Việc Tiếp Nhận Và Giải Quyết Tthc Của Tỉnh Brvt


Mô hình này cho thấy những bất cập đó là: mặc dù có quy định tiêu chuẩn của công chức tiếp dân, tuy nhiên do áp lực nhân lực dẫn đến hầu hết các đơn vị bố trí văn thư để nhận hồ sơ, chất lượng không đảm bảo. TTHC được công khai chiếu lệ, chậm sửa đổi, thay thế, công khai các quy định đã hết thời hiệu. Việc đầu tư ứng dụng CNTT khi lượng giao dịch của từng đơn vị không nhiều dẫn đến dàn trải và lãng phí. Do thiếu sự kiểm soát độc lập nên qua khảo sát rất nhiều ý kiến của doanh nghiệp cho rằng có hiện tượng tự quy định thêm các loại hồ sơ, giấy tờ, thậm chí vòi vĩnh, gây khó dễ, tiêu cực. Hồ sơ trễ hạn nhiều nhưng số liệu thống kê không khách quan, không phản ánh đúng thực tế; từ đó ảnh hưởng lớn để chỉ đạo, điều hành. Công tác khảo sát sự hài lòng của doanh nghiệp khó thực hiện thường xuyên và hiệu quả.

4.1.2 Việc tiếp nhận và giải quyết TTHC của tỉnh BRVT


Đề án triển khai mô hình một cửa tập trung cấp tỉnh được xây dựng và đưa vào thực hiện từ tháng 4/2016. BPMC tập trung được Chủ tịch UBND tỉnh thành lập, do Văn phòng UBND tỉnh quản lý trực tiếp về tổ chức và hoạt động. Chịu trách nhiệm thực hiện tiếp nhận, hướng dẫn, luân chuyển, theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ hành chính và nhận kết quả để chuyển trả cho tổ chức và cá nhân thuộc thẩm các Sở, ban, ngành.



Doanh nghiệp

Bộ phận TN& TKQ

tập trung

Sở TN-MT

(Cấp GCN QSD đất)

Sở LĐTBXH

(Đăng ký SD lao động)

Sở KH-ĐT

(Đăng ký kinh doanh)

Sở Xây dựng (Cấp GPXD …)

Hình 4. 3.Mô hình một cửa tập trung tỉnh BRVT

(Nguồn: Tác giả, 2017)


Về nhân sự: BPMC tập trung có Trưởng Bộ phận và 03 Phó Trưởng bộ phận (01 chuyên trách và 02 kiêm nhiệm) do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm và 35 CCVC,NV của 02 Tổ chuyên môn nghiệp vụ gồm:

Tổ hành chính, tổng hợp: thực hiện việc hướng dẫn chung về quy trình hoạt động tại BPMC tập trung; khảo sát ý kiến của khách hàng đối với các DVHCC; thực hiện theo dõi, thống kê, duy trì hoạt động; hỗ trợ luân chuyển hồ sơ khi cần thiết;duy trì hệ thống CNTT; đảm bảo an ninh, hậu cần.

Tổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: thực hiện việc hướng dẫn, giải đáp; tiếp nhận hồ sơ đầu vào; luân chuyển hồ sơ đến các Sở, ban, ngành giải quyết; nhận kết quả đã giải quyết hoặc hồ sơ chuyển trả do không đúng, không đủ thành phần, không đủ điều kiện giải quyết từ các Sở, ban, ngành để trả cho cá nhân, tổ chức. Thực hiện thu và nộp tất cả các loại phí, lệ phí liên quan theo quy định.Công chức của Tổ có yêu cầu tiêu chuẩn ngạch chuyên viên trở lên; được tập huấn kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng vận hành hệ thống CNTT. Do các Sở, ban, ngành ra quyết định biệt phái đến làm việc theo thời hạn 01 năm.

Quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ và trả kết quả đối với trên 1500 loại TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, Ban, ngành như sau:

Bước 1 - Tiếp nhận hồ sơ: DN nộp hồ sơ tại BPMC tập trung (trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính, nộp trực tuyến). Công chức kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ và thực hiện các thủ tục tiếp nhận. Trường hợp hồ sơ không thuộc phạm vi giải quyết hoặc hồ sơ chưa đúng, chưa đủ thì hướng dẫn để cá nhân, tổ chức biết và thực hiện. Chuyển hồ sơ cho Bưu cục Bưu điện để luân chuyển hồ sơ về các Sở, ban ngành theo thời lượng 02 lượt/ngày hoặc chuyển ngay sau khi nhận đối với hồ sơ giải quyết trong ngày; đồng thời chuyển hồ sơ trên hệ thống phần mềm.

Bước 2- Giải quyết hồ sơ: đơn vị xử lý hồ sơ có trách nhiệm thẩm tra, thụ lý, giải quyết hồ sơ theo quy định và chuyển kết quả giải quyết hồ sơ cho BPMC tập trung để trả cho doanh nghiệp. Đối với hồ sơ cần bổ sung thông tin; hồ sơ không đủ


điều kiện giải quyết; hồ sơ trễ hẹn thì các Sở, ban, ngành thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do để doanh nghiệp được biết.

Bước 3- Trả kết quả giải quyết hồ sơ: Các hồ sơ đã giải quyết xong sẽ do BPMC tập trung trực tiếp hoặc chuyển cho Bưu điện trả cho doanh nghiệp theo yêu cầu và kết thúc quá trình xử lý hồ sơ.

Bảng 4. 1. Số lượng công chức tiếp dân


STT

Lĩnh vực

Số lượng

Ghi chú

1

Sở Giao thông - Vận tải

2



2

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn


2


Chi cục Khai thác và BVNLTS

3

Sở Y tế

2


4

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1


5

Sở Tư pháp

1


6

Sở Ngoại vụ

0


7

Sở Công thương

2


8

Sở Kế hoạch và Đầu tư

2


9

Sở Tài nguyên và Môi trường

2


10

Ban Quản lý các Khu công nghiệp

1


11

Sở Xây dựng

2


12

Sở Tài chính

1


13

Sở Giáo dục và Đào tạo

1


14

Sở Văn hóa và thể thao

1


15

Sở Du lịch

1


16

Sở Khoa học và Công nghệ

0


17

Sở Thông tin-Truyền thông

0


18

Sở Nội vụ (Kể cả đơn vị trực thuộc)

2


19

Ban Dân tộc

0


20

Văn phòng UBND tỉnh

1



Tổng

24


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Sự hài lòng của các doanh nghiệp với việc cung cấp dịch vụ hành chính công tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - 7

(Nguồn: Tác giả, 2017)


Kết quả tư vấn, hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ: Số lượng các doanh nghiệp liên hệ đề nghị tư vấn hướng dẫn, nộp hồ sơ rất lớn, bình quân trên 300 lượt/ngày, chi tiết từ 01/01/2017 đến 30/12/2017 như sau:

Bảng 4. 2.Tổng hợp số hồ sơ tiếp nhận và trả kết quả năm 2017


Stt

Đơn vị

Số lượt liên hệ

Số hồ sơ (ĐVT: HS)

Ghi chú

1

Sở TTTT

614

302


2

Ban Dân tộc

41

20


3

Sở VHTT

1,212

488


4

Ban QLCKCN

2,054

1,024


5

Sở Ngoại vụ

74

36


6

Sở LĐTBXH

2,467

1,231


7

Sở KHĐT

15,100

5,200


8

VP UBND tỉnh

2,016

150


9

Sở XD

1,577

744


10

Sở CT

32,000

11,078


11

Sở GTVT

11,512

4,600


12

Sở Tư pháp

5,991

2,468


13

Sở Y tế

3,101

1,224


14

Sở GDĐT

1,172

586


15

Sở Tài chính

1,348

674


16

Sở Nội vụ

398

182


17

Sở KHCN

708

354


18

Sở TNMT

4,741

1,442


19

Sở NNPTNT

13,400

6,700


20

Sở Du lịch

314

142


Tổng cộng

99,840

38,645


(Nguồn: Tác giả, 2017)


Nhìn chung, tỉnh BRVT có quan tâm triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp, từ việc bố trí nhân lực, phương tiện làm việc; chủ động tìm tòi, nghiên cứu xây dựng mô hình mới theo những lợi thế của địa phương. Việc hình thành mô hình một cửa tập trung cấp tỉnh đã thống nhất đầu mối, dễ dàng xác định nơi liên hệ; môi trường làm việc hiện đại; chất lượng công chức được chuẩn hóa. TTHC được niêm yết công khai bằng nhiều hình thức. Hệ thống CNTT


phục vụ tốt cho thao tác của công chức, tra cứu, tìm hiểu, giám sát của doanh nghiệp. Cơ chế kiểm tra, giám sát độc lập với sự hỗ trợ của hệ thống thông tin, truyền thông giúp kiểm soát chất lượng giải quyết hồ sơ thuận lợi hơn. Công tác tiếp dân, xử lý vướng mắc, khiếu nại được thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được việc giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp còn trễ hạn; chậm được thông báo dẫn đến phiền hà cho doanh nghiệp. Hiện tượng vô cảm, máy móc của công chức tiếp nhận, giải quyết hồ sơ còn diễn ra trong khi các quy định hành chính còn nhiều kẽ hở. Các chỉ số điều tra, khảo sát sự hài lòng của doanh nghiệp liên tục sụt giảm, trong đó phải kể đến sự sụt giảm rất sâu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và chỉ số cải cách hành chính (PAINDEX) và chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI), cụ thể:

Bảng 4. 3. Biến động thứ hạng 03 chỉ số của tỉnh BRVT


Chỉ số

2011

2012

2013

2014

2015

2016

PAINDEX

--------

--------

2

8

35

29

PCI

6

21

39

24

19

17

PAPI

2

5

11

44

28

(Nguồn: Tác giả, 2017)

Qua tìm hiểu một số lĩnh vực tại Báo cáo số 96/BC-VP ngày 02/11/2017 của Văn phòng UBND tỉnh BRVT về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì đối với lĩnh vực thu hút đầu tư của tỉnh BRVT thì, các loại hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định là 35 ngày làm việc tuy nhiên cả 61 hồ sơ tiếp nhận trong năm 2017 đều đều trễ hẹn nhiều ngày (trung bình khoảng giải quyết khoảng 9 tháng); hồ sơ về thẩm định đồ án, quy hoạch của Sở Xây dựng quy định thời hạn giải quyết là 32 ngày làm việc nhưng 76/120 giải quyết trễ hẹn, trong đó một số hồ sơ trễ hẹn 03 tháng; 12 hồ sơ xin điều chỉnh Đề án đánh giá tác động môi trường (ĐTM) do Bộ TTHC không quy định thời gian, Sở Tài nguyên – Môi trường giải quyết kéo dài đến 50 ngày làm việc (tương đương với thẩm định mới). Riêng thủ


tục giao đất, cho thuê đất có đến 230/300 hồ sơ trễ hạn so với quy định (70 ngày làm việc). Các nguyên nhân được xác định đó là quy trình giải quyết hồ sơ rườm rà, nhiều tầng nấc; cơ quan được lấy ý kiến chậm phản hồi hoặc phản hồi không rõ chính kiến; cơ quan chủ trì bị động, thiếu giải pháp đôn đốc hiệu quả; nể nang, sợ đụng chạm nên không báo cáo. Do đó, hầu hết các trường hợp này đều chờ họp xin ý kiến UBND tỉnh dẫn đến chậm trễ, kéo dài thời gian, chi phí, làm nản lòng nhà đầu tư. Ngoài ra, một số trường hợp khi nhận hồ sơ, công chức chậm kiểm tra để phát hiện sai sót và hướng dẫn doanh nghiệp điều chỉnh hoặc hướng dẫn nhiều lần gây khó khăn, phiền hà, chậm trễ.

4.2 Kết quả nghiên cứu


4.2.1 Mô tả mẫu khảo sát


Tổng số phiếu phát ra là 250, số phiếu thu về là 232 phiếu. Qua rà soát loại bỏ các phiếu điền không đủ thông tin quan trọng, phiếu trắng. Số phiếu hợp lệ đưa vào tổng hợp, phân tích định lượng là 210 phiếu (đạt 84,0%), đáp ứng yêu cầu. Phân bố mẫu theo một số thuộc tính của người được phỏng vấn như sau:


Bảng 4. 4. Bảng tổng hợp phân bố mẫu thống kê


Phân bố theo mẫu

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Giới tính

Nam

118

56.2

Nữ

92

43.8


Độ tuổi

Dưới 30

28

13.3

Từ 31 đến 45

116

55.2

Từ 46 đến 60

57

27.1

Trên 60

9

4.3


Nghề nghiệp

Cá nhân sản, xuất KD

33

15.7

DN sản xuất, kinh doanh

144

68.6

Nghề tự do

33

15.7


Mức độ thường xuyên sử dụng DV

Liên hệ 01 lần

63

30

Liên hệ 02- 03 lần

69

32.9

Trên 03 lần

78

37.1


Loại hình doanh nghiệp

Công ty cổ phần

44

21

Công ty TNHH

85

40.5

Doanh nghiệp tư nhân

39

18.6

Khác

42

20


Lĩnh vực liên hệ

Đất đai, môi trường

24

11.4

Xây dựng

14

6.7

Đầu tư, kinh doanh

38

18.1

Y tế

18

8.6

Công thương

23

11

Chính sách xã hội

12

5.7

Giao thông vận tải

9

4.3

Nông nghiệp, thủy sản

32

15.2

Văn hóa thể thao

16

7.6

Du lịch

9

4.3

Lĩnh vực khác

15

7.1


(Nguồn: Tác giả, 2017)


4.2.2 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s alpha


Tiến hành kiểm tra độ tin cậy của thang đo với tổng cộng 7 lần, trong đó 06 lần với các biến độc lập và 01 lần với biến phụ thuộc, kết quả tổng hợp như sau:


Bảng 4. 5.Tổng hợp kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo


Nhân tố

Biến quan sát

Giá trị trung bình thang đo nếu bị loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s alpha

nếu loại biến

Độ tin cậy

(Lần 1; 6 biến quan sát): Alpha = 0.912


TC1

19.19

10.372

.795

.890

TC2

19.11

10.532

.783

.892

TC3

19.33

11.094

.551

.927

TC4

19.20

10.189

.830

.885

TC5

19.23

10.388

.798

.890

TC6

19.22

10.423

.793

.891

Khả năng đáp ứng

(Lần 2; 5 biến quan sát): Alpha = 0.888


DU1

12.06

8.030

.714

.867

DU2

12.05

8.739

.542

.905

DU3

12.09

7.629

.821

.842

DU4

12.11

7.824

.776

.853

DU5

12.10

7.750

.803

.847

Năng lực phục vụ

(Lần 3; 6 biến quan sát): Alpha = 0.932


NL1

19.01

16.210

.818

.919

NL2

19.00

16.990

.878

.911

NL3

19.33

18.108

.730

.929

NL4

19.15

16.474

.833

.916

NL5

19.08

16.783

.861

.912

NL6

19.14

18.630

.703

.932

Sự đồng cảm

(Lần 4; 6 biến quan sát): Alpha = 0.872


DC1

15.26

11.713

.823

.826

DC2

15.24

11.649

.838

.823

DC3

15.41

12.109

.697

.846

DC4

15.58

12.293

.607

.862

DC5

15.33

12.740

.520

.877

DC6

15.42

12.158

.602

.864

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022