Thống Kê Số Lượng Doanh Nghiệp Du Lịch Được Chọn Trong Vùng


Theo số liệu tác giả tổng hợp từ Sách trắng năm 2019 của Bộ Kế hoạch và đầu tư thì tổng số DNDL vùng DHNTB của Việt Nam là 3.359 doanh nghiệp. Danh sách DNDL khảo sát sẽ được chọn theo phương pháp định mức, theo tỷ lệ số lượng DNDL của từng địa phương trên số lượng DNDL của toàn vùng. Cơ cấu số DNDL được lựa chọn được nêu trong Bảng 3.23.

Bảng 3.23: Thống kê số lượng doanh nghiệp du lịch được chọn trong vùng


Stt

Địa phương

Số lượng DNDL đến

31/12/2017

Tỷ lệ DNDL địa

phương /vùng

Số lượng DNDL

được chọn

1

Tp. Đà Nẵng

1.166

34,71%

69

2

Quảng Nam

334

9,94%

20

3

Quảng Ngãi

100

2,98%

6

4

Bình Định

248

7,38%

15

5

Phú Yên

98

2,92%

6

6

Khánh Hòa

958

28,52%

57

7

Ninh Thuận

81

2,42%

5

8

Bình Thuận

374

11,13%

22

Tổng

3.359

100%

200

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

Tác động của tính bền vững doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ tại Việt Nam - 15

(Nguồn: Theo Sách trắng năm 2019 và kết quả tính toán của tác giả) Cách thức chọn doanh nghiệp khảo sát được thực hiện là phi xác suất, thuận tiện hoặc/và chủ định. Dựa vào danh sách các DNDL được cung cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư của 8 tỉnh thành từ Đà Nẵng đến Bình Thuận tác giả chọn 200 doanh nghiệp theo cơ

cấu dự kiến. Danh sách các doanh nghiệp này được nêu tại Phụ lục 12.

b. Chọn đối tượng khảo sát

Các đối tượng khảo sát tại các đơn vị được khảo sát sẽ được lựa chọn theo phương pháp phi xác suất, chủ định. Dựa vào các thông tin trên các website và các tài liệu công bố thông tin của doanh nghiệp, trang mục “Đăng ký thuế”, “Trang vàng doanh nghiệp”, “Thông tin công ty” tác giả xác định những đối tượng cụ thể để chủ định gửi trực tuyến qua đường link bằng công cụ Microsoft Forms.

3.4.3 Thu thập dữ liệu nghiên cứu

Các bước thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng, bao gồm 2 bước cụ thể được trình bày như sau:

Bước 1: Tác giả liên hệ trực tiếp qua điện thoại và email với các doanh nghiệp trong danh sách 200 DNDL để xin thông tin gồm email và số điện thoại của các đối


tượng khảo sát là các thành viên trong ban lãnh đạo và các chức năng quản lý khác trong doanh nghiệp.

Bước 2: Tác giả liên hệ trực tiếp qua điện thoại và email với các đối tượng dự kiến khảo sát có được ở bước 1.

Sau khi có được địa chỉ email của 600 đối tượng khảo sát tại các DNDL vùng DHNTB tại Việt Nam, tác giả gửi email đến các đối tượng khảo sát bảng câu hỏi bằng hình thức trực tuyến qua đường link bằng công cụ Microsoft Forms. Bên cạnh đó, đối với các đối tượng khảo sát mà tác giả có thông tin số điện thoại, tác giả gọi điện trực tiếp để tự giới thiệu và nhờ đối tượng khảo sát trả lời giúp bảng câu hỏi khảo sát bằng đường link được gửi qua email. Bảng câu hỏi sẽ được thiết kế dễ hiểu và dễ trả lời để đối tượng khảo sát không gặp khó khăn khi trả lời các câu hỏi.

Kết quả khảo sát, sau khi tập hợp sẽ được kiểm tra (loại bỏ những bảng trả lời nào không đạt yêu cầu, thiếu thông tin, hoặc được đánh giá cùng một mức điểm, hoặc có cơ sở được xác định không đáng tin cậy). Sau đó, các biến quan sát trong bảng câu hỏi sẽ được mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu bằng phần mềm SPSS 24 để tiến hành thống kê, phân tích dữ liệu.

3.4.4 Phương pháp phân tích dữ liệu

Đánh giá mô hình đo lường

Mục đích của giai đoạn này là để đánh giá các yêu cầu về giá trị của thang đo nghiên cứu nhằm đảm bảo các thang đo đưa vào nghiên cứu phải đáp ứng đủ các giá trị cần thiết như: Độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo. Luận án sử dụng hệ số tin cậy tổng hợp (CR – Composite reliability) để đánh giá độ tin cậy của thang đo. Hệ số này được tính dựa vào những hệ số tải ngoài khác nhau giữa các biến tiềm án và được tính toán theo công thức của Fomell và Larcker (1981).

Đồng thời, nghiên cứu xem xét hệ số tải ngoài của các biến quan sát, cũng như giá trị phương sai trích được trung bình (AVE) để đánh giá giá trị hội tụ của thang đo. Hair và cộng sự (2016) cho rằng hệ số tải ngoài (chuẩn hóa) từ 0,70 trở lên và giá trị AVE từ 0,5 hay cao hơn cho thấy thang đo đạt giá trị hội tụ. Ngoài ra, để kiểm tra giá trị phân biệt của thang đo, Henseler và cộng sự (2015) đề xuất đánh giá tỉ lệ đặc điểm dị biệt – đặc điểm đơn nhất (Heteroưait-monotrait ratio - HTMT) của các mối tương quan. Henseler và cộng sự (2015) đề nghị giá trị HTMT nhỏ hơn 0,9 là chấp nhận được và điều này chứng tỏ thang đo đạt giá trị phân biệt.


Bảng 3.24 Các tiêu chí đánh gia mô hình đo lường


Mục đích

Tiêu chí

Điều kiện

Nguồn

Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Cronbach’s Alpha

> 0,7

Hair và cộng sự (2016)

Composite Reliability –

CR

> 0,7


Đánh giá giá trị hội tụ

Outer loading

> 0,7

Gotz và cộng

sự (2010)

Average Variance

Extract (AVE)

≥ 50%

Hair và cộng sự

(2016)


Đánh giá giá trị phân biệt

Fornell-Larcker

Căn bậc hai của phương sai trích (AVE) phải lớn hơn

hệ số tương quan.

Fornell và Larcker (1981)

Heteroưait-monotrait

ratio (HTMT)

< 0,9

Henseler và

cộng sự (2015)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Đánh giá mô hình cấu trúc (SEM)

Để đánh giá mô hình cấu trúc, nghiên cứu kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình cấu trúc và đánh giá mức ý nghĩa và sự liên quan của các mối quan hệ trong mô hình cấu trúc. Theo Sarstedt và cộng sự (2017), chỉ số VIF nhỏ hơn 5 thì mô hình không xuất hiện hiện hiện tượng đa cộng tuyến. Đồng thời, chỉ số SRMR < 0,08 hoặc 0,1 là mô hình đạt mức độ phù hợp (Hu and Bentler, 1999). Theo Hair và cộng sự (2016) thì khi mối quan hệ giữa các nhân tố đảm bảo mức ý nghĩa thống kê nằm trong khoảng (P-value < 0,05 và T-value > 1,96) thì chứng tỏ giữa các nhân tố có mối quan hệ với nhau. Khi P-value càng tiệm cận đến giá trị 0 và T-value càng lớn hơn 1,96 thì mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình càng mạnh.

Đồng thời, nghiên cứu sử dụng hệ số xác định R2 (Coefficient of determination) để giải thích mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu. Hệ số R2 đại diện cho tác động kết hợp của biến độc lập lên biến phụ thuộc (Sarstedt và cộng sự, 2014). Đồng thời, theo đề xuất của Falk và Miller's (1992) thì giá trị giới hạn 0,10 có thể được sử dụng để quyết định xem một cấu trúc nội sinh có được giải thích thỏa đáng bằng một tập hợp các cấu trúc ngoại sinh hay không. Nếu R2 không đạt, mô hình cấu trúc có thể được xem như là không đạt yêu cầu.


Bảng 3.25 Các tiêu chí đánh giá mô hình cấu trúc


Mục đích

Tiêu chí

Điều kiện

Nguồn

Đánh giá hiện tượng

đa cộng tuyến

Chỉ số VIF (Variance

Inflation Factor)

< 5

Sarstedt và cộng

sự (2017)

Đánh giá mức độ phù

hợp mô hình

Chỉ số SRMR

< 0,08 hoặc 0,1

Hu and Bentler

(1999)

Kiểm định giả thuyết

nghiên cứu

P-value

< 0,05

Hair và cộng sự

(2016)

T-value

> 1,96


Kiểm định hệ số xác định R2

Dự đoán rất yếu

R2 = 0,02


Cohen (2013)

Dự đoán yếu

R2 = 0,02 - 0,16

Dự đoán vừa

R2 = 0,16 – 0,26

Dự đoán mạnh

R2 > 0,26

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Phương pháp kiểm định vai trò của biến trung gian

Tác động trung gian được kiểm định theo quy trình 4 bước được đề xuất bởi Baron và Kenny (1986) được thể hiện trong Bảng 3.26.

Bảng 3.26 Các bước kiểm định vai trò trung gian


Các bước

Mô hình cần kiểm định


X M Y


Bước 1


Hồi quy dự báo Y (biến phụ thuộc) theo X (biến độc lập) để kiểm tra đường dẫn c.


c

X Y


Bước 2


Hồi quy dự báo M (biến trung gian) theo X (biến độc lập) để kiểm tra đường dẫn a.


a

X M


Bước 3

Đồng thời kiểm tra mối quan hệ trực tiếp từ M (biến trung gian) đến Y (biến phụ thuộc).


b

M Y


Bước 4


Thực hiện hồi quy dự báo Y theo cả X (biến độc lập) và M (biến trung gian).

c’


X M Y

a b

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)


Theo Baron và Kenny (1986) bước 1, bước 2 và bước 3 được dùng để kiểm tra mối quan hệ không có thứ tự (Zero-oder relationship) của các biến trong mô hình. Nếu một trong những mối quan hệ tại 3 bước này không có ý nghĩa thì có thể kết luận rằng không có tác động trung gian trong mô hình.

Tại Bước 4, kết quả xem xét loại tác động đồng thời của các biến độc lập (X) và biến trung gian (M) đến biến phụ thuộc (Y). Trong trường hợp này có hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất, nếu tác động của X đến Y không có ý nghĩa, nghĩa là X tác động đến Y hoàn toàn thông qua M. Đây được xem là tác động trung gian hoàn toàn (full mediation). Trường hợp thứ hai, nếu tác động của X đến Y có ý nghĩa (cả tác động của X và M đến Y đều có ý nghĩa) thì X tác động đến Y một phần thông qua M. Đây được xem là tác động trung gian một phần (partial mediation).

Đồng thời, theo Hair và cộng sự (2016) cần kiểm tra lại kết quả tác động trung gian. Hair và cộng sự (2016) cho rằng các kết quả về tác động trung gian được Baron và Kenny (1986) đề xuất tại bước 4 sẽ được kiểm tra lại thông qua hai giá trị: chỉ số CI (Confidence interval) dùng quy trình Bootstrapp với số mẫu là 5000 và chỉ số Variance accounted for (VAF).

Bảng 3.27 Các điều kiện của tiêu chí CI và VAF


Stt

Tiêu chí

Điều kiện

1

Confidence

interval (CI)

Tồn tại tác động gián tiếp nếu khoảng CI không bao gồm số 0


2

Variance

accounted for (VAF)

- VAF > 80%: trung gian hoàn toàn (full mediation).

- 20% ≤ VAE ≤ 80%: trung gian một phần (partial mediation).

- VAF < 20%: không có tác động trung gian (no mediation).

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Kết luận Chương 3

Trong chương 3 tác giả đã trình bày các phương pháp nghiên cứu được sử dụng nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu và thang đo. Trên cơ sở mô hình nghiên cứu đề xuất có được từ chương 2, tác giả đã thiết kế thang đo ban đầu và thông qua hình thức thảo luận nhóm với các chuyên gia, tác giả đã xây dựng được bảng khảo sát sơ bộ. Dựa vào kết quả nghiên cứu sơ bộ, tác giả tiến hành thiết kế nghiên cứu chính thức với bảng khảo sát chính thức gồm 31 câu hỏi, trong đó, thang đo CS gồm 14 câu hỏi, thang đo SGBNV gồm 5 câu hỏi, thang đo SCKNĐT gồm 3 câu hỏi, thang đo STGCĐĐP gồm 3 câu hỏi và thang đo HQHĐ gồm 6 câu hỏi.


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Chương 4 trình bày tổng quan về các DNDL vùng DHNTB tại Việt Nam. Đồng thời, trình bày đặc điểm mẫu nghiên cứu, kết quả đánh giá mô hình đo lường và đánh giá mô hình cấu trúc cũng như mức độ tác động giữa các khái niệm nghiên cứu và kiểm định sự khác biệt. Cuối cùng, kết quả nghiên cứu của đề tài được thảo luận.

4.1 Tổng quan về các doanh nghiệp du lịch tại vùng DHNTB tại Việt Nam

Theo quy hoạch đã được phê duyệt (Quyết định số 2350/QĐ-TTg ngày 24-12-2014 của Thủ tướng), với mục tiêu khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng DHNTB để phát triển du lịch biển – đảo trở thành thế mạnh của hàng đầu của du lịch Việt Nam, đồng thời phát triển các khu đô thị du lịch hiện đại, các khu du lịch, điểm du lịch quốc gia với các cơ sở dịch vụ cao cấp. Cũng theo quy hoạch, không gian phát triển du lịch của vùng được chia làm hai tiểu vùng du lịch gồm tiểu vùng du lịch phía Bắc và tiểu vùng du lịch phí Nam. Trong đó, phía Bắc gồm thành phố Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam và Bình Định; phía Nam gồm các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận. Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2020 DHNTB sẽ thu hút khoảng 15 triệu lượt khách. Trong đó đặt mục tiêu có khoảng 4,5 triệu lượt khách quốc tế với doanh thu từ du lịch năm 2020 đạt khoảng 70 ngàn tỷ đồng; Đồng thời, đến năm 2030 thu hút khoảng 25 triệu lượt khách với khoảng 7,5 triệu lượt khách quốc tế và doanh thu từ du lịch năm 2030 đạt khoảng 160 ngàn tỷ đồng.

Bảng 4.1: Thống kê số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm trong vùng DHNTB

Stt

Địa phương

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

1

Tp. Đà Nẵng

18.417

20.375

22.566

2

Quảng Nam

5.973

6.481

7.252

3

Quảng Ngãi

4.306

4.723

5.087

4

Bình Định

5.891

6.200

6.394

5

Phú Yên

2.456

2.607

2.720

6

Khánh Hòa

9.405

10.401

11.040

7

Ninh Thuận

1.949

2.079

2.342

8

Bình Thuận

4.182

4.455

4.843

Tổng cộng

52.579

57.321

62.244

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2020)


Trong năm 2020, vùng DHNTB đã hoàn thành nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1, cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, nâng cấp các cảng hàng không, cảng biển. Đã thu hút được một số dự án đầu tư quy mô lớn vào các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển; kinh tế biển, nhất là du lịch, khai thác hải sản phát triển nhanh. Trong đó, khu vực dịch vụ vùng DHNTB có số doanh nghiệp thành lập mới năm 2018- 2019 tăng 4,1% so với năm 2017- 2018, đây cũng là khu vực có tốc độ tăng số doanh nghiệp thành lập mới cao nhất trong các khu vực; khu vực doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng với 34.725 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 2,3%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có 1.847 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 5,5% (Tổng cục Thống kê, 2020).

Bảng 4.2: Thống kê số lượng doanh nghiệp du lịch trong vùng DHNTB


Stt

Địa phương

Năm 2017

Năm 2018

1

Tp. Đà Nẵng

1.166

1.095

2

Quảng Nam

334

434

3

Quảng Ngãi

100

115

4

Bình Định

248

309

5

Phú Yên

98

104

6

Khánh Hòa

958

970

7

Ninh Thuận

81

84

8

Bình Thuận

374

445

Tổng

3.359

3.556

(Nguồn: Theo Sách trắng năm 2020 và kết quả tính toán của tác giả)

Vùng DHNTB với diện tích là 44.542,0 km2 và tổng dân số của cả vùng là khoảng hơn 9 triệu người, chiếm 13,4% diện tích tự nhiên và 9,63% số dân của cả nước (Tổng cục thống kê, 2019). Vùng DHNTB có đặc điểm tự nhiên rất phong phú với sự đan xen của rừng, núi và biển. Phía bắc có dãy núi Bạch Mã, phía Tây là sườn Đông của dãy núi Trường Sơn Nam, gò đồi và dốc đứng về phía Đông. Các nhánh núi dốc đứng, hùng vĩ bên cạnh những bãi biển xinh, tạo nên các vũng vịnh và bán đảo đa dạng. Cùng với đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đặc trưng khí hậu của Đông Trường Sơn, mùa hè với gió phơn Tây Nam, mùa thu, đông với nhiều mưa.

Vùng DHNTB là dải đất liền hẹp về chiều ngang và kéo dài từ thành phố Đà Nẵng đến Bình Thuận, giáp với Bắc Trung Bộ ở phía Bắc, phía Nam giáp với Đông Nam Bộ, phía Tây giáp với Tây Nguyên, Lào và phía Đông giáp Biển Đông. Đồng thời, vùng còn có ý nghĩa chiến lược kinh tế về giao lưu chặt chẽ với khu vực Asean như Myanmar, Đông Bắc Thái Lan Đông Bắc Campuchia và Nam Lào. Đồng thời là cửa ngõ ra biển


Đông của Hành lang kinh tế Đông - Tây kết nối hàng hải quốc tế. Đây là vùng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc phát triển kinh tế và quân sự.

Tài nguyên lớn nhất của vùng DHNTB là kinh tế biển. Với đường bờ biển dài gần 1.200km được thiên nhiên ưu đãi với nhiều vũng, vịnh, đàm, bãi biển xinh đẹp bên cạnh nhiều thắng cảnh với các khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia và di tích văn hóa – lịch sử như phố cổ Hội An và di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam) được UNESCO công nhận di sản văn hoá thế giới. Toàn vùng hiện có 221 di tích cấp quốc gia (Tổng cục Du lịch, 2019). Những di sản và đặc điểm thiên nhiên đa dạng và phong phú này góp phần tạo nên thế mạnh về du lịch của vùng DHNTB.

Ngoài ra, các tỉnh thành phố trong vùng DHNTB có hệ thống cơ sở hạ tầng cảng biển thuận lợi, hầu như tỉnh thành nào cũng có cảng biển. Hệ thống cảng biển này tạo tiền đề tốt để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư. Đồng thời, hệ thống đô thị cũng được phân bố khá đều trong vùng. Đặc biệt là các đô thị lớn như Nha Trang, Quy Nhơn hay Đà Nẵng, đây có thể được xem là những nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế của cả vùng.

Bảng 4.3: Danh sách các tỉnh thành trong vùng DHNTB


Stt

Tên Tỉnh

Dân số

(Nghìn người)

Diện tích

(km²)

Mật độ dân số

(người/km²)

1

TP. Đà Nẵng

1.141,1

1.284,9

888

2

Quảng Nam

1.497,5

10.574,7

142

3

Quảng Ngãi

1.231,9

5.155,8

239

4

Bình Định

1.487,8

6.066,2

245

5

Phú Yên

873,2

5.023,4

174

6

Khánh Hòa

1.232,8

5.137,8

240

7

Ninh Thuận

591,0

3.355,3

176

8

Bình Thuận

1.232,3

7.943,9

155

Toàn vùng

9.278,6

44.542,0

209

Cả nước

96.484,0

331.236,0

219

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2019)

Bên cạnh đó, DHNTB với vị trí nằm trên tuyến du lịch xuyên Việt, nằm trên hành lang du lịch Đông – Tây. Nét đặc trưng của hệ sinh thái với các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển gắn với biển đảo và các tài nguyên du lịch sinh thái vô cùng hấp dẫn. Đồng thời, sự đa dạng của các giá trị văn hóa với điển hình văn hóa Chăm Pa, Sa Huỳnh, văn hóa của cư dân vùng biển duyên hải miền trung và đặc

Xem tất cả 268 trang.

Ngày đăng: 07/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí