Phụ lục 5:
ẢNH VÀ BÀI THU HOẠCH BUỔI THAM QUAN DI TÍCH
Hình 1. HS tham quan nhà trưng bày di tích ATK Định Hóa
Hình 2. Bài thu hoạch của HS về ATK Định Hóa
Hình 3. Bài thu hoạch của HS về di tích thác Khuôn Tát
Hình 4. Bài thu hoạch của HS về Nhà tưởng niệm Hồ Chí Minh
Phụ lục 6:
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
Bài 20 (tiết 2). CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC (1953 - 1954)
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài này, HS đạt được:
1- Kiến thức
- Biết được diễn biến chính của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và quyết tâm của ta biểu hiện trong công tác chuẩn bị cho chiến dịch
- Phân tích được lí do ta và Pháp chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược.
- Đánh giá được kết quả, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ với tính chất một chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
2- Kĩ năng
- Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng SGK, tài liệu tham khảo, quan sát tranh ảnh, hiện vật, di tích...để nhận thức lịch sử.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp sự kiện, hiện tượng để rút ra bản chất, kĩ năng đánh giá sự kiện, nhân vật lịch sử.
3- Thái độ
- Phản đối âm mưu thâm độc, hành động tội ác chiến tranh của thực dân Pháp
- Mĩ.
- Khâm phục ý chí quyết tâm của quân dân ta, ngưỡng mộ các tấm gương anh
dũng xả thân quên mình vì nước, tiêu biểu như Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót,...
- Tin tưởng vào chủ trương, đường lối lãnh đạo Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tự hào với những thắng lợi huy hoàng của dân tộc;
4- Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:
Phát triển các năng lực:
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực chuyên biệt: Thu thập và xử lí thông tin về các sự kiện lịch sử; tái hiện sự kiện lịch sử một cách cụ thể; thực hành lịch sử; tư duy lịch sử; đánh giá các sự kiện, hiện tượng theo quan điểm lịch sử; giải quyết vấn đề lịch sử).
II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1- Chuẩn bị của GV
- Dự kiến các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học.
- Thiết bị: Một số lược đồ về trận chiến Điện Biên Phủ, tranh ảnh về một số nhân vật lịch sử, tranh ảnh về một số di tích lịch sử văn hóa ở Thái Nguyên liên quan đến bài học (Tỉn Keo, Khuôn Tát...)
- Phương tiện: Máy chiếu, máy vi tính.
- Tài liệu: SGK, SGV, tài liệu di tích liên quan đến bài học; Phiếu kiểm tra hoạt động nhận thức HS
2- Chuẩn bị của HS
- SGK, tài liệu học tập.
- Đọc bài trước ở nhà, sưu tầm hình ảnh, hiện vật di tích tại địa phương, xây dựng bài thuyết minh cho hoạt động đóng vai làm hướng dẫn viên.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1- Hoạt động khởi động
* Mục tiêu:
Kích thích hứng thú nhận thức, mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết, định hướng kiến thức cơ bản cho HS.
* Hình thức, thời gian: cả lớp, cá nhân (3 phút)
* Phương thức thực hiện:
GV hướng dẫn HS quan sát bức ảnh về di tích Lán Tỉn Keo, sau đó giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát bức ảnh, bằng những hiểu biết của mình qua đọc sách báo hay đã từng đến tham quan nơi đây, em hãy trả lời:
Câu 1: Em hãy cho biết tên của di tích lịch sử trong bức ảnh?
Câu 2: Nơi đây đã cho ra đời quyết định lịch sử quan trọng nào của dân tộc?
- HS suy nghĩ, thảo luận và trả lời.
* Sản phẩm:
- GV nhận xét và đưa ra kết quả: Đây chính là di tích lịch sử Lán Tỉn Keo thuộc ATK Định Hóa, Thái Nguyên. Nơi đây gắn liền với quyết định quan trọng trong lịch sử dân tộc, đó là sự kiện Bộ Chính trị họp vào tháng 12-1953 quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
→ GV dẫn vào bài mới: Đây chính là quyết định mang tính chiến lược, trên cơ sở phân tích, nắm vững tình hình thực tiễn để làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Vậy chiến dịch Điện Biên Phủ đã diễn ra như thế nào? Ý nghĩa ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
2- Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV - HS | Kiến thức cần đạt |
- GV dẫn dắt. Chúng ta biết ở bài học trước, trong kế hoạch Na Va, muốn bình định VN trong 18 tháng, không có chữ nào Điện Biên Phủ, hay kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-54 của ta cũng không đề cập, nhưng chính nơi đây lại diễn ra trận đánh lớn bậc nhất. Câu hỏi đặt ra là “Vì sao ta và Pháp chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược?” - GV giao nhiệm vụ nghiên cứu từng phần theo 4 nhóm. | II. CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC ĐÔNG - XUÂN 1953 - 1954 VÀ CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954 (tiếp) 2. CHIẾN DỊCH LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ (1954) a) Âm mưu và hành động của thực dân Pháp - Mĩ ở Điện Biên Phủ |
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Kê Chấm Điểm Bài Kiểm Tra Lớp Thực Nghiệm Và Đối Chứng
- Họ Và Tên: …………..…………......2. Thâm Niên Công Tác…............ 3. Gv Trường: ..…………………………….............................................
- Họ Và Tên: ………………..………..............2. Lớp:………………….......
- Sử dụng di tích lịch sử - văn hóa địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên - 16
- Sử dụng di tích lịch sử - văn hóa địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên - 17
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
- Vị trí của Điện Biên Phủ và âm mưu của thực dân Pháp - Mĩ + Vị trí chiến lược then chốt để thiết lập căn cứ lục quân + Âm mưu của thực dân Pháp - Mĩ: ĐBP là cái chốt, khóa chặt hướng tiến công Tây Bắc sang Thượng Lào của ta; ĐBP là cái bẫy hiểm ác, sẵn sàng nghiền nát quân chủ lực của ta |
+ Nhóm 1, 2: Dựa vào lược đồ để xác định miêu tả và đánh giá tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của Pháp - Mĩ?
- Cơ sở để Pháp - Mĩ khẳng định Điện Biên Phủ là “pháo đài bất khả xâm phạm”: + Tập đoàn cứ điểm phòng ngự mạnh nhất Đông Dương: 3 phân khu có 49 cứ điểm, công sự kiên cố. + Quân số đông: 16.200 quân, chủ yếu là lính dù và Âu - Phi tinh nhuệ. + Hỏa lực mạnh, đủ các binh chủng: bộ binh, pháo binh, công bình, thiết giáp, không quân. b) Chủ trương của Đảng, Chính phủ ta - Đầu tháng 12/1953 Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp, quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. - Mục tiêu của chiến dịch Điện Biên Phủ: Tiêu diệt lực lượng địch; Giải phóng vùng Tây Bắc; Tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào. | |
Hoạt động 2: Tìm hiểu công tác chuẩn bị của quân dân ta cho chiến dịch |
Đông Dương: 3 phân khu có 49 cứ điểm, công sự kiên cố.
Hoạt động của GV - HS | Kiến thức cần đạt |
* Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn HS tranh luận lựa chọn phương án tác chiến: “đánh nhanh, thắng nhanh” và “đánh chắc, tiến chắc”. - GV nêu vấn đề công tác chuẩn bị kế hoạch tác chiến của ta như thế nào? Các em hãy tranh luận lựa chọn một trong hai phương án. - HS tìm hiểu nội dung và tranh luận. - GV nhận xét và chốt vấn đề: GV sử dụng hình ảnh Nhà sàn tại đồi Nà Đình, di tích Khuôn Tát (xã Phú Đình, huyện Định Hóa) gắn với sự kiện Bác Hồ giao nhiệm vụ cho đại tướng Võ Nguyên Giáp cầm quân đi chiến dịch Điện Biên Phủ để tạo biểu tượng lịch sử cho HS. GV lồng ghép câu chuyện: Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có một quyết định khó khăn nhất trong lịch sử binh nghiệp của đời ông, chuyển từ kế hoạch “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. (GV trình chiếu chân dung Đại tướng lên màn hình và kể tóm tắt tiểu sử), hướng dẫn HS khắc ghi di tích gắn với Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Thái Nguyên tại đồi Đỏn Mỵ hay còn gọi là “đồi Đại tướng”. | c) Công tác chuẩn bị cho chiến dịch - Chuẩn bị kế hoạch tác chiến: từ “đánh nhanh, thắng nhanh” chuyển sang “đánh chắc, tiến chắc”. |
Điện Biên Phủ.
- Khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” - Huy động một lực lượng lớn chuẩn bị cho chiến dịch - Biểu hiện: + Công binh phá núi mở đường; + Dân công vận chuyển lương thực, hậu cần; + Bộ binh kéo pháo vào trận địa |