Thống Kê Bài Học Lịch Sử Sử Dụng Ktlm Gắn Với Kiến Thức Thực Tế Phần Lịch Sử Cổ Trung Đại Việt Nam

Để thực hiện mục tiêu gắn kiến thức lịch sử với kiến thức thực tế trong dạy học Lịch sử, việc sử dụng KTLM có tính hiệu quả cao. Chúng ta không để bóc tách riêng tri thức lịch sử để gắn với kiến thức thực tế bởi sẽ gây cảm giác khô khan, nhàm chán cho HS. Vì vậy, cần phải đặt những hiểu biết lĩnh hội trong bộ môn lịch sử trong mối quan hệ với tri thức các bộ môn khác, HS sẽ thấy gần gũi, sinh động và thuận lợi hơn khi gắn với thực tế cuộc sống.

Trong phần Lịch sử cổ trung đại Việt Nam, GV Lịch sử tại Quảng Ninh có thể khai thác KTLM để giúp HS gắn kiến thức lịch sử với kiến thức thực tế trong nhiều bài học (Bảng 2.2).

Bảng 2.2. Thống kê bài học lịch sử sử dụng KTLM gắn với kiến thức thực tế phần Lịch sử cổ trung đại Việt Nam‌

Stt

Bài học

lịch sử

Kiến thức

lịch sử

Kiến thức thực tế

KTLM sử dụng

1

Bài 13:“Việt Nam thời nguyên thủy”

Giai đoạn phát triển của công xã thị tộc (minh chứng là những nền văn hóa khảo cổ học Hòa Bình, Bắc Sơn)

- Văn hóa Hạ Long được phát hiện trên các đảo của Vịnh Hạ Long và dọc bờ biển từ Móng Cái đến Vân Đồn với những đặc trưng về công cụ đá mới, đồ gốm có niên đại 5.000 đến

3.000 năm trước.

- Vịnh Hạ Long 2 lần được tổ chức UNESCO của Liên Hợp quốc công nhận là di sản thế giới.

- Di sản, giá trị của di sản Vịnh Hạ Long đối với Việt Nam nói chung, với nhân dân Quảng Ninh nói riêng.

- Hình thành thái độ tự hào về quê hương của mình, nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm của

bản thân HS.

- Kiến thức Địa lí xác định vùng văn hóa Hạ Long, chỉ ra những giá trị về địa chất địa mạo, cảnh quan điển hình.


- Hiểu biết xã hội.


- Kiến thức Giáo dục công dân


- Kiến thức Giáo dục công dân.

2

- Bài 16:Thời Bắc thuộc

và cuộc

- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô

Quyền, đánh tan

- Khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang (Thị xã Quảng Yên - Quảng Ninh).

- Kiến thức Địa lí về vị trí, đặc điểm địa hình, thủy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 165 trang tài liệu này.

Sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử cổ trung đại Việt Nam ở trường THPT tỉnh Quảng Ninh - 10

Bài học

lịch sử

Kiến thức

lịch sử

Kiến thức thực tế

KTLM sử dụng


đấu tranh giành độc lập dân tộc (tiếp theo).

- Bài 19:“Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X

- XV”

quân Nam Hán, chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc.

- Chiến thắng Bạch Đằng năm 981 chống Tống của Lê Hoàn.

- Chiến thắng Bạch Đằng

chống quân

Nguyên năm 1288 thời Trần.

- Giá trị và ý nghĩa của khu di tích lịch sử Bạch Đằng.

- Bảo tồn và phát huy giá trị của khu di tích.

- Niềm tự hào của người Quảng Ninh về địa danh lịch sử Bạch Đằng giang.

- Đền thờ các vị danh tướng thời Trần: Trần Hưng Đạo, Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng ở đền Cửa Ông - Cẩm Phả; đền thờ Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn ở cụm di tích núi Bài Thơ - Hạ Long.

triều… ở cửa sông Bạch Đằng.

- Về Văn học, HS có thể sưu tầm những tác phẩm như: Phú sông Bạch Đằng

(Trương Hán Siêu), Bạch Đằng Giang (vua Trần Minh Tông)... Về Âm nhạc, HS tìm một số bài tiêu biểu như: Bạch Đằng Giang (Lưu Hữu Phước), Trên sông Bạch Đằng (Hoàng Quý), Từ Bạch Đằng đến Biển Đông (Nguyễn

Hồng Anh)…

4

Bài 20:“Xây

dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X - XV”

- Tư tưởng, tôn giáo: thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do vua Trần Nhân Tông sáng lập.

- Kiến trúc: các công trình chùa chiền, lăng tẩm, đền miếu thời Lí, Trần.

- Văn học: Hội Tao Đàn do vua Lê Thánh Tông

sáng lập.

- Khu quần thể di tích Yên Tử (Uông Bí - Quảng Ninh).

- Khu di tích nhà Trần (Đông Triều)

- Hệ thống chùa chiền, lăng tẩm, đền miếu thời Lí, Trần ở Yên Tử, Đông Triều.


- Bài thơ của Lê Thánh Tông trên núi Bài Thơ (Hạ Long - Quảng Ninh).

- Kiến thức Địa lí: xác định vị trí, địa hình, đặc điểm tự nhiên của các di tích lịch sử.

- Kiến thức nghệ thuật chùa chiền, lăng tẩm thời Lí, Trần.

- Kiến thức văn học trung đại, sự phát triển của thơ Nôm, đóng góp của hội thơ Tao Đàn.

Stt

Bài học

lịch sử

Kiến thức

lịch sử

Kiến thức thực tế

KTLM sử dụng




- Giá trị của các di tích lịch sử với những di sản vật chất và tinh thần, ý thức bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị đó trong thực tiễn…

- Kiến thức Giáo dục công dân về di sản, phân loại di sản, ý nghĩa của di sản, giáo dục thái độ đối với di sản trong hiện tại và

tương lai.

5

- Bài 18:

Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉX – XV”

- Bài 22:

Tình hình kinh tế các thế kỉ XVI- XVIII”

- Sự xuất hiện và vai trò của các làng nghề thủ công truyền thống.

- Các đô thị, thương cảng tiêu biểu.

- Các làng nghề truyền thống có lịch sử hàng trăm năm của Quảng Ninh: gốm sứ Đông Triều, làng đan ngư cụ Hưng Học ở Quảng Yên.

- Thương cảng Vân Đồn.

- Kiến thức Địa lí: xác định vị trí, kinh tế làng nghề trong cơ cấu kinh tế chung.

- Kiến thức Giáo dục công dân: nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường;

- Kĩ năng công nghệ thông tin tìm kiếm tư liệu, hình ảnh, vi deo, tìm hiểu các trang Web liên quan để sưu

tìm minh chứng.

Stt


Bằng việc sử dụng KTLM, HS sẽ xác lập được mối liên hệ giữa kiến thức lịch sử và kiến thức thực tế một cách hiệu quả, toàn diện và khách quan. Thông qua đó, HS được rèn luyện và phát huy nhiều năng lực và phẩm chất cần thiết như: năng lực tự học (sưu tầm các tư liệu liên môn), năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức đã học và thực tiễn, hình thành phẩm chất yêu quê hương, tự hào về nơi mình sinh ra, lớn lên, góp phần nâng cao trách nhiệm của các em với cộng đồng, xã hội.

Ngoài việc khai thác KTLM để giúp HS nhận thức tri thức lịch sử, phát triển năng lực tự học, gắn kiến thức lịch sử với kiến thức thực tế, GV có thể tùy theo điều

kiện cụ thể về đối tượng HS, điều kiện địa phương nơi trường học đóng để sử dụng và phát huy những hiệu quả khác của phương pháp sử dụng KTLM trong dạy học trên lớp phần Lịch sử cổ trung đại Việt Nam ở các trường THPT tỉnh Quảng Ninh.

2.2.2. Sử dụng KTLM trong dạy học di sản tại thực địa

Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 4/11/2013, Hội nghị Trung ương khóa 8 khóa XI chỉ rõ: “…Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học…” [2].

Ngày 16 tháng 01 năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL về sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm GDTX đã nêu rõ mục đích, yêu cầu, phương thức tổ chức dạy học các nội dung di sản trong các trường THPT, trung tâm GDTX.

Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quí giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể nhưng dù ở dạng nào thì cũng có thể sử dụng trong quá trình giáo dục, dạy học. Bộ môn Lịch sử có ưu thế trong việc sử dụng các di sản văn hóa như là nguồn tri thức, là phương tiện để dạy học bộ môn.

Các di sản phổ biến trong dạy học bộ môn Lịch sử là: Di sản văn hóa vật thể (di tích lịch sử - văn hóa, hiện vật, cổ vật, bảo vật quốc gia); Di sản văn hóa phi vật thể (tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam, ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian).

Theo hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL về sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm GDTX,hình thức tổ chức dạy học di sản gồm:

- Dạy học trên lớp hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại nhà trường;

- Dạy học tại nơi có di sản văn hóa;

- Tổ chức tham quan - trải nghiệm di sản văn hóa;

- Dạy học thông qua các phương tiện truyền thông, đa phương tiện;…

Trong các hình thức trên, để khai thác hiệu quả nhất giá trị di sản trong dạy học nói chung và trong môn Lịch sử nói riêng ở trường phổ thông, chúng ta cần tạo điều

kiện cho HS tích cực tham gia các hoạt động học tập trải nghiệm tại di sản văn hóa. Điều này giúp các em vừa có những hiểu biết về di sản, vừa hiểu sâu hơn nội dung bài học trên lớp. Từ đó, HS có cơ hội phát huy cao nhất những năng lực và phẩm chất của mình thông qua quá trình trải nghiệm sáng tạo, khám phá tại di sản văn hóa.

Lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời, nằm trong cặp phạm trù “cái chung và cái riêng”. Tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh động và đa dạng của tri thức lịch sử dân tộc. Bất kì sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xảy ra đều mang tính chất địa phương vì nó gắn với không gian cụ thể. Bên cạnh đó, nhiệm vụ gắn nội dung học tập của nhà trường với thực tiễn của địa phương trong giáo dục hiện nay đang ngày càng được quan tâm, là nhiệm vụ không thể thiếu trong mục tiêu giáo dục của các nhà trường nói chung và bộ môn Lịch sử nói riêng. Tổ chức hiệu quả các tiết học dạy học di sản của địa phương góp phần vừa giải quyết được mối quan hệ giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc, vừa gắn nội dung học tập trong nhà trường với thực tiễn địa phương và còn hỗ trợ mở rộng, củng cố cho những bài học nội khóa, hoàn thành các mục tiêu giáo dục về kiến thức, kĩ năng, thái độ, phẩm chất, năng lực cho HS, hướng HS tới những giá trị Chân - Thiện - Mĩ, sống tốt đẹp, nhân văn, nhân ái hơn.

Quảng Ninh là vùng đất được thiên nhiên ưu ái với vị trí địa lí chiến lược, tự nhiên phong phú và rất nhiều các di tích lịch sử, văn hóa có giá trị to lớn. Trong giới hạn chương trình nghiên cứu của đề tài về Lịch sử cổ trung đại Việt Nam, GV Lịch sử có nhiều lựa chọn về hình thức dạy học di sản. Để đảm bảo tính phổ biến, đề tài tập trung đề xuất hình thức, biện pháp sử dụng KTLM trong dạy học di sản tại thực địa các di tích trọng điểm của tỉnh nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.

2.2.2.1. Xây dựng kế hoạch tích hợp dạy học di sản

Ngay từ đầu năm học, GV cần căn cứ vào nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo để xây dựng kế hoạch dạy học bộ môn trong đó có nội dung tích hợp giáo dục di sản. Trong phần Lịch sử cổ trung đại Việt Nam, tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, GV có thể lồng ghép tích hợp dạy học di sản tiêu biểu của địa phương trong một số bài học trên lớp (Bảng 2.3).

Bảng 2.3. Thống kê bài học lịch sử tích hợp dạy học di sản tại Quảng Ninh

phần Lịch sử cổ trung đại Việt Nam



Stt

Bài học lịch sử

Nội dung kiến thức lịch sử có thể tích hợp giáo dục di sản

tại Quảng Ninh


Di sản

Biện pháp tích hợp

1

Bài 13. Việt Nam thời nguyên thủy

Mục 2, Giai đoạn phát triển của công xã thị tộc, các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn,

Hạ Long

- Vịnh Hạ Long


- Tích hợp 1 phần

- Sử dụng KTLM

- Sử dụng đa phương tiện hỗ trợ

- Khai thác hiệu quả các phương tiện truyền thông.

2

Bài 16. Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (tiếp

theo)

- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền

- Khu di tích Bạch Đằng Giang

3

Bài 19. Những cuộc đấu tranh chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV

- Chiến thắng Bạch Đằng năm 981 của Lê Hoàn, năm 1288 thời Trần.

- Khu di tích Bạch Đằng Giang.

- Đền Cửa Ông thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn thuộc cụm di tích núi Bài Thơ

- Hạ Long.

4

Bài 20. Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X - XV

- Tư tưởng, tôn giáo: sự phát triển của đạo Phật, phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử.

- Văn học: sự phát triển của thơ Nôm, hội thơ Tao Đàn của Lê Thánh Tông.

- Nghệ thuật kiến trúc: chùa chiền, lăng tẩm, đền miếu Lí,

Trần.

- Khu quần thể di tích lịch sử Yên Tử.

- Khu di tích nhà Trần ở Đông Triều.

- Núi Bài Thơ, Đền thờ Lê Thánh Tông, dấu tích bài thơ khắc trên núi của

Lê Thánh Tông.

5

Bài 22. Tình hình kinh tế các thế kỉ

XVI-XVIII

- Làng nghề thủ công truyền thống

- Làng nghề đan ngư cụ Hưng Học ở Quảng Yên

Bên cạnh đó, GV nên khai thác 2 tiết học lịch sử địa phương theo chủ đề dạy học di sản và căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị để xây dựng kế hoạch dạy học di sản theo hình thức trải nghiệm sáng tạo với những thông tin cơ bản về: thời gian, đối tượng, thành phần tham gia, hình thức, địa điểm trải nghiệm, dự kiến kinh phí, kế hoạch dạy học (trong đó có sử dụng KTLM để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học di sản). Kế hoạch cần có sự nhất trí của Ban Lãnh đạo nhà trường, Ban Đại diện Cha mẹ học sinh. Trên cơ sở đó, trước khi tiến hành buổi học trải nghiệm di sản, GV sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện mục tiêu giáo dục một cách hiệu quả nhất.

2.2.2.2. Sử dụng KTLM trong dạy học di sản tại thực địa

Để tổ chức một giờ dạy học di sản tại thực địa, GV không chỉ xây dựng bài giảng và dự kiến các phương tiện cần thiết phục vụ bài học mà còn phải dày công lên kế hoạch cho buổi học đó. Kế hoạch cần phải nêu được mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của buổi học tập trải nghiệm. GV khi xây dựng kế hoạch chung cần nêu rõ các thông tin về thời gian, đối tượng, thành phần tham gia, kinh phí, phân công nhiệm vụ, tổ chức thực hiện. Ngoài ra, để tiến hành một buổi học di sản theo hình thức tham quan - trải nghiệm sáng tạo, GV cần có kế hoạch bài giảng, công tác tiền trạm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho HS để các em chuẩn bị và chủ động khám phá, lĩnh hội, làm sáng tỏ tri thức trong quá trình trải nghiệm trực tiếp tại di sản.

Trên cơ sở đã xác định bài học/chủ đề dạy học thực địa, địa danh lịch sử - văn hóa tiến hành, để phát huy hơn nữa tính hiệu quả của buổi học, tạo sự chủ động, hứng thú, sẵn sàng tham gia cho HS thì trước tiên GV cần nêu bài học/chủ đề và địa điểm tổ chức thực địa cho HS. Sau đó, GV có thể vận dụng KTLM trong việc phân công chuẩn bị ban đầu:

- Vận dụng kiến thức Địa lí: HS xác định trên bản đồ hành chính của tỉnh vị trí, đặc điểm tự nhiên tiêu biểu của di sản cần đến, các thông tin ban đầu về khoảng cách, đường đi, phương tiện tối ưu nhất (tùy theo địa điểm đóng của trường).

- Vận dụng kiến thức Giáo dục công dân về thị trường để tính toán chuẩn bị mua bán những đồ thiết yếu; kiến thức về ý nghĩa của di sản đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tự hào và phát huy truyền thống quí báu do cha ông để lại để xác định thái độ, tinh thần khi tham gia buổi học thực địa.

- Vận dụng kiến thức Văn học, Âm nhạc: HS tìm hiểu trước những tư liệu Văn học, những bài hát, điệu hát liên quan tới di sản để hỗ trợ lĩnh hội kiến thức hay tham gia các hoạt động trò chơi hoặc văn nghệ (theo kế hoạch đưa ra).

- Vận dụng kiến thức các môn Khoa học tự nhiên: khi dạy học thực địa, GV có quĩ thời gian linh hoạt hơn bài học nội khóa thuận lợi cho việc khai thác triệt để kiến thức. Vậy nên, GV có thể sử dụng kiến thức của các môn Khoa học tự nhiên để giải thích, làm sáng tỏ một số vấn đề liên quan. (Ví dụ như sử dụng kiến thức môn Vật lí để phân tích về yếu tố thủy triều của sông Bạch Đằng).

Ví dụ, khi GV lựa chọn điểm dạy di sản thực địa là Khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang (Quảng Yên - Quảng Ninh), với những gợi ý sử dụng KTLM trong việc chuẩn bị ban đầu, GV có thể chia nhóm và giao cho HS những nhiệm vụ cụ thể. Việc chia số nhóm, số HS trên nhóm cũng tùy theo điều kiện thực tế (tổ chức cho một lớp hay một khối lớp). Thông thường, GV hay chia thành 4 nhóm.

- Nhóm thứ nhất vận dụng những kiến thức môn Địa lí để tìm hiểu về vị trí địa lí, đặc điểm địa hình, điều kiện tự nhiên, khoảng cách, phương tiện đi lại từ điểm xuất phát tới điểm đến (Khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang).

- Nhóm thứ hai có nhiệm vụ sưu tầm những tài liệu Văn học liên quan đến nội dung bài học, đến địa điểm thực nghiệm. Tùy theo bài học GV tổ chức dạy được xây dựng theo chủ đề kết hợp giữa giới thiệu di sản và mở rộng kiến thức nội khóa (Ví dụ: Những chiến thắng quân sự tiêu biểu trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc từ thế kỉ X đến XIII trên sông Bạch Đằng) hay là bài học cụ thể giới thiệu di sản, HS sẽ giới hạn phạm vi tìm kiếm tư liệu Văn học hoặc Âm nhạc liên quan. Về Văn học, HS có thể sưu tầm những tác phẩm như: Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), Bạch Đằng Giang (vua Trần Minh Tông)... Về Âm nhạc, HS tìm một số bài tiêu biểu như: Bạch Đằng Giang (Lưu Hữu Phước), Trên sông Bạch Đằng (Hoàng Quý), Từ Bạch Đằng đến Biển Đông (Nguyễn Hồng Anh)…

- Nhóm thứ ba vận dụng kiến thức Khoa học tự nhiên, tìm hiểu nguyên lí thủy triều lên xuống của sông Bạch Đằng, nếu HS có khả năng và điều kiện, GV có thể hướng dẫn các em sử dụng công nghệ thông tin xây dựng hoặc tổng hợp những clip mô phỏng quá trình thủy triều lên xuống và việc đóng cọc xuống lòng sông.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023