các DNDL vùng DHNTB. Cụ thể, phương diện môi trường có tác động mạnh nhất đến HQHĐ với hệ số β là 0,267, tiếp theo là phương diện xã hội với hệ số β là 0,173, và cuối cùng là phương diện kinh tế với hệ số β là 0,124. Điều này có nghĩa, các tác động này sẽ làm tăng hiệu quả tác động của các nhân tố lên nhau.
Kết quả cho thấy, các biến trung gian tác động trực tiếp đến HQHĐ. Trong đó, SGBNV có hệ số β lớn nhất là 0,230, tiếp đến là SCKNĐT với hệ số β là 0,155, và cuối cùng là STGCĐĐP với hệ số β và 0,122. Kết quả mức độ tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng tác động của các khái niệm được trình bày trong Bảng 4.13.
Bảng 4.13: Tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng tác động
Loại tác động | Kinh tế | Xã hội | Môi trường | Sự gắn bó của nhân viên | Sự cam kết của nhà đầu tư | Sự tham gia của cộng đồng | |
Sự gắn bó của nhân viên | Trực tiếp | 0,294 | 0,270 | 0,216 | |||
Gián tiếp | 0,000 | 0,000 | 0,000 | ||||
Tổng | 0,294 | 0,270 | 0,216 | ||||
Sự cam kết của nhà đầu tư | Trực tiếp | 0,176 | 0,342 | 0,156 | |||
Gián tiếp | 0,000 | 0,000 | 0,000 | ||||
Tổng | 0,176 | 0,342 | 0,156 | ||||
Sự tham gia của cộng đồng | Trực tiếp | 0,219 | 0,262 | 0,261 | |||
Gián tiếp | 0,000 | 0,000 | 0,000 | ||||
Tổng | 0,219 | 0,262 | 0,261 | ||||
Hiệu quả hoạt động | Trực tiếp | 0,124 | 0,173 | 0,267 | 0,230 | 0,155 | 0,122 |
Gián tiếp | 0,115 | 0,133 | 0,099 | 0,000 | 0,000 | 0,000 | |
Tổng | 0,239 | 0,306 | 0,366 | 0,230 | 0,155 | 0,122 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm Định Sơ Bộ Độ Tin Cậy Của Thang Đo Sgbnv
- Thống Kê Số Lượng Doanh Nghiệp Du Lịch Được Chọn Trong Vùng
- Mức Độ Tác Động Giữa Các Khái Niệm Nghiên Cứu
- Thảo Luận Về Thang Đo Và Giả Thuyết Nghiên Cứu
- Tác động của tính bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam - 19
- Hàm Ý Về Sự Tham Gia Của Cộng Đồng Địa Phương
Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra của tác giả)
4.5.2 Mức độ tác động gián tiếp
Đặc điểm cốt lõi của ảnh hưởng trung gian (ảnh hưởng gián tiếp) là nó liên quan đến một biến thứ ba đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa các biến độc lập và phụ thuộc. Khi kiểm tra ảnh hưởng trung gian trong PLS-SEM, theo Nitzl và cộng sự (2016) không cần thiết phải tiến hành các kiểm định riêng biệt cho các đường dẫn. Theo đó, kết quả xử lý dữ liệu nghiên cứu định lượng sử dụng PLS-SEM cho thấy kết quả được trình bày trong Bảng 4.14.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- SGBNV làm trung gian cho tác động của CS về phương diện kinh tế đến HQHĐ với mức ảnh hưởng là 0,068 với giá trị p-value = 0,000 có ý nghĩa thống kê. Do đó, SGBNV đã làm trung gian cho tác động của CS về phương diện kinh tế đến HQHĐ. Mặt khác, hệ số đường dẫn ảnh hưởng trực tiếp từ CS về phương diện kinh tế đến HQHĐ là 0,115 với giá trị p-value = 0,000 có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, SGBNV đóng vai trò trung gian một phần.
Bảng 4.14: Tác động gián tiếp
Mức ảnh hưởng (β ) | P-Values | |
Kinh tế -> Gắn bó nhân viên -> Hiệu quả | 0,068 | 0,000 |
Xã hội -> Gắn bó nhân viên -> Hiệu quả | 0,062 | 0,000 |
Môi trường -> Gắn bó nhân viên -> Hiệu quả | 0,050 | 0,002 |
Kinh tế -> Cộng đồng -> Hiệu quả | 0,027 | 0,007 |
Xã hội -> Cộng đồng -> Hiệu quả | 0,032 | 0,011 |
Môi trường -> Cộng đồng -> Hiệu quả | 0,032 | 0,009 |
Kinh tế -> Nhà đầu tư -> Hiệu quả | 0,020 | 0,017 |
Xã hội -> Nhà đầu tư -> Hiệu quả | 0,039 | 0,005 |
Môi trường -> Nhà đầu tư -> Hiệu quả | 0,018 | 0,034 |
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra của tác giả)
- SGBNV làm trung gian cho tác động của CS về phương diện xã hội đến HQHĐ với mức ảnh hưởng là 0,062 với giá trị p-value = 0,000 có ý nghĩa thống kê. Do đó, SGBNV đã làm trung gian cho tác động của CS về phương diện kinh tế đến HQHĐ. Mặt khác, hệ số đường dẫn ảnh hưởng trực tiếp từ CS về phương diện xã hội đến HQHĐ là 0,133 với giá trị p-value = 0,000 có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, SGBNV đóng vai trò trung gian một phần.
- SGBNV làm trung gian cho tác động của CS về phương diện môi trường đến HQHĐ với mức ảnh hưởng là 0,050 với giá trị p-value = 0,002 có ý nghĩa thống kê. Do đó, SGBNV đã làm trung gian cho tác động của CS về phương diện kinh tế đến HQHĐ. Mặt khác, hệ số đường dẫn ảnh hưởng trực tiếp từ CS về phương diện môi trường đến HQHĐ là 0,099 với giá trị p-value = 0,000 có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, SGBNV đóng vai trò trung gian một phần.
- STGCĐĐP làm trung gian cho tác động của CS về phương diện kinh tế đến HQHĐ với mức ảnh hưởng là 0,027 với giá trị p-value = 0,007 có ý nghĩa thống kê. Do đó, SGBNV đã làm trung gian cho tác động của CS về phương diện kinh tế đến HQHĐ. Mặt khác, hệ số đường dẫn ảnh hưởng trực tiếp từ CS về phương diện kinh tế đến HQHĐ
là 0,115 với giá trị p-value = 0,000 có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, STGCĐĐP đóng vai trò trung gian một phần.
- STGCĐĐP làm trung gian cho tác động của CS về phương diện xã hội đến HQHĐ với mức ảnh hưởng là 0,032 với giá trị p-value = 0,011 có ý nghĩa thống kê. Do đó, SGBNV đã làm trung gian cho tác động của CS về phương diện kinh tế đến HQHĐ. Mặt khác, hệ số đường dẫn ảnh hưởng trực tiếp từ CS về phương diện môi trường đến HQHĐ là 0,133 với giá trị p-value = 0,000 có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, STGCĐĐP đóng vai trò trung gian một phần.
- STGCĐĐP làm trung gian cho tác động của CS về phương diện môi trường đến HQHĐ với mức ảnh hưởng là 0,032 với giá trị p-value = 0,009 có ý nghĩa thống kê. Do đó, SGBNV đã làm trung gian cho tác động của CS về phương diện kinh tế đến HQHĐ. Mặt khác, hệ số đường dẫn ảnh hưởng trực tiếp từ CS về phương diện môi trường đến HQHĐ là 0,099 với giá trị p-value = 0,000 có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, STGCĐĐP vai trò trung gian một phần.
- SCKNĐT làm trung gian cho tác động của CS về phương diện kinh tế đến HQHĐ với mức ảnh hưởng là 0,020 với giá trị p-value = 0,017 có ý nghĩa thống kê. Do đó, SGBNV đã làm trung gian cho tác động của CS về phương diện kinh tế đến HQHĐ. Mặt khác, hệ số đường dẫn ảnh hưởng trực tiếp từ CS về phương diện kinh tế đến HQHĐ là 0,115 với giá trị p-value = 0,000 có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, SCKNĐT đóng vai trò trung gian một phần.
- SCKNĐT làm trung gian cho tác động của CS về phương diện xã hội đến HQHĐ với mức ảnh hưởng là 0,039 với giá trị p-value = 0,005 có ý nghĩa thống kê. Do đó, SGBNV đã làm trung gian cho tác động của CS về phương diện kinh tế đến HQHĐ. Mặt khác, hệ số đường dẫn ảnh hưởng trực tiếp từ CS về phương diện xã hội đến HQHĐ là 0,133 với giá trị p-value = 0,000 có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, SCKNĐT đóng vai trò trung gian một phần.
- SCKNĐT làm trung gian cho tác động của CS về phương diện môi trường đến HQHĐ với mức ảnh hưởng là 0,018 với giá trị p-value = 0,034 có ý nghĩa thống kê. Do đó, SGBNV đã làm trung gian cho tác động của CS về phương diện kinh tế đến HQHĐ. Mặt khác, hệ số đường dẫn ảnh hưởng trực tiếp từ CS về phương diện môi trường đến HQHĐ là 0,099 với giá trị p-value = 0,000 có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, SCKNĐT đóng vai trò trung gian một phần.
Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại vai trò trung gian của ba biến trung gian gồm SGBNV, STGCĐĐP và SCKNĐT trong tác động của CS đến HQHĐ. Trong đó, CS về phương diện môi trường có tác động cùng chiều và làm tăng HQHĐ với hệ số β tổng tác động trực tiếp và gián tiếp là 0,366; tiếp theo là CS về phương diện xã hội có tác động cùng chiều và làm tăng HQHĐ với hệ số β tổng tác động trực tiếp và gián tiếp là 0,306; cuối cùng là CS về phương diện kinh tế có tác động cùng chiều và làm tăng HQHĐ với hệ số β tổng tác động trực tiếp và gián tiếp là 0,239.
4.6 Kiểm định sự khác biệt
4.6.1 Kiểm định sự khác biệt theo loại hình doanh nghiệp
Kết quả kiểm định tính đồng nhất của phương sai tại Bảng 4.15 cho thấy chỉ số Sig. của thống kế Levene có giá trị là 0,000 < 0,05, điều này có nghĩa là phương sai của các nhóm doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp không đồng nhất. Trong trường hợp này không thể sử dụng kiểm định ANOVA để kiểm định mà phải sử dụng kết quả của kiểm định Welch để kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm thuộc loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và hợp tác xã.
Bảng 4.15: Kiểm định Welch theo loại hình doanh nghiệp
df1 | df2 | Sig. | |
6,095 | 3 | 455 | 0,000 |
Kiểm định Robust | df | df2 | Sig. |
Welch | 3 | 69,339 | 0,000 |
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2020)
Kết quả kiểm định Welch tại Bảng 4.15 cho thấy giá trị Sig. = 0,000 < 0,05, điều này khẳng định rằng có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về HQHĐ của các DNDL vùng DHNTB với các loại hình doanh nghiệp.
Dựa vào kết quả Post-hoc tại Bảng 4.16 dưới đây, nghiên cứu đưa ra kết luận là các công ty cổ phần có HQHĐ tốt hơn các doanh nghiệp tư nhân trong ngành du lịch vùng DHNTB. Điều này cũng phù hợp với điều kiện thực tế, khi mà loại hình doanh nghiệp tư nhân với khả năng tài chính hạn chế thì khả năng phát triển lớn mạnh sẽ gặp nhiều hạn chế hơn loại hình công ty cổ phần.
Bảng 4.16: So sánh đa nhóm đối với loại hình doanh nghiệp
(J) Hiệu quả hoạt động | Khác biệt trung bình (I-J) | Sig. | |
Doanh nghiệp tư nhân | Công ty trách nhiệm hữu hạn | -0,07357 | 0,310 |
Công ty cổ phần | -0,26604 | 0,001 | |
Hợp tác xã | 0,31046 | 0,036 | |
Công ty TNHH | Doanh nghiệp tư nhân | 0,07357 | 0,310 |
Công ty cổ phần | -0,19247 | 0,001 | |
Hợp tác xã | 0,38403 | 0,006 | |
Công ty cổ phần | Doanh nghiệp tư nhân | 0,26604 | 0,001 |
Công ty trách nhiệm hữu hạn | 0,19247 | 0,001 | |
Hợp tác xã | 0,57650 | 0,000 | |
Hợp tác xã | Doanh nghiệp tư nhân | -0,31046 | 0,036 |
Công ty trách nhiệm hữu hạn | -0,38403 | 0,006 | |
Công ty cổ phần | -0,57650 | 0,000 |
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2020)
4.6.2 Kiểm định sự khác biệt theo lĩnh vực hoạt động
Đối với kiểm định sự khác biệt theo lĩnh vực hoạt động, số liệu ở Bảng 4.17 cho thấy chỉ số Sig. của thống kế Levene có giá trị là 0,072 > 0,05. Do đó, phương sai giữa các nhóm đối tượng là đồng nhất và có sự khác biệt giữa các nhóm khác nhau. Với điều kiện này, kiểm định ANOVA được lựa chọn nhằm đánh giá sự khác biệt giữa các nhóm thuộc các lĩnh vực hoạt động khác nhau.
Bảng 4.17: Kiểm định ANOVA theo lĩnh vực hoạt động
df1 | df2 | Sig. | |
2,342 | 3 | 455 | 0,072 |
Kiểm định ANOVA | df | F | Sig. |
Giữa các nhóm | 3 | 6,250 | 0,000 |
Trong các nhóm | 455 | ||
Tổng cộng | 458 |
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2020)
Kết quả kiểm định ANOVA tại Bảng 4.17 cho thấy giá trị Sig. = 0,000 < 0,05. Điều này cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm thuộc các lĩnh vực hoạt động đối với HQHĐ. Như vậy, HQHĐ của các DNDL trong vùng DHNTB là khác nhau đối với các lĩnh vực kinh doanh khác nhau các doanh nghiệp.
Bảng 4.18: So sánh đa nhóm đối với lĩnh vực hoạt động
(J) Hiệu quả hoạt động | Khác biệt trung bình (I-J) | Sig. | |
Khách sạn | Nhà hàng | 0,36402* | 0,000 |
Kinh doanh lữ hành | 0,19504* | 0,006 | |
Kinh doanh vận tải | 0,13602 | 0,115 | |
Nhà hàng | Khách sạn | -0,36402* | 0,000 |
Kinh doanh lữ hành | -0,16897 | 0,020 | |
Kinh doanh vận tải | -0,22799 | 0,010 | |
Kinh doanh lữ hành | Khách sạn | -0,19504* | 0,006 |
Nhà hàng | 0,16897 | 0,020 | |
Kinh doanh vận tải | -0,05902 | 0,421 | |
Kinh doanh vận tải | Khách sạn | -0,13602 | 0,115 |
Nhà hàng | 0,22799* | 0,010 | |
Kinh doanh lữ hành | 0,05902 | 0,421 |
Ghi chú: * Sự khác biệt trung bình có ý nghĩa ở mức 0,05.
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2020)
Đối với kiểm định sự khác biệt theo lĩnh vực hoạt động, Bảng 4.18 cho thấy phương sai giữa các nhóm đối tượng là đồng nhất và có sự khác biệt giữa các nhóm khác nhau. Đặc biệt, dựa trên kết quả Post-hoc tại Bảng 4.18, nghiên cứu đưa ra kết luận là trong lĩnh vực hoạt động du lịch thì lĩnh vực kinh doanh khách sạn có HQHĐ tốt nhất và lĩnh vực kinh doanh nhà hàng có HQHĐ thấp nhất trong vùng DHNTB.
4.6.3 Kiểm định sự khác biệt theo quy mô doanh nghiệp
Kết quả kiểm định Levene tại Bảng 4.19 cho thấy phương sai các nhóm thuộc đối tượng quy mô doanh nghiệp là giống nhau. Vì vậy, đủ điều kiện để phân tích ANOVA trong trường hợp này. Bảng 4.19 cũng cho thấy giá trị Sig. = 0,01 < 0,05. Điều này chứng tỏ có sự khác biệt giữa quy mô doanh nghiệp trong phân tích về HQHĐ. Các DNDL có quy mô lao động khác nhau sẽ có HQHĐ kinh doanh khác nhau.
Bảng 4.19: Kiểm định ANOVA theo quy mô doanh nghiệp
df1 | df2 | Sig. | |
0,281 | 3 | 455 | 0,762 |
Kiểm định ANOVA | df | F | Sig. |
Giữa các nhóm | 3 | 3,837 | 0,010 |
Trong các nhóm | 455 | ||
Tổng cộng | 458 |
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2020)
Bảng 4.20: So sánh đa nhóm đối với quy mô doanh nghiệp
(J) Hiệu quả hoạt động | Khác biệt trung bình (I-J) | Sig. | |
Dưới 10 người | Từ 10 – 49 người | 0,15839* | 0,037 |
Từ 50 – 99 người | 0,14063 | 0,076 | |
Từ 100 người trở lên | -0,04882 | 0,554 | |
Từ 10 – 49 người | Dưới 10 người | -0,15839* | 0,037 |
Từ 50 – 99 người | -0,01776 | 0,794 | |
Từ 100 người trở lên | -0,20721 | 0,004 | |
Từ 50 – 99 người | Dưới 10 người | -0,14063 | 0,076 |
Từ 10 – 49 người | 0,01776 | 0,794 | |
Từ 100 người trở lên | -0,18945* | 0,012 | |
Từ 100 người trở lên | Dưới 10 người | 0,04882 | 0,554 |
Từ 10 – 49 người | 0,20721* | 0,004 | |
Từ 50 – 99 người | 0,18945* | 0,012 |
Ghi chú: * Sự khác biệt trung bình có ý nghĩa ở mức 0,05.
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2020)
Kiểm định sự khác biệt theo quy mô doanh nghiệp, Bảng 4.20 cho thấy phương sai giữa các nhóm đối tượng là đồng nhất và có sự khác biệt giữa các nhóm khác nhau. Đặc biệt, dựa trên kết quả Post-hoc tại Bảng 4.20, nghiên cứu đưa ra kết luận là trong hoạt động du lịch thì quy mô lao động tại các doanh nghiệp có quy mô từ 100 người trở lên có HQHĐ tốt nhất và các doanh nghiệp có quy mô từ 10 đến 49 người có HQHĐ thấp nhất trong vùng DHNTB.
4.6.4 Kiểm định sự khác biệt theo khu vực hoạt động
Bảng 4.21: Kiểm định ANOVA theo khu vực hoạt động
df1 | df2 | Sig. | |
0,626 | 7 | 451 | 0,575 |
Kiểm định ANOVA | df | F | Sig. |
Giữa các nhóm | 7 | 1,275 | 0,261 |
Trong các nhóm | 451 | ||
Tổng cộng | 458 |
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2020)
Nghiên cứu thực hiện kiểm định sự khác biệt về HQHĐ của các DNDL tại những khu vực hoạt động khác nhau. Kết quả kiểm định Levene cho thấy các nhóm doanh nghiệp tại 8 địa bàn khảo sát có phương sai đồng nhất. Như vậy, kiểm định ANOVA
được sử dụng để kiểm định sự khác biệt và kết quả Bảng 4.21 đã cho thấy Sig. = 0,261
> 0,005. Điều này có nghĩa là không có sự khác biệt về HQHĐ theo khu vực kinh doanh.
4.7 Thảo luận kết quả nghiên cứu
Trên cơ sở lược khảo vấn đề nghiên cứu cùng với các nghiên cứu trước, luận án đề xuất mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của CS đến HQHĐ của các DNDL vùng DHNTB và vai trò trung gian của SGBNV, SCKNĐT, STGCĐĐP. Sau các bước kiểm tra và đánh giá thang đo, kết quả nghiên cứu đã cho thấy thang đo đáng tin cậy và có ý nghĩa thông kê. Đồng thời, kết quả đánh giá mô hình cũng cho thấy mô hình nghiên cứu hoàn toàn phù hợp với dữ liệu được thu thập.
Tiếp theo, luận án tiến hành thảo luận kết quả nghiên cứu định lượng cùng với các chuyên gia về mô hình nghiên cứu, thang đo nghiên cứu, giả thuyết đề xuất và kết quả kiểm định sự khác biệt.
4.7.1 Thảo luận về mô hình nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức cho thấy CS được cấu thành từ 3 phương diện kinh tế, phương diện xã hội và phương diện môi trường. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ba phương diện này đều tác động trực tiếp và cùng chiều đến HQHĐ của các DNDL vùng DHNTB tại Việt Nam. Cụ thể:
Thứ nhất, các hoạt động của doanh nghiệp xem xét đến các yếu tố xã hội tác động trực tiếp và tích cực đến HQHĐ với hệ số β = 0,173. Điều này cho thấy, việc quản lý doanh nghiệp theo cách tiếp cận nhằm giảm thiểu sự bất bình đằng và chia rẽ xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng cường mối quan hệ với các bên liên quan khác nhau sẽ tác động tích cực làm tăng HQHĐ.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các hoạt động của doanh nghiệp xem xét đến các yếu tố kinh tế tác động trực tiếp và tích cực đến HQHĐ với hệ số β = 0,124. Điều này cho thấy, việc quản lý doanh nghiệp nhằm giảm thiểu gánh nặng chi phí môi trường, hợp tác tích cực với các bên liên quan, cải thiện quy trình hoạt động để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp và đạt được khả nặng cạnh tranh bền vững trong thời gian dài sẽ tác động tích cực làm tăng HQHĐ.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu cho thấy các hoạt động của doanh nghiệp xem xét đến các yếu tố môi trường tác động trực tiếp đến HQHĐ với hệ số β = 0,267. Điều này cho thấy, các nỗ lực của doanh nghiệp để quản lý hoạt động của doanh nghiệp theo cách mà các sản phẩm cuối cùng của doanh nghiệp không gây hại cho môi trường, không gây ô