Kết Luận Và Khuyến Nghị Chính Sách‌


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH‌


5.1 Kết luận


Dự án GNMNPB-2 đã có những chính sách thu hút người dân tham gia. Ở xã Do Nhân, tất cả các giai đoạn của dự án từ lập kế hoạch cho đến giám sát, đánh giá đều có sự tham gia của người dân nhưng còn ở mức độ thấp.

Giai đoạn đầu tiên của dự án là lập kế hoạch, hầu hết người dân đều tham gia vào cuộc họp xác định nhu cầu ở nấc thang “Được thông tin” và “Tham vấn”. 100% chưa tham gia vào việc xếp thứ tự ưu tiên và ra quyết định cho những vấn đề cần giải quyết. Việc lập kế hoạch chi tiết cho các tiểu dự án, sự tham gia của người dân cũng chỉ mang tính hình thức.

Ở khâu thực hiện, người dân tham gia ở mức độ cao trong việc đóng góp các nguồn lực có sẵn. Tuy nhiên, tỉ lệ đóng góp của người dân trong tổng nguồn vốn đầu tư còn hạn chế do thu nhập thấp và người dân không được quyết định về mức đóng góp. Việc triển khai các hoạt động, phần lớn người dân là thành viên của các nhóm sở thích chăn nuôi. Đây chính là hình thức tham gia “Đối tác” nấc thang đầu tiên của mức độ “Được trao quyền”. Song các hoạt động khác như mua sắm hàng hóa và cung ứng dịch vụ người dân chưa được tham gia.

Công tác giám sát và đánh giá hầu như chưa có sự tham gia của người dân bởi chưa có cơ chế, chính sách thu hút họ tham gia vào giai đoạn này. Việc giám sát, đánh giá do chính quyền thực hiện kiêm nhiệm nên không được thường xuyên và kém hiệu quả.

Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ ba phía: Thứ nhất là, chính sách thu hút sự tham gia của người dân còn một số bất cập như chưa phân cấp cho thôn, bản ra quyết định đầu tư và xây dựng kế hoạch; lãnh đạo việc thực hiện dự án ở cấp cộng động chưa do người dân bầu ra; những quy định về thời gian, địa điểm, thành phần tham gia cuộc họp chưa phù hợp. Thứ hai là, công tác triển khai dự án ở cấp xã đã bộc lộ những hạn chế, chưa tạo điều kiện và thu hút tối đa sự tham gia của người dân. Đây chính là nguyên nhân chính cản trở người dân tham gia. Thứ ba là, từ phía bản thân người dân, họ chưa nhận thức và ý thức được tầm quan trọng của sự tham gia, thói quen dựa dẫm vào sự hỗ trợ bên ngoài vẫn còn tồn tại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.


5.2 Khuyến nghị chính sách

Sự tham gia của người dân trong các chương trình, dự án giảm nghèo: Trường hợp dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc – giai đoạn 2 2010 – 2015 tại xã Do Nhân, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình - 7


Để nâng cao vai trò của người dân trong các dự án giảm nghèo, thời gian tới Chính phủ và chính quyền các cấp cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, khơi dậy và phát huy tinh thần tự lực của người dân


Theo nghiên cứu của Waweru (2015), một trong những yếu tố tạo ra động lực tham gia của người dân là kinh nghiệm từ các dự án đi trước. Tại xã Do Nhân, người dân có tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ từ bên ngoài bởi họ thường xuyên nhận được sự hỗ trợ từ các dự án khác. Do đó, chính sách giảm nghèo trong thời gian tới cần thay đổi cách thức hỗ trợ từ cho không sang cho vay để nâng cao tính tự lực của người dân.

Tạo ra phong trào thi đua giữa các làng bằng các khẩu hiệu và phân bổ ngân sách dựa trên tỉ lệ người dân tham gia. Sự phân bổ ngân sách chủ yếu dựa trên tỉ lệ nghèo của các xóm mà chưa căn cứ vào sự đóng góp của người dân. Bên cạnh đó, cần cụ thể hóa kế hoạch của các tiểu dự án thành các hành động nhỏ, phù hợp với năng lực thực hiện của người dân. Đây chính là bài học từ “phong trào Saemaul” ở Hàn Quốc.

Thứ hai, trao quyền để người dân lựa chọn lãnh đạo thôn, xóm triển khai thực hiện dự án


Điều khiển cuộc họp ở thôn, xóm được mặc định là Trưởng xóm và cán bộ Chi HPN. Đây là một trong những hạn chế về chính sách của dự án GNMNPB-2. Kinh nghiệm từ mô hình Làng mới của Hàn Quốc và dự án cầu cộng đồng Nkuburu – Ngage cho thấy, lãnh đạo cộng đồng đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công của dự án. Do đó, lãnh đạo cần do người dân bầu, không phân biệt nam – nữ, dân tộc, là người nhiệt tình, tâm huyết và có năng lực. Số lượng thành viên trong ban lãnh đạo sẽ do người dân quyết định tùy theo nhu cầu của họ.

Thứ ba, cải thiện công tác thông tin, tuyên truyền


Do đặc điểm địa hình nên nhiều địa phương ở khu vực miền núi Tây Bắc không có hệ thống loa phát thanh. Vì vậy, thông tin dự án được triển khai tới người dân chủ yếu qua các cuộc họp, những trang giấy khổ lớn dán ở nhà văn hóa thôn. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng, người dân không tham gia cuộc họp sẽ không nhận được thông tin. Có rất nhiều các tổ chức phi chính phủ hoạt động ở miền núi phía Bắc như Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD), Good Neighbors


International (GNI)… Cán bộ thực địa của các dự án này thường xuyên tiếp xúc và làm việc với cộng đồng. Do đó, các dự án giảm nghèo cần phối hợp với các tổ chức này để cung cấp những thông tin về dự án tới người dân, và tuyên truyền nâng cao nhận thức về sự tham gia của người dân (Kinh nghiệm từ Chương trình giảm nghèo quốc gia ở Dangme Tây, Ghana).

Thứ tư, đào tạo lãnh đạo cộng đồng và người dân


Cán bộ cấp thôn, bản, xã, huyện, tỉnh đã được tham gia vào các khóa đào tạo lãnh đạo. Tuy nhiên, khi lãnh đạo cộng đồng được bầu bởi người dân thì những người này cũng cần được tập huấn. Bên cạnh đó, cần tổ chức các buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm lãnh đạo giữa các địa phương để nâng cao năng lực cho cán bộ xã, thôn. Kinh nghiệm từ Chương trình giảm nghèo quốc gia ở Dangme Tây, Ghana thì về phía người dân cũng cần được nâng cao năng lực tham gia thông qua hội thảo nâng cao nhận thức, các lớp đào tạo kỹ năng như lập kế hoạch

Thứ năm, thay đổi cách thức tổ chức các cuộc họp thôn, bản


Về thành phần tham dự cuộc họp: Theo quy định của dự án GNMNPB-2, cuộc họp thôn, bản có đại diện BQLDA huyện, BPTX, chính quyền thôn và cán bộ CF tham gia. Tuy nhiên, thực tế ở Dangme Tây, Ghana cho thấy, cuộc họp thôn, xóm chỉ nên tổ chức cho riêng người dân. Có như vậy, các ý kiến thảo luận của người dân mới không bị ảnh hưởng bởi người bên ngoài cộng đồng, họ sẽ bớt rụt rè và cảm thấy tự tin hơn khi bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình.

Về đối tượng chủ trì cuộc họp: Cuộc họp cấp thôn, bản sẽ do lãnh đạo cộng đồng được người dân bầu ra chủ trì. Những lãnh đạo này và đại diện người dân sẽ ký vào biên bản cuộc họp và chịu trách nhiệm trước toàn thể người dân trong thôn (Bài học từ phong trào làng mới của Hàn Quốc và dự án cầu cộng đồng Nkuburu – Ngage)

Thứ sáu, trao quyền cho thôn, bản lựa chọn tiểu dự án, xây dựng và bảo vệ tính khả thi của kế hoạch

Mặc dù nguồn vốn được phân bổ về các thôn, bản. Tuy nhiên, do xã làm chủ đầu tư nên người dân trong thôn không được quyết định về những gì sẽ triển khai mà do BPTX tổng hợp, quyết định và gửi lên BQLDA huyện phê duyệt. Do đó, trong thời gian tới, các dự án giảm nghèo cần phân cấp cho thôn, bản ra quyết định về các vấn đề cần giải quyết, tự xây dựng và bảo vệ tính khả


thi của các bản kế hoạch. Có như vậy, người dân trong thôn mới được bàn bạc để phân bổ các nguồn lực sao cho đáp ứng được nhu cầu của họ một cách hiệu quả nhất. Kế hoạch chi tiết để giải quyết từng nhu cầu sẽ được xây dựng ở cấp thôn bản. Cách làm này sẽ huy động được mọi nguồn lực (nhân lực, trí lực và vật lực) trong thôn. Nếu cần sự trợ giúp về kỹ thuật và tài chính, lãnh đạo thôn sẽ liên hệ với chính phủ và các tổ chức bên ngoài (Kinh nghiệm từ dự án cầu cộng đồng Nkuburu – Ngage).

Thứ bảy, có cơ chế chính sách thu hút người dân tham gia vào khâu giám sát, đánh giá dự án.

Để thu hút người dân tham gia giám sát, đánh giá cần thực hiện các giải pháp sau: Thứ nhất, quy định cụ thể trách nhiệm của tổ giám sát trong việc tiếp nhận và phản ánh những ý kiến đóng góp của người dân. Thứ hai, thì cần có cơ chế tạo lợi ích cá nhân, trước mắt để thu hút sự tham gia của người dân vào giám sát, đánh giá (Nghiên cứu của Waweru, 2015). Theo đó, nếu người dân phát hiện ra những sai phạm trong thực hiện các tiểu dự án và có minh chứng thuyết phục kèm theo sẽ được tuyên dương công khai và khen thưởng bằng tiền hoặc vật chất như con giống, cây giống, phân bón…. Thứ ba, công khai thông tin chi tiết về các tiểu dự án tới người dân.

Thứ tám, có cơ chế giám sát việc triển khai thực hiện dự án ở cấp xã


Sự tham gia của người dân trong giảm nghèo còn hạn chế chủ yếu do công tác triển khai thực hiện dự án ở cấp xã chưa tốt. Chính quyền địa phương đã không thực hiện đúng các chính sách về thu hút sự tham gia của người dân trong dự án GNMNPB-2, bằng cách tạo ra các hình thức tham gia giả tạo, để đáp ứng những lợi ích và mối quan tâm của mình. Do đó, các dự án giảm nghèo cần có cơ chế kiểm tra giám sát việc thực hiện ở cấp cơ sở. Tạo các đường dây nóng ở BQLDA huyện, BQLDA tỉnh, Sở kế hoạch và đầu tư các tỉnh để người dân phản ánh những sai phạm là một trong những cách làm hiệu quả. Bên cạnh đó, BQLDA tỉnh, huyện cần tăng cường công tác kiểm tra không báo trước đối với các xã. Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ cán bộ CF với vai trò là giám sát viên ở cấp cơ sở.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt


1. Đặng Nguyên Anh (2015), Nghèo đa chiều ở Việt Nam: Một số vấn đề chính sách và thực tiễn, truy cập ngày 4/3/2016 tại địa chỉ:

http://www.vass.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/KhoaHocCongNghe/View_Detail.aspx?ItemID=21


2. Ban Phát triển xã Do Nhân (2013), Báo cáo tình hình thực hiện dự án giảm nghèo giai đoạn 2 năm 2013.

3. Ban Phát triển xã Do Nhân (2014), Báo cáo tình hình thực hiện dự án giảm nghèo giai đoạn 2 năm 2014.

4. Ban Phát triển xã Do Nhân (2015), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện dự án giảm nghèo giai đoạn 2 (2010 – 2015) và phương hướng thực hiện dự án trong thời gian tới.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Thế giới (2010), Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc – giai đoạn 2.

6. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2016), Hội thảo chia sẻ đầu tư Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, truy cập ngày 20/4/2016 tại địa chỉ:

http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=24800


7. Dự án GNMNPB-2 (2011), truy cập ngày 4/3/2016 tại địa chỉ: giamngheo.mpi.gov

8. Dự án GNMNPB-2 (2014), truy cập ngày 4/3/2016 tại địa chỉ:


http://giamngheo.mpi.gov.vn/B%C3%A1oc%C3%A1ochuy%C3%AAn%C4%91%E1%BB%81 Reportsresearches/B%C3%A1oc%C3%A1oti%E1%BA%BFn%C4%91%E1%BB%99gi%C3%A 1ms%C3%A1tMEProgressreports.aspx

9. Phạm Bảo Dương, Hà Thị Thanh Mai (2011), “Một số vấn đề lý luận về sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong giảm nghèo bền vững”, Đặc san Kinh tế và Phát triển, tr. 37-41.


10. Phạm Bảo Dương, Phan Vũ Tuyết Mai (2013), “Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong các chương trình giảm nghèo: Trường hợp nghiên cứu tại huyện Đà Bắc (Hòa Bình) và huyện Sơn Động (Bắc Giang)”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 195(II), tr. 34 – 41.

11. Nguyễn Trung Kiên, Lê Ngọc Hùng (2012), Quản lý xã hội dựa vào sự tham gia: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, truy cập ngày 4/3/2016 tại địa chỉ:

http://ambn.vn/recruit/3976/quan-ly-xa-hoi-dua-vao-su-tham-gia:-mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc- tien.html

12. Phạm Thị Oanh (2011), “Phong trào làng mới Saemaul ở Hàn Quốc: Quá trình phát triển và thành tựu”, Xã hội học, Số 4(116), tr. 104 – 110.

13. Nguyễn Đức Thắng (2016), Thực hiện dự án xóa đói giảm nghèo các tỉnh Tây Bắc đến năm 2020, Luận án tiến sĩ Quản Lý Hành Chính Công, Học viện Hành Chính Quốc Gia, truy cập ngày 1/4/2016 tại địa chỉ

http://www1.napa.vn/saudaihoc/wp-content/uploads/sites/19/2016/01/Tom-tat-tieng-Viet1.pdf


14. Ngô Trường Thi (2014), Tiến tới tiếp cận đo lường nghèo Đa chiều ở Việt Nam, truy cập ngày 4/3/2016 tại địa chỉ:

http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=20720


15. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 9/2011/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015.

16. Ủy ban nhân dân xã Do Nhân (2013), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm 2014

17. Ủy ban nhân dân xã Do Nhân (2014), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm 2015

18. Ủy ban nhân dân xã Do Nhân (2015a), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế

- xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm 2016


19. Ủy ban nhân dân xã Do Nhân (2015b), Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội 5 năm giai đoạn 2016 – 2020.


20. Ủy ban nhân dân xã Do Nhân (2015c), Tổng hợp kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2015 cấp xã.

21. Chu Thanh Vân (2015), “Tính kế” để giúp 6 tỉnh nghèo nhất Tây Bắc giảm nghèo nhanh, bền vững, truy cập ngày 2/3/2016 tại địa chỉ:

http://dantocmiennui.vn/su-kien-trong-nuoc/tinh-ke-de-giup-6-tinh-ngheo-nhat-tay-bac-giam- ngheo-nhanh-ben-vung/26213.html

22. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2011), Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và Thách thức,

truy cập ngày 28/5/2016 tại địa chỉ: http://isscr.vass.gov.vn/noidung/anpham/Lists/.../BaocaoGiamNgheo.pdf

Tài liệu tiếng Anh


23. Arnstein S. (1969), “A Ladder of Citizen Participation”, JAJP, Vol. 35, No. 4, pp. 216-224


24. Ashworth – Hayes S. (2016), Poverty in the UK: a guide to the facts and figures, truy cập ngày 4/3/2016 tại địa chỉ

https://fullfact.org/economy/poverty-uk-guide-facts-and-figures/


25. Bejrananda M. (2009), Level of Citizen Participation in Local Tourism Management and Development Planning, Forum Summer School, Malaysia.

26. Bowen G.A (2007), “An analysis of citizen participation in anti-poverty programs”, Oxford University Press and Community Development Journal.

27. Deshler D. (1997), “Chapter 11: Evaluating Extension Programes”, Improving agricultural extension, A reference manual, FAO Corporate Document Repository.

28. Goethert, Reinhard (1998), Presentation notes to Thematic Group for Services to the Urban Poor, Prepared by Special Interest Group in Urban Settlement, The World Bank. Washington, DC.


29. Khaledi K., Agahi H. and Eskandari F. (2012), “Explaning Rural Women’s Participation in Extension Education Program: Case Study of Sanandaj City”, Online Journal of Education Research, Vol. 1, No. 3, pp. 57 – 64.

30. Khwaja A.I. (2004), “Is increasing community participation always a good thing?”, Journal of European Economic Association, 2(2-3), pp. 427-436.

31. Oakley P. & Marsden D. (1985), Approaches to Participation in Rural Development, Geneva, ILO.

32. Onen DM. (2007), Participation of the poor in Poverty Reduction: An analysis of Implementation of PMA/NAADS in the case of Nebbi district – Uganda, The Hague.

33. Osei-Kufuor P., Koomson F. (2014), “Reducing poverty through community participation: The case of the National Poverty Reduction Program in the Dangme-West district of Ghana”, International Jounal of Development Sustainability, Vol, 3, No. (8), pp. 1611-1628.

34. Parfitt Tr. (2004), “The Ambiguity of Participation: A Qualified Defence of Participatory Development”, Third World Quaterly, Vol. 25, No. 3, pp. 537-556.

35. Prety (1995), “Participatory Learning for Sustainable Agricultur”, World Development, Vol. 23, No. 8, pp 1247 – 1263.

36. Ravallion M. (2010) Poverty Lines across the World, Policy Research Working Paper, The World Bank

37. Runguma SN. (2014), The political economy of poverty reduction in Kenya: A comparative analysis of tow rural counties, Thesis for the degree of Doctor of Philosophy in Development Studies, Faculty of Humanities, University of Witwatersrand, Johanesburg.

38. Schafft, K. A. and Greenwood, D.J. (2003), “Promises and dilemmas of participation: action research, search conference methodology and community development”, Journal of Community Development Society, 34(1), pp. 18 – 35.

39. Sharif M. (2007), Poverty Reduction An Effective Means of Population Control: Theory, Evidence and Policy, truy cập ngày 25/2/2016 tại địa chỉ:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022