Dặn Dò, Ra Bài Tập Về Nhà, Hướng Dẫn Chuẩn Bị Bài Sau: 5 Phút

-Dấu tích chứng tỏ ngôi chùa Phúc Linh thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn: Dưới gốc đa còn tấm bia đề: “Trần triều Hưng Vũ Vương Đông Hải Đại Vương chứng giám” (Đông Hải Đại Vương Hưng Vũ Vương triều Trần chứng giám).

Tại đây có một tấm bia khắc năm QuýSửu (1913) có nội dung sau: “Xét thấy nơi đây (núi Bài Thơ)” sơn thủy hữu tình, đền đài tráng lệ, quả là nơi linh thiêng đệ nhất thiên hạ mà ai nấy đều phải tôn kính. Nay bọn chúng tôi (các chủ thuyền ) từ xa xôi ngàn dặm tới đây, vượt qua bao sóng gió nếu không nhờ vào sức phù trợ của Đại Vương thì làm sao được như thế. Nhưng vì ngôi đền cổ xưa bị gió dập, mưa vùi mà thấy bùi ngùi không nguôi. Tôi họp các bạn thuyền cùng đồng tâm hiệp lực xây dựng lại ngôi đền cổ để việc phục thờ được lâu dài...”.

-Các hoạt động văn hóa tiêu biểu:

Tại Khu Văn hóa núi Bài Thơ: Hội Văn học Nghệ Thuật Quảng Ninh tổ chức “Ngày thơ Quảng Ninh”, con cháu họ Lê trong cả nước hàng năm tổ chức lễ Giỗ vua Lê Thánh Tông, nhiều trường học tổ chức cho HS tham quan, trải nghiệm, dạy học lịch sử địa phương, Đoàn Thanh niên trường Văn Lang tổ chức Lễ Kết nạp Đoàn viên mới, nhiều cơ quan đơn vị tổ chức khen thưởng học sinh giỏi, học sinh có thành tích xuất sắc…

Đền Đức Ông: Hàng năm, cứ đến ngày 24 tháng 3 âm lịch, nhân dân thành phố Hạ Long lại nô nức về đây dự hội. Mở đầu lễ hội là lễ tế thánh tại đền Đức Ông, sau đó rước kiệu long ngai bài vị Đức Ông đi về phía bến phà, qua đền Vụng Đâng và dừng lại ở chùa Long Tiên để làm lễ tế Đức Thánh Trần. Sau khi làm lễ xong, lại rước kiệu về đền Đức Ông. Ngoài lễ rước, hội còn tổ chức hát chầu văn, chèo đường, ca trù...

- Tùy theo nội dung báo cáo của từng nhóm, GV nhận xét, bổ sung và chốt những thông tin cơ bản.

Hoạt động 3: Cá nhân (15 phút)

- GV cho HS ghép 2 bạn một nhóm (20 nhóm), vận dụng nhận thức đã có về di sản văn hóa được học trong môn Giáo dục công dân để thực hiện nhiệm vụ.

- GV đặt ra câu hỏi: Hãy nêu một hành động cụ thể để góp phần bảo vệ và phát huy giá trị của các di sản văn hóa nói chung và cụm di tích núi Bài Thơ nói riêng?

Yêu cầu: không trùng phương án trả lời giữa các nhóm.

- HS nêu những việc làm mà bản thân có thể thực hiện để để góp phần bảo vệ và phát huy giá trị của các di sản văn hóa nói chung và cụm di tích núi Bài Thơ nói riêng: tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá; giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan; tham

gia các hoạt động văn hóa gắn với cụm di tích; tham gia các hoạt động tình nguyện liên quan đến việc giữ gìn di sản; nghiên cứu các biện pháp phát huy hơn nữa giá trị lịch sử

- văn hóa của cụm di tích trong cuộc sống…

- GV tổng kết buổi học.

Hoạt động 4: cả lớp, cá nhân (15 phút)

Hoàn thành bài kiểm tra nhận thức sau buổi học.

4. Dặn dò, ra bài tập về nhà, hướng dẫn chuẩn bị bài sau: 5 phút

- 4 nhóm viết bài thu hoạch chung về buổi học thực địa (khái quát những hoạt động và kết quả nhận thức, phát biểu cảm tưởng, nêu đề xuất, kiến nghị về hình thức học tập thực địa với GVCN, Ban Lãnh đạo nhà trường). Hạn nộp về GV sau 2 ngày.

- Thực hiện ra về an toàn, đảm bảo Luật An toàn giao thông.

Phụ lục 2.4. BÀI KIỂM TRA NHẬN THỨC TIẾT HỌC THỰC NGHIỆM DẠY HỌC DI SẢN ỨNG DỤNG ĐỀ TÀI:

“SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CỔ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Ở TRƯỜNG THPT TỈNH QUẢNG NINH”

BÀI HỌC THỰC NGHIỆM:

CHỦ ĐỀ: DẠY HỌC DI SẢN THEO HÌNH THỨC TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TẠI THỰC ĐỊA CỤM DI TÍCH NÚI BÀI THƠ, THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH

* Đề kiểm tra:

Họ và tên học sinh:……………………………………………., Lớp:………….. Trường:…………………………………………………………………………...

Em vui lòng hoàn thành bài kiểm tra nhận thức nhanh dưới đây sau khi tham gia buổi học thực địa tại khu Văn hóa núi Bài Thơ.

- Thời gian làm bài: 15 phút (không tính thời gian giao đề).

A. Trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Phía đông núi Bài Thơ (Hạ Long) là


A. chùa Long Tiên

B. trung tâm bưu điện tỉnh

C. Đền Đức ông

D. Vịnh Hạ Long

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 165 trang tài liệu này.

Câu 2:Khu Văn hóa núi Bài Thơ đặt đền thờ


A. Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn

B. Vua Lê Thánh Tông

C. Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng

D. Vua Lê Thái Tông

Câu 3: Vì sao núi Truyền Đăng được gọi là núi Bài Thơ?


A. Vua Lê Thánh Tông sáng tác bài thơ ca ngợi cảnh đẹp của núi Truyền Đăng.

B. Ngọn núi có khắc bài thơ do vua Lê Thánh Tông sáng tác ca ngợi cảnh đẹp nơi đây.

C. Núi Truyền Đăng không còn được dùng để đặt trạm gác vùng biển Đông Bắc.

D. Nhân dịp vua Lê Thánh Tông đi tuần tra và sáng tác một bài thơ tại đây.

Câu 4: Cụm di tích núi Bài Thơ thuộc loại di sản văn hóa nào?


A. Văn hóa phi vật thể

B. Di sản thiên nhiên

C. Văn hóa vật thể

D. Di tích lịch sử

B. Tự luận (6 điểm)

Chỉ ra những giá trị của cụm di tích núi Bài Thơ mà em rút ra từ buổi học thực địa hôm nay?

* Hướng dẫn chấm:

Trắc nghiệm: 1đ/câu trả lời đúng.


Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

B

C

C

Tự luận:


Nội dung

Điểm

- HS chỉ ra được giá trị của cụm di tích núi Bài Thơ trên các phương diện:

+ Giá trị lịch sử: vị trí của núi Truyền Đăng (núi Bài Thơ) trong sự nghiệp bảo vệ vùng biển Đông Bắc, danh tướng Trần Quố Nghiễn, sự kiện vua Lê

Thánh Tông đi tuần tra An Bang…

1.5

+ Giá trị văn hóa, văn học: bài thơ của vua Lê Thánh Tông, chúa Trịnh

Cương, các lễ hội, tín ngưỡng dân gian (chùa, đền)…

1.5

+ Giá trị cảnh quan, địa chất địa mạo: núi Bài Thơ.

1

+ Giá trị kinh tế: phát triển du lịch.

0.5

+ Giá trị giáo dục: giáo dục truyền thống, tự hào quê hương…cho thế hệ trẻ

0.5

PHỤ LỤC 3

TƯ LIỆU VỀ CÁC DI TÍCH TRỌNG ĐIỂM TỈNH QUẢNG NINH


Phụ lục 3.1. Vịnh Hạ Long


Hội nghị lần thứ 18 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Phù kẹt Thái Lan 1


Hội nghị lần thứ 18 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Phù - kẹt (Thái Lan) ngày 17 tháng 12 năm 1994 đã công nhận lần thứ nhất Vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí (vii): về vẻ đẹp cảnh quan, và công nhận lần thứ hai với tiêu chí (viii): về giá trị địa chất tại Hội nghị lần thứ 24 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại thành phố Cairns, bang Queensland, Australia (ngày 02 tháng 12 năm 2000).

Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm ở phía Đông Bắc nước ta, diện tích khoảng 1.553km2 với 1.969 hòn đảo lô nhô tạo nên những cảnh sắc kỳ thú. Sự hiện diện của Vịnh và những hòn đảo trên Vịnh là những minh chứng độc đáo về lịch sử phát triển của trái đất, bao gồm đặc điểm địa chất và quá trình vận động, phát triển liên tục của dạng địa hình Karst hệ Fengcong và Fengling. Địa hình đặc biệt của Vịnh Hạ Long có liên quan chặt chẽ tới lịch sử khí hậu và quá trình vận động kiến tạo của trái đất. Những hòn đảo ở đây là mẫu hình khá lý tưởng về Karst hình thành trong điều kiện nhiệt đới, ẩm. Toàn bộ khu vực Vịnh Hạ Long là một cảnh quan Karst qua nhiều triệu năm, với các tháp karst hình chóp, hình tháp, bị bào mòn, tạo nên cảnh đẹp nổi bật, độc đáo toàn thế giới.Bên cạnh giá trị địa chất và giá trị thẩm mỹ độc đáo toàn cầu, trong khu vực Vịnh Hạ Long hiện nay còn lưu giữ được nhiều hệ sinh thái điển hình của vùng biển nhiệt đới như: đồi núi, hang động, rừng ngập mặn, tùng áng, rạn san hô, cỏ biển,… Các hệ sinh thái đó được phân bố trong một khu vực có khí hậu tương đối ôn

hòa, nhiệt độ nước biển trung bình từ 19 - 25 độ C, là môi trường sống rất thuận lợi đối với các loài sinh vật. Kết quả nghiên cứu những năm qua cho thấy trong vùng Vịnh Hạ Long có mặt trên 300 loài cá, 545 loài động vật đáy biển, 154 loại san hô, 35 loài sinh vật phù du, 139 loài rong biển, 5 loài cỏ biển và 31 loài thực vật vùng ngập mặn,…Các hệ sinh thái đó đã tạo nên giá trị đa dạng sinh học nổi bật của Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới, niềm tự hào của Việt Nam. Thật hiếm có một thắng tích nào lại hội tụ nhiều yếu tố giá trị đặc biệt hấp dẫn cả về cảnh quan tự nhiên, địa chất, đa dạng sinh học lẫn những giá trị lịch sử văn hoá sâu sắc như di sản Vịnh Hạ Long. Có thể nói, những giá trị lịch sử, văn hoá đang hiện hữu trên cả một vùng biển đảo rộng lớn này đã góp phần làm cho Hạ Long vốn đã tuyệt vời về cảnh sắc lại càng thêm hấp dẫn, đắm say lòng người.

DSVH

Phụ lục 3.2. Di tích lịch sử Bạch Đằng


Khu di tích nằm trên địa bàn thị xã Quảng Yên thành phố Uông Bí tỉnh Quảng 2


Khu di tích nằm trên địa bàn thị xã Quảng Yên, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đây là địa điểm ghi dấu sự kiện quân và dân nhà Trần đã lập nên chiến thắng lẫy lừng - Chiến thắng Bạch Đằng đánh tan quân Nguyên Mông ngày 09/4 (8/3 - Âm lịch) năm 1288.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, dấu tích của trận chiến Bạch Đằng năm 1288 vẫn còn hiện hữu qua những di tích tiêu biểu:

Bãi cọc Yên Giang: nằm ở cửa sông Chanh, dài khoảng 118m, rộng 20m. Đa phần những cọc được tìm thấy ở khu vực này đều được làm từ thân cây lim hoặc táu, còn để nguyên vỏ. Chiều dài thân cọc từ 2,6m đến 2,8m, phần cọc được đẽo nhọn để cắm xuống lòng sông dài từ 0,5m đến 1m. Hiện nay, bãi cọc Yên Giang đã được khoanh vùng bảo vệ, xây kè xung quanh, dựng bia giới thiệu di tích.

Bãi cọc đồng Vạn Muối: nằm ở cửa sông Rút. Trong quá trình canh tác, đào ao thả cá, nhân dân đã phát hiện được nhiều cọc gỗ cắm đứng và cắm xiên trong khu vực đồng Vạn Muối. Một số cọc đã được đưa về trưng bày tại Bảo tàng Bạch Đằng, Bảo tàng Hải quân, Bảo tàng Hải Phòng. Hiện nay, bãi cọc nằm trong khu vực đầm nuôi thủy sản và ruộng canh tác của phường Nam Hòa.

Bãi cọc đồng Má Ngựa: nằm ở cửa sông Kênh, cách bãi cọc đồng Vạn Muối khoảng 1km về hướng Nam, thuộc khu Hưng Học, phường Nam Hòa, thị xã Quảng Yên. Bãi cọc có quy mô khoảng 2100m2, trải dài 70m theo chiều Đông - Tây và rộng 30m theo chiều Bắc - Nam. Mật độ phân bố và độ sâu của cọc không đồng đều.

Đền Trần Hưng Đạo: đây là địa điểm lưu niệm vị anh hùng dân tộc, thiên tài quân sự Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Đền tọa lạc trên một doi đất cổ, có tổng diện tích trên 5000m2, với các hạng mục, như đền chính, nhà bia, nhà soạn lễ và một số hạng mục phụ trợ (đường vào, nghi môn, trụ biểu, sân vườn, hệ thống điện chiếu sáng, tường bao...).

Hiện nay, trong đền còn lưu giữ được 9 đạo sắc phong của các vua triều Nguyễn phong cho Trần Hưng Đạo và một số hiện vật khác.

Miếu Vua Bà: nằm sát đền Trần Hưng Đạo, thuộc khu vực trung tâm của Khu di tích. Tương truyền, đây là miếu thờ bà bán hàng nước, người đã chỉ dẫn cho Trần Hưng Đạo biết lịch triều con nước, địa thế lòng sông Bạch Đằng và chiến thuật hỏa công để Trần Hưng Đạo xây dựng trận địa cọc đánh giặc Nguyên Mông. Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, Trần Hưng Đạo đã tâu với vua Trần, sắc phong cho bà bán hàng nước là “Vua Bà” và lập đền thờ Bà ngay trên nền quán nước.

Bến đò rừng: là nơi Trần Hưng Đạo chọn làm địa điểm phát hỏa làm hiệu lệnh cho quân sĩ mai phục ở hai bên sông Bạch Đằng đồng loạt tấn công giặc Nguyên Mông. Hiện nay, bến đò cổ đang được khôi phục, với chiều rộng là 120m, chiều dài hơn 300m. Đầu bến là một tòa phương đình, gồm 2 tầng, 8 mái, đầu đao uốn cong hình rồng. Sát mặt bến nước có tòa khán đình, với kiến trúc 1 tầng mái, vì kèo gỗ lim, có 4 đầu đao ở 4 góc mái.

Đình Yên Giang: là nơi thờ Thành hoàng làng Yên Giang. Vào các dịp lễ lớn của làng, dân làng thường rước tượng Trần Hưng Đạo từ đền Trần Hưng Đạo về đây để tế lễ. Đình được dựng trên gò đất cao, xung quanh là ruộng đồng. Hiện nay, trong đình vẫn lưu giữ được nhiều hiện vật quý hiếm, có niên đại từ thời Nguyễn, như bia đá, hoành phi, câu đối, sắc phong.

Đền Trung Cốc (Trung Cốc từ): nằm trên một gò đất cao. Tương truyền, khi đi thị sát địa hình để chuẩn bị cho trận đánh, Trần Hưng Đạo và Phạm Ngũ Lão đã bị mắc thuyền ở đây. Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, để ghi nhớ sự kiện này, những người dân chài ở đây đã lập đền thờ Trần Hưng Đạo và Phạm Ngũ Lão. Trong đền còn phối thờ Yết Kiêu, Dã Tượng và hai người con gái của Trần Hưng Đạo là Đệ nhất Quyên Thanh công chúa và Đệ nhị Đại Hoàng công chúa.

Đình Trung Bản: là nơi thờ Trần Hưng Đạo, gồm các hạng mục: tả vu, hữu vu, nghi môn trụ biểu, cuốn thư trấn môn, nhà khách, nhà phụ trợ, sân vườn, tường bao... Trong đình hiện còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật giá trị, có niên đại vào khoảng

Ngày đăng: 02/06/2023