Xác Định Những Bài Học Sử Dụng Ktlm Trong Dạy Học Trên Lớp Lịch Sử Cổ Trung Đại Việt Nam

- Chương 3. Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII: bước sang đầu thế kỉ XVI, nhà Lê sơ suy yếu và sau đó bị thay thế bởi nhà Mạc đã mở đầu cho bước ngoặt đi xuống của chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam. Các cuộc chiến tranh phong kiến Nam - Bắc triều, chiến tranh Trịnh - Nguyễn dẫn tới đất nước bị chia cắt làm hai đàng: Đàng Ngoài (vua Lê - chúa Trịnh), Đàng Trong (chúa Nguyễn) suốt hơn một thế kỉ. Khi phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ và thắng lợi, đất nước bước đầu được thống nhất. Tuy nhiên, vương triều Tây Sơn của ba anh em họ Nguyễn cuối cùng bị Nguyễn Ánh đánh bại năm 1802.

Mặc dù tình hình đất nước không ổn định nhưng nhân dân ta vẫn vượt qua và đạt những thành tựu trong kinh tế (đặc biệt là sự nảy sinh kinh tế hàng hóa,sự phát triển của các đô thị như Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An…). Văn hóa truyền thống tiếp tục được phát huy đồng thời sự tiếp thu những yếu tố mới như: đạo Thiên Chúa, chữ Quốc ngữ ra đời… tạo nên sự phong phú, đa dạng của văn hóa nước ta.

- Chương 4.Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX: từ 1802, nhà Nguyễn được thiết lập. Các vua Nguyễn, đặc biệt là Minh Mạng nỗ lực củng cố lại nhà nước trung ương tập quyền để quản lí vùng lãnh thổ rộng nhất từ trước tới bấy giờ. Đất nước có sự ổn định, thống nhất lãnh thổ, xác lập chủ quyền,… song vương triều Nguyễn tỏ ra bảo thủ, lạc hậu. Kinh tế chậm phát triển, mâu thuẫn xã hội gay gắt làm bùng nổ hàng loạt các cuộc đấu tranh chống triều đình, quan lại. Đến giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là quốc gia phong kiến độc lập nhưng lại lạc hậu, suy yếu.

Văn hóa nước ta tiếp tục phát triển, đặc biệt lĩnh vực văn học với những tác phẩm phê phán mặt trái của xã hội, tiêu biểu là Truyện Kiều của Nguyễn Du, có giá trị vô cùng sâu sắc. Ngoài ra còn có những thành tựu trong lĩnh vực sử học, địa lí hay các công trình kiến trúc gắn với vương triều Nguyễn ở cố đô Huế.

- Phần sơ kết lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX, quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc được khái quát hóa để từ đó học sinh có những tri thức lịch sử làm căn cứ cho việc tìm hiểu về truyền thống nổi bật, cao đẹp nhất của dân tộc Việt Nam là truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến.

2.1.4. Xác định những bài học sử dụng KTLM trong dạy học trên lớp Lịch sử cổ trung đại Việt Nam

Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX trong sách giáo khoa lớp 10 bao hàm khối lượng kiến thức lớn, thời gian lịch sử lâu dài nên nguồn KTLM sử

dụng trong giảng dạy Lịch sử dân tộc thời kì này cũng rất phong phú, đa dạng. Điều này đặt ra yêu cầu đối với giáo viên khi sử dụng KTLM để nâng cao hiệu quả bài học là phải biết chọn lọc, sắp xếp, vận dụng một cách khéo léo các đơn vị kiến thức. Vì vậy, trong phạm vi đề tài này, tôi đưa ra những KTLM cơ bản có thể vận dụng trong dạy học lịch sử Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX, (Bảng 2.1).

Bảng 2.1. Thống kê bài học sử dụng KTLM phần Lịch sử cổ trung đại Việt Nam


Bài học/ kiến thức

lịch sử

Kiến thức liên môn

Tác dụng

Bài 13: Việt Nam thời nguyên thủy

- Kiến thức địa lí về vị trí các tỉnh ở Việt Nam có dấu tích của người nguyên thủy; đặc điểm chung về địa hình ở vùng núi, trung du, đồng bằng ven lưu vực sông.

- Kiến thức văn học: các truyền thuyết về nguồn gốc dân tộc: Lạc Long Quân - Âu Cơ…

- Học sinh xác định cụ thể những địa danh xuất hiện người nguyên thủy, hình dung được quá trình mở rộng địa bàn cư trú của người nguyên thủy trên lãnh thổ nước ta theo xu hướng từ vùng núi xuống trung du và xuống đồng bằng ven lưu vực sông.

- Giải thích được tại sao khởi nguồn người nguyên thủy sống ở miền núi, sau dần chuyển xuống đồng bằng ven sông.

- Biết được vì sao người Việt Nam luôn nói về dòng dõi con Rồng cháu Tiên của mình, tại sao phải đoàn kết,

tại sao có từ “đồng bào”,…

Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

- Kiến thức Địa lí: vị trí, phạm vi lãnh thổ hình thành 3 quốc gia dọc theo đất nước Việt Nam

Vị trí kinh đô nhà nước Văn Lang: Phong Châu - Phú Thọ. Vị trí kinh đô nhà nước Âu Lạc: Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội…

- Học sinh xác định được địa bàn hình thành 3 quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam, lí giải được tại sao Văn Lang - Âu Lạc là quốc gia đầu tiên, gốc rễ của dân tộc.

- Biết lí do vì sao đền Hùng đặt ở Phú Thọ; vị trí có tính chiến lược

của thành Cổ Loa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 165 trang tài liệu này.

Sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử cổ trung đại Việt Nam ở trường THPT tỉnh Quảng Ninh - 7

lịch sử

Kiến thức liên môn

Tác dụng


- Kiến thức Văn học: truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh; Mị Châu - Trọng Thủy; Thánh Gióng…

- Kiến thức về kiến trúc: nhà sàn, tháp Chăm…

- Hiểu được sự khó khăn và sức mạnh của người Việt cổ khi chống chọi lại thiên tai, chống quân ngoại xâm bảo vệ lãnh thổ; những bài học lịch sử rút ra từ sự thất bại của An Dương Vương; sự kiên quyết nhưng cũng nhân đạo của nhân dân với sai lầm của Mị Châu, Trọng Thủy…

- Lí giải được vì sao người Việt cổ lựa

chọn loại hình nhà sàn; những đặc sắc và giá trị của những tháp Chăm…

Bài 15: Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II đến đầu thế kỉ X)

- Kiến thức Địa lí: vị trí các quận, huyện thời Bắc thuộc (tương ứng với các đơn vị hành chính hiện nay)

- Học sinh hình dung được vị trí, phạm vi các quận, huyện nước ta thời Bắc thuộc, thấy được âm mưu thâm độc của các triều đại phong kiến phương Bắc là muốn sáp nhập

nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.

Bài 16: Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II đến đầu thế kỉ X) - tiếp theo.

- Kiến thức Địa lí: vị trí, địa bàn của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời Bắc thuộc (điển hình là sông Bạch Đằng gắn với chiến thắng chống quân Nam Hán của Ngô Quyền năm 938).

- Kiến thức Văn học: các câu ca dao, tục ngữ về các cuộc khởi nghĩa.

- Kiến thức GDCD: qui luật về mâu thuẫn, giải quyết mâu thuẫn; vai trò của quần chúng nhân dân, vĩ nhân đối với sự

phát triển của lịch sử.

- Học sinh xác định và cụ thể hóa được địa bàn bùng nổ và hoạt động của các cuộc khởi nghĩa.

- Lí giải được nguyên nhân Ngô Quyền chọn cửa sông Bạch Đằng để chống giặc.

- Ca dao tục ngữ minh họa cho hình ảnh của các vị anh hùng thời Bắc thuộc.

- Hiểu được những vấn đề lí luận trong sự phát triển của lịch sử (mâu thuẫn, đấu tranh, vai trò của quần chúng, của các cá nhân kiệt xuất…)

Bài học/ kiến thức

lịch sử

Kiến thức liên môn

Tác dụng

Bài 17. Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (Từ thế kỉ X đến XV)

- Kiến thức Địa lí về các địa danh: Cổ Loa, Hoa Lư, Thăng Long (Hà Nội)

- Kiến thức văn học: Trích đoạn “Chiếu dời đô” của vua Lý Thái Tổ.

Một số bài thơ, ca dao phản

ánh về tình hình chính trị đương thời:

- HS xác định rõ vị trí các kinh đô ở các triều đại phong kiến thế kỉ X - XV.


- Hiểu rõ hơn tính chiến lược của kinh thành Thăng Long, thấy được tài năng và đóng góp của vua Lý Thái Tổ.

- Cảm nhận rõ hơn về tình hình

chính trị nước ta thế kỉ X - XV.

Bài 18. Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉX - XV

- Kiến thức Địa lí: một số địa danh: làng thủ công, các cửa cảng tiêu biểu thời này(Bát Tràng, Thổ Hà, Chu Đậu…; Vân Đồn, Lạch Trường…).

- Kiến thức Văn học: 1 số bài thơ, câu ca dao ca tụng sự yên bình và phát triển của nông nghiệp, trình

độ các nghề thủ công.

- HS xác định và liên hệ các địa danh làng thủ công, cửa cảng từ thế kỉ X - XV đến hiện tại.


- Cảm nhận rõ hơn cuộc sống và sự phát triển kinh tế nước ta ở các thế

kỉ X - XV.

Bài 19. Những cuộc đấu tranh chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV

- Kiến thức Địa lí: vị trí, đặc điểm cơ bản của 1 số địa danh: sông Như Nguyệt, sông Bạch Đằng, Chi Lăng - Xương Giang, Lam Sơn…

- Kiến thức Văn học: các tác phẩm: Nam quốc sơn hà, Phò giá về kinh, Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú…

- HS xác định được vị trí nơi xảy ra những trận đánh tiêu biểu chống ngoại xâm, biết được lí do vì sao cũng như tài năng của các bậc anh hùng dân tộc khi lựa chọn những địa danh đó để bài binh bố trận chống giặc.

- Thấy được quyết tâm chống giặc, bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân ta; sự tự hào, vinh quang khi làm nên những chiến công vang dội; sự đau

thương, lầm than của nhân dân khi bị

Bài học/ kiến thức

lịch sử

Kiến thức liên môn

Tác dụng



giặc Minh đô hộ, sự nhân đạo của

nhà nước khi đánh thắng kẻ thù…

Bài 20. Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X - XV

- Kiến thức Địa lí: Vị trí của các công trình kiến trúc tiêu biểu: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chùa Một Cột, tháp Phổ Minh, thành nhà Hồ…

Các công trình nghiên cứu địa lí: Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ…

- Kiến thức Văn học: hàng loạt những tác phẩm văn thơ thời Lý - Trần.

- Kiến thức nghệ thuật:

+Kiến trúc: các chùa Một Cột, chùa Dâu, Chùa Phật Tích; tháp Phổ Minh, tháp Báo Thiên…; điện Kính Thiên; thành nhà Hồ...

+ Điêu khắc: tượng, chuông, hình rồng, họa tiết hoa văn…

+ Sân khấu: chèo, tuồng, múa rối nước; các nhạc cụ dân tộc như trống cơm, sáo, cồng chiêng; các điệu hát ví, dặm..

+ Các trò chơi, lễ hội dân gian.

- Kiến thức khoa học tự nhiên: nhà toán học Lương Thế Vinh với bộ sách Đại thành toán pháp; Vũ Hữu với Lập thành

toán pháp; y học với cuốn Bản

- HS xác định được vị trí các công trình kiến trúc tiêu biểu, hiểu thêm về lịch sử, thành tựu thời phong kiến của một số ngành: Địa lí, Toán học.


- Thấy được tinh thần tự hào dân tộc, sức mạnh đoàn kết, nhân đạo chống ngoại xâm, yêu nước, yêu quê hương, ca ngợi thiên nhiên, đất nước, con người.

- Thấy được giá trị to lớn của các di sản văn hóa dân tộc; khâm phục tài năng và sự sáng tạo của cha ông; sự lạc quan, yêu ca hát, lễ hội của nhân dân; ý thức trân trọng, bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bài học/ kiến thức

lịch sử

Kiến thức liên môn

Tác dụng


thảo thực vật thoát yếu; sản phẩm kĩ thuật với súng thần cơ của Hồ Nguyên Trừng.

- Kiến thức Giáo dục công dân: bảo vệ di sản văn hóa dân

tộc.


Bài 21. Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI - XVIII

- Kiến thức Địa lí: giới hạn và quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của dân tộc; vị trí ranh giới phân chia hai Đàng ở sông Gianh, di tích thành nhà Mạc ở Lạng Sơn, Cao Bằng.

- Kiến thức Văn học: 1 số câu ca dao nói về hậu quả chiến tranh, sự chia cắt; tác phẩm Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan

- HS xác định được giới hạn lãnh thổ quốc gia ở các thế kỉ XVI - XVIII; vị trí phân chia Đàng Ngoài, Đàng Trong; hiểu được hậu quả nghiêm trọng của các cuộc chiến tranh phong kiến và việc đất nước bị chia cắt.

- Thấy rõ hơn những hậu quả chiến tranh, chia cắt; phê phán các cuộc chiến tranh phi nghĩa; thấy được nguyện vọng thống nhất đất nước của nhân dân là vô cùng chính

đáng, hợp qui luật.

Bài 22. Tình hình kinh tế các thế kỉ XVI-XVIII

- Kiến thức Địa lí: vị trí các làng nghề thủ công nổi tiếng; các đô thị tiêu biểu: Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An, Gia Định.

- Kiến thức Văn học: Các câu ca dao, tục ngữ nói về sự phát triển kinh tế; các bài viết của thương nhân nước ngoài mô tả sự phồn thịnh của các đô thị

nước ta thời kì này.

- HS xác định được vị trí các địa danh tiêu biểu trong bài học; giải thích được sự thuận lợi trong vị trí của các đô thị đối với sự trao đổi, buôn bán, phát triển kinh tế. Liên hệ được với kiến thức về các cuộc phát kiến địa lí.

- HS cảm nhận được, cụ thể hóa hơn sự phát triển kinh tế nước ta ở các thế kỉ XVI - XVIII.

Bài học/ kiến thức

lịch sử

Kiến thức liên môn

Tác dụng


- Kiến thức Giáo dục công dân: qui luật nền kinh tế hàng hóa.

- Vận dụng được kiến thức môn Giáo dục công dân về kinh tế hàng hóa để giải thích sự mở mang, phát

triển của kinh tế nước ta thời kì này.

Bài 23. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII

- Kiến thức Địa lí: vị trí các địa danh tiêu biểu gắn với Phong trào Tây Sơn: Bình Định, Phú Xuân, Rạch Gầm - Xoài Mút, Tam Điệp - Biện Sơn, Thăng Long,…

- Kiến thức Văn học: bài hiểu dụ của vua Quang Trung, thơ của Ngô Ngọc Du, bài văn tế Quang Trung của công chúa Ngọc Hân,…

- HS xác định các địa danh gắn với sự bùng nổ, phát triển và thắng lợi của phong trào Tây Sơn.


- Thấy được khí thế chống giặc Thanh của quân Tây Sơn, tài năng của Quang Trung - Nguyễn Huệ, ý nghĩa của những chiến công gắn với công lao của phong trào Tây

Sơn đối với dân tộc.

Bài 24. Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI

- XVIII

- Kiến thức Địa lí: vị trí các địa danh có những công trình kiến trúc:chùa Thiên Mụ (Huế), chùa Tây Phương, chùa Bút Tháp (Bắc Ninh)… Các công trình: Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư

- Văn học: Các tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,… các tác phẩm: Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm,…

- Sử học: Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử kí tiền biên…

- Quân sự: Hổ trướng khu cơ

(Đào Duy Từ).

- HS xác định cụ thể các địa danh gắn với các công trình kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu.


- Phản ánh thực trạng xã hội đương thời: hậu quả của chiến tranh, mặt trái của chế độ phong kiến.


- Những tư liệu, thành tựu quí giá

trên các lĩnh vực khoa học - kĩ thuật, nghệ thuật mà cha ông đã để

Bài học/ kiến thức

lịch sử

Kiến thức liên môn

Tác dụng


- Y học: sách của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

- Kĩ thuật: súng đại bác, thành lũy, thuyền chiến, làm đồng hồ.

- Nghệ thuật: kiến trúc điêu khắc (chùa Thiên Mụ, chùa Bút Tháp, chùa Tây Phương; Phật Bà nghìn mắt nghìn tay) Các điệu hát quan họ, hò, vè,

si, lượn…

lại cho thế hệ sau giúp HS biết trân trọng, tự hào và gìn giữ những giá trị văn hóa dân tộc.

Bài 25. Tình hình kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu TK XIX)

- Kiến thức địa lí: lược đồ nước ta thời Nguyễn, các đơn vị hành chính theo cải cách của vua Minh Mạng.

- Văn học: Truyện Kiều (Nguyễn Du), các tác giả Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan…; 1 số câu ca dao, tục ngữ đương thời…

- Sử học: Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú)…

- Kiến trúc: quần thể cung điện và lăng tẩm ở Huế; thành

Hà Nội, cột cờ Hà Nội…

- HS xác định lãnh thổ nước ta thời Nguyễn, liên hệ cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng với các đơn vị hành chính hiện nay.

- HS thấy được những mặt cụ thể trong xã hội phong kiến giai đoạn cuối khủng hoảng qua các tác phẩm văn học.


- Những thành tựu cha ông để lại cho thế hệ sau; đặc biệt là quần thể di sản Huế, niềm tự hào dân tộc.

Bài 26. Tình hình xã hội nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào của nhân dân

- Địa lí: vị trí các địa danh gắn với những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu đầu thế kỉ XIX (khởi nghĩa của Cao Bá Quát - Hà Tây; Phan Bá Vành - Sơn Nam hạ; Lê Văn Khôi ở Phiên

An - Gia Định)

- HS xác định được các địa danh, địa bàn của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu đầu thế kỉ XIX (dải đều cả nước).

Bài học/ kiến thức

lịch sử

Kiến thức liên môn

Tác dụng


- Văn học: các tác phẩm văn học, ca dao tục ngữ phản ánh tình trạng suy thoái xã hội.

- Giáo dục công dân:qui luật đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã hội.


- Thấy rõ sự hủ bại, tha hóa của giai cấp thống trị, sự đói khổ lầm than của nhân dân.

- Hiểu rõ qui luật: “Ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh” (đấu tranh giai

cấp là tất yếu của sự phát triển).

Bài 28. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

- Văn học: các sự tích Con Rồng cháu Tiên; Sơn Tinh - Thủy Tinh; Mị Châu - Trọng Thủy; các câu trích dẫn từ các bài Hịch tướng sĩ, Nam Quốc Sơn Hà…

- Giáo dục công dân: truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam; qui luật đấu tranh và bảo vệ đất nước; mối quan hệ giữa giai cấp thống trị và bị trị trong xã hội.

- HS hiểu rõ hơn về nguồn gốc của lòng yêu nước, quá trình hình thành, phát triển và tôi luyện của truyền thống yêu nước.

- HS biết những biểu hiện phong phú của truyền thống yêu nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng… và hiểu rằng biểu hiện của lòng yêu nước không cố định, bất biến mà có thể thay đổi theo hoàn cảnh để đáp ứng yêu cầu phát triển khách quan của dân tộc (Ví dụ: thời phong kiến biểu hiện đặc trưng nhất của truyền thống yêu nước là chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc. Nhưng ở hiện tại, yêu nước lại được biểu hiện trước hết ở việc xây dựng, phát triển và bảo vệ chế độ xã hội chủ

nghĩa trong thời đại hội nhập 4.0)

Xem tất cả 165 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí