Tác động của tính bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam - 19


chế, luôn gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, cũng như hạn chế về kinh nghiệm quản lý, đầu tư công nghệ và tiếp cận thông tin. Chính những điều này có thể dẫn đến HQHĐ tư nhân không cao bằng các doanh nghiệp có quy mô lớn và khả năng tài chính lớn hơn như một số công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

Về lĩnh vực hoạt động

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có sự khác biệt giữa các lĩnh vực hoạt động khác nhau đối với HQHĐ. Nói cách khác, HQHĐ của các DNDL trong vùng DHNTB là khác nhau đối với các lĩnh vực kinh doanh khác nhau các doanh nghiệp. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, lĩnh vực kinh doanh khách sạn có HQHĐ tốt nhất so với các lĩnh vực hoạt động khác trong vùng DHNTB. Điều này cho thấy lĩnh vực kinh doanh khách sạn trong vùng DHNTB là thị trường hứa hẹn rất nhiều tiềm năng phát triển.

Về quy mô doanh nghiệp

Căn cứ vào Điều 6, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ, quy định đối với các doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 100 người là DNNVV. Theo đó, dựa vào đặc điểm mẫu nghiên cứu chính thức có thể thấy 22,44% DNDL có số lượng lao động dưới 10 người, 32,68% DNDL có số lượng lao động từ 10 – 49 người và 25,49% DNDL có số lượng lao động từ 50 – 99 người. Điều này cho thấy, phần lớn các DNDL được nghiên cứu trong vùng DHNTB của Việt Nam phần lớn là các DNNVV (chiếm 80,61% doanh nghiệp). Điều này cũng phù hợp với thực tế vùng DHNTB nói riêng và ở Việt Nam nói chung rằng các DNNVV luôn chiếm tỷ lệ lớn và giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời, các DNNVV luôn là trụ cột của kinh tế địa phương, nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì DNNVV lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương. Do đó, Chính phủ Việt Nam cần chú trọng hơn nữa công tác hỗ trợ các DNDL vừa và nhỏ nhằm tăng cường lợi thế cạnh tranh và phát triển một cách bền vững.

Bên cạnh đó, kết quả kiểm định sự khác biệt cho thấy quy mô DNDL khác nhau thì có sự khác nhau về HQHĐ kinh doanh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đối với các doanh nghiệp có quy mô từ 100 người trở lên thì có HQHĐ tốt hơn các doanh nghiệp có quy mô lao động nhỏ hơn. Điều này cho thấy các doanh nghiệp có quy mô lao động lớn có tiềm lực và khả năng phát triển tốt hơn các doanh nghiệp có quy mô lao động cũng như khả năng tài chính nhỏ hơn.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

Về khu vực hoạt động

Tác động của tính bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam - 19

Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về HQHĐ theo khu vực hoạt động. Điều này có thể là do số lượng các doanh nghiệp được khảo sát tập trung ở 2 địa phương là Đà Nẵng và Khánh Hóa (chiếm 63,18%). Đây là 2 địa phương được đánh giá là có sức hấp dẫn du lịch tốt nhất trong trong vùng, cũng như có ưu thế lớn hơn trong phát triển du lịch về các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực và chính sách phát triển du lịch tại địa phương. Chính vì vậy mà HQHĐ của các DNDL là tương đối đồng đều giữa các địa phương trong vùng DHNTB. Điều này có thể dẫn đến lí do vì sao kết quả kiểm định sự khác biệt không tìm thấy sự khác biệt về HQHĐ theo khu vực hoạt động.

Kết luận Chương 4

Dựa trên lý thuyết nền, các khái niệm nghiên cứu, kết quả nghiên cứu định tính và mô hình nghiên cứu, tác giả đã thực hiện phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng. Theo đó, kết quả của nghiên cứu định lượng chính thức cho thấy các thang đo đạt giá trị cho phép và mô hình ước lượng phù hợp với dữ liệu thị trường. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng bền vững đoanh nghiệp được cấu thành từ ba phương diện kinh tế, phương diện xã hội và phương diện môi trường. Và, cả ba phương diện này đều có tác động tích cực đến HQHĐ của các DNDL trong vùng DHNTB. Đồng thời, kết quả còn cho thấy thực sự có tồn tại vai trò trung gian của SGBNV, SCKNĐT, STGCĐĐP trong tác động của CS đến HQHĐ của các DNDL vùng DHNTB tại Việt Nam.


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

Chương 5 trình bày kết luận và hàm ý quản trị của luận án. Các hàm ý được đưa ra bao gồm hàm ý về CS, hàm ý về SGBNV, hàm ý về STGCĐĐP và khuyến nghị về chính sách. Đồng thời, trình bày hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1 Kết luận

Trên cơ sở tổng hợp lý thuyết nền và lược khảo các nghiên cứu liên quan. Luận án đã xây dựng mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu: CS, SGBNV, SCKNĐT, sự tham gia của cộng đồng và HQHĐ của các DNDL. Để kiểm tra mô hình lý thuyết, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng). Kết quả nghiên cứu định tính đã bổ sung, điều chỉnh để hoàn thiện thang đo gồm 32 biến quan sát và 6 thang đo. Tiếp theo, nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện để kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’ Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ cho thấy các thang đo đều đảm bảo độ tin cậy và đạt giá trị cho phép. Tiếp theo, nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện để đánh giá mô hình đo lường và mô hình cấu trúc. Kết quả của nghiên cứu định lượng chính thức cho thấy các thang đo đạt giá trị cho phép và mô hình ước lượng phù hợp với dữ liệu thị trường. Luận án đã đề xuất 15 giả thuyết, kết quả kiểm định 15 giả thuyết đều được chấp nhận (xem Bảng 4.12). Như vậy, luận án đạt được mục tiêu nghiên cứu thứ nhất “Xác định và đo lường mức độ tác động của bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam”.

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy CS có tác động trực tiếp và gián tiếp (qua biến ba biến trung gian là SGBNV, SCKNĐT và STGCĐĐP) đến HQHĐ của DNDL vùng DHNTB. Cụ thể như sau:

- Các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp tác động trực tiếp đến HQHĐ (β trực tiếp = 0,124) và tác động gián tiếp thông qua SGBNV, SCKNĐT và STGCĐĐP (β gián tiếp = 0,115). Kết quả tác động tổng là β tổng = 0,239.

- Các hoạt động xã hội của doanh nghiệp tác động trực tiếp đến HQHĐ (β trực tiếp

= 0,173) và tác động gián tiếp thông qua SGBNV, SCKNĐT và STGCĐĐP (β gián tiếp

= 0,133). Kết quả tác động tổng là β tổng = 0,306.


- Các hoạt động môi trường của doanh nghiệp tác động trực tiếp đến HQHĐ (β trực tiếp = 0,267), tác động gián tiếp thông qua SGBNV, SCKNĐT và STGCĐĐP (β gián tiếp = 0,099). Kết quả tác động tổng là β tổng = 0,366.

Như vậy, thông qua kết quả kiểm định mô hình cấu trúc, cho thấy thực sự có tồn tại mối quan hệ giữa CS, SGBNV, SCKNĐT, STGCĐĐP và HQHĐ của các DNDL vùng DHNTB tại Việt Nam. Do đó, luận án đạt được mục tiêu nghiên cứu thứ hai "Khám phá vai trò trung gian của sự gắn bó của nhân viên, sự cam kết của nhà đầu tư và sự tham gia của cộng đồng địa phương trong tác động của bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch”.

Đồng thời, kết quả kiểm định sự khác biệt cho thấy, có sự khác biệt về HQHĐ của các DNDL trong vùng DHNTB tại Việt Nam về các loại hình doanh nghiệp, về lĩnh vực hoạt động và về quy mô DNDL. Bên cạnh đó, kết quả kiểm định sự khác biệt còn cho thấy, không có sự khác biệt về HQHĐ theo khu vực hoạt động của các DNDL trong vùng DHNTB tại Việt Nam. Do đó, luận án đạt được mục tiêu nghiên cứu thứ ba “Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm về sự tác động của bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam”.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận án, mục tiêu nghiên cứu thứ tư “Đưa ra các hàm ý quản trị giúp các doanh nghiệp du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam tăng cường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch” sẽ được trình bày ở phần tiếp theo.

5.2 Hàm ý quản trị

Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ tác động của các khái niệm nghiên cứu đến HQHĐ lần lượt là: Phương diện môi trường (hệ số β = 0,267); SGBNV (hệ số β = 0,230); Phương diện kinh tế (hệ số β = 0,124); STGCĐĐP (hệ số β = 0,122); Phương diện xã hội (hệ số β = 0,173); SCKNĐT (hệ số β = 0,115).

Do đó, luận án sẽ trình bày các hàm ý quản trị theo thứ tự ưu tiên căn cứ vào hệ số β của các khái niệm từ mạnh đến yếu nên các hàm ý quản trị sẽ được trình bày theo thứ tự ưu tiên như sau:

- Hàm ý về CS: (1) Phương diện môi trường; (2) Phương diện xã hội; (3) Phương diện kinh tế.

- Hàm ý về các biến trung gian: (1) SGBNV; (2) STGCĐĐP; (3) SCKNĐT.


5.2.1 Hàm ý về bền vững doanh nghiệp

Hàm ý về phương diện môi trường

Căn cứ vào kết quả kiểm định các giả thuyết về tác động trực tiếp của các hoạt động môi trường của doanh nghiệp đến HQHĐ và tác động gián tiếp thông qua các biến trung gian cho thấy, việc thực hiện các hoạt động môi trường của doanh nghiệp sẽ gia tăng SGBNV (giả thuyết H2c), SCKNĐT (giả thuyết H4c), STGCĐĐP (giả thuyết H6c) và HQHĐ (giả thuyết H1c). Kết quả này cùng với kết quả thống kê mô tả của thang đo về phương diện môi trường giúp tác giả đưa ra các hàm ý đối với các DNDL trong vùng DHNTB tại Việt Nam như sau:

Thứ nhất, biến quan sát “các doanh nghiệp du lịch đã tiết giảm tiêu thụ năng lượng” có giá trị trung bình cao nhất trong thang đo về phương diện môi trường (với giá trị trung bình là 3,87). Điều này cho thấy các DNDL vùng DHNTB đã quan tâm đến việc tiết kiệm tiêu thụ năng lượng. Tiết kiệm năng lượng không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn cải thiện chi phí hoạt động cho doanh nghiệp. Tiêu hao nhiều năng lượng sẽ làm cho giá thành sản phẩm của doanh nghiệp cao hơn. Do vậy, tiết kiệm năng lượng đồng nghĩa với việc mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp giảm chi phí hoạt động và tăng hiệu quả kinh tế. Đồng thời, lợi ích mang lại còn là giúp việc duy trì và bảo vệ môi trường sinh thái được tốt hơn. Theo đó, để thực hiện tốt công tác tiết giảm tiêu thụ năng lương, các doanh nghiệp cần cải thiện quy trình hoạt động, sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện năng và ứng dụng công nghệ hiện đại. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần ban bành các quy định và nôi quy gắn liền với các hoạt động của doanh nghiệp, để những điều này trở thành văn hóa doanh nghiệp.

Thứ hai, biến quan sát “tác động đến môi trường của các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp” có giá trị trung bình cao thứ hai trong thang đo về phương diện môi trường (với giá trị trung bình là 3,86). Điều này cho thấy các DNDL vùng DHNTB cũng đã quan tâm đến tác động của các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đối với môi trường. Theo đó, các DNDL cũng cần hoàn thiện hơn nữa trong công tác thiết kế các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp liên quan đến tác động đối với môi trường. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến việc giảm các tác động môi trường của các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp gây tổn hại cho môi trường tự nhiên.

Bên cạnh những lợi ích về hiệu quả kinh tế mà du lịch đem đến cho các DNDL thì du lịch cũng ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên. Thực tế cho thấy, các hoạt


động của du khách tại các vùng biển như các hoạt động du lịch thể thao, các hoạt động bơi lặn có thể làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường sống tự nhiên của các loài sinh vật biển. Đồng thời, với tốc độ phát triển du lịch nhanh như hiện này của Việt Nam nếu không quan tâm đến khía cạnh môi trường khi xây dựng các quy hoạch phát triển du lịch có thể làm mất cảnh quan thiên nhiên không thể tái tạo lại cho ngành du lịch nước ta. Do đó, các DNDL cần thiết kế các sản phẩm, dịch vụ đề cao yếu tố môi trường và quan tâm đến tác động môi trường khi thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Thứ ba, biến quan sát “các quan hệ đối tác được thiết lập trên cơ sở giảm tác động đến môi trường” có giá trị trung bình cao thứ ba trong thang đo về phương diện môi trường (với giá trị trung bình là 3,85). Điều này cho thấy các DNDL vùng DHNTB cũng đã có sự quan tâm đến việc thiết lập các quan hệ đối tác có tính đến các yếu tố môi trường. Với đặc điểm phụ thuộc lẫn nhau của ngành du lịch khiến các DNDL trong các lĩnh vực khác nhau, ví dụ như kinh doanh vận tải, kinh doanh lữ hành, nhà hàng và khách sạn, phụ thuộc rất nhiều vào nhau. Tính chất “phụ thuộc lẫn nhau” của du lịch đóng một vai trò to lớn trong việc cung cấp chất lượng dịch vụ tổng thể của sản phẩm du lịch. Do đó, đòi hỏi các đối tác khác nhau trong ngành du lịch phải làm việc cùng nhau như một chuỗi giá trị để gia tăng giá trị và cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Theo đó, ngoài việc thiết kế các sản phẩm, dịch vụ du lịch giảm tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần cùng với các đối tác của mình hỗ trợ những sáng kiến về việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, rác thải và các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu và bảo dưỡng các di tích văn hóa - lịch sử.

Thứ tư, biến quan sát “các hành động tự nguyện để phục hồi môi trường” có giá trị trung bình cao thứ tư trong thang đo về phương diện môi trường (với giá trị trung bình là 3,82). Điều này cho thấy các DNDL vùng DHNTB cũng đã quan tâm đến các hành động tự nguyện để phục hồi môi trường. Theo đó, các DNDL cần chú trọng hơn nữa đến việc khai thác tốt các tài nguyên thiên nhiên, đồng thời cần thực hiện các biện pháp song song nhằm phục hồi và tái tạo môi trường. Một số biện pháp mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để phục hồi môi trường tự nhiên như xây dựng các chương trình hành động về bảo vệ môi trường, kêu gọi người dân địa phương cùng chung tay với doanh nghiệp cải thiện môi trường sống tự nhiên cho các loại vật hoang dã, các sinh vật biển, đồng thời góp phần đảm bảo chất lượng nguồn nước bằng các giải pháp cấp thoát


nước hiện đại. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể phối hợp với chính quyền địa phương trong việc duy trì và bảo tồn cảnh quan tự nhiên.

Cuối cùng, biến quan sát “các quy trình kiểm toán môi trường và công bố thông tin” có giá trị trung bình thấp nhất trong thang đo về phương diện môi trường (với giá trị trung bình là 3,70). Do đó, các DNDL vùng DHNTB cần cải thiện việc thực hiện các quy trình kiểm toán môi trường và công bố thông tin. Những năm gần đầy, tại Việt Nam, công tác kiểm toán môi trường được nhìn nhận như là một công cụ cung cấp các thông tin về môi trường, làm cơ sở cho các đánh giá khả năng rủi ro môi trường. Lợi ích mà kiếm toán môi trường đem lại bên cạnh việc giúp giảm các rủi ro về môi trường thì hoạt động này còn giúp giảm rủi ro về sức khỏe cộng đồng và cải thiện công tác quản trị môi trường trong các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thực tế ở các DNDL vùng DHNTB, việc thực hiện các quy trình kiếm toán môi trường và công bố thông tin còn rất hạn chế. Thực tế, việc công bố thông tin kiểm toán môi trường sẽ giúp các doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tăng cường hình ảnh doanh nghiệp và hướng đến PTBV.

Hàm ý về phương diện kinh tế

Căn cứ vào kết quả kiểm định các giả thuyết về tác động trực tiếp của các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đến HQHĐ và tác động gián tiếp thông qua các biến trung gian cho thấy, việc thực hiện các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp sẽ gia tăng SGBNV (giả thuyết H2a), SCKNĐT (giả thuyết H4a), STGCĐĐP (giả thuyết H6a) và HQHĐ (giả thuyết H1a). Kết quả này cùng với kết quả thống kê mô tả của thang đo về phương diện kinh tế giúp tác giả đưa ra các hàm ý đối với các DNDL trong vùng DHNTB tại Việt Nam như sau:

Thứ nhất, biến quan sát “cam kết về điều kiện việc làm tốt, đào tạo nhân viên, chế độ lương, thưởng và quan tâm đến lợi ích của nhân viên” có giá trị trung bình cao nhất trong thang đo về phương diện kinh tế (với giá trị trung bình là 3,95). Điều này cho thấy các DNDL vùng DHNTB đã quan tâm về điều kiện việc làm tốt, đào tạo nhân viên, chế độ lương, thưởng và quan tâm đến lợi ích của nhân viên. Bên cạnh đó, các DNDL trong vùng cần hoàn thiện hơn nữa các hoạt động nhằm cải thiện điều kiện làm việc cũng như các chính sách phúc lợi cho nhân viên. Đối với tất cả các ngành trong nền kinh tế, đội ngũ lao động được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết có vai trò hết sức quan trọng đối. Điều này giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh bền vững trong


bối cảnh cạnh tranh càng ngày càng khốc liệt như hiện nay. Do đó, các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa để duy trì nguồn nhân lực chất lượng, có kinh nghiệm, phát triển đội ngũ để nâng cao HQHĐ cho doanh nghiệp đem lại lợi ích kinh tế trong dài hạn.

Thứ hai, biến quan sát “giảm chi phí đầu vào cho cùng một mức đầu ra” có giá trị trung bình cao thứ hai trong thang đo về phương diện kinh tế (với giá trị trung bình là 3,92). Từ đó, các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp có được như việc tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước giúp giảm chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy các DNDL trong vùng DHNTB đã quan tâm đến việc cắt giảm chi phí đầu vào và điều này thực sự mang lại lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp. Kết quả này khẳng định rằng, một khi các các doanh nghiệp thực hiện các hành động vì sự PTBV sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp cần hoàn thiện công tác tiết kiệm chi phí tại doanh nghiệp theo hướng bền vững.

Thứ ba, biến quan sát “tạo sự khác biệt về quy trình cũng như các sản phẩm dựa trên những nỗ lực marketing về môi trường của doanh nghiệp” có giá trị trung bình cao thứ ba trong thang đo về phương diện kinh tế (với giá trị trung bình là 3,85). Điều này cho thấy các DNDL vùng DHNTB cần hoàn thiện hơn nữa trong việc tạo sự khác biệt về quy trình cũng như các sản phẩm. Đối với vùng DHNTB, hai dòng sản phẩm du lịch chính mà các chuyên gia trong ngành đánh giá cao là du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo và du lịch di sản. Trong đó, sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo chính là sản phẩm đặc trưng của vùng. Bên cạnh đó, sản phẩm nghỉ dưỡng biển tại vùng DHNTB là dòng sản phẩm lớn của du lịch Việt Nam. Do đó, các DNDL hoạt động trong vùng DHNTB có thể xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù kết hợp với các chiến lược marketing về những hoạt động vì mục tiêu xã hội và môi trường của doanh nghiệp để truyền thông đến các bên liên quan. Điều này giúp các doanh nghiệp nâng cao uy tín, hình ảnh và tăng cường HQHĐ.

Cuối cùng, biến quan sát “làm việc với các quan chức chính phủ để bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp” có giá trị trung bình thấp nhất trong thang đo về phương diện kinh tế (với giá trị trung bình là 3,83). Thực tế cũng cho thấy, Chính phủ đã thể hiện rõ quyết tâm, chỉ đạo quyết liệt, điều hành hiệu quả nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp phát triển, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa Chính phủ và doanh nghiệp, đồng hành cùng các doanh nghiệp. Chính phủ đã khẳng định vai trò, vị trí và những đóng góp quan trọng của DNDL vào phát triển kinh tế - xã hội nói

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/03/2023