Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách an toàn vĩ mô đến ổn định tài chính: nghiên cứu tại các nước có nền kinh tế mới nổi và dẫn dắt tăng trưởng kinh tế thế giới - 3


4.4.10. Tác động CSTT và CSATVM đến ổn định tài chính tại Nigeria

Bảng 4.38 Phân phối xác suất hậu nghiệm kết quả hồi quy tại Nigeria


Nigeria

Mean

Std. Dev.

MCSE

(FSTI:CRE) < 0

0.735893

0.49872

0.0022947

(FSTI:IRP) < 0

0.944933

0.22811

0.0009917

(FSTI:M2) < 0

0.654793

0.47544

0.0023921

(FSTI:ITR) > 0

0.55846

0.49658

0.0023114

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 27 trang tài liệu này.

Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách an toàn vĩ mô đến ổn định tài chính: nghiên cứu tại các nước có nền kinh tế mới nổi và dẫn dắt tăng trưởng kinh tế thế giới - 3

Nguồn: Tính toán của tác giả


4.4.11. Tác động CSTT và CSATVM đến ổn định tài chính tại Pakistan

Bảng 4.41 Phân phối xác suất hậu nghiệm kết quả hồi quy tại Pakistan


Pakistan

Mean

Std. Dev.

MCSE

(FSTI:CRE) < 0

0.6972

0.4595

0.0021

(FSTI:IRP) < 0

0.9978

0.0470

0.0002

(FSTI:M2) < 0

0.6708

0.4699

0.0024

(FSTI:ITR) > 0

0.5589

0.4965

0.0026

Nguồn: Tính toán của tác giả

4.4.12. Tác động CSTT và CSATVM đến ổn định tài chính tại Philippines

Bảng 4.44 Phân phối xác suất hậu nghiệm kết quả hồi quy tại Philippines


Philippines

Mean

Std. Dev.

MCSE

(FSTI:CRE) < 0

0.66929

0.47047

0.00221

(FSTI:IRP) < 0

0.98887

0.10493

0.00039

(FSTI:M2) < 0

0.55961

0.46993

0.00243

(FSTI:ITR) > 0

0.57736

0.49398

0.00257

Nguồn: Tính toán của tác giả

4.4.13. Tác động CSTT và CSATVM đến ổn định tài chính tại Nga

Bảng 4.47 Phân phối xác suất hậu nghiệm kết quả hồi quy tại Nga


Russia

Mean

Std. Dev.

MCSE

(FSTI:CRE) < 0

0.7192

0.4494

0.0020

(FSTI:IRP) < 0

0.9823

0.1317

0.0005

(FSTI:M2) < 0

0.5577

0.4967

0.0023

(FSTI:ITR) > 0

0.5600

0.4964

0.0024

Nguồn: Tính toán của tác giả


4.4.14. Tác động CSTT và CSATVM đến ổn định tài chính tại Thổ Nhĩ Kỳ

Bảng 4.50 Phân phối xác suất hậu nghiệm kết quả hồi quy tại Thổ Nhĩ Kỳ


Turkey

Mean

Std. Dev.

MCSE


(FSTI:CRE) < 0

0.7874

0.4091

0.0020

(FSTI:IRP) < 0

0.9588

0.1988

0.0008

(FSTI:M2) < 0

0.6044

0.4890

0.0027

(FSTI:ITR) > 0

0.6253

0.4841

0.0026

Nguồn: Tính toán của tác giả


4.4.15. Tác động CSTT và CSATVM đến ổn định tài chính tại Việt Nam

Bảng 4.53 Phân phối xác suất hậu nghiệm kết quả hồi quy tại Việt Nam


Vietnam

Mean

Std. Dev.

MCSE

(FSTI:CRE) < 0

0.7225

0.4477

0.0021

(FSTI:IRP) < 0

0.9905

0.0968

0.0003

(FSTI:M2) < 0

0.6396

0.4801

0.0024

(FSTI:ITR) > 0

0.6466

0.4780

0.0023

Nguồn: Tính toán của tác giả


4.5 Bài học kinh nghiệm từ nhóm nước EAGLEs trong thực thi chính sách tiền tệ và chính sách an toàn vĩ mô để duy trì ổn định tài chính

Thứ nhất, kết quả phân tích các quốc gia thuộc nhóm EAGLEs cho thấy lạm phát cao không chỉ kéo theo tăng trưởng không ổn định mà sự ổn định tài chính cũng bị suy giảm.

Thứ hai, khi thực hiện CSTT mở rộng, hoặc thắt chặt, các quốc gia nên tiến hành một cách thận trọng để tránh gây ra tích lũy rủi ro hoặc tránh tạo ra thêm những cú sốc cho nền kinh tế.

Thứ ba, bên cạnh mức tăng trưởng cung tiền thì tăng trưởng TDNH cho KVTN cũng cần được duy trì một cách ổn định, tránh tạo ra sự biến động quá lớn.

Bên cạnh CSTT và CSATVM thì CSTK là một công cụ hỗ trợ hữu hiệu trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự ổn định của hệ thống tài chính nếu nó được phối hợp nhịp nhàng với CSTT và CSATVM, tuy nhiên các quốc gia không nên quá lạm dụng công cụ này vì nó có thể gây ra rủi ro cho nợ công.


Kết luận chương 4

Chương 4 của luận án đã trình bày kết quả phân tích tác động CSTT và CSATVM đến ổn định tài chính của nhóm các quốc gia có nền kinh tế mới nổi và dẫn dắt tăng trưởng kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, nhờ tận dụng lợi thế của cách tiếp cận Bayes,


nghiên cứu cũng đánh giá tác động của CSTT và CSATVM đến ổn định tài chính của từng quốc gia trong nhóm nước EAGLEs.


CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.1. Kết luận chung cho nhóm nước EAGLEs

Kết quả nghiên cứu cho thấy mở rộng tăng trưởng TDNH cho KVTN, tăng trưởng cung tiền có ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định tài chính như giải thuyết đặt ra. Lãi suất tăng là nhân tố có tác động tiêu cực rõ nét nhất đến ổn định tài chính tại các quốc gia EAGLEs khi xác suất xảy ra biến cố này gần như là 100%. Biến tương tác có giá trị dương có nghĩa là khi CSTT và CSATVM được thực thi cùng hướng với nhau thì ổn định tài chính sẽ tăng lên.

Nghiên cứu cũng đánh giá tác động hiệu quả của 5 công cụ CSATVM được sử dụng tương đối thường xuyên ở các quốc gia EAGLEs. Kết quả hồi quy cho thấy một kết quả rất đáng ngạc nhiên khi tỷ lệ LTV gây ra tác tiêu cực đến ổn định hệ thống tài chính tại các nước EAGLEs với xác suất lên đến 98%. Bên cạnh đó, kết quả hồi quy cho thấy, giới hạn phơi nhiễm hệ thống (INTER) và dự trữ bắt buộc cho mục đích an toàn vĩ mô (RR) có tác động hỗ trợ ổn định tài chính. Tuy nhiên, xác suất tác động của INTER và RR rất thấp, 55% cho yếu tố đầu và 50% cho yếu tố sau, điều này có nghĩa là tác động của hai yếu tố này đến ổn định tài chính là không rõ ràng. Quy định về phụ phí vốn đối với các định chế tài chính có tầm quan trọng đối với hệ thống tài chính; và giới hạn cho vay bằng ngoại tệ có tác động tích cực rất rõ nét đến ổn định tài chính các quốc gia EAGLEs.

5.2. Kết luận cho từng quốc gia thuộc nhóm EAGLEs

Đối với từng quốc gia cụ thể thì tác động của CSTT và CSATVM cũng cho kết quả tương tự với toàn nhóm EAGLEs nhưng ở các mức độ khác nhau, trừ Ai Cập trong ngắn hạn, khi nới lỏng cung tiền thì ổn định tài chính của quốc gia này sẽ tăng lên, và Malaysia khi mở rộng TDNH cho KVTN cũng giúp cải thiện ổn định tài chính cho quốc gia này trong ngắn hạn. Tuy nhiên, về mặt dài hạn, cả hai công cụ này đều làm giảm ổn định tài chính của hai quốc gia này nếu chúng được nới lỏng liên tục trong một thời gian dài.

5.3. Hàm ý chính sách trong việc thực thi chính sách tiền tệ và chính sách an toàn vĩ mô hướng tới ổn định tài chính tại nhóm nước EAGLEs


Thứ nhất, nên thận trọng khi thực thi điều hành lãi suất chính sách, tránh gia tăng một cách đột ngột, vì kết quả nghiên cứu cho thấy, khi các NHTW gia tăng lãi suất sẽ gây ra tác động tiêu cực đến ổn định tài chính các quốc gia EAGLEs rất rõ nét.

Thứ hai, mặc dù, xác suất gây ra tác động tiêu cực đến ổn định tài chính khi mở rộng mức cung tiền và TDNH cho KVTN cho từng quốc gia là không quá lớn, nhưng khi đánh giá cho tổng thể toàn nhóm EAGLEs, với số lượng mẫu đủ lớn, thì tác động này trở nên rất rõ nét với xác suất lần lượt là 92% và 93%. Do vậy, khi các quốc gia này thực thi mở rộng hai chính sách này để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì nên được tiến hành một cách thận trọng vì nó có thể gây ra tác động tiêu cực đến ổn định tài chính tại các quốc gia này. Riêng đối với Malaysia, kết quả hồi quy cho thấy mở rộng TDNH cho KVTN có tác động tích cực đến ổn định tài chính với xác suất tương đối cao, điều này hàm ý rằng, quốc gia này có thể sử dụng công cụ này một cách linh hoạt hơn, để vừa cải thiện ổn định tài chính vừa tạo động lực tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, không nên quá lạm dụng công cụ này, vì nó có thể gây ra tác động tiêu cực trong dài hạn.

Thứ ba, tương tự tác động của mở rộng cung tiền và TDNH cho KVTN, biến tương tác của hai yếu tố này đến ổn định tài chính có xác suất không cao khi chỉ xem xét từng quốc gia, tuy nhiên, ở mức độ tổng thể, với số lượng mẫu đủ lớn, tác động này trở nên rõ nét hơn, với xác suất là 85%. Do vậy, CSTT và CSATVM nên cùng được thực thi cùng chiều, có nghĩa là cùng mở rộng hoặc cùng thu hẹp, điều này sẽ giúp cải thiện ổn định hệ thống tài chính của quốc gia.

Thứ tư, các quốc gia nên sử dụng linh hoạt hơn công cụ LTV, kết quả hồi quy cho thấy, hiện tại, công cụ này đang làm tăng tính bất ổn của hệ thống tài chính, vì ngân hàng sẽ cố gắng thanh lý các tài sản rủi ro của mình, khiến giá tài sản giảm nhanh, tạo ra vòng xoáy nợ xấu. Do vậy, công cụ này chỉ nên được thắt chặt khi tăng trưởng kinh tế cao, tránh tạo ra bong bóng tài sản. Tuy nhiên, khi nền kinh tế gặp cú sốc, công cụ này nên được nới lỏng, để giảm bớt áp lực cho cả người đi vay lẫn cho vay, khi đó, công cụ này mới phát huy chức năng là tấm đệm hấp thu các cú sốc, giữ hệ thống tài chính được ổn định.

Thứ năm, các quốc gia nên triển khai các công cụ như DTBB tăng thêm đối với các định chế tài chính có tầm quan trọng đối với hệ thống tài chính và giới hạn cho vay


bằng ngoại tệ vì hai công cụ này đã chứng tỏ hiệu quả của mình trong việc cải thiện tính ổn định của hệ thống tài chính.

Bên cạnh các giải pháp trên, tác giả còn đề xuất một số kiến nghị được rút ra từ các bài học kinh nghiệm sau khi phân tích sâu ổn định tài chính và tác động của CSTT và CSATVM đến ổn định tài chính tại từng quốc gia thuộc nhóm EAGLEs, nhằm củng cố hệ thống tài chính nhóm nước EAGLEs. (i) Ưu tiên kiểm soát lạm phát khi thực thi các chính sách vĩ mô. Khi đối mặt với lạm phát cao, cơ quan thực thi chính sách buộc phải thắt chặt CSTT và nâng LSCS, điều này không chỉ tổn hại đến tốc độ tăng trưởng kinh tế mà còn làm xói mòn sự ổn định hệ thống tài chính các quốc gia này; (ii) Khi mở rộng hoặc thắt chặt mức cung tiền và TDNH cho KVTN thì nên tiến hành một cách thận trọng, tránh mở rộng quá mức hoặc thắt chặt quá đột ngột vì nó sẽ gây ra các tác động tiêu cực cho hệ thống tài chính. Kết quả phân tích cho thấy, các quốc gia có sự giao động về tăng trưởng cung tiền hoặc/và tăng trưởng TDNH cho KVTN lớn thường có mức lạm phát cao, nợ xấu ngân hàng cao và hậu quả là chỉ số Ổn định tài chính của các quốc gia này rất thấp, không những vậy, tăng trưởng tại những quốc gia này không bền vững, thiếu ổn định và có rất nhiều nước có mức tăng trưởng âm trong khoảng thời gian nghiên cứu; (iii) Bên cạnh CSATVM và CSTT thì CSTK cũng là một công cụ hỗ trợ hữu hiệu để duy trì mức tăng trưởng kinh tế và củng cố sự ổn định của hệ thống tài chính. Tuy nhiên, công cụ này nên được sử dụng một cách thận trọng, tránh lạm dụng khiến cán cân ngân sách liên tục thâm hụt ở mức cao gây ra áp lực với nợ công; (iv) Bên cạnh các giải pháp trên, thì hệ thống tài chính đặc biệt là hệ thống các ngân hàng thương mại cần phải khắc phục các điểm yếu nội tại của mình nhất là các yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ VCSH và tỷ lệ tài sản thanh khoản để gia tăng tính lành mạnh của hệ thống ngân hàng, nâng cao sức kháng cự của hệ thống tài chính trước những cú sốc kinh tế, qua đó cải thiện mức độ Ổn định tài chính, nhằm tạo ra nền tảng giúp tăng trưởng kinh tế được duy trì một cách bền vững.

5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Thứ nhất, đối với tác động của CSTT đến ổn định tài chính, luận án chỉ mới tập trung đánh giá tác động của hai công cụ chính của CSTT, trong khi đó những công cụ khác chưa được làm rõ trong nghiên cứu này nhằm tránh sự phức tạp quá mức trong mô hình nghiên cứu. Do vậy, trong những nghiên cứu tiếp theo, những công cụ khác của


CSTT cần được phân tích, đánh giá ảnh hưởng của chúng đến ổn định tài chính nhằm có thể đề xuất các khuyến nghị phù hợp hơn trong việc thực thi CSTT hướng tới ổn định tài chính.

Thứ hai, nghiên cứu đã đề cập đến các công cụ CSATVM được thực thi phổ biến tại các quốc gia có nền kinh tế mới nổi và dẫn dắt tăng trưởng kinh tế thế giới, nhưng chưa thể hiện được các chính sách này được thực thi như thế nào. Ví dụ, công cụ tỷ lệ cho vay trên giá trị (Loan-to-value) thông thường sẽ được gia tăng trong thời kỳ tăng trưởng nóng nhằm giảm rủi ro bong bóng tài sản và sẽ được nới lỏng trong thời kỳ suy thoái nhằm hỗ trợ các chủ thể trong nền kinh tế, tuy nhiên, do giới hạn về dữ liệu nghiên cứu mà luận án chưa phân tích được quá trình thực thi CSATVM tại các quốc gia thuộc nhóm EAGLEs, và ảnh hưởng của nó đến ổn định tài chính như thế nào. Do vậy, các nghiên cứu tiếp theo cần hướng tới đánh giá quan điểm CSATVM thông qua việc các cơ quan thực thi chính sách nới lỏng hay thắt chặt các công cụ này qua các thời kỳ, điều này sẽ giúp chúng ta có những phân tích chính xác hơn về tác động của CSATVM đến ổn định tài chính tại các quốc gia có nền kinh tế mới nổi và dẫn dắt tăng trưởng kinh tế thế giới, cũng như phạm vi nghiên cứu khác.


Kết luận chương 5

Chương 5 đã trình bày các kết quả nghiên cứu chính mà luận án đạt được, trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả cũng đề xuất một số hàm ý chính sách cho nhóm nước EAGLEs. Ngoài ra, chương này của luận án cũng trình bày những hạn chế chính của luận án cũng như đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo.


CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ



STT


Tên công trình

Mức độ tham gia


Nơi công bố

Năm công bố


1

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.


Tác giả chính


Tạp chí Công Nghệ Ngân Hàng.


2018


2

Vận dụng lý thuyết văn hóa đa chiều Hofstede để đánh giá tác động của giá trị văn hóa đến kết quả sáng tạo của một số

quốc gia châu Á.


Tác giả chính


Tap̣ chí Kinh tế và Ngân hàng châu Á


2019


3

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam: một cách tiếp cận Bayes.


Đồng tác giả chính


Tap̣ chí Kinh tế và Ngân hàng châu Á


2019


4


Reconsidering Hofstede’s Cultural Dimensions: A Different View on South and Southeast Asian Countries.


Đồng tác giả chính

Data Science for Financial Econometrics, ECONVN 2020,

Studies in Computational Intelligence. Cham: Springer 898


2020



5


Does capital affect bank risk in Vietnam: A bayesian approach.


Đồng tác giả chính

Data Science for Financial Econometrics, ECONVN 2020,

Studies in Computational Intelligence. Cham: Springer 898


2020


6

Các nhân tố ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm quốc gia tại một số quốc gia Châu Á: tiếp cận bằng Ordered Logit Bayes.


Đồng tác giả chính


Tap̣ chí Quản lý và Kinh tế quốc tế.


2020


7

Social Existence Determines Consciousness: How the Economy Matters for Cultural Changes? A Study of Selected Asian Countries.


Tác giả chính


Asian Journal of Economics and Banking.


2020


8

Ứ ng dụng cách tiếp cận Bayes trong đánh giá tác động của vốn và các yếu tố vĩ mô đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Việt Nam


Đồng tác giả chính


Tap̣ chí Kinh tế và Ngân hàng châu Á


2020


9

Tác động của chính sách an toàn vĩ mô và chính sách tiền tệ đến rủi ro ngân hàng tại nhóm nước Eagle – Cách tiếp cận Bayes.


Đồng tác giả chính


Tap̣ chí Kinh tế và Ngân hàng châu Á


2020



10


Operational performance of microfinance insitutions: The case of lower-middle income countries in Asia


Đồng tác giả chính

“4th International Conference on Financial Econometrics ECONVN'2021” &

Springer edited book: Series Title: Studies in Computational Intelligence Title of Book: Prediction and Causality in Econometrics and

Related Topics (đã chấp nhận đăng)


2021


11


Economic growth in EAGLE emerging economies: exogenous or endogenous?


Đồng tác giả chính

“4th International Conference on Financial Econometrics ECONVN'2021” &

Springer edited book: Series Title: Studies in Computational Intelligence Title of Book: Prediction and Causality in Econometrics and

Related Topics (đã chấp nhận đăng)


2021


12

Monetary policy,

macroprudential policy, institutional quality and bank


Đồng tác giả chính

“4th International Conference on Financial Econometrics

ECONVN'2021” &


2021



risk: evidence from EAGLEs group


Springer edited book: Series Title: Studies in Computational Intelligence Title of Book: Prediction and Causality in Econometrics and

Related Topics (đã chấp nhận đăng)



13

Tác động của kiểm soát nội bộ đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam.


Đồng tác giả


Tap̣ chí Kinh tế và Ngân hàng châu Á


2021


14

Tác động chính sách an toàn vĩ mô đến rủi ro ngân hàng: nghiên cứu tại các Quốc gia có nền kinh tế mới nổi và dẫn dắt tăng trưởng kinh tế thế giới.


Tác giả chính

Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á (đã chấp nhận đăng)


2021

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/04/2022