- Nhóm thứ tư vận dụng kiến thức môn Giáo dục công dân về vấn đề bảo vệ, giữ gìn di sản, phát huy truyền thống yêu nước; tìm hiểu lễ hội truyền thống gắn với những chiến công trên sông Bạch Đằng…
Như vậy, trên cơ sở xác định được những kiến thức liên môn có thể vận dụng để khai thác giảng dạy và học tập di sản tại thực địa, tùy theo điều kiện cụ thể mà GV có thể nêu những nhiệm vụ chi tiết, giao cho HS chuẩn bị. Điều này vừa tạo tính chủ động, lôi cuốn các em vào buổi học thực địa, phát huy tính tự giác, hứng thú, trí tò mò của HS vừa góp phần gắn bài học nội khóa với bài học ngoại khóa, gắn kiến thức lí thuyết với năng lực thực hành, vận dụng bộ môn vào thực tiễn, lồng ghép hiệu quả giáo dục lịch sử địa phương cho HS, trực tiếp góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của những buổi học thực địa.
Tại thực địa, ở trường hợp có điều kiện kết hợp với Ban Quản lí di sản, GV giới thiệu những nét khái quát về nội dung kiến thức có liên quan đến di sản, nêu ra những yêu cầu, nhiệm vụ HS cần phải làm trong quá trình học tập. Tiếp đó, Cán bộ đại diện của Ban quản lí di sản sẽ giới thiệu cụ thể. Sau cùng, GV sẽ chốt lại những vấn đề chủ yếu, trọng tâm của buổi học, hướng dẫn HS tham quan tự do, vận dụng kiến thức mới được lĩnh hội, quan sát trực quan và kết hợp nguồn KTLM đã được chuẩn bị trước để thực hiện những nhiệm vụ GV giao, làm báo cáo hoặc viết bài thu hoạch. Với cách thực hiện này, công việc của GV được giảm đi rất nhiều vì không phải xây dựng nội dung bài giảng chi tiết, chỉ bao quát chung và tập trung vào việc quan sát, quản lí và xử lí kết quả bài thu hoạch của HS. Nhưng GV vẫn là người chịu trách nhiệm về kết quả, chất lượng học tập của buổi học. GV phải có những định hướng cụ thể để đảm bảo mục tiêu giáo dục của bài học. Cụ thể, trong phần định hướng ban đầu về nhiệm vụ của HS, để đảm bảo các em tập trung lĩnh hội những kiến thức do người bên quản lí di sản cung cấp, GV cần lồng ghép những nội dung đã yêu cầu HS chuẩn bị trước ở nhà phục vụ cho hoạt động học tập tại thực địa để khắc họa, tạo biểu tượng lịch sử, giải thích và hiểu bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử trọng tâm trong bài học. Trong đó có thể khai thác KTLM để góp phần nâng cao hiệu quả.
Ví dụ: Gắn với kiến thức lịch sử dân tộc trong các thế kỉ X - XV, GV thể xây dựng chủ đề dạy học di sản thực địa tại khu di tích lịch sử nhà Trần (Đông Triều -
Quảng Ninh) để tìm hiểu về nguồn gốc của nhà Trần tại An Sinh - Đông Triều, tìm hiểu văn hóa nước ta thời Trần thông qua những lăng mộ vua Trần được xây dựng tại đây... Sau khi ổn định tổ chức ban đầu để hướng dẫn viên của khu di tích giới thiệu về lịch sử nhà Trần, lăng mộ của một số vị vua Trần tại đây, ngoài những nhắc nhở chung về ý thức nề nếp, học tập, GV cần định hướng rõ nhiệm vụ của HS. Vận dụng KTLM Địa lí, HS xác định được quá trình tổ tiên nhà Trần sinh sống và lập nghiệp đế vương từ vùng An Sinh (Đông Triều - Quảng Ninh) sang đến Thiên Trường - Nam Định và tiến về Thăng Long, xác định cụ thể vị trí khu di tích nhà Trần trong quần thể danh thắng Yên Tử... Lắng nghe những thông tin giới thiệu của hướng dẫn, HS ghi nhận những điểm nổi bật trong kiến trúc xây dựng lăng mộ, chùa chiền thời Trần… Với những yêu cầu như vậy, HS buộc phải vận dụng kiến thức đã học, đã biết từ những môn học liên quan để giải quyết và thực hành xác định trên bản đồ lớn ở khu di tích;quan sát, khám phá, ghi chép những phát hiện trong quá trình thực địa tham quan để mở rộng thêm vốn hiểu biết về nghệ thuật kiến trúc, ý nghĩa tâm linh trong xây dựng các lăng mộ thời Trần. Từ đó, HS được khắc sâu thêm kiến thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa của vùng Đông Triều đối với sự phát triển của nhà Trần nói chung và trong lĩnh vực văn hóa của triều đại này nói riêng.
Trường hợp khác là bài học do GV đảm nhiệm, GV có thể tiến hành dạy học bình thường như trên lớp tại một phòng riêng nơi có di sản để giới thiệu những điểm cơ bản, nổi bật của di sản, sau đó hướng dẫn HS tham quan cụ thể những dấu vết, chứng tích, hiện vật có liên quan đến bài học. Hoặc, GV sẽ kết hợp song song giữa giới thiệu di sản với việc hướng dẫn HS quan sát trực tiếp những dấu vết, chứng tích, hiện vật tại thực địa liên quan tới nội dung kiến thức đang tìm hiểu.
- Ở cách thứ nhất, việc tiến hành giờ học tương đối đơn giản, dễ thực hiện. Chủ yếu là thay đổi địa điểm học tập sau đó cho HS tham quan, trải nghiệm với trực quan tại chỗ, có tác dụng cụ thể hóa, củng cố và khắc sâu kiến thức cho HS.Biện pháp vận dụng KTLM hỗ trợ nâng cao hiệu quả bài học cũng có thể thực hiện giống như trường hợp thứ nhất.
- Ở cách thứ hai, GV cần có sự hiểu biết sâu sắc về di tích, di sản để phân chia từng nội dung gắn với tiến trình bài học. HS cũng phải tập trung hơn để giải quyết
những yêu cầu học tập tổng hợp (vừa lĩnh hội kiến thức mới, vừa quan sát trực quan để giải thích, phân tích, đánh giá sự kiện, hiện tượng lịch sử cần làm sáng tỏ).
Ví dụ: GV tại các trường trên địa bàn Thành phố Hạ Long - Quảng Ninh có thể xây dựng một tiết dạy học di sản tại thực địa là Khu Văn hóa núi Bài Thơ, giới thiệu về cụm di tích núi Bài Thơ. Để nâng cao hiệu quả, tính toàn diện, sâu sắc cho nội dung buổi học, GV có thể khai thác, vận dụng KTLM khá phong phú. Về kiến thức Địa lí, HS sử dụng bản đồ Thành phố, xác định vị trí các thành phần nằm trong cụm di tích núi Bài Thơ như: núi Bài Thơ (núi Truyền Đăng), chùa Long Tiên, đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn, đền thờ Đức vua Lê Thánh Tông; nêu đặc điểm của núi Bài Thơ (ngọn núi đá vôi cao hơn 200m, nằm giữa trung tâm Thành phố…)…Về kiến thức Văn học, HS tìm hiểu gốc tích, hoàn cảnh, nội dung của bài thơ khắc trên đá năm 1468 của vua Lê Thánh Tông khi ông đem quân đi tập trận ở sông Bạch Đằng và tuần du khắp vùng châu An Bang để giải thích vì sao tên ngọn núi được đổi từ núi Truyền Đăng (Rọi Đèn) sang núi Bài Thơ (“Từ đỉnh núi này, hàng ngàn năm trước đã là vọng gác trọng yếu vùng biên ải Đông Bắc của Tổ quốc. Đêm đêm lính canh đốt đèn báo hiệu, chỉ đường cho thuyền bè cập bến..." - Trích từ Bia đá tóm tắt lịch sử trên đỉnh núi Bài Thơ). Ngoài ra, HS cũng vận dụng kiến thức Văn học về nhà thơ Lê Thánh Tông với hội thơ Tao Đàn để giải thích nguồn gốc của “Ngày thơ Quảng Ninh” (còn gọi là Ngày thơ Lê Thánh Tông), được tổ chức vào ngày 29 tháng 3 hàng năm (bắt đầu từ năm 1988, do Hội Văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức nhân kỉ niệm 520 năm vua Lê Thánh Tông đề bài thơ trên núi Truyền Đăng). Sự vận dụng những KTLM đó trong quá trình GV giới thiệu cho HS về cụm di tích núi Bài Thơ vừa góp phần giải thích cặn kẽ kiến thức lịch sử vừa mang tính trực quan sinh động. HS qua vận dụng KTLM để lĩnh hội kiến thức lịch sử địa phương sẽ phát huy được năng lực tư duy logic, khả năng thực hành bộ môn. Hơn thế nữa, những kiến thức HS được học nội khóa về lịch sử, văn học, địa lí cũng được củng cố, khắc sâu. Ngoài ra, khi GV giới thiệu về những hoạt động văn hóa - giáo dục được tổ chức ở Khu Văn hóa núi Bài Thơ như: khen thưởng học sinh giỏi, tổ chức kết nạp đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ngày giỗ Đức vua Lê Thánh Tông của dòng họ Lê trong cả nước… sẽ giúp các em hình thành tình cảm trân trọng, gắn bó, tự hào và trách nhiệm với quê hương nơi mình sinh ra,
lớn lên và học tập. HS thấy được mối quan hệ giữa truyền thống với hiện tại, thấy được vị trí, vai trò, ý nghĩa của di sản trong việc giáo dục tư tưởng - tình cảm thế hệ trẻ… (HS được cụ thể hóa và thực hành kiến thức của bộ môn Giáo dục công dân).
Như vậy, tùy theo mục tiêu giáo dục, nội dung bài học và hoàn cảnh cụ thể, GV có thể tổ chức dạy học di sản tại thực địa sao cho phù hợp nhất cũng như vận dụng KTLM một cách linh hoạt, đa dạng, phong phú để nâng cao hiệu quả buổi học nói riêng và chất lượng môn học nói chung.
Hoạt động kiểm tra, đánh giá, báo cáo sau buổi học thực địa là khâu không thể thiếu. Thông qua đó, GV có thể đánh giá tổng thể về kết quả nhận thức của HS, tính hiệu quả của buổi học và kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. Bên cạnh đó, dạy học di sản thực địa có ưu thế hơn dạy học nội khóa ở chỗ tác động sâu sắc tới tình cảm, thái độ của các em đối với các di sản địa phương, nâng cao lòng biết ơn, tự hào và trách nhiệm đối với đất nước. Các phẩm chất, kĩ năng được hình thành cũng toàn diện không chỉ là năng lực tư duy, làm việc độc lập, hợp tác nhóm… mà còn là khả năng thực hành trên thực tế những kiến thức được học. Vì vậy việc đưa ra những bài tập kiểm tra cũng phải đảm bảo tính toàn diện để đánh giá đầy đủ những kết quả HS đạt được sau buổi học.
Ví dụ, sau khi tổ chức cho HS học tập và tham quan, khám phá Khu Văn hóa núi Bài Thơ, đền thờ Lê Thánh Tông, đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn thuộc cụm di tích núi Bài Thơ (Hạ Long - Quảng Ninh), GV có thể sử dụng KTLM để kiểm tra, đánh giá kết quả nhận thức của HS thông qua việc tổ chức một trò chơi đóng vai hướng dẫn viên du lịch. GV chia HS làm hai đội chơi với các phần thi:
- Phần một: Khởi động: đại diện hai đội sử dụng bản đồ cụm Di tích núi Bài Thơ, xác định và giới thiệu khái quát trên lược đồ vị trí, đặc điểm địa hình, và sơ đồ đường đi thăm các di tích cụ thể như: núi Bài Thơ, chùa Long Tiên, Khu Văn hóa núi Bài Thơ, đền thờ Lê Thánh Tông, đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn. Ở phần thi này, đại diện hai đội chơi sẽ phải vận dụng KTLM Địa lí tự nhiên kết hợp với những hiểu biết đã chuẩn bị trước và thông tin lĩnh hội được trong buổi học để trình bày.
- Phần hai: GV xây dựng những câu hỏi trả lời nhanh, câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra sự lĩnh hội kiến thức của HS được học tập, trải nghiệm trong buổi học thực địa. Ở đây, ngoài kiểm tra những kiến thức lịch sử trực tiếp, GV có thể linh hoạt sử dụng kết
hợp kiến thức các môn Văn học, Địa lí, Giáo dục công dân, Nghệ thuật kiến trúc…để kiểm tra và củng cố, khắc sâu kiến thức cho HS về cụm di tích núi Bài Thơ.
- Phần ba: Vận dụng kiến thức Giáo dục công dân kết hợp kiến thức Địa lí kinh tế - xã hội, HS nêu những giá trị của cụm di tích núi Bài Thơ, ý nghĩa việc giữ gìn và phát huy di tích đối với việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ và lợi ích đối với sự phát triển du lịch văn hóa lịch sử của địa phương.
Như vậy, hình thức dạy học di sản trải nghiệm tại thực địa có nhiều ưu thế về trang bị kiến thức, hình thành kĩ năng, thái độ, phẩm chất năng lực cho HS. Tùy điều kiện cụ thể ở mỗi nhà trường mà GV có thể xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện một cách chi tiết, phù hợp. Riêng với phần lịch sử cổ trung đại Việt Nam, GV dạy trường THPT ở tỉnh Quảng Ninh vừa có thể tiến hành bài học nội khóa tại thực địa vừa có thể dạy học ngoại khóa thông qua hình thức dạy học di sản. Với những đề xuất hình thức, biện pháp về việc sử dụng KTLM trong dạy học di sản tại thực địa, nội dung bài học được khai thác, tiếp cận theo chiều hướng toàn diện, phong phú; các tri thức lịch sử được tìm hiểu đa chiều góp phần củng cố, khắc sâu trong nhận thức của HS. Dạy học di sản có sử dụng KTLM giúp năng lực thực hành bộ môn, vận dụng kiến thức đã học trong giải quyết tình huống thực tiễn của HS được phát huy hiệu quả. Theo đó, các năng lực tư duy độc lập, khả năng hợp tác nhóm, thuyết trình trước đám đông… cũng được rèn luyện, nâng cao. Ngoài ra, những bài học thực địa cũng tác động mạnh tới cảm xúc của HS, góp phần hình thành thế giới quan, nhân sinh quan khoa học, nhân văn, sự trân trọng, tự hào về truyền thống dân tộc nói chung, địa phương nói riêng cho các em trong thời đại công nghệ số.
2.3. Thực nghiệm sư phạm
2.3.1. Mục đích của thực nghiệm
Nhằm kiểm nghiệm trong thực tế về hiệu quả và tính khả thi của những đề xuất biện pháp vận dụng KTLM trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX ở trường THPT tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường TH, THCS & THPT Văn Lang để làm căn cứ minh chứng cho những vấn đề nghiên cứu của đề tài.
Căn cứ vào đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi thực nghiệm tại hai lớp 10C và 10E trường TH, THCS & THPT Văn Lang - Hạ Long - Quảng Ninh. Thời gian thực nghiệm là tháng 4 năm 2019.
2.3.2. Nội dung thực nghiệm
Để thu được những phản ánh chính xác nhất có thể, minh chứng cho tính khả thi thực tiễn của đề tài, chúng tôi tiến hành thực nghiệm 2 bài học cụ thể:
- Bài thứ nhất, tổ chức bài học trên lớp. Nội dung giáo án chuẩn bị như sau:
+ Giáo án thực nghiệm bài dạy trên lớp có sử dụng những biện pháp như đã trình bày trong đề tài.
+ Giáo án đối chứng bài dạy trên lớp được soạn và giảng dạy theo phương pháp truyền thống.
Đánh giá kết quả giờ học được thực hiện thông qua bài kiểm tra tổng hợp soạn theo nội dung bài học đối với HS ở hai lớp, thời gian 10 phút sau khi hết giờ học đó.
- Bài thứ hai, tổ chức dạy học qua di sản.
Chúng tôi căn cứ vào đặc điểm, tình hình và kế hoạch dạy học bộ môn Lịch sử tại trường Văn Lang để tiến hành thực nghiệm dạy học di sản tại thực địa ở Khu Văn hóa núi Bài Thơ (phường Hồng Gai, TP. Hạ Long, Quảng Ninh).
Nội dung giáo án chuẩn bị như sau
+ Giáo án thực nghiệm có sử dụng những biện pháp như đã trình bày trong đề tài: dạy học di sản theo hình thức trải nghiệm có sử dụng kiến thức liên môn.
+ Giáo án đối chứng được soạn và giảng dạy theo phương pháp truyền thống, học sinh đơn thuần tiến hành tham quan khu di tích và viết thu hoạch.
Nghiệm thu kết quả giờ học được thực hiện thông qua bài kiểm tra tổng hợp soạn theo nội dung buổi học đối với HS ở hai lớp, thời gian 15 phút sau khi hết giờ học đó.
2.3.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm
- Đối với bài học trên lớp, chúng tôi thực hiện dạy cùng một bài với 2 giáo án khác nhau ở hai lớp:
+ Lớp thực nghiệm (10C): Sử dụng giáo án kiểu 1, bài giảng được soạn chi tiết trong đó tập trung vào vấn đề mà đề tài nghiên cứu là sử dụng KTLM trong dạy học Lịch sử nhằm nâng cao chất lượng dạy học, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
+ Lớp đối chứng (10E): Sử dụng giáo án kiểu 2, bài giảng dạy theo phương pháp truyền thống, không chú ý đến việc sử dụng KTLM trong bài giảng.
- Đối với bài học sử dụng di sản, chúng tôi thực hiện dạy cùng một bài với 2 giáo án khác nhau ở hai lớp:
+ Lớp thực nghiệm (10A): Sử dụng giáo án soạn chi tiết trong đó tập trung vào vấn đề mà đề tài nghiên cứu là sử dụng KTLM trong dạy học di sản tại thực địa nhằm nâng cao chất lượng dạy học, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
+ Lớp đối chứng (10D): Sử dụng giáo án chức dạy học di sản tại thực địa nhưng bài giảng dạy theo phương pháp truyền thống, không chú ý đến việc sử dụng KTLM, chỉ khai thác kiến thức lịch sử có liên quan tới di sản.
Điều kiện đối tượng thực nghiệm: HS ở 2 lớp có sĩ số, sức học ngang nhau, điều kiện học tập tương đồng. GV dạy thực nghiệm và đối chứng là cùng một người, có kinh nghiệm và tâm huyết, nhiệt tình trong nghề.
2.3.4. Tiến hành thực nghiệm
- Địa bàn thực nghiệm giáo án trên lớp: Trường TH,THCS & THPT Văn Lang thuộc phường Hồng Gai - TP. Hạ Long - Quảng Ninh. Đây là trường ngoài công lập theo hướng chất lượng cao nên có sự sàng lọc HS đầu vào, thành lập năm 2005, được đánh giá là đứng đầu trong hệ thống trường ngoài công lập của tỉnh, nằm trong top 10 của tỉnh về các chỉ số thi học sinh giỏi, thi THPT Quốc gia, kết quả giáo dục đại trà, các hoạt động giáo dục toàn diện khác. Điều kiện cơ sở vật chất được đầu tư khá đầy đủ, đáp ứng tốt yêu cầu dạy và học. Ban Lãnh đạo nhà trường sâu sát chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho GV học hỏi, trao đổi, nâng cao năng lực chuyên môn.
Lớp thực nghiệm là lớp 10C và lớp đối chứng là lớp 10E, có sĩ số bằng nhau (45 HS), tỉ lệ HS khá, giỏi, trung bình (theo kết quả học kì 1 năm học 2018 - 2019) tương đương nhau.
Kế hoạch bài giảng thực nghiệm (phụ lục 2.1).
Tiến hành kiểm tra sau giờ học: đề kiểm tra, hướng dẫn chấm và thang điểm (phụ lục 2.2).
- Địa bàn thực nghiệm giáo án dạy học qua di sản:
Chúng tôi tổ chức dạy học thực địa tại khu Văn hóa núi Bài Thơ đồng thời cũng là nơi thờ đức vua Lê Thánh Tông. Cụm di tích núi Bài Thơ gắn với những danh nhân lịch sử thời Trần, thời Lê sơ, thuộc vào phạm vi nghiên cứu của đề tài về Lịch sử cổ trung đại Việt Nam. Rất nhiều hoạt động văn hóa của địa phương đã được tổ chức tại đây như: Lễ hội rước Đức Ông Trần Quốc Nghiễn, Ngày thơ Quảng Ninh (29/3), Giỗ Đức vua Lê Thánh Tông... Đoàn Thanh niên trường Văn Lang cũng chọn Khu Văn hóa núi Bài Thơ để tổ chức Lễ kết nạp đoàn viên mới hàng năm, Công đoàn nhà trường tổ chức Khen thưởng con em cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường có thành tích xuất sắc trong học tập năm học 2016 - 2017 tại đây (tháng 8/2017). Trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường cũng yêu cầu giáo viên bộ môn Lịch sử thực hiện 02 tiết học di sản/năm học. Hơn thế, khoảng cách từ trường Văn Lang tới khu Văn hóa núi Bài Thơ khoảng gần 600m, mất 5 phút đi bộ nên việc di chuyển của HS rất thuận lợi, dễ quản lí, không phát sinh kinh phí (do Khu Văn hóa phục vụ miễn phí). Những thuận lợi trên đã tạo điều kiện cho chúng tôi tiến hành thực nghiệm, khảo sát tính khả thi của đề tài.
Lớp thực nghiệm là lớp 10A và lớp đối chứng là lớp 10D, có sĩ số bằng nhau (40 HS), tỉ lệ HS khá, giỏi, trung bình (theo kết quả học kì 1 năm học 2018 - 2019) tương đương nhau.
Kế hoạch bài giảng thực nghiệm (phụ lục 2.3).
Tiến hành kiểm tra sau giờ học: đề kiểm tra, hướng dẫn chấm và thang điểm (phụ lục 2.4).
2.3.5. Kết quả thực nghiệm
* Đối lới lớp thực nghiệm trong giờ lên lớp: Sau khi chấm bài theo hướng dẫn, phân chia điểm số HS đạt được theo 5 mức: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém, chúng tôi thu được kết quả tại Bảng 2.4.
Bảng 2.4. Bảng thống kê kết quả thực nghiệm dạy học trên lớp
Sĩ số | Giỏi | Khá | Trung bình | Yếu | Kém | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
10C | 45 | 20 | 44,4 | 21 | 46,6 | 4 | 9 | 0 | 0 | 0 | 0 |
10E | 45 | 9 | 20,1 | 19 | 42,2 | 16 | 35,5 | 1 | 2,2 | 0 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Yêu Cầu Khi Sử Dụng Ktlm Trong Dạy Học Lịch Sử Cổ Trung Đại Việt Nam (Từ Nguồn Gốc Đến Giữa Thế Kỉ Xix) - Lịch Sử 10, Chương Trình Chuẩn
- Sử Dụng Ktlm Để Phát Triển Năng Lực Tự Học Cho Học Sinh
- Thống Kê Bài Học Lịch Sử Sử Dụng Ktlm Gắn Với Kiến Thức Thực Tế Phần Lịch Sử Cổ Trung Đại Việt Nam
- Biểu Đồ So Sánh Kết Quả Thực Nghiệm Dạy Học Trên Lớp
- Phiếu Khảo Sát Và Kết Quả Khảo Sát Phụ Lục 1.1. Phiếu Thăm Dò Ý Kiến Giáo Viên
- Trong Giờ Học Lịch Sử, Khi Thầy (Cô) Sử Dụng Ktlm Em Cảm Thấy Như Thế Nào?