Sửa chữa xe máy - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai - 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI


GIÁO TRÌNH NGHỀ: SỬA CHỮA XE MÁY

TRÌNH ĐỘ: SƠ CẤP NGHỀ


Lào Cai, Năm 2017

Lời nói đầu

Xe máy được sử dụng rộng rãi ở nước ta hiên nay nó một phương tiện đi lại cá nhân. Với sự phát triển kinh tế của đất nước, đời sống được nâng cao số lượng xe máy gia tăng nhanh chóng, đi cùng với nó là sự đòi hỏi phải có một đội ngũ thợ bảo dưỡng và sửa chữa. Giáo trìnhSửa chữa và bảo dưỡng xe máy được biên soạn nhằm mục đích cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng có thể sửa chữa được xe máy. Giáo trình biên soạn dựa trên cơ sở điều kiện thực tế hiện nay dùng trong đào tạo sơ cấp nghê.

Nội dung của giáo trình được biên soạn với 4 mô đun tích hợp lý thuyết và thực hành bao gồm:

MĐ 01: Sửa chữa động cơ xe máy

MĐ 02: Sửa chữa hệ thống nhiên liệu, khởi động và đánh lửa xe máy MĐ 03: Sửa chữa hệ thống truyền động và khung sườn xe máy

MĐ 04: Sửa chữa hệ thống điện trên xe máy

Giáo trình được biên soạn cho đối tượng sơ cấp. Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi khiếm khuyết, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của hội đồng thấm định để cho giáo trình được hoàn thiện hơn.

TÁC GIẢ

Mục lục


Số TT

Tên mô đun và các bài trong mô đun

Trang

MĐ 01

Sửa chữa động cơ xe máy

02- 57

1

Bài 1. Khái niệm, cấu tạo chung về xe máy, tổng quan nghề sửa

chữa xe máy

5

2

Bài 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ

36

3

Bài 3. Sửa chữa Cơ cấu phân phối khí

41

4

Bài 4. Sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

57

MĐ 02

Sửa chữa hệ thống nhiên liệu, khởi động và đánh lửa xe máy

83-119

1

Bài 1. Sửa chữa hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí trên xe máy

86

2

Bài 2. Sửa chữa hệ thống nhiên liệu phun xăng điện tử trên xe máy

99

3

Bài 3. Sửa chữa hệ thống khởi động xe máy

113

4

Bài 4. Sửa chữa hệ thống đánh lửa xe máy

119

MĐ 03

Sửa chữa hệ thống truyền động và khung sườn xe máy

136-194

1

Bài 1. Sửa chữa bộ ly hợp

139

2

Bài 2. Sửa chữa hộp số

152

3

Bài 3. Sửa chữa bộ truyền động vô cấp

158

4

Bài 4. Sửa chữa hệ thống phanh bánh xe

172

5

Bài 5. Sửa chữa hệ thống giảm xóc, cổ phốt xe

194

MĐ 04

Sửa chữa hệ thống điện xe máy

207-229

1

Bài 1. Tổng quan về hệ thống điện và bảo dưỡng nguồn điện trên xe

209

2

Bài 2: Sửa chữa hệ thống chiếu sáng

217

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Bài 3: Sửa chữa hệ thống tín hiệu

221

3

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Sửa chữa động cơ xe máy

Mã số mô đun: MĐ 01

Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ: (Lý thuyết: 17 giờ; Thực hành: 39 giờ; Kiểm tra 04 giờ)

I. Vị trí, tính chất mô đun:

- Vị trí:Mô đun được bố trí dạy đầu tiên

- Tính chất: Là mô đun bắt buộc.

II. Mục tiêu mô đun:

- Kiến thức

+ Trình bày được khái niệm, cấu tạo chung về xe máy, tổng quan nghề sửa chữa xe máy.

+ Trình bày được cấu tạo nguyên lý hoạt động của động cơ xe máy và các cơ cấu trong động cơ xe máy.

+ Trình bày được tượng nguyên nhân hư hỏng của cơ cấu phân phối khí, cơ cấu thanh truyền trục khuỷu, hệ thống bôi trơn làm mát.

+ Giải thích đúng những hiện tượng, nguyên nhân các sai hỏng thường gặp của xe

máy


- Kỹ năng

+ Lựa chọn và sử dụng đúng các dụng cụ tháo, lắp, dụng cụ và thiết bị kiểm tra

+ Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được những sai hỏng của động cơ xe máy đúng quy

trình, đảm bảo kỹ thuật và an toàn

+ Trình bày được kiến thức cơ bản về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động trong nghề sửa chữa xe máy.

+ Vận hành và sử dụng được các thiết bị máy công cụ phục vụ ngề sửa chữa.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm

+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề sửa chữa

+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

+ Có tinh thần trách nhiệm cao và tự chủ cũng như tự chịu trách nhiệm trong học, như thực hành.


Số TT


Tên các bài trong mô đun

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

1

Bài 1. Khái niệm, cấu tạo chung về xe máy, tổng quan nghề sửa chữa xe máy

6

4

2


1. Khái niệm, cấu tạo chung về xe máy.

1

1



2. An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp trong sửa chữa

1

1


3. Sử dụng các dụng cụ thiết bị trong sửa chữa

2

1

1

4. Các công tác bảo dưỡng sửa chửa

2

1

1

2

Bài 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ

4

3

1


1. Khái niệm và thuật ngữ thường dùng trong động cơ

1

1


2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ xe máy.

3

2

1

3

Bài 3. Sửa chữa Cơ cấu phân phối khí

16

4

10

2

1. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của bộ dẫn động cam.

1

1



2. Sửa chữa các chi tiết của cơ cấu phân phối khí

9

2

7


3. Sửa chữa nắp máy

4

1

3


Kiểm tra

2



2

4

Bài 4. Sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

34

6

26

2

1. Sửa chữa pít tông - xéc măng và xi lanh

16

3

13


2. Sửa chữa thanh truyền – trục khuỷu

8

1

7


3. Sửa chữa hệ thống bôi trơn

8

2

6


Kiểm tra

2



2


Cộng

60

17

39

4


Bài 1. Khái niệm, cấu tạo chung về xe máy, tổng quan nghề sửa chữa xe máy

1. Khái niệm, cấu tạo chung về xe máy.

1.1. Khái niệm chung về xe máy

Xe máy là phương tiện cơ giới có hai bánh, được trang bị động cơ truyền động tới bánh sau giúp chiếc xe có thể di chuyển về phía trước. Người lái điều khiển chiếc xe thông qua tay lái nối liền với bánh trước. Các bộ phận điều khiển trên tay lái giúp kiểm soát tốc độ, bộ ly hợp (đối với xe có tay côn) và phanh trước, trong khi hai bàn đạp chân cho phép thay đổi hộp số và phanh sau.

Về phân loại, có khá nhiều cách để phân loại xe máy. Có thể phân loại theo số bánh xe, mặc dù khái niệm cơ bản xe máy là loại phương tiện hai bánh, nhưng một số biến thể xe gắn máy có 3 bánh hoặc 4 bánh như hack (loại xe máy có ghế phụ ở bên cạnh) vẫn được xếp vào dòng xe máy.

Ngoài ra có thể phân loại theo dung tích xilanh, xe dưới 50 phân khối, xe từ 50-175 phân khối và xe trên 175 phân khối (xe phân khối lớn).

Tuy nhiên kiểu phân loại phổ biến nhất là dựa trên tính chất cấu tạo và 1

Tuy nhiên, kiểu phân loại phổ biến nhất là dựa trên tính chất, cấu tạo và công dụng của chiếc xe. Chúng ta có xe máy thông dụng thường thấy ở Việt Nam là kiểu xe Underbone và Scooter. Trong đó, Underbone là dòng xe số, như Wave, Future, Sirius, Exciter...

Đặc điểm chính của loại xe này là động cơ đặt bên dưới khung xe bình xăng 2

Đặc điểm chính của loại xe này là động cơ đặt bên dưới khung xe, bình xăng ở dưới yên. Với thiết kế này, trọng tâm xe lùi về sau hoặc ở giữa, phần đầu xe nhẹ nhàng.

Scooter, hay còn gọi là xe tay ga, do sử dụng hộp số vô cấp (cũng có một số dòng xe Scooter sử dụng hộp số tay với số và côn được tích hợp ở tay lái bên trái). Đặc điểm chính của Scooter là có động cơ đặt phía sau xe, phần đuôi xe khá lớn với cốp xe rộng, không gian phía trước thoải mái, nó cũng có đường kính vành xe nhỏ hơn so với hầu hết các dòng xe khác. Underbone và Scooter cũng sử dụng nhiều công nghệ khác nhau mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong các phần sau.

Ngoài ra còn có các xe phân khối lớn được chia thành các dòng xe chính như Naked 3

Ngoài ra còn có các xe phân khối lớn được chia thành các dòng xe chính như Naked, Sport, Cruiser, Touring và xe địa hình Motocross.

1.2. Cấu tạo chung về xe máy

Thông thường một chiếc xe gắn máy gồm những bộ phận sau:

a. Động cơ:

Là bộ máy gồm nhiều chi tiết và hệ thống lắp ghép liên hệ mật thiết với nhau, là nơi đốt cháy nhiên liệu tỏa nhiệt biến thành cơ năng rồi sinh ra động lực truyền sang hệ thống truyền chuyển động

làm cho xe di chuyển. Muốn vậy trong động cơ phải có các chi tiết và hệ thống sau:

+ Các chi tiết cố định và di động.

+ Các chi tiết của hệ thống phân phối khí.

+ Hệ thống làm trơn, làm mát.

+ Hệ thống nhiên liệu.

+ Hệ thống đánh lửa.

b. Hệ thống truyền chuyển động:

Có nhiệm vụ truyền chuyển động từ động cơ đến bánh xe phát động, thay đổi tốc độ, moment của bánh xe phát động tùy theo tải trọng và đường sá. Hệ thống này gồm: Bộ ly hợp, hộp số, bánh xe răng kéo xích (nhông trước); dĩa sên (nhông sau), xích tải.


Hình 1 1 Cấu tạo tổng quát xe 1 Công tắc máy đồng thời khoá cổ chìa khoá yên 4


Hình 1.1 : Cấu tạo tổng quát xe

1. Công tắc máy đồng thời khoá cổ, chìa khoá yên 2. Cụm công tắc cốt, pha, công tắc kèn, công tắc quẹo 3. Công tơ mét 4. Cụm công tắc đèn chính, nút đề

5. Tay ga 6. Tay thắng trước 7. Bửng, vít ráp móc treo

8. Bàn đạp thắng sau 9. Chổ để chân 10. Công tắc đèn stop 11. Giò đạp 12. Gác chân 13. Dè sau 14. Khung giữ khi dựng hay đẩy xe 15. Baga trước 16.

Chỗ đựng đồ nghề 17.Khoá yên 18. Khung gắn gát chân 19. Chân chống nghiêng 20.Chân chống đứng 21. Chổ để chân 22.Cần sang số

23. Khoá xăng 24. Lọc xăng 25. Kính chiếu hậu 26. Yên xe 27. Cao su giảm chấn yên xe 28. Nắp xăng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/01/2024