Vai Trò Của Người Dân Trong Xây Dựng Các Công Trình Gtnt


chức ở địa phương, huy động đóng góp của các chủ phương tiện vận tải, kể cả xe máy; cho phép huyện được sử dụng nguồn thu từ việc này được dùng để xây dựng các công trình giao thông theo kế hoạch. Chính sách xây dựng đường GTNT có tác động đến việc tích cực hay thụ động về sự tham gia của cộng đồng.

Thực tiễn đã ghi nhận sự đột phá đầu tiên về đường lối chính sách của Đảng trong thời kỳ đổi mới, cũng được khởi đầu từ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Từ đó, nhiều Nghị quyết của Đảng và các Quyết định, Kế hoạch, Chương trình hành động của Chính phủ đã trực tiếp triển khai thực hiện các vấn đề này, cụ thể như: Ngày 05/8/2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 26/NQ-TW "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới để làm cơ sở đánh giá xây dựng NTM; Nghị định số 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ bổ sung một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 dựa trên Quyết định 1600/QĐ-TTg và thay thế Quyết định 800/QĐ-TTg. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng. Với mục tiêu toàn diện: Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn từng bước hiện đại; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xây dựng nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái; giữ vững an ninh - trật tự; tăng cường hệ thống chính trị ổn định ở nông thôn; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Bằng Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia này bao gồm 19 tiêu chí và được chia thành 5 nhóm cụ thể: Nhóm về quy hoạch, về hạ tầng kinh


tế - xã hội, về kinh tế và tổ chức sản xuất, về văn hóa - xã hội - môi trường và về hệ thống chính trị. Theo đó, Bộ tiêu chí đưa ra chỉ tiêu chung cả nước và các chỉ tiêu cụ thể theo từng vùng: Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi vùng.

Để đảm bảo chất lượng, hiệu quả công trình đường GTNT, Bộ GTVT cũng đã ban hành Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 về ban hành hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường GTNT phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020 và kèm theo đó là Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT ngày 08/8/2014 hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường GTNT.

Ngoài ra, theo Luật Giao thông đường bộ được Quốc hội ban hành ngày 13/11/2008, Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Báo cáo chiến lược của Bộ Giao thông Vận tải, việc quản lý hệ thống đường GTNT (đường huyện, đường xã) được xác định do UBND cấp tỉnh quy định; thẩm quyền phân loại và điều chỉnh hệ thống đường GTNT (đường huyện, đường xã) do UBND cấp huyện quyết định sau khi được UBND cấp tỉnh đồng ý. Như vậy, theo quy định hiện hành, hệ thống GTNT do UBND tỉnh quản lý đồng nghĩa với việc vai trò của người dân đã không được đề cập tới. Tuy nhiên, trên thực tế, có 4 cấp tham gia quản lý hệ thống GTNT là:


địa).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

- Cấp TW: Bộ GTVT (Tổng Cục đường bộ Việt Nam, Cục Đường thủy nội


- Cấp tỉnh: UBND tỉnh (Sở GTVT).

- Cấp Huyện: UBND Huyện (Phòng Kinh tế và Hạ tầng).

- Cấp xã: UBND xã.

* Cấp Trung Ương: Bộ GTVT có trách nhiệm quản lý nhà nước hệ thống

GTNT trong phạm vi cả nước, bao gồm xây dựng chiến lược, hoạch định chính


sách, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn kỹ thuật quản lý, xây dựng và bảo trì hệ thống GTNT. Chịu trách nhiệm tổ chức quản lý xây dựng, bảo trì đường quốc lộ, cao tốc đi qua đô thị, các đường tham gia vận tải quốc tế.

* Cấp tỉnh: Sở GTVT là cơ quan trực tiếp được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao quản lý, bảo trì và khai thác hệ thống đường GTNT trên địa bàn, xây dựng quy hoạch phát triển GTNT theo chiến lược phát triển GTNT chung. Đồng thời thường xuyên cung cấp các vấn đề liên quan đến chuyên môn của ngành cho Uỷ ban nhân dân tỉnh và chịu hoàn toàn về mặt kỹ thuật đồng thời hỗ trợ UBND cấp huyện về các vấn đề liên quan đến ngành giao thông.

* Cấp huyện: UBND huyện là cơ quan quản lý hệ thống đường huyện, đường xã. Hiện tại, phòng Kinh tế và Hạ tầng được giao giúp UBND hyện quản lý đường GTNT trên địa bàn huyện. UBND huyện có trách nhiệm phổ biến tới từng xã trong huyện về tổ chức thực hiện biện pháp bảo vệ hành lang an toàn đường bộ và những quy định của Pháp luật về đường GTNT.

* Cấp xã: UBND xã chịu trách nhiệm quản lý, bảo trì và khai thác hệ thống đường xã. Đồng thời tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhân dân trong xã các quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ và bảo vệ kế cấu hạ tầng giao thông đường bộ song song với việc sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo quy định của Pháp luật.


Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức quản lý các cấp về GTNT


Nguồn Báo cáo chiến lược phát triển giao thông nông thôn đến năm 2020 tầm 1

Nguồn: Báo cáo chiến lược phát triển giao thông nông thôn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ Giao thông vận tải (2011)

2.4 Xây dựng đường GTNT tại địa phương

Đường GTNT được đầu tư sẽ góp phần tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, hệ thống GTNT của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang ngày càng hoàn thiện.

Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, những năm qua phong trào làm đường GTNT ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã góp phần tích cực làm thay đổi diện mạo cho những vùng nông thôn, từng bước tạo ra mạng lưới giao thông xuyên suốt giữa các huyện, xã, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển theo hướng bền vững.


Những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh về tăng cường quán triệt Nghị quyết sâu rộng tới toàn thể cán bộ, công chức viên chức, nhân dân trong tỉnh về tổ chức thực hiện phong trào xây dựng, phát triển đường GTNT, Sở GTVT đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản như: Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 15/06/2013 về phát triển GTNT gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM đến năm 2020; Trên cơ sở Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành Quyết định số 24/2013/QĐ- UBND ngày 24/5/2013 về việc sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí về nông thôn mới tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành kèm theo Quyết định 01/2011/QĐ-UBND ngày 24/01/2011.

Bên cạnh đó, việc thực hiện tiêu chí về giao thông, Sở Giao thông Vận tải cũng có Công văn số 1994/SGTVT-QLGT ngày 09/12/2013 về ban hành hướng dẫn thực hiện tiêu chí số 2 trong Bộ tiêu chí NTM tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Để đạt tiêu chí số 2 (giao thông) nếu khi đáp ứng đủ 04 yêu cầu:

1) Đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT tỷ lệ 100%;

2) Đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT tỷ lệ 100%;

3) Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa đạt tỷ lệ 100%;

4) Đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện đạt tỷ lệ 100%.

Những năm gần đây, trong điều kiện nguồn vốn ngân sách địa phương hạn hẹp, Sở GTVT đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo với Chính phủ, các bộ, ngành liên quan trong công tác đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, có quy mô lớn bằng các nguồn vốn khác như vốn ngân sách TW hỗ trợ, Trái phiếu Chính phủ, vốn ODA…, cũng như xã hội hóa trong đầu tư xây dựng đường giao thông bằng BOT, BT…


Huyện Tân Thành nay đã chuyển dịch cơ cấu sản xuất công nghiệp, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 6,25% , nhưng nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là vị trí quan trọng với hơn 60% dân cư sống ở vùng nông thôn. Nông nghiệp tại huyện Tân Thành có nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả với quy mô lớn: Trồng cây ăn quả, đặc biệt là bưởi da xanh; nuôi trồng thủy hải sản; trồng hoa màu… đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Để cụ thể hóa nội dung Nghị quyết của TW và Kế hoạch của UBND tỉnh, UBND huyện đã ra Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM. Và cũng đã xây dựng Kế hoạch số 1324/KH-UBND ngày 27/4/2016 về thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn huyện Tân Thành giai đoạn 2016 – 2020, trực tiếp chỉ đạo chủ đầu tư các dự án thuộc Chương trình NTM đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và đảm bảo chất lượng công trình.

Bên cạnh đó UBND huyện Tân Thành còn có đội ngũ cán bộ, công viên chức có chuyên môn phù hợp và am hiểu về kỹ thuật xây dựng đường GTNT nên đã thực hiện đúng theo điều Luật, Nghị định quy định về việc đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Luật Xây dựng năm 2014, Luật Đấu thầu năm 2013, và các Nghị định hướng dẫn liên quan của Chính Phủ như: Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 ban hành Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Qua đó đã giúp một phần thực hiện thành công tiêu chí đường GTNT ở một số xã, thực hiện đúng và kịp thời theo kế hoạch của UBND huyện, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình đảm bảo kỹ thuật theo chuẩn đường bộ được Bộ GTVT quy định.

2.5 Vai trò của người dân trong xây dựng các công trình GTNT

Hiện nay nguồn lực hỗ trợ từ Ngân sách NN cho phát triển nông thôn nói chung, cho các công trình GTNT nói riêng còn nhiều hạn chế mà nguyên nhân chủ yếu là ngân sách có hạn, nhu cầu thì nhiều, hướng tới triển vọng một chương trình


xây dựng các công trình GTNT trên phạm vi lãnh thổ toàn quốc thì phát triển dựa vào nội lực và do người dân làm chủ được xem là giải pháp hiệu quả.

Vai trò của người dân trong việc xây dựng các công trình GTNT phải xuất phát từ thôn rồi đến xã. Thôn không phải là một cấp chính quyền, song vẫn có các tổ chức hội đoàn thể và lại là nơi sinh sống của cộng đồng dân cư, có tính gắn kết cao do cùng chia sẻ các giá trị cộng đồng cũng như các nguồn tài nguyên tự nhiên. Đồng thời là nơi thực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi. Do đó, muốn huy động được sức mạnh của người dân để xây dựng các công trình GTNT thì việc xây dựng các công trình GTNT được thực hiện tại cấp thôn là phù hợp và đảm bảo tính thực tiễn và khả thi cao. Trên thôn/ấp là xã, cấp xã giữ vai trò tổng hợp các kế hoạch phát triển của các thôn/ấp trong xã, điều phối, hỗ trợ và làm cầu nối khi được các thôn/ấp yêu cầu. Cấp xã cũng xây dựng kế hoạch phát triển xã bao gồm các hoạt động phát triển chung, liên thôn/ấp và các hoạt động phát triển quy mô lớn, mức độ kỹ thuật phức tạp, vượt quá khả năng tổ chức thực hiện, vận hành... của các thôn/ấp. Cấp xã còn có vai trò quan trọng là cấp đóng vai trò cầu nối và là điểm giao thoa của các hỗ trợ từ trên xuống và các nhu cầu về phát triển từ các cộng đồng thôn đưa lên.

Tuy nhiên để có sự khởi đầu cho việc xây dựng các công trình GTNT thì bản thân người dân cần sự hỗ trợ của các thành viên hỗ trợ phát triển trong việc xây dựng các công trình GTNT. Thành viên hỗ trợ phát triển là người giúp đỡ và tư vấn chứ không phải là người ra quyết định. Vai trò của thành viên phát triển là giúp đỡ và tư vấn cho người dân thôn/ấp xác định các mục tiêu trong việc xây dựng các công trình GTNT. Bất kỳ ai cũng có thể trở thành viên phát triển nếu hội tụ đủ các tiêu chuẩn sau: Kiến thức về các công trình giao thông nói chung và các công trình GTNT nói riêng, có kỹ năng và am hiểu về công tác xã hội, có sức khoẻ tốt và có lòng nhiệt thành với công tác phát triển.

Người dân trong cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng trong các hoạt động xây dựng các công trình GTNT. Bản thân người dân của thôn nếu như đổi mới được tư duy việc xây dựng các công trình GTNT là nghĩa vụ, trách nhiệm của NN sang


nhận thức rằng việc xây dựng cũng như quản lý các công trình GTNT là phục vụ cho chính lợi ích của người dân; mọi việc phải được bắt đầu và khởi xướng từ người dân, do người dân đề xuất, bên ngoài chỉ hỗ trợ và giúp đỡ khi cần thiết thì công cuộc xây dựng các công trình GTNT mới thực sự đem đến hiệu quả thiết thực và bền vững.

Tuy nhiên, hiện nay chủ yếu người dân tham gia vào việc xây dựng các công trình GTNT chủ yếu bởi nghĩa vụ hoặc bởi định hướng bên ngoài mà chưa tham gia ở cấp độ tự nguyện. Do đó, vai trò của người dân trong việc xây dựng các công trình GTNT thực sự có ý nghĩa, hiệu quả thì cần thúc đẩy nhận thức của người dân tham gia một cách tự nguyện từ việc xác định việc xây dựng các công trình GTNT là việc của bản thân. Từ đó đưa ra một kế hoạch cụ thể cho việc xây dựng các công trình GTNT rồi đi đến đánh giá kế hoạch này một cách chi tiết và khách quan, từ đây rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết để xây dựng các công trình GTNT ngày một tốt hơn.

Vai trò của người dân trong việc xây dựng đường GTNT được thể hiện khác nhau qua các văn bản được triển khai từ TW đến địa phương về xây dựng đường giao thông trong Chương trình NTM. Trong các văn bản này đều dựa trên phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Ở Trung Ương, xét từ Nghị quyết 26/NQ-TW khẳng định vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng, phát triển NTM, quy định các vấn đề về người dân được biết, bàn luận, cho ý kiến, thực hiện; tới Quyết định 800/QĐ-TTg, với những quy định về việc lấy ý kiến cộng đồng và mức đóng góp xây dựng NTM. Vai trò của người dân cũng ở mức độ đóng góp ý kiến.

Ở địa phương các văn bản được thực hiện chi tiết hơn theo tình hình địa phương dựa trên tiêu chí giao thông và các văn bản cấp trên thực hiện. Dựa vào từng công việc thực hiện vai trò người dân cũng thay đổi, như khi tham gia đề xuất ý kiến người dân đóng vai trò tham vấn; khi tham gia vào quyết định mức đóng góp trong xây dựng các cong đường GTNT người dân đóng vai trò quyết định; khi tham

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022