Tác động của luật đầu tư năm 2005 vào đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

-------***-------


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT ĐẦU TƯ NĂM 2005 VÀO ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hà Phương

Lớp : Anh 8

Khoá : 43B - KT&KDQT

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Hồ Thuý Ngọc


Hà Nội – Tháng 06/2008

MỤC LỤC

Trang Lời mở đầu 1

Chương 1: Khái quát chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 4

I. Khái niệm chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài 4

1. Đầu tư 4

1.1. Khái niệm 4

1.2. Các hình thức đầu tư 5

2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 6

2.1. Khái niệm 6

2.2. Phân loại 7

2.3. Bản chất và đặc điểm 9

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài 10

3.1. Các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế 10

3.2. Các yếu tố thuộc môi trường chính trị 11

3.3. Các yếu tố thuộc môi trường pháp lý 12

4. Tác động của FDI đối với nước nhận đầu tư là nước đang phát triển 12

4.1 Tác động tích cực 12

4.2. Tác động tiêu cực 16

II. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 18

1. Quá trình hình thành và phát triển 18

1.1. Giai đoạn từ năm 1975 đến 1987 18

1.2. Giai đoạn từ năm 1988 đến hết tháng 6/2006 20

1.3. Giai đoạn từ 7/2006 đến nay 23

2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 23

3. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến nền kinh tế Việt Nam 24

Chương 2: Luật Đầu tư năm 2005 và tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 33

I. Luật Đầu tư năm 2005 33

1. Sự cần thiết phải ban hành Luật Đầu tư năm 2005 33

2. Nội dung cơ bản của Luật Đầu tư năm 2005 37

3. Những điểm mới có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài trong Luật Đầu tư năm 2005 39

3.1. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài 39

3.2. Hình thức đầu tư 45

3.3. Đảm bảo đầu tư 49

3.4. Về lĩnh vực, địa bàn đầu tư, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư 51

3.5. Thủ tục đầu tư 53

3.6. Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài 55

II. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 56

1. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trước 7/ 2006 56

1.1. Giai đoạn 1975 – 1987 56

1.2. Giai đoạn 1988 – 1996 56

1.3. Giai đoạn 1997 – 2000 59

1.4. Giai đoạn 2000 – 6/2006 60

2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam từ 7/2006 61

2.1. Về lượng vốn đầu tư thu hút được 61

2.2. Về cơ cấu vốn đầu tư theo ngành kinh tế 62

2.3. Về địa bàn thu hút đầu tư 63

2.4. Đối tác FDI chủ yếu 64

III. Đánh giá tác động của Luật Đầu tư năm 2005 tới đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 65

1. Tác động tích cực 65

1.1. Tăng lòng tin của doanh nghiệp vào chính sách của Đảng và Nhà nước ..65 1.2. Tăng lượng vốn đầu tư 69

1.3. Cải thiện thủ tục hành chính 69

2. Tác động tiêu cực và nguyên nhân 71

2.1. Tác động tiêu cực tới cơ cấu vốn FDI 71

2.2. Tác động tiêu cực tới quy trình Đăng ký đầu tư và Đăng ký kinh doanh..73

2.3. Tác động tiêu cực tới thẩm quyền giải quyết thủ tục của các cơ quan có liên quan 78

2.4. Tác động tiêu cực tới quyền tiếp cận nguồn lực của nhà đầu tư nước ngoài 79

Chương 3: Các giải pháp phát huy vai trò của Luật Đầu tư năm 2005 vào đầu tư trực tiếp nước ngoài Tại Việt Nam 81

I. Định hướng của nhà nước trong việc thu hút, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn 2006-2010 81

1. Dự báo tình hình đầu tư nước ngoài 81

1.1. Quan điểm thu hút FDI giai đoạn 2006-2010 81

1.2. Mục tiêu Chương trình thu hút FDI giai đoạn 2006-2010 82

1.3. Dự báo tình hình đầu tư nước ngoài trong thời gian tới 83

2. Định hướng chung 83

3. Định hướng cụ thể trong việc thu hút FDI giai đoạn 2006 - 2010 85

3.1. Định hướng thu hút vốn đầu tư theo ngành 85

3.2. Định hướng thu hút vốn đầu tư theo vùng 86

3.3. Định hướng pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài 87

II. Giải pháp đề xuất nhằm phát huy tác động tích cực của Luật Đầu tư năm 2005 vào đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 87

1. Về phía nhà nước 87

1.1. Kiện toàn bộ máy tổ chức, bài trừ tham nhũng, cửa quyền 88

1.2. Bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế 88

1.3. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư 89

2. Về phía doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài 90

III. Giải pháp đề xuất nhằm hạn chế tác động tiêu cực của Luật Đầu tư năm 2005 vào đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 90

1. Về phía nhà nước 90

1.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật 90

1.2. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính 91

1.3. Về quản lý nhà nước với đầu tư 91

2. Về phía doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài 92

2.1. Thông báo khi có vướng mắc phát sinh 92

2.2. Tham gia vào quá trình ban hành các quy định pháp lý 93

Kết luận 94

Danh mục tài liệu tham khảo 95

Phụ lục 98

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT



ĐKĐT

: Đăng ký đầu tư

ĐKKD

: Đăng ký kinh doanh

ĐTNN

: Đầu tư nước ngoài

CIEM

: Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

CN

: Công nghiệp

CNH – HĐH

: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

GCNĐT

: Giấy chứng nhận đầu tư

GDP

: Tổng thu nhập quốc dân

GTZ

: Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức

Hợp đồng BCC

: Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng BOT

: Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao

Hợp đồng BT

: Hợp đồng xây dựng – chuyển giao

Hợp đồng BTO

: Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh donah

IMF

: Quỹ tiền tệ thế giới

KCN

: Khu công nghiệp

KCNC

: Khu công nghệ cao

KCX

: Khu chế xuất

KKT

: Khu kinh tế

LĐT

: Luật Đầu tư năm 2005

NN

: Nhà nước

PMRC

: Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ

TW

: Trung ương

UBND

: ủy ban nhân dân

UNCTAD

: Hội nghị của Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển

WTO

: Tổ chức Thương mại thế giới

XD

: Xây dựng

XTĐT

: Xúc tiến đầu tư

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Tác động của luật đầu tư năm 2005 vào đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - 1

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU


Trang

Bảng 1: Tỷ trọng đóng góp vào NSNN của doanh nghiệp FDI 26

Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu theo thành phần kinh tế 27

Bảng 3: FDI theo ngành kinh tế giai đoạn 1988-2006 28

Bảng 4: Lượng lao động làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm 31

Bảng 5: Dự án FDI được cấp phép trong giai đoạn 1997 - 2000 59

Bảng 6: Dự án FDI được cấp phép trong giai đoạn 2000-6/2006 60

Bảng 7: Dự án FDI được cấp phép trong giai đoạn 7/2006 đến nay 61

Bảng 8: So sánh cơ cấu FDI trước và sau năm 2007 71

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 1: FDI phân theo hình thức đầu tư 24

Biểu đồ 2: Lượng vốn FDI và tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư xã hội 25

Biểu đồ 3: Cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995 - 2005 29

Biểu đồ 4: Dự án FDI được cấp phép trong giai đoạn 1988-1996 58

Biểu đồ 5: Cơ cấu vốn FDI được cấp mới từ 1/1/2007-22/12/2007 63

Biểu đồ 6: 10 đối tác chính đầu tư trực tiếp vào Việt Nam từ 1/2008-5/2008 64


LỜI MỞ ĐẦU

I. Tính cấp thiết của đề tài


Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) luôn có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nhất là trong nền kinh tế đang phát triển như ở Việt Nam hiện nay. Đối với Việt Nam, FDI là một nguồn quan trọng bổ sung vốn đầu tư phát triển cho nền kinh tế, là một động lực quan trọng để cho nền kinh tế tăng trưởng, bứt ra khỏi cái “vòng luẩn quẩn” của các nước đang phát triển. Hơn thế nữa, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn góp phần tăng thu ngân sách, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nâng cao trình độ khoa học công nghệ của quốc gia, và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Về mặt xã hội – chính trị, FDI góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao mức sống của người lao động, mở rộng mối quan hệ đối ngoại và tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Từ lâu, Đảng và nhà nước ta đã nhận ra tầm quan trọng của FDI đối với công cuộc đổi mới nước nhà và đã liên tục tiến hành đổi mới cơ chế, chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Việc ban hành Luật Đầu tư năm 2005 (LĐT) cũng là một trong những biện pháp của nhà nước để đẩy mạnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Luật đã có những đổi mới đáng kể trong quy định đối với đầu tư nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng. Sau hai năm thi hành, LĐT đã có những tác động đến môi trường đầu tư tại Việt Nam nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nói riêng theo cả hướng tích cực và tiêu cực. Việc nghiên cứu những tác động này là vô cùng cần thiết để giúp chúng ta có thể phát huy hơn nữa những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực nhằm tăng cường nguồn vốn FDI vào Việt Nam. Do đó, em đã lựa chọn đề tài:

Tác động của Luật Đầu tư năm 2005 vào đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam


làm đề tài của bài khóa luận của mình.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 10/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí