinh gọn. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng cũng đã quan tâm phát triển các gói sản phẩm ưu đãi tín dụng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy SCKNĐT đối với các DNDL trong vùng DHNTB của Việt Nam còn tương đối thấp. Điều này là do đặc thù của các DNDL trong


vùng phần lớn là các DNNVV với loại hình doanh nghiệp chủ yếu là các công ty trách nhiệm hữu hạn. Thực tế cho thấy, còn nhiều nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng chưa thực sự mặn mà với phân khúc DNNVV. Nguyên nhân có thể là do khả năng xây dựng kế hoạch và quản lý tài chính của các doanh nghiệp này còn hạn chế. Tuy nhiên, kết quả kiểm định cho thấy sự tác động của CS về phương diện kinh tế, phương diện xã hội và phương diện môi trường (giả thuyết H4a, H4b, H4c) đều tác động cùng chiều đến cam kết của nhà đầu tư. Đồng thời, cam kết của nhà đầu tư tác động tích cực làm tăng HQHĐ (giả thuyết H5). Từ đó, một số hàm ý quản trị đối với các DNDL trong vùng DHNTB của Việt Nam là:

Thứ nhất, biến quan sát “các cổ đông càng ngày càng tham gia tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường của doanh nghiệp” có giá trị trung bình cao nhất trong thang đo SCKNĐT (với giá trị trung bình là 2,97). Điều này cho thấy các DNDL vùng DHNTB cần chủ động nâng cao năng lực tài chính, quản trị rủi ro và các hoạt động quản trị điều hành nhằm tăng cường khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn từ các nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, các DNDL cần nghiên cứu, xây dựng mạng lưới nguồn vốn từ bên ngoài. Đồng thời, doanh nghiệp cần tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư từ thị trường vốn, các định chế tài chính, công ty tài chính, cũng như các quỹ đầu tư để đảm bảo đủ nguồn vốn giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động và phát triển một cách bền vững.

Thứ hai, biến quan sát “các tổ chức tài chính tích hợp việc thực hiện CS vào quá trình phân tích phương án tài trợ và quyết định tài trợ của họ đối với các dự án đầu tư” có giá trị trung bình thấp (2,96). Điều này cho thấy các DNDL vùng DHNTB cần tăng cường đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của doanh nghiệp. Kết của nghiên cứu cũng cho thấy tác động tích cực của việc thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp hướng đến các khía cạnh bền vững thu hút được sự quan tâm và hưởng ứng của các nhà đầu tư. Từ đó, tăng cường cam kết của các nhà đầu tư đối với các doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần đầu từ hơn nữa đến các khía cạnh này.

Cuối cùng, biến quan sát “các tổ chức tài chính nơi doanh nghiệp giao dịch cam kết cung cấp đủ nguồn vốn vay cho các dự án đầu tư vì mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, cải thiện xã hội và môi trường” có giá trị trung bình thấp nhất trong thang đo SCKNĐT (với giá trị trung bình là 2,90). Điều này cho thấy các DNDL vùng DHNTB cần tích cực tham gia vào các hiệp hội doanh nghiệp để có thể tiếp cận nhanh

Xem tất cả 268 trang.

Ngày đăng: 07/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí