Tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân – Nghiên cứu ở một số nền kinh tế châu Á và hàm ý chính sách đối với Việt Nam - 20



TT


Tên dự án

Đề xuất hình thức

thực hiện

8

Tuyến Hà Nội - Đồng Đăng: khuyến khích nhượng quyền kinh doanh, khai thác kết cấu hạ tầng toàn tuyến hoặc từng hạng mục

công trình.

PPP, NSNN

9

Tuyến Đông Anh - Quán Triều: khuyến khích nhượng quyền kinh doanh, khai thác kết cấu hạ tầng toàn tuyến hoặc từng hạng mục

công trình.

PPP, NSNN

10

Tuyến Bắc Hồng - Văn ĐIển: khuyến khích nhượng quyền kinh doanh, khai thác kết cấu hạ tầng toàn tuyến hoặc từng hạng mục

công trình.

PPP, NSNN

11

Tuyến Kép - Lưu Xá: khuyến khích nhượng quyền kinh doanh, khai

thác kết cấu hạ tầng toàn tuyến hoặc từng hạng mục công trình.

PPP,

NSNN

12

Tuyến Cầu Giát - Nghĩa Đàn: khuyến khích nhượng quyền kinh doanh, khai thác kết cấu hạ tầng toàn tuyến hoặc từng hạng mục

công trình.

PPP, NSNN

13

Tuyến Diêu Trì - Quy Nhơn: khuyến khích nhượng quyền kinh doanh, khai thác kết cấu hạ tầng toàn tuyến hoặc từng hạng mục

công trình.

PPP, NSNN

II

Đường sắt xây dựng mới


1

Xây dựng mới tuyến đường sắt Đăk Nông - Chơn Thành - Vũng Tàu

BOT

2

Di dời ga Đà Nẵng

BOT

3

Xây dựng dự án đường sắt vào cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng

BOT

4

Nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt Hà Nội - thành phố Hồ Chí

Minh

BOT,

ODA

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Tác động của chi tiêu công đến đầu tư tư nhân – Nghiên cứu ở một số nền kinh tế châu Á và hàm ý chính sách đối với Việt Nam - 20


Phụ lục 6. Một số vụ án tham nhũng, thất thoát vốn nhà nước ở Việt Nam giai

đoạn 2000-2017

Trong 10 năm 2006-2015, các vụ án tham nhũng đã gây thiệt hại 59750 nghìn tỷ đồng và hơn 400 ha đất. Số tiền thu lại được chỉ còn khoảng 7,8% số tiền mất đi, tương ứng 4676 tỷ đồng và hơn 219 ha đất (Nguyên Hà, 2016). Riêng trong năm 2016, tham nhũng gây thiệt hại hơn 241 tỷ đồng và 838 m2 đất; thu hồi, kê biên được 38,3% tài sản và 7 bất động sản. Năm 2017, số thiệt hại là 1351 tỷ đồng; thu hồi 158,8 tỷ đồng, 314 nghìn USD, 5 căn nhà/căn hộ chung cư (Văn Chúc, 2017). Hầu hết các trường hợp có thời gian diễn ra hành vi tham nhũng kéo dài mới bị phát hiện, do vậy số tiền, tài sản đã bị tẩu tán, hợp pháp hóa và không có khả năng thu hồi. Đây chỉ mới là con số thống kê từ các vụ việc được đưa ra ánh sáng, còn lãng phí, thất thoát ở những tảng băng chìm thì chưa thể thống kê đầy đủ.

Một số vụ án điển hình như sau:

Thất thoát tại Agribank chi nhánh 6, thành phố Hồ Chí Minh

Sai phạm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh 6, thành phố Hồ Chí Minh gây thất thoát gần 967 tỷ đồng. Lợi dụng chủ trương di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong khu vực nội đô về các khu công nghiệp, Lê Thành Công (nguyên Tổng giám đốc công ty Đông Phương) ký kết với công ty Bất động sản Phương Nam xây dựng khu đất số 10 đường Âu Cơ thành chung cư và trung tâm thương mại. Sau đó, công ty Phương Nam đã chuyển nhượng 80% cổ phần của dự án cho công ty Bình Phát, một công ty mới thành lập và không có khả năng tài chính, do Dương Thanh Cường làm giám đốc. Tháng 9/2007, Cường đã lập hồ sơ vay của Agribank chi nhánh 6 để lấy tiền thực hiện dự án, tài sản thế chấp chính là khu đất số 10 Âu Cơ. Biết rõ tiềm lực của công ty Bình Phát; dự án Chung cư và trung tâm thương mại cũng chưa được duyệt, nhưng Hồ Đăng Trung (giám đốc Agribank chi nhánh 6 lúc bấy giờ) vẫn duyệt hồ sơ. Hơn nữa, hạn mức tín dụng của chi nhánh này chỉ là 80 tỷ đồng, nhưng Trung đã giải ngân 170 tỷ đồng cho Cường. Bằng thủ đoạn tương tự, Cường đã vay của Ngân hàng Phương Nam gần 16 nghìn lượng vàng. Cường cũng lập nhiều công ty con và dự án ảo để tiếp tục vay của Agribank chi nhánh 6. Vụ việc đã được đưa ra xét xử vào tháng 5/2016. Tổng cộng, Agribank chi nhánh 6 thất thoát gần 966 tỷ đồng.

Hối lộ tại Vinawaco

Trong quá trình thực hiện dự án Nạo vét luồng hàng hải Hòn Gai - Cái Lân năm 2013, Hồ Thành Nghĩa (nguyên giám đốc Ban điều hành dự án nạo vét phía Bắc) và



Phạm Đình Hòa (nguyên trưởng phòng Kế hoạch thị trường Tổng Công ty Xây dựng đường thủy - viết tắt là Vinawaco) đã thỏa thuận với nhau để công ty cổ phần Tân Việt được tham gia đấu thầu và ký hợp đồng thi công. Ngược lại, phía công ty phải chi cho ông Nghĩa và ông Hòa bằng 50% giá trị hợp đồng. Tuy nhiên, công ty Tân Việt đã không tổ chức thi công theo đúng hợp đồng, thanh toán khống về vị trí đổ thải, cự ly vận chuyển… nhằm chiếm đoạt hơn 7,8 tỉ đồng, hơn hẳn số tiền đưa ban đầu cho Nghĩa và Hòa là 1,2 tỷ đồng. Vụ việc đưa hối lộ, nhận hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng này cũng đã được đưa ra xét xử vào giữa năm 2016.

Tham ô tài sản và rửa tiền tại Vinashin Lines

Trong khoảng thời gian tháng 5/2006 đến tháng 6/2008, công ty TNHH một thành viên vận tải Viễn dương (gọi tắt là Vinashin Lines) tiến hành mua các tàu biển cũ của nước ngoài về cho thuê lại. Các tàu này không đảm bảo chất lượng nhưng đã được Vinashin Lines nâng giá mua và hưởng tiền chiết khấu. Nhờ thương vụ này, Giang Kim Đạt (nguyên quyền Trưởng phòng kinh doanh Vinashin Lines) và đồng phạm gồm Trần Văn Liêm (nguyên Tổng giám đốc công ty), Trần Văn Khương (nguyên Kế toán trưởng) đã thu về gần 16 triệu USD. Không chỉ tham ô tài sản, Giang Kim Đạt tiếp tục nhờ bố ruột là Giang Văn Hiển mở nhiều tài khoản ngân hàng để rút ngoại tệ, sau đó đem gửi tiết kiệm, mua ôtô và 40 biệt thự, căn hộ cao cấp, đất đai ở nhiều vị trí đắt đỏ trên cả nước. Hành vi rửa tiền này cùng với tội tham ô tài sản của 3 bị cáo trên đã được đưa ra xét xử vào giữa năm 2017.

Đại án kinh tế tại PVC và PVN

Vụ việc tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) liên quan đến nhiều đơn vị khác nhau. Theo đó, ông Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN) đã đề ra chủ trương và chỉ định thầu trái quy định tại dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Ông Thăng cũng tạo điều kiện cho Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tổng Công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC - thuộc PVN) cùng đồng phạm sử dụng sai mục đích hơn 1115 tỷ đồng, gây thiệt hại khoảng 120 tỷ đồng. Không dừng ở đó, ông Thanh còn tham ô tài sản tại Tổng Công ty Cổ phần Bất động sản Dầu khí Việt Nam (PVP Land - thuộc PVC). Ông Thanh là người quyết định và chỉ đạo cho chuyển nhượng hơn 12 triệu cổ phần của PVP Land tại công ty Xuyên Thái Bình Dương với giá 34 triệu đồng/m2, thấp hơn giá trị thực của dự án (52 triệu đồng/m2). Việc này đem lại cho ông Thanh số tiền chênh lệch 14 tỷ đồng và gây thiệt hại cho nhà nước 87 tỷ đồng.

Xem tất cả 167 trang.

Ngày đăng: 09/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí