Sử Dụng Kiến Thức Liên Môn Trong Dạy Học Di Sản Lịch Sử Cổ Trung Đại Việt Nam (Việt Nam Từ Nguồn Gốc Đến Giữa Thế Kỉ Xix - Sgk Lịch Sử

Đáp án


Tự luận:

- HS chọn 1 thành tựu văn hóa tiêu biểu: (có thể là Di tích Yên Tử gắn với thành tựu Phật giáo; di tích nhà Trần ở Đông Triều; cụm di tích núi Bài Thơ…): 0.5 điểm.

- Vận dụng kiến thức liên môn để giới thiệu: (5.5 điểm).

Kiến thức Địa Lí giới thiệu vị trí, địa hình, cấu trúc chính của di tích.

(Ví dụ: Yên Tử thuộc địa phận thành phố Uông Bí, Quảng Ninh, là dãy núi cao, nơi đức Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành và sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm).

Kiến thức Văn học: những bài văn, thơ, ca dao nói về di tích (Nếu có).

(Ví dụ: Yên Tử: “Trăm năm tích đức tu hành, chưa về Yên Tử chưa thành quả tu”) Kiến thức Âm nhạc: những bài hát ca ngợi, gắn với các di tích (Nếu có).

(Ví dụ: Yên Tử: bài hát Trên đỉnh Phù Vân của nhạc sĩ Phó Đức Phương). Kiến thức Giáo dục công dân: liên hệ trách nhiệm của bản thân, ý thức giữ gìn,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 165 trang tài liệu này.

bảo vệ, phát huy giá trị của các di sản trong thực tiễn.

Phụ lục 2.3. SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC DI SẢN LỊCH SỬ CỔ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM (VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX - SGK LỊCH SỬ 10, CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)


CHỦ ĐỀ: DẠY HỌC DI SẢN THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TẠI THỰC ĐỊA CỤM DI TÍCH NÚI BÀI THƠ, THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH

A. Mục tiêu bài học

Sau bài học, học sinh hình thành:

1. Về kiến thức

- HS xác định được những thông tin cơ bản về cụm di tích: địa điểm, các thành phần di tích trong cụm di tích, nguồn gốc hình thành, ý nghĩa trong đời sống văn hóa tinh thần, trong giáo dục của cụm di tích.

- Liên hệ với kiến thức dân tộc được học trong chương trình nội khóa môn Lịch sử về nhà Trần, vua Lê Thánh Tông…; môn Giáo dục công dân (bảo vệ di sản văn hóa); môn Ngữ văn (văn học trung đại Việt Nam: Hội Tao đàn…)…

2. Về kĩ năng

- Quan sát hiện vật, thu thập và xử lí thông tin, giải thích, liên hệ, so sánh.

- Liên hệ thực tiễn.

- Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết nhiệm vụ học tập.

- Các kĩ năng liên quan thực địa: tham gia giao thông, trình bày báo cáo…

3.Về thái độ

- Hình thành thái độ tự hào, trân trọng những giá trị của di sản văn hóa dân tộc, địa phương; ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống, bảo vệ và phát huy giá trị di sản trong cuộc sống.

- Bồi dưỡng lòng yêu nước và ý thức dân tộc, lòng biết ơn với các anh hùng dân

tộc.

- Giáo dục các em tính đoàn kết và trân trọng nhưng giá trị lịch sử.

4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất

- Phát triển năng lực tư duy độc lập, năng lực giao tiếp thông qua hoạt động thực địa; năng lực thuyết trình, tranh luận, phản biện; năng lực hợp tác nhóm; năng lực vận dụng kiến thức được học vào giải quyết tình huống học tập và thực tiễn.

- Phẩm chất: nhân ái, yêu nước, đoàn kết, trung thực.

B. Thời gian, địa điểm, thành phần

- Thời gian: Từ 14h30 đến 16h30 ngày 11 tháng 5 năm 2019.

- Địa điểm: Khu Văn hóa núi Bài Thơ (phường Hồng Gai, Hạ Long, Quảng Ninh).

- Thành phần: Giáo viên môn Lịch sử và học sinh lớp 10A (lớp thực nghiệm).

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Lập kế hoạch chi tiết buổi học di sản tại thực địa, duyệt Ban Lãnh đạo nhà trường, thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp, phụ huynh học sinh và học sinh.

- Xây dựng kế hoạch bài giảng buổi học di sản thực địa.

- Tư liệu liên quan đến nội dung bài học: nguồn thông tin, các truyền thuyết, ca dao, tác phẩm văn học, âm nhạc liên quan bài học.

- Công tác tiền trạm: Liên hệ trước với Ban quản lí khu Văn hóa núi Bài Thơ, thống nhất về thời gian, thành phần, mục đích và các hoạt động của buổi học thực địa. Thống nhất với HS về cách thức di chuyển từ trường sang khu Văn hóa núi Bài

Thơ: đi bộ.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể tới HS để chuẩn bị tốt cho buổi học.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đồ dùng học tập.

- Khai thác những khái niệm đã học trong môn giáo dục công dân: di sản văn hóa, văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh,… chính sách của Nhà nước về bảo tồn phát huy di sản văn hóa, trách nhiệm của HS với vấn đề này.

- Khai thác kiến thức môn Ngữ văn về: văn học trung đại Việt Nam (nhà thơ Lê Thánh Tông, hội thơ Tao Đàn…).

- Khai thác kiến thức Lịch sử được học về vương triều Trần với những chiến công gắn với quê hương Quảng Ninh nói chung và Hạ Long nói riêng; về Đức ông Trần Quốc Nghiễn, về vua Lê Thánh Tông,…

- Tìm kiếm thông tin trên mạng Internet về cụm di tích núi Bài Thơ, những hoạt động văn hóa gắn với cụm di tích…

C. Tiến trình tổ chức dạy học

Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân: (55phút)

1. GV tập trung HS tại sân chính, trước đền thờ vua Lê Thánh Tông tại khu Văn hóa núi Bài Thơ. Tổ chức dâng hương theo nghi lễ. (5 phút).

2. GV giới thiệu tổng thể về cụm di tích núi Bài Thơ (có sử dụng kiến thức liên môn: Địa lí, Văn học, Giáo dục công dân), HS lắng nghe, ghi chép những thông tin cần thiết: (20 phút).

- Cụm di tích núi Bài Thơ: gồm núi Bài Thơ, Chùa Long Tiên, Đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn (thuộc Phường Hồng Gai, Phường Bạch Đằng - thành phố Hạ Long), là di tích Lịch sử văn hoá - Danh thắng, xếp hạng cấp Quốc gia năm 1992 theo Quyết định xếp hạng Số 1140/QĐ-BT, ngày 31/08/1992 của Bộ Văn hóa Thông tin.

+ Núi Bài Thơ nằm ở trung tâm thành phố Hạ Long. Ba mặt núi là những khu dân cư đông đúc, phía tây và phía nam núi kề bên Vịnh Hạ Long xinh đẹp. Núi Bài Thơ là nơi ghi lại dấu ấn lịch sử, là biểu tượng của thành phố Hạ Long.

Các triều đại phong kiến đều lấy núi Truyền Đăng đặt làm vọng gác tiêu biểu ở vùng biển ải Đông Bắc. Hàng đêm, lính đồn trú treo ngọn đèn nồng trên đỉnh núi báo hiệu tình hình phía Đông Bắc vẫn yên tĩnh. Nhưng khi có giặc dã, người lính bèn đốt củi cho ngọn khói bốc cao báo động về đất liền, nên núi có tên là Dọi Đèn, tên chữ là Truyền Đăng.

Năm 1468, vua Lê Thánh Tông dẫn quân đi tuần vùng biển An Bang và đóng quân dưới núi Truyền Đăng. Trước vẻ đẹp nước non hùng vĩ và tinh thần yêu nước của những người lính nơi đây, người đã sáng tác một bài thơ và cho khắc vào phía Nam của núi Truyền Đăng. Từ đó núi có tên là núi Bài Thơ.

Hai trăm sáu mươi mốt năm sau (1729), trong một chuyến đi kinh lý qua vịnh Hạ Long, chúa trịnh Cương đã làm một bài thơ hoạ lại bài thơ của vua Lê thánh Tông và cho khắc vào ngay phía bên trái.

Ngoài ra còn có bài thơ của Nguyễn Cẩn khắc vào năm Canh Tuất (1910) và một số bài thơ khác.

Những bài thơ trên vách núi Bài Thơ là những tác phẩm văn học cổ điển, những di tích văn học ngoài trời rất có giá trị, làm cho núi Bài Thơ không chỉ đẹp ở cảnh quan thiên nhiên mà còn đẹp ở bề dày lịch sử với dấu tích hoạt động của con người qua nhiều thời đại.

Ngày mồng 1 tháng 5 năm 1930, cờ đỏ Búa Liềm tung bay phất phới trên đỉnh núi Bài Thơ, đây là một sự kiện quan trọng, cổ vũmạnh mẽ đối với phong trào công nhân vùng mỏ. Và bây giờ ngọn cờ đó vẫn tung bay phất phới trên ngọn núi Bài Thơ, là biểu tượng của thành phố Hạ Long - vùng đất mỏ anh hùng.

Trong thời kỳ chống Mỹ, dân quân tự vệ phường Bạch Đằng ở ngay trung tâm thành phố Hòn Gai (thành phố Hạ Long bây giờ), dưới chân núi Bài Thơ. Khu phốđã thành lập một khẩu đội 12 ly 7 và đưa lên trực chiến ngay trên núi Bài Thơ. Khẩu đội này là một trận địa phòng không bám trụ và chiến đấu trong điều kiện hết sức gian khổ và góp phần tích cực vào thắng lợi chung của quân dân vùng mỏ Quảng Ninh.

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ (1964 -1975), Trung tâm điện chính Bưu Điện Quảng Ninh đã sơ tán nhà cơ vụ đến các hang ở sườn núi phía đông của núi Bài Thơ và đặt một trạm viba để phát sóng truyền đi những thông tin quan trọng. Trung tâm điện báo không chỉ đảm bảo trông tin liên lạc thông suốt mà còn góp phần đánh trả lại máy bay Mỹ , bảo vệ trạm phát sóng an toàn.

Trung tâm Điện chính này đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sửcấp quốc gia theo Quyết định số 30 QĐ/VH, ngày 24/11/2000.

+ Phía Bắc chân núi Bài Thơ là ngôi chùa linh thiêng có tên là chùa Long Tiên, thuộc phường Bạch Đằng thành phố HạLong. Chùa đã trải qua nhiều đợt trùng tu nhưng vẫn đảm bảo được nét cổ kính của kiến trúc cổ truyền Việt Nam và là ngôi chùa lớn nhất ở thành phố Hạ Long.

Chùa Long Tiên xây theo kiểu chữ nhị (=) gồm ba gian tiền đường và ba gian hậu cung theo kiểu chồng diêm hai tầng tám mái có các đầu đao vút lên mềm mại. Hệ thống vì kèo cột gỗ kiểu giá chiêng chồng rường tứ hàng chân. Phía trước tiền đường đắp nổi bức tranh diễn tả việc thầy trò Đường Tăng đi Tây Trúc lấy kinh. Mái lợp ngói âm dương. Đặc biệt, các họa tiết hoa văn trong chùa thể hiện rõ đặc trưng phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.

Trong cùng một không gian chùa thờ ba chủ thể: thờ Phật, thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo và các tướng lĩnh nhà Trần, thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. Hệ thống tượng ở đây khá phong phú và đặc sắc có giá trị nghệ thuật cao.

+ Phía Đông chân núi Bài Thơ là đền Đức Ông, thuộc khu vực Bến Đoan, phường Hồng Gai, thành phố Hạ Long và tên chữ là Phúc Linh từ (đền Phúc Linh).

Đền quay hướng nam, kiến trúc kiểu chữ đinh gồm ba gian bái đường và một gian hâụ cung được xây cất trên nền đất cao. Mặt trước của đền trang trí tùng, cúc, trúc, mai hóa rồng, trước của đền là cây đa cổ thụ ngày đêm tỏa bóng mát, đã minh chứng cho sự trường tồn của di tích. Qua tư liệu Hán Nôm còn lưu lại thì đền xây dựng để thờ Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn, con trai cả của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, người có công lao lớn chỉ huy nhiều trận đánh ở vùng biển Đông Bắc chống lại

quân Mông - Nguyên xâm lược, góp phần bảo vệ độc lập dân tộc. Được xây dựng lại năm 1913.

+ Năm 2013, nhân kỉ niệm 50 năm thành lập tỉnh Quảng Ninh (1963 - 2013), công trình Khu Văn hóa núi Bài Thơ được khánh thành và đi vào hoạt động. Trung tâm được tọa lạc trên đồi cao, đất rộng và bằng phẳng, đứng trên khuôn viên của Trung tâm có thể bao quát một phần vịnh Hạ Long. Phía dưới chân đồi là đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn. Sát lưng núi là chính điện xây hình chữ Nhị, gian chính có tượng thờ vua Lê Thánh Tông, hai gian hai bên là tượng thờ văn thần Thân Nhân Trung và võ tướng Nguyễn Đức Trung. Ngoài ra tại đây còn có bài vị của các quan văn, quan võ có công với đất nước, nhất là với tỉnh Quảng Ninh và các hiện vật tâm linh mang bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc. Phía bên ngoài là các đường dạo, công viên cây xanh nhỏ, sân rộng để ngắm cảnh từ trên cao…trở thành điểm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng và là nơi giáo dục truyền thống yêu nước, “uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ sau. Nơi đây, có thể tổ chức các hoạt động trưng bày triển lãm, hội nghị, hội thảo, khen thưởng học sinh xuất sắc.

3. GV hướng dẫn HS tham quan 2 di tích thuộc cụm di tích núi Bài Thơ: (30 phút)

- Hai di tích HS tiến hành tham quan:

+ Khu Văn hóa núi Bài Thơ (nơi tổ chức dạy học thực địa): có đền thờ vua Lê Thánh Tông, phòng trưng bày một số tư liệu lịch sử, văn hóa, tranh ảnh về hoạt động liên quan đến cụm di tích (có nội dung đầy đủ bài thơ do vua Lê Thánh Tông sáng tác trên núi Bài Thơ).

+ Đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn (ngay phía dưới đền thờ vua Lê Thánh Tông, được nối liền bằng hệ thống bậc thang, tiện cho việc di chuyển).

- GV chia lớp làm 4 nhóm, bầu nhóm trưởng và nêu các nhiệm vụ học tập trong quá trình tham quan:

Quan sát, phát hiện và ghi chép những tư liệu Lịch sử được lưu giữ tại 2 di tích, bổ sung phần giới thiệu tổng quan ban đầu của giáo viên:

? Nội dung, ý nghĩa bài thơ của Lê Thánh Tông được khắc trên núi Bài Thơ.

?Tìm thêm dấu tích xác định ngôi đền Phúc Linh thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn? Thu thập thông tin về những hoạt động văn hóa, lễ hội… gắn với 2 di tích.

Vị trí, ý nghĩa của cụm di tích núi Bài Thơ đối với sự bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống

Hoạt động 2: Nhóm, cá nhân: 30 phút

1. GV tập hợp, ổn định HS tại sân chính của khu Văn hóa núi Bài Thơ.

2. Đại diện 4 nhóm HS lần lượt lên báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong quá trình tham quan hai di tích:

-Nội dung, ý nghĩa bài thơ của vua Lê Thánh Tông tạc trên núi Bài Thơ:


Bản phục chế bằng chữ Hán của Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Ninh Bài thơ 1

Bản phục chế bằng chữ Hán của Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Ninh

Bài thơ của vua Lê Thánh Tông được khắc trên một vách đá khá phẳng, cách mặt đất chừng 2,5 m. Bài thơ thất ngôn bát cú gồm 56 chữ Hán, có 21 chữ đã mờ. Trước phần thơ có phần lạc khoản (đề tựa) gồm 49 chữ, cũng bị mờ. May mắn, bài thơ trên có chép trong thư tịch cổ, nên đó chính là chỗ dựa của các nhà nghiên cứu. Nguyên văn bài thơ như sau:

“Cự lãng uông uông triều bách xuyên Quần sơn cơ bố bích liên thiên Tráng tâm sơ cảm hàm tam cổ

Tín thủ dao đề tốn nhị quyền Thần Bắc khu cơ sâm hổ lữ

Hải Đông phong toại tức lang yên Thiên nam vạn cổ hà sơn tại Chính thị tu văn yển vũ niên”.

Bài thơ được tạm dịch ý như sau:

“Nước lớn mênh mông, trăm sông chầu vào

Núi non la liệt, rải rác như quân cờ, vách đá liền trời

Có tráng trí, nhưng lúc mới dựng nghiệp vẫn theo người, như quẻ Hàm hào cửu tam (đã định)

Nay một tay mặc sức tung hoành, quyền uy như thần gió Phía bắc, bọn giặc giã như hùm beo đã dẹp yên

Vùng biển phía Đông, khói chiến tranh đã tắt Muôn thuở trời Nam, non sông bền vững

Bây giờ chính là lúc giảm việc võ, tu sửa việc văn”.

Không chỉ là một tác phẩm văn học, bài thơ trên vách đá Truyền Đăng của vua Lê Thánh Tông còn là một tuyên ngôn về hòa bình và xây dựng đất nước. Vua Lê Thánh Tông đã thể hiện tư tưởng lớn chuyển hướng chiến lược của đất nước từ sau chiến thắng quân Minh sang xây dựng hòa bình và củng cố quốc phòng. Theo nghĩa đó, “tu văn” có thể hiểu là dồn lại điều chỉnh lại nền chính trị cho phù hợp với hoàn cảnh mới của đất nước, xây dựng và phát triển nền văn hóa. Yển vũ là gác lại việc võ, sắp xếp lại nền quốc phòng thời bình.

? Em có hiểu biết gì về vua Lê Thánh Tông với tư cách là một nhà thơ của dân tộc?

HS vận dụng kiến thức được học trong môn Ngữ văn để trả lời:

Lê Thánh Tông là một nhà thơ và phê bình văn học, vừa sáng tác văn thơ, vừa nghiên cứu, phê bình. Năm 1495, ông sáng lập ra Hội Tao đàn, xưng làm Tao đàn Nguyên soái, xướng họa thơ ca cùng Đông các Đại học sĩ Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận và nhiều quần thần khác, tổng cộng 28 người. Hội Tao đàn ra đời đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời. Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc. Ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị như: Quỳnh Uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Chinh tây kỉ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xúy, Cổ tâm bách vịnh... tất cả khoảng trên 300 bài (bằng chữ Hán), Hồng Đức quốc âm thi tập (bằng chữ Nôm).

GV: giảng giải thêm về ý tưởng lấy ngày 29/3 hàng năm là “Ngày thơ Quảng Ninh” của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh từ năm 1988, xuất phát từ sự kiện vua Lê Thánh Tông sáng tác bài thơ, được khắc trên núi Bài Thơ (mang ý nghĩa lịch sử - văn hóa sâu sắc => là ý tưởng để Hội nhà văn Việt Nam đề xuất “Ngày thơ Việt Nam” vào rằm tháng Giêng hàng năm, được ghi trong bài thơ Nguyên tiêu của chủ tịch Hồ Chí Minh, từ năm 2003); sự kiện năm 1992, tên đường Lê Thánh Tông được đặt cho con đường đẹp nhất thị xã Hồng Gai lúc đó, chạy từ Bến phà, qua ven núi Bài Thơ, đến tận Cầu Trắng Cọc 8, dài đến9km.

Xem tất cả 165 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí