Sự tham gia người dân trong việc xây dựng công trình giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - 2


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU


1.1 Đặt vấn đề

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông thôn của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn sau 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới. Bên cạnh đó, những thành tựu đạt được vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Cụ thể là, nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, năng suất, chất lượng chưa cao, sức cạnh tranh còn thấp. Bên cạnh đó, nông nghiệp, nông thôn phát triển còn thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng còn kém, môi trường ngày càng bị ô nhiễm. Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, chênh lệch giàu - nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn. Vì vậy, cần phải tiến hành xây dựng NTM để nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân, đồng thời xóa bỏ rào cản giữa thành thị và nông thôn, rút ngắn khoảng cách phân hóa giàu nghèo và góp phần mang lại cho nông thôn một bộ mặt mới, tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội.

Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM là một chương trình mang tính tổng hợp, có nội dung toàn diện, gồm tất cả các lĩnh vực về kinh tế - văn hóa - xã hội, chính trị, an ninh - quốc phòng. Ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 491/QÐ-TTg ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM gồm 19 tiêu chí. Trong 19 tiêu chí đó, tiêu chí số 02 về phát triển cơ sở hạ tầng GTNT được đặt lên hàng đầu. Phát triển đường GTNT là yêu cầu cần thiết và có tính chất quan trọng đối với đời sống xã hội. Tiêu chí số 02 về đường GTNT cũng được xem là tiêu chí khó thực hiện vì nó liên quan đến kinh phí, quy hoạch, sự đồng thuận của người dân. GTNT là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng, là bước đi đầu tiên cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Với thực tế đã chứng minh, nơi nào có cơ sở hạ tầng giao thông hoàn chỉnh thì ở đó nền kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững.

Trong những năm gần đây, NN phát động phong trào “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trong xây dựng NTM, đặc biệt là xây dựng đường GTNT được


thực hiện ở nhiều địa phương. Từ chính quyền TW đến địa phương, đường GTNT đều được ưu tiên đầu tư hơn các lĩnh vực khác do đường giao thông được xem là cơ sở phát triển cho các hoạt động khác. Người dân tham gia các công việc vào xây dựng các công trình đường GTNT như khảo sát, thiết kế, giám sát, đóng góp chi phí hoặc đóng góp công sức lao động trực tiếp để xây dựng công trình và chính cộng đồng người dân được hưởng lợi trực tiếp từ các công trình xây dựng này.

Nhưng nhiều người dân ở một số địa phương vẫn chưa hiểu được tính quan trọng khi tham gia xây dựng công trình đường GTNT. Hoặc sự tham gia của người dân trong xây dựng công trình chưa được quan tâm đúng mức, nếu có thì chỉ mang tính hình thức do bị tác động theo kiểu huy động, áp đặt một chiều từ trên xuống. Tình trạng người dân sử dụng sai mục đích, khai thác sử dụng công trình quá công suất thiết kế, lấn chiếm đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông, vai trò của người dân chưa được đánh giá đúng mức... là kết quả của các giải pháp chưa thực sự khoa học, hợp lý và hiệu quả trong công tác xây dựng đường GTNT ở nước ta.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Huyện Tân Thành là một huyện có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội giữa tỉnh nhà với Đồng Nai và TP. HCM. Cho nên, việc xác định đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng để tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ, chính quyền huyện Tân Thành đã tranh thủ các nguồn lực như vốn đầu tư của TW, của tỉnh, phát động phong trào NN và nhân dân cùng tham gia xây dựng đường GTNT. Cho đến nay, hệ thống đường giao thông này tại huyện còn chưa đồng bộ, một số không nhỏ tuyến đường chưa đạt cấp kỹ thuật. Một thực tế là ở nhiều nơi, công trình bị xuống cấp nghiêm trọng, quản lý trong quá trình xây dựng cũng như khai thác sử dụng còn rất hạn chế. Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng đường GTNT chưa thực sự hiệu quả và thiếu tính đồng bộ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các công trình bị xuống cấp nghiêm trọng, quản lý trong quá trình xây dựng cũng như khai thác sử dụng còn rất hạn chế. Cộng đồng người dân hưởng lợi chưa quan tâm đến việc tham gia xây dựng đường


Sự tham gia người dân trong việc xây dựng công trình giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - 2

giao thông. Do đó, yêu cầu đặt ra là làm sao để cải thiện sự tham gia của người dân trong xây dựng đường GTNT ở huyện Tân Thành .

Xuất phát từ những yêu cầu thực tế về phát triển hệ thống GTNT và sự tham gia của người dân, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài "Sự tham gia người dân trong việc xây dựng công trình giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu".

1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về thực trạng sự tham gia của người dân trong việc xây dựng các công trình GTNT tại huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Qua phân tích thực trạng sự tham gia của người dân, đề tài sẽ đưa ra những kiến nghị giúp cải thiện sự tham gia của người dân trong việc xây dựng các công trình GTNT trên địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Để tạo cơ sở cho nghiên cứu, đề tài tìm hiểu về vai trò của người dân trong việc xây dựng đường GTNT và mức độ tham gia của người dân trong việc phát triển các chính sách xây dựng đường GTNT.

Do đó, đề tài đưa ra câu hỏi chính sách như sau:

Câu hỏi 1: Sự tham gia của người dân có liên quan như thế nào đến sự phát triển các công trình GTNT?

Câu hỏi 2: Vai trò thực tế của người dân trong việc tham gia xây dựng các công trình GTNT trên huyện Tân Thành?

Câu hỏi 3: Làm thế nào để cải thiện sự tham gia của người dân trong việc xây dựng các công trình GTNT?

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng các công trình GTNT trên địa bàn huyện Tân Thành.

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành khảo sát 03 xã trên địa bàn huyện Tân Thành. Bên cạnh đó các thông tin, dữ liệu còn được thu thập tại các xã nghiên cứu, UBND huyện Tân Thành, Ban chỉ đạo NTM huyện, xã.


1.4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích định tính, kết hợp thống kê mô tả với phương pháp so sánh, đối chiếu và phân tích tình hình thực tế để đưa ra các đánh giá và trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích thống kê mô tả: Dựa vào số liệu thống kê để mô tả thực trạng hiện nay. Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê để phân tích biến động và xu hướng biến động tình hình phát triển của các đối tượng điều tra. Thông qua các số liệu thống kê có thể phản ánh thực trạng, tình hình thực tế xây dựng hệ thống GTNT trên địa bàn nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê so sánh: Phương pháp này được sử dụng trong việc tập hợp xử lý số liệu, tài liệu, dùng để so sánh hiện tượng này với hiện tượng khác trong cùng một thời điểm hoặc cùng một hiện tượng ở các thời điểm khác nhau. Sử dụng phương pháp này thông qua việc so sánh các chỉ tiêu thống kê phản ánh và phân tích tình hình thực trạng và thực tế của vấn đề. So sánh một số công trình GTNT có sự tham gia của người dân và không có sự tham gia của người dân.

1.5 Bố cục luận văn

Luận văn gồm 5 chương: Chương 1 giới thiệu tổng quan về bối cảnh nghiên cứu. Chương 2 trình bày lý thuyết và thực tiễn về sự tham gia người dân trong xây dựng đường GTNT để làm cơ sở cho các phân tích. Chương 3 trình bày về phương pháp nghiên cứu đề tài. Chương 4 tóm tắt một số kết quả trong xây dựng đường GTNT của huyện Tân Thành, phân tích tình hình tham gia và vai trò của người dân. Cuối cùng, Chương 5 đưa ra kết luận và đề xuất các kiến nghị giúp cải thiện sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng đường GTNT.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN


2.1 Cơ sở lý thuyết về sự tham gia của người dân trong xây dựng các công trình GTNT

2.1.1 Khái niệm về sự tham gia

Có nhiều định nghĩa về sự tham gia, tùy thuộc vào lĩnh vực và vào gốc độ nhìn nhận vấn đề. Sự tham gia là một quá trình mà trong đó các cá nhân tham gia vào việc ra quyết định trong tổ chức, chương trình và môi trường có ảnh hưởng đến họ (Florin, Paul, 1990).

Theo Peter Oakley (1991), sự tham gia là một quá trình mà người dân có thể tạo khả năng nhạy cảm, làm tăng khả năng tiếp thu và năng lực của họ nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển của địa phương. Mà quá trình này hướng tới sự nâng cao năng lực tự kiểm soát các nguồn lực và xây dựng tổ chức trong những hoàn cảnh nhất định. Sự tham gia bao gồm việc thực hiện, ra quyết định, thỏa thuận lợi ích và đánh giá các hoạt động phát triển của người dân.

Trong một định nghĩa khác của Trần Thị Thanh Hà (2009), sự tham gia là sự thỏa thuận lâu dài, chủ động và có vai trò tích cực của cộng đồng vào quá trình phát triển, từ việc nhìn nhận vấn đề cho đến việc xây dựng kế hoạch, giám sát, đánh giá các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống trong cộng đồng và bảo đảm sự công đến lợi ích của sự phát triển.

Nhìn chung, theo quan điểm của tác giả: Sự tham gia là sự đóng góp bằng hoạt động của mình vào một chương trình hay tổ chức nào đó. Là một quá trình thể hiện ở đó có sự bàn bạc cởi mở, bình đẳng giữa cơ quan thực hiện dự án, cán bộ quản lý với người dân địa phương. Trong đó ý kiến và kiến thức của người dân phải được khám phá và tôn trọng. Người dân là yếu tố quan trọng trong việc bàn bạc này. Khi đưa ra kết luận cuối cùng để triển khai dự án hoặc kế hoạch phát triển phải được người dân thống nhất và đồng ý.

2.1.2 Khái niệm phát triển nông thôn

Ngân hàng Thế giới (1994) định nghĩa: “Phát triển nông thôn là một chiến


lược nhằm nâng cao các điều kiện kinh tế - xã hội của bộ phận dân cư, người nông dân sống ở khu vực nông thôn. Nó giúp cộng đồng dân cư sống ở các vùng nông thôn được hưởng lợi ích từ sự phát triển”.

Phát triển nông thôn là một quá trình xây dựng nền văn hóa nông thôn theo hướng hiện đại, nhưng vẫn bảo tồn những giá trị truyền thống thông qua việc ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến. Đồng thời đây là cũng một kênh thu hút mọi người dân tham gia vào các chương trình phát triển, nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư ở nông thôn.

Ở Việt Nam, thì phát triển nông thôn được hiểu là một quá trình phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân sống trong khu vực nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của NN và các tổ chức khác.

2.1.3 Khái niệm về đường GTNT

Theo Bộ Giao thông vận tải (2011), đường GTNT bao gồm các tuyến nối tiếp từ hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ đến tận các làng mạc, thôn xóm, ruộng đồng, trang trại, các cơ sở sản xuất, chăn nuôi… phục vụ sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của các địa phương. Đường GTNT chủ yếu là đường bộ, cầu cống phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn.

Đường GTNT là các tuyến đường chạy trong khu vực nông thôn. Được định nghĩa là loại đường có lưu lượng xe ít, các đường nhánh, các đường phục vụ chủ yếu cho khu vực nông nghiệp và nối với hệ thống đường chính, các trung tâm hành chính hay các thôn xóm, các cụm dân cư dọc trên tuyến hoặc nối với mạng lưới giao thông huyết mạch.

Có thể nói đường GTNT gắn liền với mọi hệ thống kinh tế, xã hội, là yếu tố quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Mạng lưới đường GTNT gồm đường huyện, đường xã và đường thôn xóm.

Các công trình giao thông ở mức độ thấp như: Các tuyến đường đất, đường mòn và các cầu cống không cho phép xe cơ giới đi lại mà chỉ cho phép người đi bộ,


xe đạp, xe thồ, xe súc vật kéo, xe máy và đôi khi cho xe lớn hơn, có tốc độ thấp đi lại, giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hoá đi lại của người dân.

2.2 Mức độ tham gia người dân trong việc xây dựng các công trình GTNT

Tùy thuộc vào trình độ nhận thức, văn hoá, điều kiện địa lý của từng vùng miền khác nhau. Thì sự tham gia của người dân nó được thể hiện ở các mức độ tham gia của người dân trên nhiều lĩnh vực vào sự phát triển thôn, xã ở các cấp độ khác nhau. Theo Sherry Arnstein (1969), quá trình tham gia của cộng đồng như là một chiếc thang với tám bước: (1) Sự vận động; (2) Liệu pháp – giai đoạn chưa thể hiện sự tham gia, chỉ có mục đích đào tạo người tham gia; (3) Thông tin - đây là bước quan trọng đầu tiên nhằm thúc đẩy sự tham gia nhưng thường thông tin chỉ mang tính một chiều mà không có phản hồi; (4) Tham vấn - khảo sát thái độ, tổ chức các cuộc họp khu dân cư và tham khảo ý kiến cộng đồng; (5) Động viên – khen thưởng và bầu những thành viên ưu tú vào tổ chức phát triển cộng đồng; (6) Hợp tác – người dân và nhà cầm quyền cùng phối hợp và cả hai đều phải có trách nhiệm về việc lên kế hoạch và ra quyết định; (7) Ủy quyền; (8) Các công dân được nắm giữ đa số các vị trí trong ủy ban và có quyền quyết định.

(Dower, 1996) thì lại mô tả sự tham gia là một quá trình vận động, nó bao gồm các mức độ tiếp cận khác nhau của cộng đồng. Ở mức độ càng cao, thì vai trò và trách nhiệm của cộng đồng về sự tham gia càng được đòi hỏi nhiều hơn. Sự tham gia được chia thành 5 cấp độ như sau:

- Thông tin: Đây là bước quan trọng đầu tiên nhằm thúc đẩy sự tham gia của người dân, nhưng thông tin chỉ mang tính một chiều mà chưa có sự phản hồi từ những đối tượng liên quan.

- Tư vấn: Khảo sát thái độ của người dân đối với dự án, công trình thông qua các cuộc họp dân cư và tham khảo ý kiến của người dân. Ở mức độ này, thông tin được cung cấp cho các bên, người tổ chức tham vấn sẽ lắng nghe những khó khăn và nhu cầu của cộng đồng. Tuy nhiên, quá trình tham vấn cũng chỉ có tính chất tham khảo, các nhà tài trợ tự đưa ra quyết định và giải pháp. Người dân không được tham gia và các quá trình đề ra các quyết định.


- Tham gia: Người dân tham gia bằng việc đóng góp các tài nguyên sẵn có để đổi lấy lương thực, tiền bạc,....hoặc hợp đồng cung cấp lao động, đất đai. Người dân cũng có thể hình thành nhóm nhỏ để thực hiện các chức năng liên quan đến dự án. Đối với mức độ này, người bên ngoài cũng sẽ quyết định các vấn đề. Sự tham gia chỉ xuất hiện sau khi đã có quyết định.

- Hợp tác: Quyền lực được phân phối cho cả người dân và nhà cầm quyền, cả hai đều phải có trách nhiệm trong việc lập kế hoạch và ra quyết định. Người dân tham gia bằng cách cùng phân tích vấn đề và dẫn đến kế hoạch hành động. Các bên có liên quan cùng đưa ra giải pháp và tổng hợp các ý kiến để đưa ra quyết định cuối cùng.

- Trao quyền: Người dân nắm giữ đa số quyền quyết định. Người dân tự mình xác định các vấn đề, tự tìm tòi và sáng tạo các giải pháp để giải quyết vấn đề đó. Người bên ngoài chỉ có vai trò xúc tác và hỗ trợ tăng năng lực cho người dân tham gia.

Hình 2.1 Mức độ tham gia của người dân trong xây dựng đường GTNT


Thông tin

Tư vấn

Tham gia

Hợp tác

Trao quyền

Nguồn: Tác giả tự vẽ dựa trên các mức độ tham gia của Dower (1996)

2.3 Chính sách phát triển đường GTNT trong Chương trình xây dựng NTM

Chính sách “Nhà nước và nhân dân cùng làm” là một kênh huy động nguồn lực đầu tư xây dựng đường GTNT khá hiệu quả trong những năm qua. Tuy nhiên, tùy từng điều kiện kinh tế, xã hội ở từng địa phương thì mỗi địa phương có những phương pháp thực hiện huy động nguồn lực đầu tư phát triển đường GTNT khác nhau như hỗ trợ một tỷ lệ từ ngân sách tỉnh cho phát triển đường GTNT; huy động đóng góp bằng tiền, ngày công lao động của nhân dân, doanh nghiệp, các tổ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022