Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH

Bảng 2.1: Tổng kết các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD 26

Bảng 2.2: Tổng kết các nghiên cứu về tác động của RRTD đến hiệu quả HĐKD của NHTM 33

Bảng 3.1: Mô tả các biến sử dụng trong mô hình 1 47

Bảng 3.2: Mô tả các biến sử dụng trong mô hình 2 49

Bảng 4.1 Lợi nhuận trước thuế của NHTMCP Việt Nam 62

Bảng 4.2: Khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam 63

Bảng 4.3. Thống kê mô tả dữ liệu mô hình 1 68

Bảng 4.4. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 1 70

Bảng 4.5. Hệ số VIF 71

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.

Bảng 4.6. Bảng tổng kết kết quả hồi quy mô hình 1 72

Bảng 4.7. Thống kê mô tả dữ liệu mô hình 2 77

Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

Bảng 4.8. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 2 79

Bảng 4.9. Hệ số VIF mô hình 2 80

Bảng 4.10. Bảng tổng kết kết quả hồi quy mô hình 2 với ROE 81

Bảng 4.11. Bảng tổng kết kết quả hồi quy mô hình 2 với ROA 86

Bảng 5.1. Bảng tổng kết dấu kết quả hồi quy mô hình 1 90

Bảng 5.2. Bảng tổng kết dấu kết quả hồi quy mô hình 2 với ROE 92

Hình 5.1. Tổng hợp kết quả hồi quy từ hai mô hình 93

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 4.1: Tăng trưởng GDP Việt Nam 52


Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ lạm phát Việt Nam 53


Biểu đồ 4.3: Lãi suất danh nghĩa Việt Nam 54


Biểu đồ 4.4: Tỷ giá VND/USD 55


Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ thất nghiệp Việt Nam 56


Biểu đồ 4.6: Dư nợ tín dụng trong tổng tài sản của các NHTMCP 57


Biểu đồ 4.7: Tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam 58


Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ của NHTM Việt Nam 60


Biểu đồ 4.9: RRTD và HQKD tại các NHTM Việt Nam 63


Biểu đồ 4.10: Tỷ lệ nợ xấu của SCB, SHB và HDB 66


Biểu đồ 4.11: Lợi nhuận sau thuế của SCB, SHB và HDB 67


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU


1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính và kinh tế của các quốc gia. Theo Njanike (2009) vai trò truyền thống của ngân hàng là cho vay và các khoản cho vay đó chiếm phần lớn tài sản của ngân hàng. Hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng tạo nên nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng, vì thế RRTD tác động đến hiệu quả của NHTM và sự ổn định của ngân hàng (Mark Swinburne, 2007).

Bên cạnh đó khủng hoảng ngân hàng có thể xảy ra do biến động của môi trường kinh tế vĩ mô (Festic et al.,2011; Louzis et al, 2012. Nkusu, 2011) như sụt giảm trong tăng trưởng, tăng tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất và lạm phát từ đó có thể ảnh hưởng đến RRTD. Hầu hết đối với các quốc gia có nền kinh tế mới nổi cần phải tập trung kiểm soát RRTD là yêu cầu không thể thiếu được, ngoài các yếu tố vĩ mô thì các yếu tố thuộc về ngân hàng như: tổng tài sản, quy mô, nợ xấu, thanh khoản… cũng ảnh hưởng đến RRTD.

RRTD là mối quan tâm lớn không chỉ riêng ngân hàng mà của nền kinh tế. RRTD xuất hiện không chỉ tác động trực tiếp đến nguồn vốn của các ngân hàng như mất vốn, có thể gây nguy cơ phá sản ngân hàng.

Tại Việt Nam các NHTM đang đối mặt với RRTD, nợ xấu có chiều hướng tăng trong những năm gần đây, hệ thống quản trị yếu kém cùng với biến động của các yếu tố vĩ mô trước ảnh hưởng tài chính toàn cầu. Từ năm 2012 trở lại đây quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM diễn ra nhằm hạn chế RRTD, giảm nợ xấu, tái cấu trúc vốn và tài sản, nâng cao năng lực quản trị theo chuẩn mực quốc tế nhằm từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh các NHTM cũng như hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Có nhiều nghiên cứu có liên quan đến đến RRTD, qua nghiên cứu tác giả tìm thấy xu hướng chủ yếu liên quan đến rủi ro tín dụng của NHTM cụ thể:


Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD


Sức khỏe của hệ thống tài chính là vấn đề quan tâm hàng đầu của hầu hết các nền kinh tế, đặc biệt là trong sự phát triển của các quốc gia. Sự thất bại các định chế tài chính trong vai trò trung gian của có thể làm gián đoạn quá trình phát triển này. Nghiên cứu thực nghiệm đã phát hiện nhiều bằng chứng cho rằng sự phát triển tài chính góp phần vào tăng trưởng kinh tế.

Có ý kiến cho rằng những biến động kinh tế chủ yếu có nguồn gốc từ khủng hoảng ngân hàng, những năm 1990 ở Châu Á cho thấy sự kết hợp của chính sách tài chính yếu kém và chính sách kinh tế vĩ mô lỏng lẽo là nguyên nhân trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng. Hệ thống ngân hàng của Châu Á đối mặt với những khoản nợ xấu do tăng trưởng tín dụng nhanh chóng và chấp nhận rủi ro quá mức (Lindgren et al 1997, Caprio và Klingebiel, 2003). Khủng hoảng ngân hàng có thể xảy ra do biến động của môi trường kinh tế vĩ mô (Festic et al.,2011; Louzis et al, 2012. Nkusu, 2011) như: sụt giảm trong tăng trưởng, tăng tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất và lạm phát. Theo Llewellyn (2002), hệ thống ngân hàng thông thường bắt đầu bằng sự tích tụ những yếu kém về cơ cấu trong nền kinh tế và hệ thống tài chính, rủi ro trong trong hoạt động ngân hàng, và rủi ro đạo đức là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng ngân hàng. Mặt khác, khủng hoảng ngân hàng chủ yếu xuất phát từ việc các ngân hàng không đủ năng lực để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán và các khoản nợ có vấn đề đã được che dấu trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. Đó là lý do mà Castro (2013) nhấn mạnh cần phải xem xét các vấn đề RRTD của ngân hàng, đặc biệt là các khoản nợ xấu trước khi tìm hiểu những nguyên nhân khủng hoảng hệ thống ngân hàng. Tương tự như vậy, Reinhart và Rogoff (2010) cho rằng tỷ lệ nợ xấu có thể được sử dụng để đánh dấu sự khởi đầu của RRTD, sự khủng hoảng ngân hàng.

Trong nước, theo nghiên cứu của hai tác giả Đào Thị Thanh Bình và Đỗ Vân Anh (2013), chỉ ra rằng các yếu tố kinh tế vĩ mô không có tác động đến các khoản nợ xấu. Các yếu tố như lãi suất cho vay có thể khác nhau giữa các ngân hàng và các kỳ hạn cho vay. Kết quả nghiên cứu của hai tác giả Đỗ Quỳnh Anh, Nguyễn Đức Hùng (2013), cho thấy các yếu tố vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng GDP tác động đáng kể đến nợ xấu. Yếu tố đặc thù của các ngân hàng cũng được kiểm định trong mô hình,


trong đó tỷ lệ nợ xấu của năm trước và mức độ tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng mạnh nhất lên tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Nghiên cứu này cũng cho rằng một ngân hàng có mức nợ xấu cao hiện tại sẽ có tỷ lệ nợ xấu cao trong năm tiếp theo, tăng trưởng tín dụng cao chưa làm tăng nợ xấu ngay lập tức mà thường là sau một năm sẽ để lại những tác động, ảnh hưởng đáng kể.

Nghiên cứu rủi ro tín dụng và hiệu quả kinh doanh của NHTM


Không chỉ dừng lại tìm kiếm các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD, có khá nhiều nghiên cứu có sự liên hệ giữa RRTD với HQKD của NHTM. Việc khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD là một vấn đề quan trọng đối với cơ quan quản lý nhằm duy trì sự ổn định tài chính, và cho phép các ngân hàng theo đuổi chính sách quản lý có trách nhiệm hơn.

Tuy nhiên có khá nhiều nghiên cứu cho thấy có sự liên hệ giữa RRTD đến HQKD của NHTM thông qua các chỉ tiêu lợi nhuận, Nicolae Petria (2013), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng của 27 nước EU từ năm 2004 - 2011. Trong đó sử dụng tỷ ROE (Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu) làm biến phụ thuộc và nghiên cứu tác động của RRTD đến hiệu quả ngân hàng. Kết quả cho thấy RRTD có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng được đo lường thông qua chỉ số ROE. Hasan Ayaydin (2014), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến vốn và lợi nhuận của các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2003-2011. Sử dụng tỷ số ROE là biến phụ thuộc đại diện cho hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng biến dự phòng RRTD có tác động ngược chiều đến HQKD ngân hàng.

Nguyễn Việt Hùng (2008), phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của 32 NHTM Việt Nam trong những năm 2001 – 2005. Kết quả cho thấy các nhân tố như tỷ lệ nợ xấu, dư nợ cho vay trên tổng tài sản có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động. Trịnh Quốc Trung (2013), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của 39 NHTM Việt Nam trong những năm 2005 – 2013. Kết quả cho thấy tỷ lệ nợ xấu càng cao thì HQKD của các ngân hàng càng giảm. Tỷ lệ cho vay so với tổng tài sản càng cao thì HQKD của ngân hàng càng cao.


Như vậy, RRTD xuất hiện một cách khách quan trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong xu hướng hội nhập quốc tế và khủng hoảng tài chính. Đây là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với các NHTM. Hậu quả RRTD để lại có thể dẫn đến lợi nhuận ngân hàng sụt giảm, gây bất ổn cho hệ thống NHTM và nền kinh tế, trong điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu hậu quả của việc cho vay dưới chuẩn tại Mỹ đã dẫn đến phá sản hàng loạt NHTM. Xuất phát từ những lý do nêu trên việc nghiên cứu RRTD và HQKD của các NHTM tại Việt Nam là yêu cầu cần thiết trong giai

đoạn được thể hiện trong quá trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng theo đề án 254 1 của

Thủ tướng Chính Phủ ban hành ngày 01 tháng 03 năm 2012.


Với đề tài " Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam" tác giả phân tích và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến RRTD, đồng thời làm sáng tỏ sự tác động RRTD đến HQKD của các NHTM Việt Nam là yêu cầu cần thiết.


Khe hở nghiên cứu

Qua nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến RRTD và các yếu tố RRTD. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa là bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam. Hầu hết cho thấy có nhóm yếu tố vĩ mô: GDP, lạm phát, tỷ giá, lãi suất, thất nghiệp... và nhóm các yếu tố vi mô xuất phát từ phía các NHTM như: quy mô, vốn chủ sở hữu, thanh khoản …. đều có ảnh hưởng đến RRTD.

Có một số nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của các NHTM tại Việt Nam, tuy nhiên chưa có nghiên cứu tiếp cận sự ảnh hưởng của RRTD đến HQKD và khả năng sinh lời của NHTM, xác định RRTD có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến HQKD của các NHTM tại Việt Nam. Tác giả tiếp cận cả hai xu hướng nghiên cứu, đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD tìm kiếm các yếu tố vĩ mô và yếu tố đặc thù của NHTM ảnh hưởng đến RRTD của các NHTM Việt Nam trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2015.



1 (số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011 - 2015”


Nghiên cứu những nguyên nhân từ yếu tố vĩ mô thay đổi từ sự biến động của kinh tế thế giới, NHNN điều chỉnh chính sách tiền tệ, từ đó các NHTM cũng có thay đổi thích nghi với điều kiện môi trường, các yếu tố từ phía các NHTM có ảnh hưởng đến RRTD và HQKD của NHTM

Bên cạnh đó với dữ liệu bảng, tác giả sử dụng mô hình hồi quy kiểm định các giả thuyết, kết quả nghiên cứu của tác giả RRTD tác động đến HQKD của các NHTM Việt Nam. Dựa vào kết quả nghiên cứu tác giả gợi ý các giải pháp nhằm hạn chế RRTD và nâng cao HQKD của NHTM Việt Nam.

Tính đến thời điểm hiện tại tại Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu về tác động của RRTD đến HQKD của các ngân hàng một cách bài bản như ở một số quốc gia trên thế giới. Ưu điểm của các nghiên cứu này xây dựng mô hình chỉ ra được tác động của RRTD đến HQKD của các NHTM.

Kết quả nghiên cứu phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD, chỉ rõ yếu tố nợ xấu và dự phòng RRTD có tác động đến HQKD của các NHTM Việt Nam

So với các nghiên cứu thực nghiệm còn hạn chế trong việc đưa ra các giải pháp hạn chế tác động của RRTD để nâng cao HQKD của các NHTM các nước. Do đó, điểm mới trong nghiên cứu này làm rõ vấn đề này, đây là ưu điểm của đề tài, là sẽ bổ sung thêm nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam.

Các giải pháp gợi ý có tính thiết thực và hữu ích đối với chính phủ, NHNN và NHTM. Giải pháp có căn cứ khoa học xuất phát từ các kết quả nghiên cứu từ thực trạng RRTD và HQKD của các NHTM Việt Nam cũng như kết quả của mô hình hồi quy nhằm hạn chế RRTD và nâng cao HQKD tại các NHTM Việt Nam.

Giải quyết đuợc bài toán hạn chế RRTD góp phần nâng cao HQKD của các NHTM là yêu cầu tất yếu trong quá trình thực hiện tái cơ cấu hệ thống NHTM, là một trong các điều kiện quan trọng và cần thiết góp phần ổn định hệ thống NHTM tại Việt Nam


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU


Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD, RRTD tác động đến HQKD của các NHTM Việt Nam và gợi ý các giải pháp hạn chế hạn chế RRTD nhằm nâng cao HQKD của các NHTM Việt Nam. Cụ thể:


- Xác định các yếu tố ảnh huởng đến RRTD của NHTM.


- Tác động của RRTD đến HQKD của NHTM


- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến RRTD và tác động của RRTD đến HQKD của NHTM tại NHTM Việt Nam.

- Gợi ý các giải pháp hạn chế RRTD nhằm nâng cao HQKD của các NHTM Việt Nam.

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu này, đề tài đưa ra các câu hỏi nghiên cứu như sau:


- Yếu tố nào ảnh hưởng đến RRTD của NHTM?

- RRTD tác động đến HQKD như thế nào?

- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến RRTD của các NHTM Việt Nam như thế nào?

- RRTD tác động đến HQKD của các NHTM Việt Nam như thế nào ?

- Giải pháp nào hạn chế RRTD và nâng cao HQKD của các NHTM Việt Nam?


1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


- Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố tác động đến RRTD và tác động của RRTD đến HQKD của các NHTM Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu: tập trung vào các yếu tố tác động đến RRTD và HQKD của các NHTM Việt Nam. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của 26 NHTM Việt Nam, số liệu kinh tế vĩ mô của ADB Indicators trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015.


1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Phương pháp nghiên cứu định lượng: sử dụng mô hình hồi quy đa biến bằng cách hồi quy theo mô hình Pooled, Fixed Effect, Random Effect và sử dụng phương pháp GMM để giải quyết nội sinh trên dữ liệu bảng nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu là xác định ảnh hưởng của các yếu tố đến RRTD và sử dụng mô hình Feasible

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/11/2022