Sử dụng di tích lịch sử - văn hóa địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên - 16

*Nhiệm vụ 2: HS xây dựng triển lãm.


Hoạt động 3: Tìm hiểu diễn biến, kết quả của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

* Mục tiêu: Trình bày được diễn biến chính của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

* Hình thức, thời gian: Cả lớp, cá nhân (9 phút)

* Phương pháp, kĩ thuật tổ chức dạy học: Sử dụng lược đồ đề trình bày diễn biến.

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt


Nhiệm vụ 1: Lược thuật diễn biến 3 đợt tiến công của chiến dịch Điện Biên Phủ.

- GV dẫn dắt, nêu nhiệm vụ cho HS.

- Đọc SGK, lược thuật diễn biến 3 đợt tiến công của chiến dịch Điện Biên Phủ trên lược đồ

- GV nhận xét và chốt kiến thức thông qua dòng thời gian của chiến dịch. GV nêu một số tấm gương dũng cảm chiến đấu như anh hùng Phan Đình Giót, các chiến sĩ đã bắt sống Bộ chỉ huy Pháp ở Điện Biên Phủ.

Nhiệm vụ 2: Trình bày kết quả của chiến dịch.

- GV tổ chức đàm thoại với HS: Kết quả chiến dịch là gì ? Em có nhận xét gì về kết quả đạt được của chiến dịch trên cơ sở so sánh với mục tiêu chiến dịch của ta đã đề ra.

- HS đọc SGK, tóm tắt kết quả chiến dịch, rút ra nhận xét về kết quả đó.

- GV nhận xét và bổ sung kiến thức.

d) Diễn biến, kết quả của chiến dịch

* Diễn biến:

- Đợt 1: Từ 13/3 đến 17/3/1954. Ta tiến công cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc

- Đợt 2: Từ 30/3 đến 26/4/1954. Ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm và chiếm nhiều cứ điểm của địch.

- Đợt 3: Từ 1/5 đến 7/5/1954. Ta đồng loạt tiến công phân khu trung tâm và phân khu Nam, tiêu diệt các cứ điểm còn lại.

* Kết quả

Tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của địch:

- Tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch

- Thu nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh

Hoạt động 4: Tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa chiến thắng Điện Biên Phủ.

* Mục tiêu: Phân tích được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa của chiến dịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Sử dụng di tích lịch sử - văn hóa địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên - 16

lệnh nổ súng.

* Hình thức, thời gian: nhóm, cá nhân ( 8 phút)

* Phương pháp, kĩ thuật tổ chức dạy học: Đàm thoại, sử dụng SGK, phiếu

học tập.

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

Nhiệm vụ 1: Phân tích nguyên nhân thắng lợi.

- GV nêu câu hỏi: “Chín năm làm một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”, vậy nguyên nhân nào dẫn đến chiến thắng lịch sử đó của quân dân ta?

- HS suy nghĩ, trả lời.

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

Nguyên nhân thắng lợi


Nhiệm vụ 2: Phân tích được ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ

- GV nêu câu hỏi.

1. Cơ sở nào để khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa của thế kỉ XX.

2. Vì sao chiến thắng Điện Biên Phủ là sự kiện chấn động địa cầu ?

- HS suy nghĩ, trả lời.

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

- Đối với VN:

e) Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa chiến dịch

* Nguyên nhân thắng lợi

- Đường lối đúng đắn của Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Hậu phương vững chắc, huy động sức người, sức của, tất cả để đánh thắng.

- Nghệ thuật quân sự tài tình, sự chỉ đạo đúng đắn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ chỉ huy chiến dịch, tinh thần chiến đấu dũng cảm, quyết tâm của chiến sĩ.

- Sự chi viện, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em.


* Ý nghĩa

- Đối với VN:

+ Chiến thắng Điện Biên Phủ là một đòn quyết định, đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava

+ Đè bẹp ý chí xâm lược của thực dân Pháp

+ Tạo điều kiện cho ta đấu tranh ngoại

giao ở Giơnevơ giành thắng lợi

Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

+ Đè bẹp ý chí xâm lược của thực dân Pháp

+ Tạo điều kiện cho ta đấu tranh ngoại giao ở Giơnevơ giành thắng lợi

- Đối với Thế giới:

+ Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự kiện làm “chấn động địa cầu”.

+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc, là tiếng chuông báo tử của chủ nghĩa

thực dân.

- Đối với Thế giới:

+ Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự kiện làm “chấn động địa cầu”.

+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc, là tiếng chuông báo tử của chủ nghĩa thực dân.

+ Chiến thắng Điện Biên Phủ là một đòn quyết định, cùng với các chiến thắng trong cuộc tiến công Đông - Xuân 1953 - 1954 đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava


3- Hoạt động luyện tập, củng cố

* Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã lĩnh hội. Từ đó GV đánh giá mục tiêu, điều chỉnh kế hoạch dạy học.

* Phương thức:

GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Nhận diện lịch sử” thông qua trình chiếu Powepoint với câu hỏi: Bức ảnh gắn với nhân vật, sự kiện lịch sử nào? Trong Sile trình chiếu, GV thiết kế sử dụng các hình ảnh của chiến dịch Điện Biên Phủ và một số hình ảnh của di tích LS-VH Thái Nguyên gắn với bài học để củng cố, khắc sâu kiến thức cho HS: Chân dung tướng Nava của Pháp, chân dung đại tướng Võ Nguyên Giáp với quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời cầm quân của mình, biểu tượng chiến thắng Điện Biên Phủ, Lán Tỉn Keo, Cuộc họp của Bộ Chính trị tại lán Tỉn Keo tháng 12/1953, Nhà sàn của Bác ở Khuôn Tát.

HS quan sát trả lời câu hỏi.

GV tổ chức cho HS thảo luận và đưa ra nhận xét, kết luận (Có thể cho điểm một số HS trả lời đúng để khích lệ các em.

4- Hoạt động vận dụng, mở rộng

* Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

* Phương thức:

GV hướng dẫn HS hoàn thiện bài tập nhận thức:

1. Em hãy đóng vai là thuyết minh viên tại khu di tích ATK Định Hóa giới thiệu cho khách tham quan về sự kiện lịch sử diễn ra tại lán Tỉn Keo vào tháng 12/1953?

2. Sự kiện Bộ Chính trị họp tại lán Tỉn Keo (tháng 12/1953) có vai trò, ý nghĩa như thế nào đối với thắng lợi của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ?

3. Theo em, để bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa ở Thái Nguyên, chúng ta cần làm gì?

* Sản phẩm:

1. HS sử dụng một số kênh hình về các di tích ở ATK, đặc biệt hình ảnh cuộc họp của Bộ Chính trị tại lán Tỉn Keo để giới thiệu:

Khái quát vể ATK Định Hóa: ATK Định Hóa là một khu di tích rộng lớn của tỉnh Thái Nguyên, có địa thế hiểm trở "tiến có thể đánh, lui có thể giữ". Khu di tích này đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đã sống và làm việc từ năm 1947 đến năm 1954 để lãnh đạo cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp.

Giới thiệu di tích Tỉn Keo: Đồi Tỉn Keo dưới chân đèo De, núi Hồng thuộc xóm Nà Lọm, xã Lục Giã, An Toàn Khu (ATK) Định Hoá, nay thuộc xóm Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên nằm ở trung tâm “Thủ đô gió ngàn”, với “Địa lợi, nhân hòa” đáp ứng tiêu chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc các đồng chí bảo vệ, giúp việc khi tìm địa điểm đặt cơ quan:

“Trên có núi, dưới có sông Có đất ta trồng, có bãi ta chơi Tiện đường sang Bộ tổng, Thuận lối tới Trung ương

Nhà thoáng ráo, kín mái, Gần dân, không gần đường”.

Giới thiệu cuộc họp của Bộ Chính trị: Ngày 6/12/1953 tại Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, dưới chân đèo De, núi Hồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ bàn kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954 và mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

2. Bộ Chính trị họp tại lán Tỉn Keo (tháng 12/1953) đã phân tích kĩ tình hình, xác định Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến chiến lược giữa ta và địch trên toàn bộ chiến trường Đông Dương. Đây là quyết định mang tính chỉ đạo chiến lược của chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị làm nên thắng lợi của trận chiến Điện Biên Phủ năm 1954 “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

3. Suy nghĩ của HS: Gợi ý (học tập và rèn luyện tốt, tìm hiểu kĩ về các di tích lịch sử - văn hóa ở Thái Nguyên, tuyên truyền, hành động thiết thực….)

Phụ lục 7:

ĐỀ - ĐÁP ÁN KIỂM TRA 15 PHÚT


A. ĐỀ KIỂM TRA

Họ và tên:………………………………………………………………. Lớp:……………………………………………………………………..

Điểm

Nhận xét của giáo viên



I. Phần trắc nghiệm (5 điểm).

Khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng

Câu 1. Pháp - Mĩ coi Điện Biên Phủ là “một pháo đài bất khả xâm phạm” vì

A. Pháp có ưu thế hơn ta về mọi mặt.

B. Pháp bố trí nhiều vũ khí hiện đại ở đây.

C. sức mạnh của tập đoàn cứ điểm này.

D. Pháp tập trung quân đông tại Điện Biên Phủ.

Câu 2. Khẩu hiệu nào được nêu ra trong chiến dịch lịch sử Điện Biên phủ 1954?

A. “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”.

B. “Tất cả để đánh thắng giặc Pháp xâm lược”.

C. “Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng”.

D. “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Câu 3. Quyết định “khó khăn nhất trong cuộc đời cầm quân” của đại tướng Võ Nguyên Giáp là

A. chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”.

B. chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”.

C. chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh công kiên”.

D. chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh điểm, diệt viện”.

Câu 4. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, quân ta gặp nhiều khó khăn nhất trong giai đoạn

A. chuẩn bị cho chiến dịch.

B. tấn công phân khu Bắc.

C. tấn công phân khu Trung tâm.

D. tấn công phân khu Nam.

Câu 5. Đâu là ý nghĩa cơ bản nhất của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954?

A. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.

B. Được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa của thế kỉ XX.

C. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

D. Cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên tự đấu tranh giải phóng mình.

II. Phần tự luận (5 điểm).

Câu 1. Trình bày những cơ sở để Pháp - Mĩ khẳng định Điện Biên Phủ là “pháo đài bất khả xâm phạm” (3 điểm).








Câu 2. Sự kiện Bộ Chính trị họp (tháng 12/1953) có vai trò, ý nghĩa như thế nào đối với thắng lợi của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ? (2 điểm)





Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí