TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Đề tài:
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CAM KẾT GIA NHẬP WTO ĐẾN DỊCH VỤ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
: Nguyễn Khánh Toàn : Anh 6 : 44 : TS. Đỗ Hương Lan |
Có thể bạn quan tâm!
- Tác động của các cam kết gia nhập WTO đến dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam - 2
- Lưu Ký, Bù Trừ, Thanh Toán Và Đăng Ký Chứng Khoán
- Thị Trường Dịch Vụ Chứng Khoán Ở Việt Nam Trước Khi Gia Nhập Wto
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2009
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: Một số vấn đề cơ bản về dịch vụ chứng khoán và vấn đề tự do hóa thương mại dịch vụ chứng khoán trong khuôn khổ WTO 3
I. Một số vấn đề cơ bản về dịch vụ chứng khoán 3
1. Một số khái niệm cơ bản 3
1.1. Chứng khoán và thị trường chứng khoán 3
1.1.1. Chứng khoán 3
1.1.2. Thị trường chứng khoán 4
1.2. Dịch vụ chứng khoán và các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán 4
1.2.1. Dịch vụ chứng khoán 4
1.2.2. Các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán 5
2. Thị trường dịch vụ chứng khoán 5
2.1. Cung 5
2.2. Cầu 7
3. Các loại hình dịch vụ chứng khoán chính 8
3.1. Môi giới chứng khoán 8
3.2. Tự doanh chứng khoán 9
3.3. Bảo lãnh phát hành chứng khoán 11
3.4. Tư vấn đầu tư chứng khoán 13
3.5. Quản lý danh mục đầu tư 14
3.6. Quản lý quỹ chứng khoán 14
3.7. Lưu ký, bù trừ, thanh toán và đăng ký chứng khoán 15
II. Tự do thương mại dịch vụ chứng khoán trong khuôn khổ WTO ... 16
1. Vài nét về WTO và hiệp định GATS 16
1.1. Tổ chức Thương mại Thế giới WTO 16
1.2. Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ GATS 17
2. Tự do hóa thương mại dịch vụ chứng khoán trong khuôn khổ WTO 19
2.1. Cung cấp qua biên giới 21
2.2. Tiêu dùng ngoài lãnh thổ 22
2.3. Hiện diện thương mại 22
2.4. Hiện diện thể nhân 22
2.5. Tính minh bạch của pháp luật 23
CHƯƠNG 2: Tác động của các cam kết gia nhập WTO đến dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam 24
I. Thị trường dịch vụ chứng khoán ở Việt Nam trước khi gia nhập WTO 24
1. Các nhà cung cấp trên thị trường dịch vụ chứng khoán 24
1.1. Công ty chứng khoán 24
1.2. Công ty quản lý quỹ 26
2. Các loại hình dịch vụ chứng khoán cung cấp trên thị trường 27
2.1. Môi giới chứng khoán 27
2.1.1. Hoạt động môi giới cổ phiếu 29
2.1.2. Hoạt động môi giới trái phiếu 30
2.2. Tự doanh chứng khoán 31
2.3. Bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán 33
2.4. Tư vấn đầu tư chứng khoán 34
2.5. Quản lý danh mục đầu tư 35
II. Những tác động của các cam kết gia nhập WTO đến dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam 35
1. Các cam kết WTO của Việt Nam về dịch vụ chứng khoán 35
1.1. Mode 1 36
1.2. Mode 2 36
1.3. Mode 3 36
1.4. Mode 4 37
2. Thị trường dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam dưới tác động của các cam kết gia nhập WTO 37
2.1. Những nhận định ban đầu về các tác động 37
2.2. Các tác động thực tế 39
2.2.1. Sự gia tăng về quy mô và sức cạnh tranh giữa các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán 39
2.2.2. Sự gia tăng về nhu cầu và các loại dịch vụ chứng khoán 46
3. Đánh giá sự phát triển dịch vụ chứng khoán Việt Nam 51
3.1. Thành tựu đạt được 51
3.2. Những hạn chế còn tồn tại 53
CHƯƠNG 3: Giải pháp phát triển dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam thời kỳ hậu WTO 57
I. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ chứng khoán ở một số nước sau khi gia nhập WTO 57
1. Hàn Quốc trong quá trình tự do hóa dịch vụ chứng khoán 57
1.1. Giai đoạn từ đầu thập niên 80 đến trước năm 1997 57
1.2. Giai đoạn thứ hai diễn ra từ 1997 tới nay 58
2. Trung Quốc trong quá trình tự do hóa dịch vụ chứng khoán 63
2.1. Trung Quốc với việc thực hiện các cam kết ban đầu 63
2.2. Đánh giá việc thực hiện cam kết khi gia nhập WTO của Trung Quốc đến thời điểm này 74
3. Bài học từ việc nghiên cứu Hàn Quốc và Trung Quốc 76
II. Giải pháp phát triển dịch vụ chứng khoán ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO 77
1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về chứng khoán, doanh nghiệp và thị trường chứng khoán 77
2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán 80
2.1. Công ty chứng khoán 80
2.1.1. Hoạt động môi giới chứng khoán 80
2.1.2. Hoạt động tự doanh chứng khoán 80
2.1.3. Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán 81
2.1.4. Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán 82
2.1.5. Các hoạt động khác 82
2.2. Quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ 82
2.2.1. Một số quy định liên quan tới công ty quản lý quỹ 83
2.2.2. Các quy định về ngân hàng giám sát (người thụ ủy) 84
2.2.3. Các quy định khác 85
3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam 85
3.1. Cải thiện quy mô vốn 86
3.2. Nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô dịch vụ 86
3.3. Nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô nguồn nhân lực 87
3.4. Nâng cao và đổi mới cơ sở vật chất, công nghệ thông tin 88
3.5. Nâng cao khả năng quản trị, giám sát, kiểm soát nội bộ và hiệu quả tác nghiệp 89
3.6. Các giải pháp khác 90
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 1 93
PHỤ LỤC 2 95
LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi ra đời đến nay, thị trường chứng khoán đã chứng minh vai trò quan trọng của nó trong phát triển kinh tế Việt Nam. Một trong những nhân tố cơ bản và có lớn nhất tác động đến sự phát triển của thị trường chứng khoán là các loại hình dịch vụ chứng khoán. Dịch vụ chứng khoán là cầu nối giữa nhà phát hành và nhà đầu tư và các nhà đầu tư với nhau. Dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam tuy không mới, nhưng vẫn chưa có những yếu tố cần thiết để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường.
Hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành xu thế tất yếu và khách quan của các nền kinh tế trên thế giới. Việc hội nhập là cơ hội cho các nền kinh tế thực sự tạo ra một bước tiến mới, đồng thời cũng là một sự thử thách hiệu quả, năng lực cạnh tranh, khả năng tự chủ của các nền kinh tế. Điều này trở nên rõ ràng hơn đối với Việt Nam khi vào 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Sau nhiều năm đàm phán, việc gia nhập WTO đã tạo ra một thách thức lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Theo các cam kết với WTO, thị trường chứng khoán và đồng thời dịch vụ chứng khoán Việt Nam là những vấn đề chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc mở cửa.
Thực tế cho thấy sau các cam kết WTO, dịch vụ chứng khoán Việt Nam vẫn chưa tạo ra một chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới trong hoàn cảnh hội nhập. Nếu tình trạng kéo dài thì việc cung cấp loại hình dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam đều rơi vào tay các tổ chức nước ngoài sau khi thời gian thực hiện cam kết kết thúc.
Từ những vấn đề này, đề tài “Tác động của các cam kết gia nhập WTO đến dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam” được thực hiện với mục đích phân tích tình hình và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất trong thời điểm hiện tại. Những hướng giải quyết này không những giúp cho hoạt động
dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam có hiệu quả hơn mà thực sự sẽ tạo ra những biến chuyển mới cho thị trường dịch vụ chứng khoán trong thời gian sắp tới, tạo nền tảng cho các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán trong nước có chỗ đứng trong môi trường cạnh tranh gay gắt.
Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu các khái niệm cơ bản liên quan đến dịch vụ chứng khoán và vấn đề tự do hoá dịch vụ chứng khoán trong khuôn khổ WTO
- Tìm hiểu về thực trạng dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO, đánh giá các tác động của các cam kết tới dịhc vụ chứng khoán ở Việt Nam
- Đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam thời kỳ hậu WTO
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự phát triển của dịch vụ chứng khoán Việt Nam dưới tác động của các cam kết gia nhập WTO về dịch vụ chứng khoán. Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam chủ yếu trong khoảng từ năm 2005 đến nay.
Ngoài Lời mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo, khoá luận bao gồm 3 chương sau:
- Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về dịch vụ chứng khoán và vấn đề tự do hóa thương mại dịch vụ chứng khoán trong khuôn khổ WTO
- Chương 2: Tác động của các cam kết gia nhập WTO đến dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam
- Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam thời kỳ hậu WTO
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ CHỨNG KHOÁN
VÀ VẤN ĐỀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHỨNG KHOÁN TRONG KHUÔN KHỔ WTO
I. Một số vấn đề cơ bản về dịch vụ chứng khoán
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Chứng khoán và thị trường chứng khoán
1.1.1. Chứng khoán
Việc xác định cái gì là chứng khoán hay không dựa vào luật pháp của từng nước. Theo Luật Chứng khoán Việt Nam, chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành [2]. Tổ chức phát hành là tổ chức thực hiện phát hành chứng khoán ra công chúng. Chứng khoán là công cụ đại diện cho giá trị tài chính và có thể được thay thế hay thỏa thuận [http://vi.wikipedia.org/wiki/Chứng_khoán]. Đó là những tài sản tài chính vì nó mang lại thu nhập và khi cần người sở hữu nó có thể bán nó để thu tiền về [1, tr72]. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.
Chứng khoán là hàng hóa của thị trường chứng khoán. Do sự phát triển của thị trường, hàng hóa chứng khoán ngày càng phong phú và đa dạng. Chứng khoán thường được chia thành hai loại là chứng khoán cổ phần (như cổ phiếu) và chứng khoán nợ (như trái phiếu, trái khoán, các công cụ phái sinh). Ngoài ra còn có loại chứng khoán lai giữa hai loại trên (như các công cụ chuyển đổi, quyền mua cổ phần). Ở các nền kinh tế phát triển, loại chứng khoán nợ có tỷ trọng giao dịch áp đảo trên các thị trường chứng khoán. Còn ở những nền kinh tế kém phát triển, nơi mà thị trường chứng khoán mới được
thành lập, thì loại chứng khoán cổ phần lại chiếm tỷ trọng giao dịch lớn hơn. Điều này giải thích tại sao ở Việt Nam cuối thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, thị trường chứng khoán được nhiều người hiểu là nơi trao đổi các cổ phiếu.
1.1.2. Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán bao gồm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, và chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán [1, tr45].
Thị trường chứng khoán còn được phân chia thành thị trường tập trung và phi tập trung. Tính tập trung ở đây là muốn nói đến việc các giao dịch được tổ chức tập trung theo một địa điểm vật chất. Hình thái điển hình là Sở giao dịch chứng khoán. Tại Sở giao dịch chứng khoán, các giao dịch được tập trung tại một địa điểm; các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch. Thị trường phi tập trung còn gọi là thị trường OTC (over the counter). Trên thị trường này, các giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các công ty chứng khoán và được nối với nhau bằng mạng điện tử. Giá trên thị trường này được hình thành theo phương thức thoả thuận.
1.2. Dịch vụ chứng khoán và các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán
1.2.1. Dịch vụ chứng khoán