- Phát triển khoa học kỹ thuật ứng dụng trong du lịch biển. Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong phát triển du lịch biển có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc xác định các giải pháp ứng phó của du lịch biển với tác động của biến đổi khí hậu, khắc phục các sự cố môi trường, xử lý giác thải, cải thiện môi trường biển...qua đó thể hiện vai trò quan trọng đối với hoạt động phát triển du lịch biển.
Tuy nhiên, chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua chưa thực sự chú trọng đến hoạt động đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ du lịch nói chung cũng như du lịch biển nói riêng.
Chính vì vậy, trong thời gian tới thành phố Đà Nẵng cần xây dựng các chương trình, biện pháp cụ thể đối với nhằm đảm bảo có sự đầu tư thoả đáng hơn cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ úng dụng trong du lịch nói chung cũng như du lịch biển nói riêng.
- Đẩy mạnh và khai thác hiệu quả sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch biển. Chính sách du lịch biển của thành phố Đà Nẵng hiện nay đã có nhiều phương án chính sách nhằm đảm bảo sự tham gia của cộng đồng người dân, khách du lịch vào hoạt động phát triển du lịch biển. Cụ thể, chính sách đã đưa ra nhiều phương án nhằm nâng cao hiểu biết của phát triển du lịch biển, bảo vệ môi trường biển thông qua các hoạt động tập huấn, tuyên truyền…
Tuy nhiên, qua quá trình thực thi cũng như nội dung các phương án chưa thực sự có hiệu quả trong việc khuyến khích, kêu gọi cộng đồng người dân, khách du lịch tham gia hoạt động phát triển du lịch biển của thành phố, đặc biệt là trong hoạt động cải tạo, bảo vệ môi trường nói chung cũng như môi trường du lịch biển của thành phố nói riêng.
Những thành công nổi bật từ hoạt động huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc cải tạo và bảo vệ môi trường du lịch của đảo Nami, Hàn Quốc là bài học kinh nghiệm quý báu cho việc xây dựng và thực hiện các phương án nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc cải tạo và bảo vệ môi trường của thành
phố Đà Nẵng. Những phương án, biện pháp nhằm huy động, cũng như nâng cao ý thức của người dân và khác du lịch đối với việc bảo vệ môi trường của đảo Nami, Hàn Quốc hoàn toàn có thể được áp dụng đối với việc xây dựng và thực hiện việc huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc cải tạo và bảo vệ môi trường nói chung cũng như môi trường du lịch biển nói riêng.
Như vậy, trong thời gian tới thành phố Đà Nẵng cần xây dựng, hoàn thiện các phương án nhằm khuyến khích sự thàm gia cũng như nâng cao vai trò của cộng đồng vào phát triển du lịch biển. Đồng thời áp dụng, học tập các kinh nghiêm trong việc Nhằm đảm bảo sự tham gia tích cực hơn của cộng đồng, đặc biệt cộng đồng trên các đảo, vào hoạt động phát triển du lịch góp phần vào bảo tồn tài nguyên, môi trường biển.
Có thể bạn quan tâm!
- Số Lượng Khách Du Lịch Đến Đà Nẵng Giai Đoạn 2011 – 2016 (Theo Số Liệu Của Sở Du Lịch Thành Phố Đà Nẵng)
- Định Hướng Chính Sách Phát Triển Du Lịch Biển Đà Nẵng
- Định Hướng Về Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Biển
- Đối Với Sở Thông Tin Và Truyền Thông, Sở Ngoại Vụ
- Tình Hình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Đề Tài Luận Văn
- Ý Nghĩa Lý Luận Và Ý Nghĩa Thực Tiễn Của Đề Tài 6.1.về Mặt Lý Luận
Xem toàn bộ 318 trang tài liệu này.
3.2.2. Đẩy mạnh việc khai thác các ý tưởng về phát triển du lịch biển từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước cho chính sách phát triển du lịch biển thông qua việc tổ chức các cuộc thi về ý tưởng, sáng tạo
Sự sáng tạo, cũng như sự phong phú về mặt ý tưởng của các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước là rất lớn. Đây là nguồn “tài nguyên về mặt ý tưởng” đối với việc tạo ra những phương án chính sách sáng tạo, chất lượng cho các chương trình của chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng mà đặc biệt là đối với chương trình về phát triển sản phẩm du lịch biển; chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch biển.
Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, thành phố Đà Nẵng chưa thực sự quan tâm, đầu tư trong việc khai thác các ý tưởng sáng tạo từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Điều này góp phần tạo ra sự đơn điệu, thiếu sáng tạo, đổi mới trong việc xây dựng các phương án chính sách cụ thể trong chính sách phát triển du lịch biển của Đà Nẵng.
Chính vì vậy, trong thời gian tới, thành phố Đà Nẵng cần mạnh dạn tổ chức các cuộc thi về các ý tưởng sáng tạo đối với các lĩnh vực hoạt động liên quan đến phát triển du lịch biển như xúc tiến, quảng bá du lịch biển Đà Nẵng; xây dựng các
sản phẩm du lịch biển cũng như những ý tưởng sáng tạo đối với hoạt động bảo vệ môi trường nói chung cũng như môi trường du lịch biển nói riêng. Việc này sẽ giúp thành phố khai thác một cách hiệu quả “nguồn tài nguyên về ý tưởng” từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước qua đó tạo ra phong phú, đa dạng các nguồn ý tưởng, sáng tạo cũng như chất lượng các ý tưởng cho việc xây dựng các phương án chính sách.
Một số sáng kiến đề xuất nhằm xây dựng các sản phẩm du lịch biển mới được đề xuất trong nội dung luận văn như: Tổ chức các đội tàu đánh cá thành loại hình du lịch trải nghiệm theo hình thức khách du lịch có thể mua vé để có thể cùng các tàu cá ra khơi. Độ dài của các chuyến tàu từ 2 – 3 ngày tùy theo nhu cầu của khách. Trong quá trình ra khơi cùng ngư dân, du khách có thể trải nghiệm cảm giác là một ngư dân thực sự với các hoạt động cụ thể như đánh bắt hải sản, tự chế biến và thưởng thức hải sản vừa đánh bắt nhờ sự giúp đỡ của các ngư dân trên tàu. Sản phẩm du lịch này khi được hình thành sẽ hướng tới thị phần khách du lịch từ phương Tây như Nga, Anh, Úc, những nước có văn hóa du lịch theo xu hướng trải nghiệm. Nếu có thể phát triển, loại sản phẩm du lịch này có thể góp phần làm phong phú, đa dạng hơn số lượng sản phẩm du lịch biển của Đà Nẵng. Cùng với đó, với sự tham gia trực tiếp của ngư dân vào việc cung cấp sản phẩm du lịch sẽ giúp cải thiện hơn thu nhập cho ngư dân trên địa bàn thành phố. Cuối cùng, thông qua loại hình sản phẩm du lịch này, thành phố có thể lồng ghép việc tuyên truyền, khẳng định chủ quyền biển, đảo đến du khách trong và ngoài nước.
3.2.3. Đẩy mạnh việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có liên quan đến quá trình xây dựng, hoạch định chính sách phát triển du lịch biển
Một trong những hạn chế của chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng đó là tính dự báo, cũng như tầm nhìn của chính sách còn hạn chế. Việc không dự báo đúng, hay chủ quan trước các vấn đề có thể xảy ra trong tương lai khiến chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng thiếu tính chủ động trước sự xuất hiện của một số vấn đề liên quan đến phát triển du lịch biển như vấn đề ô nhiễm môi trường, hướng dẫn viên chui, hay các tác động của các tour du lịch 0 đồng...
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế này là sự hạn chế trong năng lực hoạch định, dự báo, đánh giá vấn đề của nguồn nhân lực tham gia quá trình xây dựng, hoạch định chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng.
Chính vì vậy, thành phố Đà Nẵng cần có những biện pháp nhằm đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia xây dựng, hoạch định chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng. Thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng về xây dựng, hoạch định chính sách công, khả năng dự báo, đánh giá vấn đề với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước. Cũng như tổ chức các chương trình tập huấn, trao đổi kinh nghiệm trong việc xây dựng, hoạch định chính sách với các địa phương trong và ngoài nước đã có nhiều thành công trong linhc vực này.
3.2.4. Nâng cao vai trò, sự tham gia của các bên liên quan, cộng đồng trong việc xây dựng và hoạch định chính sách công
Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tính hiệu lực, hiệu quả của chính sách phát triển du lịch biển của thành phố Đà Nẵng trong thòi gian qua đó là sự hạn về cai trò và sự tham của các bên liên quan, cộng đồng trong việc xây dựng và hoạch định chính sách công. Tính hiệu lực, hiệu quả của chính sách công chỉ được nâng cao nhất khi có sự đồng tình, ủng hộ và tham gia của các bên liên quan cũng như cộng đồng.
Chính vì vậy, trong thời gian tới thành phố Đà Nẵng cần thực hiện một số biện pháp nhằm cao vai trò, sự tham gia của các bên liên quan, cộng đồng trong việc xây dựng và hoạch định chính sách công thông qua việc tổ chức việc lấy ý kiến góp ý của các bên liên quan cũng như cộng đồng người dân cho việc xây dựng, hoạch định chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng. Đặc biệt là đối với việc xây dựng các phương án chính sách có liên quan đến việc hoạch định, quy hoạch phát triển các điểm, các sản phẩm du lịch biển.
3.2.5. Nghiên cứu điều chỉnh một số mục tiêu cụ thể còn hạn chế của chính sách
Mục tiêu về số lượng cơ sở lưu trú cụ thể về số lượng cơ sở lưu trú, chất lượng, số phòng của chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng hiện nay đã thể hiện sự hạn chế, bất cập khi số lượng các cơ sở, số phòng tăng quá nhanh so với dự báo của chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu chất lượng trong việc xác định mục tiêu của chính sách khi kết quả đạt được vượt quá xa so với mục tiêu đề ra. Ngoài ra, xét về phương diện quản lý đối với chính sách phát triển du lịch biển có thể thấy việc tăng quá nhanh số lượng cơ sở lưu trú như vậy có thể dẫn đến việc thừa cung đối với hệ thống cơ sở lưu trú phục vụ du lịch của Đà Nẵng.
Chính vì vậy, trong thời gian tới thành phố cần có những nghiên cứu, đánh giá cụ thể nhằm điều chỉnh mục tiêu về cơ sở lưu trú của chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng sao cho phù hợp với nhu cầu cũng như định hướng phát triển của thành phố. Nếu nhận thấy việc thực trạng phát triển các cơ sở lưu trú như hiện nay có thể dãn đến nhiều hệ quả xấu đối với phát triển du lịch biển Đà Nẵng trong thời gian tới thì cần có những biện pháp chính sách cụ t hể nhằm điều chỉnh mục tiêu, cũng như tốc độ phát triển của hệ thống cơ sở lưu trú pơhucj vụ du lịch biển.
3.3. Một số kiến nghị cụ thể
3.3.1. Kiến nghị với Quốc Hội và Chính phủ
- Đẩy mạnh khai thác quan hệ ngoại giao để có thể dành quyền đăng cai tổ chức các sự kiện chính trị, văn hóa, các sự kiện thể thao,… Quảng bá, phát triển du lịch nói chung cũng như du lịch biển nói riêng thông qua hình thức tổ chức các sự kiện chính trị, văn hóa, thể dục thể thao… đang dần trở thành một xu hướng ở nước ta. Thông qua việc tổ chức các sự kiện, chương trình này ngành du lịch Việt Nam nói chung cũng như ngành du lịch của các địa phương nói riêng trong đó có du lịch biển của thành phố Đà Nẵng có nhiều cơ hội để quảng bá du lịch của quốc gia, địa phương mình đến khách du lịch quốc tế cũng như trong nước.
Để các đại phương trong nước như Đà Nẵng có thể có cơ hội đăng cai, tổ chức các sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, thể thao… quốc tế phần lớn phụ thuộc vào
hoạt động ngoại giao của Nhà nước ta. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Chính phủ cần tiếp tục khai thác quan hệ ngoại giao để có thể dành quyền đăng cai tổ chức các sự kiện chính trị, văn hóa, các sự kiện thể thao, các sự kiện quan trọng khác để từ đó có thể tạo cơ hội cho các địa phương trong nước như có Đà Nẵng có cơ hội đăng cai tổ chức các sự kiện này. Thông qua đó quảng bá hình ảnh, xúc tiến thị trường du lịch nước ta nói chung cũng như du lịch Đà Nẵng trong đó có ngành du lịch biển nói riêng góp phần phát triển du lịch biển của thành phố.
- Hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý nhằm quản lý đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ liên quan đến hoạt động du lịch. Trong thời gian qua, một số hoạt động kinh doanh, hành nghề trái phép như hướng dẫn viên chui, các của hàng chỉ bán hàng cho khách Trung Quốc, Tour 0 đồng… xuất hiện ngày càng nhiều và gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sự phát triển của du lịch nước ta trong đó có du lịch biển của thành phố Đà Nẵng. Việc phát hiện và xử lý các sai phạm nêu trên chủ yếu do các địa phương tự xử lý thông qua các chế tài xử phạt hành chính, đồng thời việc xử lý các vi phạm nêu trên chưa thực sự đồng bồ giữa các địa phương do chưa có các quy định pháp luật chung đối với việc sử lý các sai phạm này. Nhiều địa phương trong đó có Đà Nẵng còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý các sai phạm nêu trên.
Chính vì vậy, trong thời gian tới Chính phủ hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý nhằm quản lý đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ liên quan đến hoạt động du lịch nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch phi pháp.
. - Duy trì, nghiên cứu phát triển chính sách Visa, thị thực thông thoáng. Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch, trong 3 tháng đầu năm tất cả các thị trường gửi khách trọng điểm từ châu Âu đến Việt Nam có mức chi tiêu cao đều tăng cao, đặc biệt là từ 5 quốc gia Tây Âu mới được miễn thị thực (Ý tăng 28%, Tây Ban Nha tăng 27%, Anh tăng 23%, Đức tăng 19% và Pháp tăng 11%), trong đó thị trường Pháp đã chững lại trong mấy năm qua nhưng đã tăng trưởng trở lại. Sự tăng trưởng mạnh của 5 thị trường Tâu Âu thể hiện rõ rệt qua 3 quý kể từ khi chính sách miễn
visa có hiệu lực: Quý III/2015 tăng 4%, quý IV/2015 tăng 16%, quý I/2016 tăng 20%. Tổng cộng sau 9 tháng miễn thị thực, 5 thị trường Tây Âu tăng trưởng 14%.
Những kết quả nêu trên đã thể hiện rõ hiệu quả rõ nét của chính sách miễn Visa du lịch. Chính vì vậy, trong thời gian tới Chính phủ cần tiếp tục thực hiện chính sách Visa thị thực thông thoáng, nghiên cứu gia hạn miễn Visa đối với các nước hiện đang được miễn Visa, đồng thời nghiên cứu mở rộng số lượng các quốc gia thuộc hệ thống miễn thị thực song phương, đơn phương vào Việt Nam. Qua đó nhằm góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch trong nước trong thời gian tới khi xu thế hội nhập và di chuyển ngày càng gia tăng trên phạm vi toàn cầu.
3.3.2. Kiến nghị với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch
- Đầu tư, hoàn thiện chính sách xúc tiến thị trường, quảng bá du lịch Việt Nam đối với thị trường khách du lịch quốc tế. Rất nhiều chuyên gia du lịch đã so sánh tiềm năng du lịch của Việt Nam với các nước và đều công nhận Việt Nam có nhiều lợi thế về mặt tiềm năng hơn. Tuy nhiên, hiện nay các hoạt động xúc tiến du lịch của ta chỉ tiếp cận được một bộ phận nhỏ công chúng quốc tế. Đây là điều rất đáng tiếc của ngành du lịch Việt Nam.
Cùng lúc đó, trong thời gian qua có rất nhiều công ty du lịch nước ngoài đặt văn phòng đại diện ở Việt Nam để tiếp cận thị trường khách trong nước. Nhưng ngược lại, đến nay cả ngành du lịch và cả những công ty du lịch Việt Nam hầu như chưa có văn phòng đại diện nào đặt ở nước ngoài. Có thể nói, nếu so sánh với các nước trong khu vựccông tác quảng bá của ngành du lịch Việt Nam càng ngày càng lùi xa. Ngay ở trong khu vực chúng ta thua cả Campuchia và coi như gần “đội sổ”, chắc có khi chỉ xếp ngang ngửa hoặc hơn Lào, Myanmar.
Theo kinh nghiệm của các quốc gia có ngành du lịch phát triển đều là những nơi quan tâm đặc biệt đến khâu tiếp thị. Chính vì vậy, trong thời gian tới, với vai trò là Bộ quản lý ngành Du lịch Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cần hoàn thiện, chú trọng hơn nữa đến chính sách quảng bá hình ảnh, xúc tiến thị trường khai thác khách du lịch đối với thị trường khách quốc tế. Cụ thể nên nghiên cứu xem xét việc
đầu tư hơn nữa nguồn kinh phí cho hoạt động quảng bá, xúc tiến thị trường khách du lịch quốc tế. Đồng thời nghiên cứu các phương án, giải pháp, kinh nghiệm về quảng bá, xúc tiến thị trường của các quốc gia trên thế giới nhằm thực hiện hoạt động quảng bá, xúc tiến thị trường một cách có hiệu quả, chất lượng.
- Đầu tư, hợp tác nghiên cứu hoạt động du lịch. Tổ chức, chỉ đạo công tác nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch của Việt Nam cũng như các địa phương cụ thể như các vấn đề về xu hướng phát triển du lịch; nhu cầu của khách du lịch; xu hướng du lịch; các phương án phát triển du lịch;… Kết quả nghiên cứu sẽ là căn cứ chỉ đạo về khai thác thị trường ở tầm vĩ mô cũng như là căn cứ cho việc xây dựng các phương án, chính sách phát triển du lịch nói chung cũng như du lịch biển nói riêng của các địa phương.
- Hỗ trợ hoạt động đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch cho các địa phương. Bên cạnh hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch nói chung cũng như du lịch biển nói riêng của từng địa phương, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch cũng cần có những chính sách về hướng dẫn, hỗ trợ, nâng cao chất lượng xây dựng, hoạch định chính sách phát triển du lịch nói chung cũng như du lịch biển nói riêng cho từng địa phương thông qua việc nâng cao chất lượng các cá nhân, các nhà hoạch định chính sách của địa phương những người trực tiếp tham gia quá trình hoạch định, thực thi chính sách.
3.3.3. Các kiến nghị đối với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng
3.3.3.1. Đối với Sở du lịch
- Thường xuyên, liên tục đánh giá tính khả thi của các mục tiêu cụ thể, đánh giá hiệu quả, chất lượng các phương án chính sách phát triển du lịch biển của thành phố. Chủ động cập nhật, nghiên cứu các chính sách phát triển du lịch biển của các quốc gia trên thế giới, các địa phương trong nước nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng chính sách phát triển du lịch biển của địa phương mình.