Nguồn: WB (2021)
Hình 3: Số chi nhánh ngân hàng và số máy ATM trên 100.000 người lớn
Tuy quy mô hệ thống ngân hàng tại Indonesia khá nhỏ so với quy mô nền kinh tế, song đây lại là quốc gia có độ phủ chi nhánh ngân hàng cao nhất và độ phủ máy ATM đứng thứ hai (sau Thái Lan) với số liệu lần lượt là 15,64 và 53,41 lần vào năm 2019; trong khi đó Việt Nam là nước có cả 2 tỷ lệ này ở mức thấp nhất và gần như không có sự cải thiện đáng kể qua các năm, lần lượt đạt 3,98 và 25,9 lần (Hình 3).
Khi xét về tỷ lệ vốn ngân hàng trên tổng tài sản thì Việt Nam là thấp nhất trong 5 quốc gia chỉ đạt 7,83% trong năm 2019, Indonesia là nước có tỷ lệ cao nhất 15,12%, trong khi 3 nước còn lại dao động quanh 11%. Bên cạnh đó, khi xét về hiệu quả hoạt động thì Việt Nam cũng là quốc gia có tỷ lệ nợ xấu trên tổng nợ ở mức tương đối, năm 2017 Việt Nam đứng thứ 3 với giá trị 1,82% (thua Malaysia và Philippines với mức nợ xấu chỉ 1,5%; còn Thái Lan và Indonesia có mức nợ xấu khá cao lần lượt là 3,07% và 2,56%). Song sang đến năm 2019, thì tỷ lệ nợ xấu của Thái Lan và Việt Nam thấp nhất quanh 1,5%; tiếp đó là Philippines 1,9%; Indonesia 2,43% và Thái Lan 3,13% (Hình 4).
Nguồn: WB (2021)
Hình 4: Tỷ lệ vốn ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu
Theo ESCAP, đặc trưng của khu vực tài chính Châu Á chính là các khoản cho vay ngắn hạn của ngân hàng, nguyên nhân do nguồn vốn huy động của các ngân hàng chủ yếu trong ngắn hạn nên đã hạn chế khả năng tài trợ cho các khoản đầu tư dài hạn như cho vay mua nhà và đầu tư cơ sở hạ tầng. Hệ thống tài chính tập trung vào ngân hàng cũng dẫn đến chênh lệch cung cầu trong việc cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) vốn là trụ cột của nền kinh tế ở mọi quốc gia do loại hình doanh nghiệp này giúp kích thích nhu cầu trong nước thông qua tạo việc làm, đổi mới, và cạnh tranh. Sự thống trị này phải trả giá bằng TTCK kém phát triển ở hầu hết các quốc gia. TTCK kém phát triển ngăn cản các nhà đầu tư tổ chức hỗ trợ tăng cường tài chính, bao gồm cả việc cải thiện hiệu quả thị trường và tính thanh khoản. Do đó, khu vực này chịu khoảng cách cung cầu giữa nguồn tài trợ (ngân hàng, vốn cổ phần và trái phiếu doanh nghiệp) và đầu tư (tiền gửi tài chính, quỹ tương hỗ, quỹ hưu trí và bảo hiểm) dẫn đến tăng chi phí vốn và phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài để tài trợ cho nhu cầu tài chính trong nước. Theo ASEAN-BAC và ctg (2017), DNNVV hiện chiếm 88,8-99,9% tổng số cơ sở và 51,7-97,2% tổng số việc làm trong ASEAN; do đó, việc thành lập AEC nhằm đạt sự tăng trưởng và thịnh vượng cho tất cả mọi người đã dành sự quan tâm đặc biệt cho DNNVV. Song, các DNNVV tiếp tục gặp rào cản trong việc tiếp cận tài chính, việc họ áp dụng các phương án tài chính sẵn có nhìn
chung còn thấp do thiếu năng lực kỹ thuật. Tiết kiệm của bản thân, gia đình và bạn bè vẫn là nguồn tài chính chủ yếu nhất của DNNVV, sau đó là vay ngân hàng. Ngay cả ở các nước tiên tiến như Malaysia cũng có hơn 50% DNNVV được khảo sát coi các khoản vay ngân hàng là một trong những phương tiện tài chính chính của họ. Một trong những thách thức chính mà các DNNVV phải đối mặt trong việc tiếp cận nguồn vốn là nhu cầu tài chính của họ thường quá nhỏ để được các tổ chức tài chính phục vụ một cách hiệu quả. Hơn nữa, các DNNVV thường được xem là những khách hàng rủi ro (do DNNVV thường thiếu tài sản thế chấp, tình trạng bất cân xứng thông tin…) và tốn kém, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp sống ở các thành phố cấp hai và khu vực nông thôn. Chính vì vậy, các quốc gia cũng đã đưa ra rất nhiều giải pháp để hỗ trợ cho các DNNVV tiếp cận nguồn vốn như: quy định các ngân hàng phải phân bổ một phần danh mục của họ cho DNNVV, thúc đẩy hoạt động của các công ty Fintech (như cho vay ngang hàng, quỹ cộng đồng…), lập sàn riêng cho các DNNVV niêm yết để huy động vốn, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp và các chương trình bảo lãnh tín dụng cho DNNVV (ASEAN-BAC và ctg, 2017).
Phụ lục 9: Vai trò của các định chế tài chính
Bởi vì thị trường tài chính là bất hoàn hảo nên người mua và người bán chứng khoán không có khả năng tiếp cận đầy đủ thông tin cần thiết cũng như không thể chia nhỏ chứng khoán theo quy mô phù hợp với nhu cầu của họ. Các thành viên tham gia thị trường luôn sẵn lòng cung ứng nguồn vốn nhưng họ lại không thể biết được đâu là những người đi vay mượn có uy tín. Hơn nữa, họ cũng không đủ kiến thức chuyên môn đánh giá những người đi vay tiềm năng có đủ mức tín nhiệm. Và như thế các định chế tài chính là rất cần thiết để giải quyết những hạn chế của những bất hoàn hảo thị trường, để nhận vốn từ các đơn vị thặng dư và chuyển cho các đơn vị thâm hụt. Nếu không có sự xuất hiện của các định chế tài chính, chi phí thu thập thông tin và chi phí cho các giao dịch tài chính sẽ rất đắt đỏ khiến cho các giao dịch rất khó có thể xảy ra (Nguyễn Minh Kiều, 2014; Madura, 2016). Các định chế tài chính được phân loại thành các định chế tiết kiệm và cho vay (còn gọi là tổ chức nhận tiền gửi), và các định chế phi tiết kiệm và cho vay (tổ chức không nhận tiền gửi).
Vai trò của các định chế tiết kiệm và cho vay
Các định chế tiết kiệm và cho vay nhận tiền gửi từ đơn vị thặng dư và cung cấp cho các đơn vị thâm hụt thông qua các khoản cho vay và mua chứng khoán. Đó là những định chế tài chính rất phổ biến vì những lý do sau: (1) Tạo ra tài khoản tiền gửi để giúp xử lý thanh khoản nguồn vốn tư các đơn vị thặng dư; (2) Đóng gói lại các khoản ký gửi và cung ứng các khoản vay phù hợp với quy mô và thời gian đáo hạn của các đơn vị thâm hụt; (3) Chấp nhận rủi ro từ các khoản cho vay; (4) Có chuyên môn cao hơn các đơn vị thặng dư trong việc đánh giá mức độ tín nhiệm của các đơn vị thâm hụt; (5) Có thể đa dạng hóa các khoản cho vay mà họ nhận được từ các đơn vị thâm hụt và do đó có thể chịu đựng rủi ro tốt hơn các đơn vị thặng dư riêng lẻ.
Khi một định chế tiết kiệm và cho vay cung ứng một khoản vay, họ hành động với tư cách là chủ nợ, cũng gần giống như họ mua một chứng khoán nợ. Tuy nhiên, các thỏa thuận cho vay mang tính chất cá nhân ít có tính thanh khoản hơn so với các chứng khoán nợ vì các khoản cho vay riêng lẻ này có nhiều điều khoản chi tiết khác nhau đáng kể giữa các khách hàng. Bất kỳ nhà đầu tư tiềm năng nào cũng cần phải xem lại tất cả các điều này khi mua các khoản vay trên thị trường thứ cấp (Madura,
2016). Mô tả chi tiết hơn vai trò của các định chế tiết kiệm và cho vay trên thị trường tài chính như sau.
Các ngân hàng thương mại là những định chế tiết kiệm và cho vay rất quan trọng, phục vụ với tư cách là các đơn vị thặng dư cung ứng hàng loạt các tài khoản tiền gửi và chuyển giao các khoản ký gửi này đến các đơn vị thâm hụt thông qua việc cho vay trực tiếp hoặc mua các chứng khoán nợ. Hoạt động của các ngân hàng thương mại vì vậy chịu nhiều rủi ro từ phía người đi vay.
Các tổ chức tiết kiệm là một loại hình tổ chức nhận tiền gửi thường được tổ chức dưới hình thức hiệp hội tiết kiệm và cho vay hoặc ngân hàng tiết kiệm, nó hoạt động tương tự như là ngân hàng thương mại, nhưng tập trung chủ yếu vào khách hàng cá nhân hơn là khách hàng doanh nghiệp.
Hiệp hội tín dụng khác với ngân hàng thương mại và tổ chức tiết kiệm ở chỗ (1) chúng là tổ chức phi lợi nhuận; (2) hạn chế hoạt động trong phạm vi thành viên của hội, sử dụng hầu hết nguồn vốn huy động từ hội viên và cung cấp tín dụng lại cho các hội viên khác (Nguyễn Minh Kiều, 2014; Madura, 2016).
Vai trò của các định chế phi tiết kiệm và cho vay (định chế phi ngân hàng)
Các định chế phi ngân hàng không huy động nguồn vốn bằng hình thức tiền gửi mà huy động vốn bằng các hình thức khác như phát hành tín phiếu, trái phiếu hoặc cổ phiếu. Về loại hình các tổ chức không nhận tiền gửi bao gồm:
Công ty tài chính huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán và sử dụng vốn huy động được để cho vay. Hoạt động cho vay của công ty tài chính cũng giống như ngân hàng thương mại nhưng nó chủ yếu tập trung vào một phân khúc thị trường cụ thể (các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ) (Nguyễn Minh Kiều, 2014; Madura, 2016).
Quỹ đầu tư huy động vốn bằng cách phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư, và sử dụng vốn huy động được để đầu tư chứng khoán trên thị trường tài chính (Bùi Kim Yến, 2009; Nguyễn Minh Kiều, 2014; Madura, 2016). Do đó, quỹ đầu tư đạt được mức độ đa dạng hóa mà từng cá nhân riêng lẻ sẽ không thể tự mình thực hiện được; đây là loại tổ chức đầu tư thường xuyên trên thị trường cổ phiếu, nhưng cũng có loại quỹ tương hỗ chuyên về tất cả các loại trái phiếu cũng như về các món vay thế chấp (Bùi
Kim Yến, 2009; Madura, 2016). Nếu tính theo quy mô tổng tài sản, đây là những định chế tài chính phi ngân hàng có quy mô lớn nhất (Madura, 2016).
Công ty chứng khoán có rất nhiều chức năng trên TTTC, cung cấp đa dạng các loại dịch vụ tài chính như môi giới, tự doanh, tư vấn và bảo lãnh phát hành chứng khoán (Nguyễn Minh Kiều, 2014; Madura, 2016). Một số công ty chứng khoán còn cung cấp các dịch vụ tư vấn hợp nhất và dưới các hình thức khác như tái cấu trúc công ty, đôi khi các công ty chứng khoán còn điều hành những thay đổi trong cấu trúc vốn khách hàng bằng cách mua chứng khoán do công ty này phát hành; những công ty chứng khoán nào cung cấp các dịch vụ này thường được gọi là những ngân hàng đầu tư (Madura, 2016).
Công ty bảo hiểm cung cấp cho các cá nhân và công ty những chính sách bảo hiểm để làm giảm nhẹ gánh nặng tài chính do chết chóc, bệnh tật hoặc các thiệt hại tài sản. Những công ty này tính phí cho các khoản bảo hiểm mà họ cung cấp rồi sau đó đầu tư các khoản thu nhập này trên TTTC cho đến khi họ cần lấy ra để chi trả bảo hiểm cho khách hàng. Công ty bảo hiểm thường đầu tư thu nhập của mình vào các chứng khoán do các công ty phát hành hoặc vào trái phiếu của các tổ chức chính phủ. Bằng cách này họ đã tài trợ cho các đơn vị thâm hụt và do đó đóng vai trò là những định chế tài chính trung gian quan trọng (Brigham và Houston, 2009; Madura, 2016).
Quỹ lương hưu: Các công ty và tổ chức chính phủ cung cấp kế hoạch hưu bổng cho nhân viên của mình. Nhân viên hoặc các ông chủ (hoặc cả hai) định kỳ đóng tiền vào quỹ. Quỹ lương hưu quản lý tiền đến khi thanh toán những khoản lợi ích của những người lao động khi họ về hưu. Vì quỹ không phải đối mặt với những vấn đề không chắc chắn trong ngắn hạn, nên quỹ thường đầu tư chủ yếu vào trái phiếu công ty dài hạn và những cổ phiếu cao cấp, hoặc trái phiếu do chính phủ phát hành nên các quỹ này là những định chế tài chính trung gian quan trọng để tài trợ cho các đơn vị thâm hụt (Brigham và Houston, 2009; Bùi Kim Yến, 2009; Lê Văn Tề, 2011; Madura, 2016).
Phụ lục 10: Chất lượng thể chế tại các quốc gia
Giá trị GOV tại các quốc gia
. sort countryname
.
. by countryname: su gov
countryname Variable | = | Indonesia Obs | Mean | Std. Dev. | Min | Max | |
gov | 4,535 | -.1355103 | .3805773 | -.6419879 | .4816158 | ||
-> | countryname Variable | = | Malaysia Obs | Mean | Std. Dev. | Min | Max |
gov | 4,033 | 1.341978 | .1874069 | 1.016843 | 1.594298 | ||
-> | countryname Variable | = | Philippines Obs | Mean | Std. Dev. | Min | Max |
gov | 1,629 | -.0640753 | .122422 | -.238931 | .211092 | ||
-> | countryname Variable | = | Thailand Obs | Mean | Std. Dev. | Min | Max |
gov | 4,320 | -.0554129 | .0482795 | -.1207902 | .0281802 | ||
-> | countryname Variable | = | Vietnam Obs | Mean | Std. Dev. | Min | Max |
gov | 3,539 | -.9688858 | .2677032 | -1.375213 | -.5355029 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tác động của sự phát triển thị trường tài chính đến cấu trúc vốn doanh nghiệp niêm yết trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN - 29
- Phương Pháp Ols, Fem, Rem, Gls Và Các Kiểm Định Mô Hình
- Tác động của sự phát triển thị trường tài chính đến cấu trúc vốn doanh nghiệp niêm yết trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN - 31
Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.
Trung vị biến GOV
. centile gov,centile (50)
Binom. Interp.
Variable Obs Percentile Centile [95% Conf. Interval]
gov 18,056 50 -.0618477 -.0776299 -.0618477