Do Sai Lầm Về Phương Pháp Nuôi Dưỡng


Động kinh được định nghĩa như là co giật tái đi tái lại không liên quan đến sốt hay tổn thương não cấp.

2. Nguyên nhân gây co giật

- Tình trạng thiếu ôxy não do ngạt, do viêm phổi.

- Xuất huyết não – màng não: thường xảy ra ở những trẻ khi đẻ phải can thiệp (giác hút,

forcept) hoặc chuyển dạ kéo dài hoặc do giảm prothrombin trong máu do thiếu vitamin K

- Do rối loạn chuyển hóa: hạ đường huyết, giảm canxi máu

- Sốt cao do nhiễm trùng hay bệnh động kinh


3. Thể lâm sàng

3.1 Sốt cao co giật

Định nghĩa : Cơn co giật xảy ra trong bệnh cảnh có sốt mà chỉ có sốt được xem là nguyên nhân chính gây co giật . Đây là chẩn đoán loại trừ

Người ta chia làm 2 dạng

3.1.1. Sốt cao co giật đơn giản:

Đặc điểm

- Tuổi :từ 6 tháng tới 5 tuổi

- Sốt trên 38,5ºC

- Cơn giật < 10 phút và giật kèm gồng toàn thân

- Không yếu liệt sau cơn. Không tiền căn bệnh thần kinh. Không dấu thần kinh khu trú.

3.1.2 Sốt cao co giật phức tạp:

Đặc điểm

- Tuổi: Nhỏ hơn 1 tuổi

- Cơn giật > 10 phút. Co giật thường khu trú . Giật nửa người. Có yếu liệt sau cơn giật. Có

tiền căn bệnh thần kinh. Khám LS thần kinh bất thường.

- XN : EEG, CT Scan, MRI

Điều trị : cần phải điều trị phòng ngừa(sodium valproate)


3.2 Động kinh

- 50% trẻ em có sốt cao co giật tái phát và một số nhỏ của chúng có cơn sốt cao co giật tái

phát nhiều lần, yếu tố nguy cơ để tiến triển sang động kinh bao gồm: Tiền sử gia đình có người bị động kinh

- Sốt cao co giật trước 9 tháng tuổi

- Cơn co giật kéo dài hay không điển hình

- Chậm phát triển các bước phát triển tâm lý.

- Có dấu hiệu thần kinh bất thường khi thăm khám.


4. Điều trị

4.1 Nguyên tắc điều trị

- Hỗ trợ hô hấp

- Cắt cơn co giật


- Điều trị nguyên nhân

4.1.2 Điều trị ban đầu

4.1.2. 1. Hỗ trợ hô hấp

- Đặt bệnh nhân nằm nghiêng, đầu ngửa.

- Đặt cây đè lưỡi quấn gạc (nếu đang giật)

- Hút đàm

- Cho thở oxygen để đạt Sa02 92 -96%.

- Đặt NKQ giúp thở nếu thất bại với oxygen hay có cơn ngừng thở.

4.1.2.2. Cắt cơn co giật

- Diazepam: 0,2 mg/kg/lần TMC, có thể gây ngưng thở dù tiêm mạch hay đường hậu môn vì thế luôn chuẩn bị bóng và mask giúp thở nhất là khi tiêm mạch nhanh.. Liều tối đa: trẻ < 5 tuổi: 5mg; trẻ > 5 tuổi: 10mg.

- Trẻ sơ sinh ưu tiên chọn lựa Phenobarbital 15-20mg/kg truyền tĩnh mạch trong 30 phút.

Nếu sau 30 phút còn co giật có thể lập lại liều thứ hai 10mg/kg.

4.1.2.3 Điều trị nguyên nhân

4.1.2.3.1 Nếu co giật do sốt cao:

- Trẻ đang làm kinh cần phải đặt ở tư thế dễ chịu, thoải mái để cho đường hô hấp thông

thoáng, tránh những tư thế bất thường.

- Cởi hết quần áo

- Theo dõi nhiệt độ ở nách, trán hay ở tai (tùy thuộc vào dụng cụ đo nhiệt)

- Đắp khăn ấm lên hai nách, hai bẹn. Khăn thứ năm lau ở trán. Thường xuyên thay đổi

khăn để việc giải nhiệt được nhanh hơn

- Hạ nhiệt bằng thuốc như paracetamol( 10-15 mg/kg/lần/ tọa dược, có thể lặp lại sau 4 giờ).

4.1.2.2 Xử trí ngoại khoa nếu chấn thương đầu, xuất huyết, u não…


VIÊM MÀNG NÃO


Mục tiêu

1. Trình bày được các vi khuẩn và virus thường gặp gây viêm màng não ở trẻ em

2. Trình bày được triệu chứng lâm sàng của viêm màng não ở trẻ em

3. Trình bày được nguyên tác điều trị bệnh viêm màng não

Viêm màng não là bệnh nhiễm trùng của màng não, nguyên nhân có thể do vi trùng hay siêu vi trùng. Đa số các trường hợp vi trùng hay siêu vi trùng từ vùng mũi họng xâm nhập vào màng não và gây viêm màng não. Là một cấp cứu thường gặp trong nhi khoa và nguy hiểm ở trẻ em cần được chẩn đoán và xử trí kịp thời.


1. Tác nhân gây bệnh

- Vi khuẩn: chủ yếu là do liên cầu nhóm B, Listeria monocytogene, trực trùng Gram (-), enterococci, tụ cầu, là não mô cầu và phế cầu .

- Virus: Sởi, quai bị, Enterovirus, Rubella, Herpes …


2. Triệu chứng lâm sàng


Dấu hiệu của bệnh viêm màng não có thể xuất hiện rất nhanh ngay trong ngày đầu tiên của bệnh hay xuất hiện sau một vài ngày sốt, ho, sổ mũi bằng các triệu chứng như sau:

- Trẻ lớn: Hội chứng nhiễm trùng: sốt cao. Tam chứng màng não: nhức đầu, nôn, táo bón. Rối loạn ý thức: lơ mơ, đờ đẫn, hôn mê. Rối loạn vận động: co giật, liệt.

- Trẻ bú mẹ: Hội chứng nhiễm trùng: sốt,vẽ mặt nhiễm trùng, xanh tái, tái nhợt, bạch cầu tăng. Rối loạn ý thức : lơ mơ, đờ đẫn, tăng kích thích, khóc khi được bế. Rối loạn vận động : co giật. Rối loạn tiêu hoá: bỏ bú, nôn, ỉa chảy. Các dấu màng não: có nhưng không điển hình.Thóp phồng ở những trẻ còn thóp.

- Riêng trẻ dưới 3 tháng tuổi có thể không sốt , bỏ bú, khóc thét hay ngủ nhiều.

Rối loạn ý thức: lơ mơ, kích thích rên è è, ngũ lịm hôn mê. Rối loạn nhịp thở : suy hô hấp. Rối loạn vận động: co giật. Rối loạn tiêu hoá: bỏ bú, nôn, ỉa chảy. Vàng da.

Thóp phồng. Dấu màng não không rõ

Về mặt cộng đồng một số các tình huống sau cần nghi ngờ VMN: Sốt cao + co giật

Sốt + bỏ bú

Sốt + thóp phồng ( ở những trẻ còn thóp )

Sốt + rối loạn ý thức (lơ mơ, kích thích, vật vã, lú lẫn…) Sốt + có dấu hiệu màng não

Sốt + có kèm dấu thần kinh bất thường

Sốt + tử ban dạng hình sao, thường do não mô cầu có thể kèm nhiễm trùng huyết Sốt + nhiễm trùng, nhiễm độc nặng nề + vẻ mặt xanh tái (không tìm thấy tiêu điểm nhiễm trùng )

Các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân: cứng cổ, thóp phồng là các dấu hiệu chỉ điểm của bệnh rất nặng có thể là Viêm màng não.


3. Cận lâm sàng

- CTM, tiểu cầu, VSS. tìm hội chứng nhiễm trùng

- Đường máu thường giảm, hoặc để so sánh với đường DNT

- Cấy máu có thể tìm thấy vi trùng.

- Cấy dịch mủi họng, mủ tai, thương tổn da,

- X-quang phổi, xương sọ, xương chũm.khi nghi ngờ nguyên nhân do tai. Một số xét nghiệm khác liên quan đến DNT:

- Phản ứng Rivalta (+) : tăng globulin trong NNT.

- Điện đi dịch não tủy : Gamma globulin tăng.

- Nếu cấy dịch não tủy có vi khuẩn, thường người ta làm kháng sinh đồ tìm độ nhạy cảm của kháng sinh với vi khuẩn.


4. Chẩn đoán

- Tiền sử, bệnh sử và dịch tễ.

- Lâm sàng.

- Viêm màng não mủ : Dịch não tủy : mờ đục, tế bào tăng chủ yếu neutrophile, protein tăng, đường giảm, có vi trùng trong nước não tủy.


- Viêm màng não do siêu vi (còn gọi là viêm màng não nước trong) : quai bị, Enterovirus, Arbovirus, Epstein - Barr virus, Varicella - Zoster ...dịch não tủy trong, bạch cầu tăng ít, lympho ưu thế, đường không giảm, vi trùng không có.

- Viêm màng não do nấm : Candida albicans, Cryptococcus neoformans. hiếm

- Viêm màng não hóa chất : gây tê tủy sống, ngộ độc chì, thủy ngân. hiếm gặp Biến đổi DNT trong các bệnh thường gặp:



DNTBệnh

Viêm màng não mủ (vi trùng)

Viêm não- màng não vius

Xuất huyết não- màng não

Viêm màng não do Lao

Màu sắc

mờ, đục

trong

hồng, đỏ

Vàng chanh

Protein

Tăng rõ

Bình thường, tăng nhẹ

tăng

Tăng

Đường

giảm rõ

Bình thường

Bình thường

Bình thường

Bạch cầu

Tăng rõ

Tăng không quá 500 -1000

Bình thường

Tăng nhẹ

Loại bạch cầu

Trung tính

lympho

giống cấu trúc trong máu

lympho

Vi trùng

Có thể tìm thấy

Không có

Không có

Khó tìm thấy BK

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Sức khỏe trẻ em dành cho y sĩ đa khoa - 13


5. Điều trị

- Nằm đầu cao, thông thoáng đường thở, cho thở O2 , hút đờm giải, hạn chế nước : cho 1/2

- 2/3 lượng nước nhu cầu. thuốc chống phù não ( Lasix, Manitol )

- Chống co giật: Phenobarbital :10 mg/Kg tiêm tĩnh mạch, cho kết quả chậm sau 20 phút

- Hạ nhiệt : Paracetamol theo đường uống, đường hậu môn, đường qua sonde dạ dày hoặc đường tĩnh mạch tùy theo tình huống.

Kháng sinh chỉ định trong VMNM, sử dụng thích hợp theo vi khuẩn gây bệnh

- Khi chưa biết loại vi khuẩn

+ Đối với trẻ sơ sinh: Ampicilin + Gentamicin hoặc Ampicilin + Cephalosporin 3

+ Đối với trẻ ngoài diện sơ sinh :


+ Ceftriaxone : 100mg/Kg/24 giờ

+ Cefotaxime : 200mg/Kg/24 giờ

- Khi biết rõ loại vi khuẩn : Chọn kháng sinh theo từng loại vi khuẩn gây bệnh và theo kháng sinh đồ


6. Phòng bệnh

Tiêm phòng Vaccine : đối với Haemophilus influenzae và não mô cầu.

Tài liệu tham khảo

1. Trường Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh - Bộ Môn Nhi (2001). Sổ tay xử trí lồng ghép bệnh trẻ em. Nhà Xuất Bản Y Học.

2. Nhi Khoa, Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y Học

3. Điều dưỡng Nhi Khoa. Nhà xuất bản y học


CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Được gọi là sốt khi

A. Nhiệt độ trực tràng ≥ 380C

B. Nhiệt độ nách ≥ 380C

C. Nhiệt độ trực tràng ≥ 37.50C

D. Nhiệt độ miệng ≥ 38.50C

2. Khi áp dụng phương pháp vật lý để hạ sốt

A. Ngân trẻ vào nước

B. Nên pha cồn vào nước vì cồn bay hơi làm mất nhiệt nhanh hơn

C. Nên sử dụng nước ấm

D. Có thể thay thế thuốc hạ sốt vì thải nhiệt nhanh hơn

3. Mục tiêu điều trị trẻ sốt tại nhà

A. Hạ sốt và điều trị nguyên nhân

B. Hạ sốt và theo dõi dấu hiệu bệnh nặng

C. Điều trị nguyên nhân và theo dõi dấu hiệu bệnh nặng

D. Hạ sốt, phòng ngừa mất nước, theo dõi dấu hiệu bện nặng và điều trị nguyên nhân

4. Vấn đề hạ nhiệt trong co giật do sốt

A. Nên dùng nước đá

B. Nên dùng nước pha rượu


C. Nên dùng nước ấm khoảng 370c

D. Chỉ lau mát khi trẻ chưa co gật

5. Trẻ 15 tháng tuổi, 10 kg sốt cao 400c, co giật nên dùng Paracetamol

A. Uống 100mg

B. Uống 150mg

C. Nhét hậu môn 150mg

D. Nhét hậu môn 250mg


BÀI 15

SUY DINH DƯỠNG

VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG


MỤC TIÊU

1 Trình bày được nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng.

2. Nêu được cách phân loại suy dinh dưỡng.

3. Kể được các triệu chứng lâm sàng của các thể suy dinh dưỡng.

4. Trình bày được cách lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc và điều trị trẻ suy dinh dưỡng.

5.Trình bày được các biện pháp phòng bệnh suy dinh dưỡng.


Suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng thiếu protein-năng lượng và các vi chất dinh dưỡng. Bệnh hay gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, có ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển về thể chất, tinh thần và vận động. Trẻ SDD, sức đề kháng của cơ thể rất yếu, rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, diễn biến thường nặng và dễ dẫn đến tử vong.


1. Tác hại

- Chậm tăng trưởng: Trẻ chậm lớn, chậm phát triển vận động và trí

thông minh, lâu dài ảnh hưởng đến tầm vóc và nòi giống dân tộc.

- Dễ nhiễm trùng:

Suy dinh dưỡng

↑ ↓

Nhiễm trùng

Làm trẻ rơi vào vòng lẩn quẩn, gây ra suy dinh dưỡng nặng hơn và dễ dẫn đến tử vong


2. Nguyên nhân

2.1. Do sai lầm về phương pháp nuôi dưỡng

- Mẹ không có sữa hoặc thiếu sữa, phải cho trẻ ăn sữa bò pha loãng hoặc chỉ cho ăn nước cơm, nước cháo có đường.

- Cho trẻ ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn.

- Cai sữa sớm.

- Không biết tô màu bát bột

2.2. Do nhiễm khuẩn

- Cấp: viêm phổi, tiêu chảy.

- Mãn: viêm tai giữa, lao

- Nhiễm lý sinh trùng: giun.

- Các bệnh lây cấp tính: sởi, lỵ, ho gà…

Có mối liên quan giữa suy dinh dưỡng và nhiễm khuẩn: Suy dinh dưỡng làm tăng tính cảm thụ đối với nhiễm khuẩn,ngược lại,nhiễm khuẩn có thể làm cho suy dinh dưỡng nặng lên.


2.3. Các yếu tố nguy cơ

- Trẻ đẻ non, đẻ thấp cân.

- Trẻ sinh đôi sinh ba.

- Trẻ có dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh…

- Trẻ sống trong gia đình đông con, cha mẹ ly dị.

- Trẻ sống trong gia đình khó khăn về kinh tế.

- Dịch vụ chăm sóc y tế yếu kém.



1981)

3. Phân loại

3.1. Phân loại mức độ suy dinh dưỡng dựa vào cân nặng theo tuổi (theo WHO


- SDD độ I: Cân nặng còn 70 – 80% trọng lượng của trẻ bình thường

- SDD độ II: Cân nặng còn 60 – 70 % trọng lượng của trẻ bình thường

- SDD đô III: Cân nặng còn dưới 60% trọng lượng của trẻ bình thường

3.2. Waterlow – 1976: dựa vào cân nặng theo chiều cao (W/H) và chiều cao

theo lứa tuổi (H/A).

- Gầy mòn: Biểu hiện tình trạng SDD cấp tính, mới xảy ra.

- Còi cọc: Biểu hiện tình trạng SDD trong quá khứ.



Tỷ lệ % cân nặng Theo tuổi

Phù

Không

60 – 80%

SDD độ I; II

Kwashiorkor

˂60%

Marasmus

Marasmus – Kwashiorkor

- Gầy mòn + còi cọc: Biểu hiện tình trạng SDD mãn tính (đã bị suy dinh dưỡng từ lâu và hiện đang còn SDD)


3.3. Phân loại suy dinh dưỡng dựa vào cân nặng theo tuổi phối hợp với triệu chứng phù

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 03/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí