Hạn Chế Của Luận Án Và Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo 71794


chóng và kịp thời các thông tin để có thể dễ dàng tiếp cận các chương trình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ cũng như các tổ chức tín dụng. Đồng thời, các doanh nghiền du lịch cần hoàn thiện quy trình hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để có thể tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm dịch vụ mang tính toàn cầu.

5.2.5 Hàm ý về sự khác biệt

Kết quả kiểm tra sự khác biệt cho thấy, có sự khác biệt về HQHĐ của các DNDL trong vùng DHNTB tại Việt Nam về các loại hình doanh nghiệp, về lĩnh vực hoạt động và về quy mô doanh nghiệp.

Thứ nhất, kết quả thống kê mẫu nghiên cứu chính thức cho thấy, phần lớn các DNDL hoạt động trong vùng DHNTB là các công ty trách nhiệm hữu hạn (chiếm tỷ lệ lớn nhất là 48,37%), tiếp đến là các công ty cổ phần (chiếm tỷ lệ 30,93%), còn lại là doanh nghiệp tư nhân (chiếm tỷ lệ 16,99%) và hợp tác xã (chiếm tỷ lệ 3,71%). Đồng thời, kết quả kiểm tra sự khác biệt cho thấy, các loại hình DNDL khác nhau trong vùng DHNTB có HQHĐ doanh nghiệp khác nhau. Theo đó, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn có HQHĐ tốt hơn các doanh nghiệp tư nhân và các hợp tác xã trong ngành du lịch vùng DHNTB. Từ đó:

- Các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong ngành du lịch cần tăng cường đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực quản trị, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, đặc biệt là khai thác những cơ hội mà Công nghiệp 4.0 đang diễn ra, chủ động đổi mới tư duy kinh doanh gắn các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với các mục tiêu PTBV. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến lực lượng lao động để tăng cường SGBNV và thu hút đầu tư từ những hoạt động bền vững của doanh nghiệp để có thể tiếp cận nguồn vốn tốt hơn. Đồng thời, cần áp dụng các mô hình kinh doanh bền vững, công nghệ sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn của các thị trường quốc tế và CĐĐP.

- Các hợp tác xã hoạt động trong ngành du lịch, cần năng động hơn trong hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực của hội ngủ cán bộ, cần chủ động ứng dụng khoa học – công nghệ vào quản lý và tiếp cận thị trường mục tiêu, nắm bắt kịp thời thông tin về các chính sách hỗ trợ, đặc biệt là thông tin về các nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã và vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Đồng thời, chủ động liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong chuỗi giá trị du lịch để cùng nhau phát triển và lớn mạnh hơn.


Thứ hai, kết quả thống kê mẫu nghiên cứu chính thức cho thấy, phần lớn các DNDL hoạt động trong vùng DHNTB là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành (chiếm tỷ lệ lớn nhất là 46,41%), tiếp đến là lĩnh vực khách sạn (chiếm tỷ lệ 19,17%), lĩnh vực nhà hàng (chiếm tỷ lệ 17,65%) và lĩnh vực kinh doanh vận tải (chiếm tỷ lệ 16,77%). Đồng thời, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có sự khác biệt giữa các lĩnh vực hoạt động khác nhau đối với HQHĐ của DNDL vùng DHNTB. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù lĩnh vực khách sạn có số lượng doanh nghiệp thấp hơn lĩnh vực kinh doanh lữ hành nhưng lĩnh vực kinh doanh khách sạn có HQHĐ tốt nhất so với các lĩnh vực hoạt động khác trong vùng DHNTB. Từ đó:

- Các DNDL hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành cần nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độ của hướng dẫn viên cả về kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lữ hành cần đa dạng hóa các chương trình du lịch, tạo sự khác biệt về các chương trình tour kết hợp với những sản phẩm du lịch độc đáo, mới mẻ; cần gắn các chương trình du lịch với môi trường và CĐĐP để tạo sự khác biệt và thu hút thêm nhiều sự quan tâm từ các bên liên quan để từ đó tăng cường HQHĐ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

- Các DNDL hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng cần quan tâm và đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ và nâng cao tay nghề của nhân viên. Đồng thời, doanh nghiệp cần quan tâm đến đời sống của người lao động, từ đó tạo động lực làm việc tốt cho nhân viên để có thể tăng cường SGBNV đối với doanh nghiệp. Mặt khác, doanh nghiệp cần quan tâm đến việc tiết giảm năng lượng và nước, hạn chế rác thải từ nhà hàng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và tham gia tích cực đến các hoạt động vì CĐĐP.

- Các DNDL hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải, để nâng cao chất lượng dịch vụ, cần quan tâm đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và xây dựng hình ảnh và thương hiệu doanh nghiệp để tăng cường lợi thế cạnh tranh. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư các phương tiện mới, hiện đại, sử dụng nhiên liệu sạch và thân thiện với môi trường.

Tác động của tính bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam - 21

Thứ ba, kết quả thống kê mẫu nghiên cứu chính thức cho thấy, phần lớn các DNDL có số lượng lao động từ 10 – 49 người (chiếm tỷ lệ lớn nhất là 32,68%), DNDL có số lượng lao động từ 50 – 99 người (chiếm tỷ lệ 25,49%), DNDL có số lượng lao động dưới 10 người (chiếm tỷ lệ 22,44%) và DNDL có số lượng lao động từ 100 người trở


lên (chiếm tỷ lệ 19,39%). Điều này cho thấy, phần lớn các DNDL được nghiên cứu trong vùng DHNTB của Việt Nam phần lớn là các DNNVV (chiếm 80,61% doanh nghiệp). Đồng thời, kết quả kiểm định sự khác biệt cho thấy quy mô DNDL khác nhau thì có sự khác nhau về HQHĐ kinh doanh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đối với các doanh nghiệp có quy mô từ 100 người trở lên thì có HQHĐ tốt hơn các doanh nghiệp có quy mô lao động nhỏ hơn. Vì vậy, các DNDL vừa và nhỏ cần nâng cao hơn nữa năng lực quản trị, chủ động và tích cực trau dồi các kiến thức về kinh tế thị trường, quản trị doanh nghiệp, pháp luật trong kinh doanh, kiến thức về hội nhập. Đồng thời, các DNDL cần chủ động, nhạy bén nắm bắt cơ hội để xây dựng chiến lược kinh doanh và quản trị phù hợp với yêu cầu thị trường và nguồn lực hiện có. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần chủ động đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ và tiếp cận công nghệ mới, hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Mặt khác, ngoài mục tiêu kinh tế, các doanh nghiệp cần quan tâm đến các vấn đề môi trường và thực hiện tốt các hoạt động để bảo đảm lợi ích cho nhân viên trong doanh nghiệp, cho CĐĐP và cho tất cả các bên liên quan của doanh nghiệp.

5.3 Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo

Bên cạnh những kết quả đạt được, luận án cũng có những hạn chế sau:

Thứ nhất, một trong những nội dung của CS là cân bằng được mục tiêu của các bên liên quan khác nhau của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mô hình nghiên cứu chỉ xem xét đến 3 nhóm các bên liên quan là nhân viên (người lao động), nhà đầu tư và CĐĐP. Dó đó, nghiên cứu tiếp theo cần mở rộng thêm các bên liên quan khác như khách hàng, nhà cung cấp (đối tác trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch) để có góc nhìn toàn diện hơn về CS.

Thứ hai, hạn chế của nghiên cứu là về phương pháp chọn mẫu. Do hạn chế về thời gian và chi phí nên nghiên cứu lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi xác suất, chủ định. Do đó, các nhà nghiên cứu trong tương lai có thể sử dụng phương pháp chọn mẫu khác để đo lường mối quan hệ giữa CS, SGBNV, SCKNĐT, STGCĐĐP và HQHĐ của các DNDL vùng DHNTB tại Việt Nam.

Thứ ba, luận án này xem xét và kiểm định một số nhân tố quan trọng trong các bên liên quan du lịch ở vùng DHNTB tại Việt Nam, mặc dù nghiên cứu đã khẳng định được mức ý nghĩa của các khái niệm tham gia vào mô hình nghiên cứu, tuy nhiên, có thể tồn


tại những khái niệm khác cũng có ý nghĩa thống kê cần được khám phá. Vì vậy, các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai sẽ mở rộng thêm các khái niệm để tăng độ đa dạng của mô hình nghiên cứu.

Kết luận Chương 5

Kết quả nghiên cứu cho thấy CS có tác động tích cực đến HQHĐ của các DNDL. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vai trò trung gian của SGBNV, SCKNĐT và STGCĐĐP trong tác động của CS đến HQHĐ của các DNDL. Do đó, kết quả nghiên cứu cho thấy khi doanh nghiệp thực hiện các hoạt động CS điều này tăng cường SGBNV, SCKNĐT và STGCĐĐP. Đồng thời, khi các DNDL thực hiện các hoạt động có tính bền vững thì đã tác động tích cực đến SGBNV, SCKNĐT, STGCĐĐP và theo đó, HQHĐ của các DNDL cũng tăng lên.

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ

1. Tam Vo Thi (2020). The Effects of Corporate Sustainability to the Employee Engagement: Research on Tourism Enterprises in South Central Coast Vietnam. International Journal of Science and Research, Vol 9, No. 6, pp. 1570 – 1574.

2. Võ Thị Tâm, Võ Tấn Phong (2020). Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện bền vững doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa: Nghiên cứu đối với các doanh nghiệp du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số tháng 7(506).

3. Tam Vo Thi, Phong Vo Tan (2020). Relationship between Corporate Sustainability, Employee Commitment, Local Community Participation, and Performance of Tourist Businesses: The Case in Vietnam South Central Coast. International Journal of Science and Research, Vol 9, No. 8, pp. 966 – 972.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản pháp luật

1. Quyết định số 2350/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 24 tháng 12 năm 2014.

2. Quyết định số 147/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 24 tháng 12 năm 2014.

Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Trần Thị Kim Dung, (2009). Ảnh hưởng của lãnh đạo và văn hóa tổ chức đến kết quả làm việc của nhân viên và lòng trung thành đối với tổ chức. Phát triển Kinh tế, Số 227, tr 2-10.

2. Hoàng Thị Thanh Hương (2015). Áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: Nghiên cứu tình huống ngành may. Luận án tiến sĩ quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

3. Nguyễn Văn Thắng (2013). Thực hành nghiên cứu trong kinh tế và quản trị kinh doanh. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

4. Nguyễn Đình Thọ, (2013). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. NXB Tài chính.

5. Lê Thanh Tiệp (2018). Ảnh hưởng trách nhiệm xã hội và sự gắn bó nhân viên đến kết quả hoạt động doanh nghiệp: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp phía Nam. Luận án tiến sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Lạc Hồng.

6. Tổng cục Thống kê (2019). Niên giám thống kê. Nhà xuất bản Thống kê.

7. Nguyễn Bảo Vệ (2015). Phương pháp nghiên cứu khoa học. Phiên bản trực tuyến: http://voer.edu.vn/c/d257fbec

8. Trần Thị Hoàng Yến (2016). Nghiên cứu tác động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến kết quả hoạt động tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án tiến sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.


Tài liệu tham khảo tiếng Anh

1. Ackerman, R. W., & Bauer, R. A. (1976). Corporate social responsiveness: The modern dilemna [sic]. Reston.

2. Adams, C. A. (2002). Internal organisational factors influencing corporate social and ethical reporting: Beyond current theorising. Accounting, Auditing & Accountability Journal.

3. Adams, C., & Zutshi, A. (2004). Corporate social responsibility: why business should act responsibly and be accountable. Australian accounting review, 14(34), 31- 39.

4. Aguilera, R. V., Rupp, D. E., Williams, C. A., & Ganapathi, J. (2007). Putting the S back in corporate social responsibility: A multilevel theory of social change in organizations. Academy of management review, 32(3), 836-863.

5. Ali, I., Rehman, K. U., Ali, S. I., Yousaf, J., & Zia, M. (2010). Corporate social responsibility influences, employee commitment and organizational performance. African journal of Business management, 4(13), 2796-2801.

6. Allen, N. J., & Meyer, J. P. (1990). The measurement and antecedents of affective, continuance and normative commitment to the organization. Journal of occupational psychology, 63(1), 1-18.

7. Allen, N. J., & Meyer, J. P. (1996). Affective, continuance, and normative commitment to the organization: An examination of construct validity. Journal of vocational behavior, 49(3), 252-276.

8. Andereck, K. L., & Vogt, C. A. (2000). The relationship between residents’ attitudes toward tourism and tourism development options. Journal of Travel research, 39(1), 27-36.

9. Andiç, E., Yurt, Ö., & Baltacıoğlu, T. (2012). Green supply chains: Efforts and potential applications for the Turkish market. Resources, Conservation and Recycling, 58, 50-68.

10. Annunziata, E., Pucci, T., Frey, M., & Zanni, L. (2018). The role of organizational capabilities in attaining corporate sustainability practices and economic performance: Evidence from Italian wine industry. Journal of cleaner production, 171, 1300-1311.

11. Aras, G., & Crowther, D. (2009). Making sustainable development


sustainable. Management Decision.

12. Ashrafi, M., Acciaro, M., Walker, T. R., Magnan, G. M., & Adams, M. (2019). Corporate sustainability in Canadian and US maritime ports. Journal of Cleaner Production, 220, 386-397.

13. Atkinson, G. (2000). Measuring corporate sustainability. Journal of Environmental Planning and management, 43(2), 235-252.

14. Azapagic, A. (2003). Systems approach to corporate sustainability: a general management framework. Process Safety and Environmental Protection, 81(5), 303-316.

15. Balfour, D. L., & Wechsler, B. (1996). Organizational commitment: Antecedents and outcomes in public organizations. Public Productivity & Management Review, 256-277.

16. Ball, A., & Craig, R. (2010). Using neo-institutionalism to advance social and environmental accounting. Critical Perspectives on Accounting, 21(4), 283-293.

17. Bansal, P. (2005). Evolving sustainably: A longitudinal study of corporate sustainable development. Strategic management journal, 26(3), 197-218.

18. Bansal, P., & Song, H. C. (2017). Similar but not the same: Differentiating corporate sustainability from corporate responsibility. Academy of Management Annals, 11(1), 105-149.

19. Baumgartner, R. J. (2014). Managing corporate sustainability and CSR: A conceptual framework combining values, strategies and instruments contributing to sustainable development. Corporate Social Responsibility and Environmental Management, 21(5), 258-271.

20. Baumgartner, R. J., & Ebner, D. (2010). Corporate sustainability strategies: sustainability profiles and maturity levels. Sustainable Development, 18(2), 76-89.

21. Baumgartner, R. J., & Rauter, R. (2017). Strategic perspectives of corporate sustainability management to develop a sustainable organization. Journal of Cleaner Production, 140, 81-92.

22. Becker, H. S. (1960). Notes on the concept of commitment. American journal of Sociology, 66(1), 32-40.

23. Becker, A., & Caldwell, M. R. (2015). Stakeholder perceptions of seaport resilience strategies: A case study of Gulfport (Mississippi) and Providence (Rhode Island). Coastal Management, 43(1), 1-34.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/03/2023