Sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử cổ trung đại Việt Nam ở trường THPT tỉnh Quảng Ninh - 19

khu vực thuộc di tích: khu vực chính tẩm (trung tâm của lăng), khu vực hành lễ, huyệt mộ...

7. Hy Lăng (Đồng Hy lăng, lăng mộ giả của Vua Trần Duệ Tông và Trần Thuận Tông): toạ lạc ở núi Ngọc Thanh, thôn Đạm Thủy, xã Thủy An, được xây dựng năm 1377, với tổng diện tích khoảng 1 ha. Sách Trần Triều Thánh tổ các xứ địa đồ chép về lăng như sau: “tường bao ngoài của lăng có chiều Đông Bắc dài 5 trượng 6 thước; chiều Tây Nam dài 2 trượng 2 thước. Bốn mặt xây đá, dài hơn một dặm, còn lại là tường đất. Tường trong dài 2,2 trượng, rộng 8 thước. Miếu có nền dài 2 trượng 5 thước, rộng 1 trượng 2 thước. Có một bệ đá dài 4,1 thước; một bệ đất dài 2,9 thước. Cả hai bệ đều rộng 2,1 thước và cao 1,3 thước”. Hiện nay, lăng đã bị phá hủy, chỉ còn phế tích kiến trúc.

8. Đền An Sinh (Điện An Sinh): toạ lạc trên một đồi đất thuộc địa bàn thôn Trại Lốc, xã An Sinh. Theo sách Trần Triều Thánh tổ các xứ địa đồ: đền An Sinh được xây dựng vào thời Trần, thờ 5 vị hoàng đế nhà Trần, có mặt bằng kiến trúc hình chữ “Công”, gồm bái đường, ống muống và hậu cung. Đến thời Nguyễn, điện được xây dựng lại theo bố cục hình chữ “Tam”,thờ 8 vị hoàng đế nhà Trần. Bên cạnh đền có hai miếu nhỏ, để thờ bà Hoàng và Khổng Tử, xung quanh có thành rộng bao bọc, phía trước cửa có bia nhỏ đề "Hạ mã" và "Tiêu diệc". Đền An Sinh ngày nay có diện tích hơn 1000m2, mặt bằng kiến trúc dạng chữ “Công”, gồm 5 gian tiền đường, một toà trung điện và 5 gian 2 chái hậu cung, với kết cấu hai tầng tám mái, các bộ vì kèo dạng chồng rường, giá chiêng. Đền là nơi thờ Trần Hưng Đạo, Công đồng, Sơn thần, Thổ địa và 8 vị vua Trần. Trong khuôn viên đền hiện còn lưu giữ rất nhiều hiện vật có giá trị và vật trang trí kiến trúc bằng đất nung có khung niên đại khoảng thế kỷ XIV- XVIII, như: bia đá, mảnh tháp, gạch, ngói, linh thú…

9. Đền Thái: nằm trên đồi Đình, thuộc thôn Trại Lốc, xã An Sinh. Khởi nguyên, đây chính là Tiên miếu, do An Sinh Vương Trần Liễu xây dựng vào khoảng nửa đầu thế kỷ XIII, thờ tổ tiên nhà Trần và Trần Thừa, sau đó, bài vị của các vua Trần được đưa về đây thờ cúng và Tiên miếu được đổi thành Thái miếu. Thời Nguyễn, di tích bị tàn phá, nên dân làng đã xây dựng lại một ngôi đình, gọi là đình Đốc Trại, thờ 8 vị vua Trần và được triều đình sắc phong là Thành hoàng của làng Đốc Trại. Hiện nay, các công trình này cũng đã trở thành phế tích. Kết quả khảo sát, thăm dò khai quật khảo cổ tại di tích cho thấy, đền Thái có hai lớp kiến trúc thời Trần và Nguyễn.

10. Am - chùa Ngọa Vân: nằm trên núi Bảo Đài, ở độ cao 600m so với mực nước biển, thuộc thôn Tây Sơn, xã Bình Khê. Ngọa Vân là địa danh gắn với nơi tu hành và viên tịch của vị Tổ thứ nhất Thiền phái Trúc lâm - Trần Nhân Tông, cùng một số cao tăng thời Trần và Lê Trung hưng. Di tích hiện đã bị phá hủy nặng nề. Kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ học tại khu vực này đã xác định được dấu vết của một số công trình cùng hiện vật có niên đại thời Trần và thời Lê Trung hưng, như di tích Thông Đàn, khu vực Đá Chồng, khu ba bậc, khu vực Am - chùa Ngọa Vân.

11. Chùa Hồ Thiên (Trù Phong tự): được khởi dựng vào thời Trần, nằm ở phía Nam dãy Phật Sơn, thuộc thôn Phú Ninh, xã Bình Khê. Tương truyền, địa điểm này là nơi đăng đàn thuyết pháp của Phật hoàng Trần Nhân Tông và Pháp Loa. Di tích nay chỉ còn là phế tích.

12. Chùa Quỳnh Lâm: toạ lạc trên một ngọn đồi (núi Tiên Du), thuộc xã Tràng An. Chùa được khởi dựng từ thời Lý, mở mang vào thời Trần. Pháp Loa - vị Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm, đã cho xây dựng và mở mang chùa thành một trong những trung tâm phật giáo lớn đương thời. Chùa còn trải qua nhiều lần trùng tu vào thời Lê và Nguyễn, nhưng đến nay chỉ còn là phế tích. Qua khai quật khảo cổ, đã phát hiện dấu vết nền móng của một số lớp kiến trúc xếp chồng lên nhau, mang dấu ấn thời Lý - Trần -Lê - Nguyễn. Ngôi chùa hiện nay có mặt bằng kiến trúc dạng chữ “Công”, gồm bái đường, trung đường, hậu đường. Trong khuôn viên chùa hiện còn lưu giữ được tấm bia trang trí hình rồng và hai bệ rồng mang phong cách nghệ thuật thời Lý và hệ thống tháp cổ được ghép bằng đá xanh ở trước sân chùa.

13. Chùa Trung Tiết (chùa Tuyết): tọa lạc trên một quả đồi thấp, thuộc thôn Nghĩa Hưng, xã An Sinh. Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ hai vị cận thần của vua Trần Anh Tông là Thái học sinh Đặng Tảo và Gia nhi Chủ nô Lê Chung. Ngôi chùa hiện nay mới được tu bổ, tôn tạo lại vào đầu thế kỷ XX, gồm các hạng mục: tam quan, chùa chính, nhà Tổ, nhà Mẫu và một số công trình phụ trợ khác...

14. Chùa - quán Ngọc Thanh: nằm ở sườn phía Đông của dãy núi Đạm Thủy, cùng khu vực lăng Đồng Hy, thuộc thôn Đạm Thủy, xã Thủy An. Sách Đại Nam nhất thống chí ghi: “Lăng Đồng Hy: lăng Trần Duệ Tông và Thuận Tông, ở núi Ngọc Thanh xã Đạm Thủy, huyện Đông Triều, có bi chí. Đời Xương Phù dựng chùa quán, dấu cũ vẫn còn”. Như vậy, chùa và quán Ngọc Thanh đều được xây dựng vào đời Vua Trần Phế Đế - Vua Trần Giản Hoàng (1377-1388). Di tích nay chỉ còn phế tích. Năm 1990, tại nền cũ, nhân dân địa phương đã xây dựng chùa thờ Phật và đền thờ

Đức Thánh Trần. Chùa Ngọc Thanh có mặt bằng kiến trúc dạng chữ “Đinh”, gồm bái đường (ba gian, hai chái) và ba gian hậu cung. Đền thờ Đức Thánh Trần nằm phía sau chùa, có bố cục mặt bằng hình chữ “Nhất”, gồm 3 gian, xây theo lối tường hồi bít đốc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 165 trang tài liệu này.

15. Am Mộc Cảo: nằm bên tả ngạn suối Phủ Am Trà, thôn Trại Lốc, xã An Sinh, cách Thái lăng 1,5km về phía Tây Bắc. Amlà nơi ở của Thuận ThánhBảo Từ Hoàng thái hậu để phụng thờ và chăm sóc lăng mộ vua Trần Anh Tông. Hiện nay, tại đây chỉ còn lại dấu tích nền móng của am xưa.

Bên cạnh giá trị về kiến trúc, Khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đông Triều còn lưu giữ khá nhiều di vật, cổ vật có giá trị về lịch sử, văn hóa và khoa học, gồm: bia đá, chân tảng đá, gạch, ngói trang trí, đồ gốm các loại, tháp đá, tượng voi, ngựa... Ngoài ra, Khu di tích còn là nơi lưu giữ và duy trì nhiều sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo gắn với lịch sử vùng đất, tiêu biểu là lễ hội đền An Sinh, lễ hội chùa Quỳnh Lâm và chùa - quán Ngọc Thanh...

Với những giá trị đặc biệt của Khu di tích, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều (huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) là di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013)./.

Nguyễn Khắc Đoài (Theo Hồ sơ xếp hạng di tích - Tư liệu Cục Di sản văn hóa)


Phụ lục 3.5. Di tích lịch sử Đền Cửa Ông - Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Khu di tích lịch sử Đền Cửa Ông thuộc phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả cách thành phố Hạ Long khoảng 40km về phía Đông Bắc. Đền nằm trên một quả đồi, cửa đền nhìn ra Vịnh Bái Tử Long, lưng quay vào dãy núi trùng điệp chạy dài từ Cẩm Phả đến Mông Dương, hai bên tả hữu đều có núi làm thế tay ngai và đều có 3 khu được phân bổ 3 vị trí khác nhau theo chiều cao dần: Đền Hạ, đền Trung, đền Thượng. Đền Hạ nằm ở phía dưới thờ Mẫu; khu đền Thượng gồm đền chính thờ Trần Quốc Tảng, lăng Trần Quốc Tảng, đền Quan Châu, đền Quan Chánh. Trong kháng chiến chống Mỹ, Đền Hạ và Đền Trung đã bị bom Mỹ phá hủy toàn bộ.

Hiện nay Khu di tích lịch sử Đền Cửa Ông còn lại khu đền Thượng, gồm: Đền thờ Trần Quốc Tảng, đền thờ Thánh Mẫu, Lăng Trần Quốc Tảng và chùa thờ Tuệ Trung Thượng sĩ. Đền Hạ thờ Mẫu cũng đã được nhân dân xây dựng phục hồi.

Đền được người dân lập nên để thờ phụng Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, cùng nhiều vị tướng lĩnh tài ba nổi tiếng thời nhà Trần. Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng là người có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, ông đã cùng binh sỹ quyết tâm trấn giữ Cửa Suốt (tên cũ của Cửa Ông) để bảo vệ tuyến biên giới và lãnh hải Đông Bắc.

Theo tài liệu nghiên cứu của Ban quản lý Đền Cửa Ông: Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, xuất thân từ dòng dõi võ tướng, đại quý tộc, con trai thứ 3 của danh tướng Trần Hưng Đạo, cháu nội An Sinh Vương Trần Liễu. Ông cũng là bố vợ vua Trần Anh Tông (1293 - 1314). Trần Quốc Tảng là vị tướng tài năng, dũng cảm, đã có công theo cha là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến vĩ đại, đánh tan quân xâm lược Nguyên - Mông. Đặc biệt, trong chiến thắng Vân Đồn - Cửa Lục, ông đã cùng Trần Khánh Dư chỉ huy, đánh tan đạo quân tiếp lương của Trương Văn Hổ, mở ra cục diện mới, dẫn đến chiến thắng vang dội của quân, dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ 3 (1288). Khi đất nước thanh bình, ông lại được Quốc Công Tiết chế Trần Quốc Tuấn giao trọng trách trấn giữ vùng Hải Ninh - An Bang (Đông Bắc), trở thành hình ảnh sâu đậm trong tâm thức của người dân đã bao đời. Tương truyền, sau khi mất, ông đã hiển thánh tại Vườn Nhãn (phường Cửa Ông ngày nay), nhân dân địa phương đã dâng biểu xin vua Trần Anh Tông, cho tế lễ, lập miếu thờ. Đến tham quan đền, du khách sẽ được nghe về

những câu chuyện xưa tại địa phương, dẫn dắt đến sự tích lập đền, đồng thời được giới thiệu về lối kiến trúc đặc sắc và các nghi thức, lễ hội truyền thống hàng năm tại đây. Cụm di tích Đền Cửa Ông đã được xếp vào danh sách di tích quốc gia, không chỉ có giá trị đặc biệt với vùng đất Quảng Ninh, gắn liền với quần thể di tích thuộc triều đại nhà Trần oanh liệt ngày nào, mà còn có giá trị lớn lao trong quần thể di tích nói chung của đất nước.

Toàn cảnh Khu di tích lịch sử Đền Cửa Ông TP Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh Sách 1

Toàn cảnh Khu di tích lịch sử Đền Cửa Ông, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Sách sử ghi lại những ngày cuối đời của Trần Quốc Tảng ở Cửa Suốt như sau: "Ông ra Cửa Suốt được ba ngày, tự nhiên trời mưa to, gió lớn, sấm sét nổ ầm ầm. Ông thấy một phiến đá to bèn ngồi lên. Ngay lúc đó sóng nổi cuồn cuộn, nước dâng lên rất cao. Phiến đá tự nổi trên mặt nước, Hưng Nhượng Vương hóa thân ở đó, vào ngày 16/8/1311. Một lúc sau mưa tịnh, gió lặng, dân chúng kéo đến xem, thấy trên phiến đá có một cái mũ đá, mũ đá trôi đi. Ngày 1/9 năm ấy, mũ đá trôi đến địa giới Hàm Giang, rồi đến bờ sông xã Trúc Châu (tên tục là Vườn Nhãn). Già trẻ, lớn, bé trong xã đang đêm hôm đó mộng thấy một người cân đai, áo mũ chỉnh tề, đứng ở đình làng bảo rằng: "Ta là Gia Tướng nhà Trần, nay số đã hết, lại trở về đóng nơi đồn cũ giữ yên dân, nước"

. Hôm sau, dân chúng ra đình xem, thấy một tảng đá và một mũ đá bên bờ sông. Đo phiến đá được 5 thước 4 tấc, ngang 2 thuớc 3 tấc, có 5 màu huyền ảo như mây. Dân làm lễ đón mũ đá về lập miếu thờ và làm biểu tâu lên vua. Vua thấy Trần Quốc Tảng là người có công, lại linh ứng nên truyền cho lập miếu thờ và phong cho làm Thượng đẳng Phúc Thần, cho 800 quan tiền công hàng năm hai mùa cúng tế vào bậc Nhà nước".

Năm 1314, đúng một năm sau Trần Minh Tông lên ngôi, vua đã truy tặng Trần Quốc Tảng chức Thái úy.

Tượng thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng bằng đồng trước cửa 2

Tượng thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng bằng đồng trước cửa Khu Di tích lịch sử Đền Cửa Ông

Đền Cửa Ông có kiến trúc kiểu chữ công (I) gồm 3 gian tiền đường, 3 gian ống muống và 3 gian hậu cung. Hệ thống vì kèo cột gỗ kiểu giá chiêng chồng rường, bào trơn đóng bén đơn giản, không chạm trổ gì, phía trước tiền đường là phương đình cột trụ bê tông 2 tầng 8 mái vút cong đầu rồng. Hệ thống tượng thờ trong đền là một kho tàng di sản vô giá; vừa phong phú, vừa quý hiếm bởi có giá trị nghệ thuật điêu khắc đặc sắc. Những bức tượng tại đây được tạo tác bằng những chất liệu quý nên đến nay vẫn giữ được nguyên vẹn Mỗi pho tượng thờ đều thể hiện được tính cách của vị thần lúc còn sống. Đền Cửa Ông là một trong những ngôi đền hiếm hoi, duy nhất ở nước ta còn lại đến nay thờ khá đông đủ gia thất Trần Quốc Tuấn và những cận thần của ông. Đây chính là giá trị nghệ thuật mang đậm tính nhân bản của di tích đền Cửa Ông. Với 34 pho tượng lớn nhỏ đã được các nghệ nhân chạm trổ công phu tỉ mỉ, sắc nét với tư thế ngồi trong ngai, khám, long đình rất cân đối, mang giá trị nghệ thuật cao. Ðó là tượng Trần Quốc Tuấn, tượng Thánh Mẫu (vợ ông), 2 công chúa (con ông), Trần Quốc Tảng, Trần Anh Tông, Trần Khánh Dư, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Lê Phu Trần, Ðỗ Khắc Chung... và một số câu đối, đồ thờ tự khác.

Đền được xây bằng các loại vật liệu như: đá đúc, gạch Bát Tràng, vữa hồ pha mật, gạch lát nền bằng đất sét nung, ngói mũi đất nung…Kiến trúc trang trí theo các

điển tích: Long, Ly, Quy, Phượng…Phần trong nhà Đền được sử dụng bằng các loại gỗ bền, chắc, đẹp như: đinh, lim, trắc, gụ…Khung nhà được dựng theo lối: kèo, cầu, dường, trụ…trên đó được khắc hoạ bằng các bức phù điêu, bức trướng, câu đối…và các hoa văn được sơn son, thếp vàng lộng lẫy,…

Từ lâu, đền Cửa Ông đã nổi tiếng linh thiêng không chỉ đối với nhân dân Quảng Ninh, mà nhân dân các tỉnh trong cả nước lần lượt tìm đến để dâng hương.

Tại đền Cửa Ông, còn có câu đối ghi nhớ công đức của Danh tướng Trần Quốc Tảng:"Bạch Đằng hộ chiến công, lương tướng uy danh Kinh Bắc địaHải Đông lưu linh tích, anh hùng tâm sự đối Nam thiên".Tạm dịch:"Giúp chiến thắng Bạch Đằng, tướng giỏi uy danh lừng đất BắcĐể dấu thiêng Đông Hải, anh hùng tâm sự dải trời Nam".

Đền Cửa Ông nằm trên một ngọn núi có độ cao khoảng 100 mét so với mực nước biển, hai bên là hai ngọn đồi nhỏ hơn trông như hai hộ vệ vững chãi, đúng theo nguyên tắc Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ; phía sau là dãy núi xanh bạt ngàn chạy dài qua Cẩm Phả, Mông Dương. Đền Cửa Ông gồm Đền Thượng và Đền Hạ, Đền Trung tạo thành thế chân vạc trông ra vịnh Bái Tử Long. Từ Đền Cửa Ông có thể thu vào trong tầm mắt toàn bộ cảnh đẹp của vùng than Cẩm Phả và Vịnh Bái Tử Long.

Lễ hội Đền Cửa Ông diễn ra long trọng Di tích lịch sử Đền Cửa Ông đã 3

Lễ hội Đền Cửa Ông diễn ra long trọng.

Di tích lịch sử Đền Cửa Ông đã được Bộ văn hoá Thể thao và Du lịch cấp bằng công nhận là di tích lịch sử quốc gia, theo Quyết định số 100 VH/QĐ, ngày 21/1/1989 (Bổ sung cho di tích thắng cảnh Vịnh Hạ Long Quyết định số 313 VH/QĐ, ngày 28/4/1962). Trong Quyết định ghi rõ: "Đền Cửa Ông nằm trong di tích thắng cảnh vịnh

Hạ Long. Để thực hiện tâm nguyện của nhân dân cả nước, đề nghị Chính phủ tôn vinh, xếp hạng đền Cửa Ông thành di tích cấp quốc gia đặc biệt".

Lăng mộ Trần Quốc Tảng tại Khu di tích lịch sử Đền Cửa Ông Vào mùa lễ 4

Lăng mộ Trần Quốc Tảng tại Khu di tích lịch sử Đền Cửa Ông.

Vào mùa lễ hội, Đền Cửa Ông đón từ 50 vạn đến hàng triệu lượt du khách từ khắp mọi miền đất nước. Khách đến dự lễ hội có thể đi bằng đường bộ qua thành phố Hạ Long, cũng có thể đi bằng đường thủy ven vịnh Hạ Long, qua vịnh Bái Tử Long đến sát cửa đền Hạ.

Ngày hội chính Đền Cửa Ông là ngày mùng 3 tháng 2 âm lịch. Lễ hội được tổ chức linh đình gồm phần tế lễ và rước kiệu bài vị Trần Quốc Tảng. Kiệu được rước từ đền ra miếu ở xã Trác Chân, tên tục là Vườn Nhãn (theo truyền thuyết là nơi Đức Ông hoá trôi dạt vào...) và quay trở về đền tượng trưng cho cuộc tuần du của Đức Ông Trần Quốc Tảng. Lễ rước bài vị này mô phỏng những cuộc tuần du bảo vệ bờ cõi vùng biển Đông Bắc của Hưng Nhượng Vương xưa kia với ý nghĩa ghi nhớ công đức của ngài trong sự nghiệp bảo vệ biên cương tổ quốc. Trong những ngày diễn ra lễ hội còn có các hoạt động văn hóa như múa rồng, thi bày mâm cỗ hoa quả, dâng lễ vật lên Đức Ông cùng với những trò chơi dân gian như cờ bỏi, bịt mắt đập niêu, kéo co, đẩy gậy...

Minh Vượng (tổng hợp)

Xem tất cả 165 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí