Soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại UBND huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình - 2

chung nhất về văn bản, quy trình soạn thảo văn bản quản lý nhà nước, kỹ thuật soạn thảo một số loại văn bản thông dung, văn bản hợp đồng cũng như quá trình tổ chức quản lý văn bản trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức;

- Nguyễn Văn Hậu, Kỹ năng nghiệp vụ hành chính, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, 2015. Cuốn sách giới thiệu những nguyên tắc, nội dung kỹ năng nghiệp vụ cuả cán bộ nhân viên trong bộ máy hành chính của tổ chức cơ quan doanh nghiệp. Trong đó có kỹ năng soạn thảo văn bản, bao gồm yêu cầu chung về soạn thảo văn bản quản lý, quy trình soạn thảo và ban hành văn bản và kỹ thuật soạn thảo một số văn bản thông dụng;

- PGS.Vương Đình Quyền (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn), Giáo trình lý luận và phương pháp công tác văn thư, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. Giáo trình cung cấp kiến thức lý luận và các phương pháp tiến hành chuyên môn nghiệp vụ như soạn thảo văn bản, quản lý văn bản, lập hồ sơ. Cuốn sách đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, tham khảo của các cơ quan, tổ chức trong công việc hàng ngày cũng như trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

- Dương Xuân Thao, Giáo trình văn bản quản lý, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2015. Giáo trình cung cấp những kiến thức cơ bản về văn bản quản lý, kỹ thuật soạn thảo văn bản, rèn luyện kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính và một số văn bản khác. Giáo trình mang tính tổng hợp các hình thức văn bản, liên quan đến nhiều ngành khoa học và lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội;

- Đoàn Thị Tố Uyên, Nguyễn Thị Ngọc Hoa, Giáo trình kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2014. Giáo trình trình bày khái niệm và phân loại văn bản pháp luật, chức năng của văn bản pháp luật, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng văn bản pháp luật và trình tự, thủ tục ban hành văn bản pháp luật;

Các bài khóa luận, luận văn:

- Nguyễn Mạnh Cường (Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn) với đề tài Soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan cấp bộ, Hà Nội, 2005. Đề tài cung cấp những lý luận chung về văn bản và văn

3

bản quy phạm pháp luật. Qua đề tài tác giả đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân của các thực trạng trong công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính đồng thời tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan cấp bộ;

- Nguyễn Thị Hường (Học viện Hành chính quốc gia), Hoàn thiện công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính ở Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính hiện nay, Hà Nội, 2010. Đề tài đã cung cấp lý luận về văn bản, đồng thời tác giả đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích thực trạng, xác định nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại Bộ Lao động thương binh và xã hội;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.

- Giáp Thị Hồng Huệ với đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Trường mầm non xã Kim Sơn

– Huyện Lục Ngạn, Bắc Giang, 2014. Đề tài đã khái quát chung về VBQLNN, trên cơ sở đó tìm hiểu thực trạng công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Trường Mầm non xã Kim Sơn, đánh giá thực trạng và tìm hiểu nguyên nhân, đồng thời đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác soạn thảo và ban hành văn bản của Cơ quan;

Soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại UBND huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình - 2

- Đỗ Thị Tuyến Ninh với đề tài Thực trạng về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bảnquản lý hành chính Nhà nước tại UBND huyện Kiến Xương, Thái Bình, 2013. Thông qua đề tài tác giả đã khái quát về văn bản quản lý nhà nước. Đánh giá thực trạng về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính nhà nước, đưa ra nguyên nhân và một số giải pháp;

Có thể thấy rằng, nội dung nghiên cứu và trình bày trong xuất bản phẩm, bài viết, các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đã tập trung nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận chung về văn bản quản lý nói chung và văn bản quản lý hành chính nói riêng; nghiên cứu về vấn đề soạn thảo và ban hành văn bản quản lý hành chính nhà nước hoặc nghiên cứu chủ yếu về VBHC, VBQPPL của một số cơ quan cụ thể. Chưa có một công

trình nào nghiên cứu một cách tổng hợp về soạn thảo và ban hàn văn bản hành chính tại UBND huyện Lương Sơn. Vì vậy, tác giả có cơ sở để khẳng định về lý luận và thực tiễn của công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại UBND huyện Lương Sơn chưa được nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ.

Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình, nghiên cứu trước đó tác giả mong muốn được đóng góp, bổ sung thêm những hạn chế thiếu sót của các đề tài trên. Trong đề tài tác giả đi sâu vào nghiên cứu công tác “Soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại UBND huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình”.

3. Mục tiêu nghiên cứu‌

Tìm hiểu về công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại UBND huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu‌

- Nghiên cứu lí về luận chung về văn bản hành chính và công tác soạn thảo ban hành văn bản hành chính.

- Xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của UBND huyện Lương Sơn.

- Khảo sát thực trạng công tác soạn thảo và ban hành văn bản, đánh giá về ưu điểm, hạn chế, xác định nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại UBND huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu‌

Đối tượng: Công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại UBND huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung vào nội dung soạn thảo và ban hành văn bản UBND huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015.

6.Giả thuyết nghiên cứu‌

Nếu đánh giá được thực trạng công tác soạn thảo và ban hành VBHC, xác định được nguyên nhân và đưa ra được các giải pháp soạn thảo văn bản sẽ góp phần nâng cao kỹ năng soạn thảo cho cán bộ, công chức tại UBND huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

7. Phương pháp nghiên cứu‌

Có nhiều phương pháp để nghiên cứu, trong đó phương pháp chính được sử dụng là:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

Nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau về văn bản quản lý nhà nước bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc hơn về đề đối tượng. Tổng hợp bằng liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính.

- Phương pháp quan sát:

Quan sát trực tiếp hoạt động hàng ngày về công tác soạn thảo và ban hành văn bản của cán bộ, công chức tại UBND huyện Lương Sơn để tìm hiểu nhìn nhận, đánh giá về công tác này một cách khách quan, trung thực về đối tượng.

- Phương pháp thu thập thông tin:

Từ các tài liệu, sách báo, tạp chí nhằm mục đích tìm ra những khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở lý luận cho đề tài.

- Phương pháp phỏng vấn đối tượng:

Được áp dụng để phỏng vấn trực tiếp đại diện các cán bộ, công chức trong cơ quan nhằm khai thác thông tin cho đề tài.

- Phương pháp nghiên cứu và phân tích các tư liệu có liên quan:

Được áp dụng đề tìm hiểu và phân tích các tư liệu trong cơ quan và ngoài cơ quan để có thể đưa ra những lập luận mang tính khoa học cao, đánh giá, nhìn nhận một cách khách quan về thực trạng công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại UBND huyện Lương Sơn. Từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác soạn thảo và ban hành văn bản.

8. Kết cấu của khóa luận‌

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục đính kèm. Nội dung chính của đề tài được kết cấu gồm 03 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về soạn thảo và ban hành văn bản hành chính nhà nước

Chương 2: Thực trạng soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại UBND huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao kỹ năng soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại UBND huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SOẠN THẢO

VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC


1.1. Những vấn đề chung về văn bản‌

1.1.1. Khái niệm văn bản‌

Có nhiều khái niệm khác nhau về văn bản trong các giáo trình, các nhà nghiên cứu:

Văn bản là tập hợp ngôn ngữ viết nhằm truyền đạt ý chí của cá nhân hay tổ chức tới các cá nhân hay tổ chức khác với mục đích thông báo hay đòi hỏi đối tượng tiếp nhận phải thực hiện những hành động nhất định, đáp ứng yêu cầu của người hay tổ chức soạn thảo [27;14].

Văn bản được hiểu theo nghĩa rộng: Văn bản là phương tiện ghi tin và truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ hay ký hiệu nhất định và được sử dụng trong nhiều ngành khoa học khác nhau.

Theo nghĩa hẹp, văn bản là khái niệm dùng để chỉ các loại công văn, giấy tờ hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức” [25;10].

Theo nghĩa chung nhất: Văn bản là phương tiện ghi tin, truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ hay một loại ký hiệu nhất định nào đó. Nó là phương tiện thông tin cơ bản, quan trọng để ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý, thể hiện ý chí và mệnh lệnh của chủ thể quản lý, là phương tiện để điều chỉnh các mối quan hệ.

1.1.2. Khái niệm văn bản quản lý và văn bản quản lý Nhà nước‌

- Khái niệm văn bản quản lý:

Văn bản quản lý là văn bản hình thành trong hoạt động quản lý của các cơ quan đơn vị. Đó là phương tiện để ghi chép, truyền đạt các thông tin quản lý.

- Khái niệm văn bản quản lý nhà nước:

Văn bản quản lý nhà nước là những thông tin, những quyết định quản lý do các cơ quan quản lý Nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục nhất định và được Nhà nước đảm bảo thi hành bằng những biện pháp khác nhau

nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ Nhà nước hay giữa cơ quan Nhà nước với các tổ chức và công dân [24;11].

Văn bản quản lý nhà nước có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, văn bản quản lý nhà nước được ban hành bởi những chủ thể quản lý nhà nước

Mọi cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương đều được quy định thẩm quyền ban hành VBQLNN. Tùy theo mỗi nhóm văn bản khác nhau mà pháp luật trao quyền ban hành cho những cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền khác nhau.

Thứ hai, văn bản quản lý nhà nước thể hiện ý chí Nhà nước tác động vào đối tượng liên quan nhằm đạt mục tiêu quản lý.

Ý chí của Nhà nước trong VBQLNN được hiểu là Nhà nước quyết tâm đạt được mục đích đem lại lợi ích cho Nhà nước và xã hội.

Thứ ba, văn bản quản lý nhà nước được ban hành theo thủ tục do pháp luật quy định

Thủ tục ban hành văn bản pháp luật là cách thức, trình tự mà các chủ thể có thẩm quyền cần phải tiến hành khi ban hành văn bản pháp luật. Các văn bản pháp luật đều được ban hành theo thủ tục, trình tự do pháp luật quy định. Tùy theo mỗi loại văn bản pháp luật khác nhau mà thủ tục ban hành chúng cũng khác khau.

Thứ tư, văn bản quản lý nhà nước được trình bày theo hình thức do pháp luật quy định

Thẩm quyền ban hành văn bản cũng như cách thức trình bày từng loại văn bản được Nhà nước quy định cụ thể trong nhiều loại văn bản khác nhau như: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Nghị định 110/2004/NĐ- CP về công tác văn thư; Nghị định 09/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP; Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV- VPCP ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản; Thông tư số 25/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tư Pháp về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và văn bản quy phạm pháp luật liên tịch; Thông tư 01/2011/TT-

BNV hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.

Khi soạn thảo văn bản để giải quyết công việc thuộc thẩm quyền, cơ quan nhà nước cần căn cứ vào các quy định của pháp luật và nội dung, tính chất công việc để lựa chọn loại văn bản đúng với thẩm quyền của mình, phù hợp với tình huống thực tế cần giải quyết đồng thời cần trình bày văn bản theo đúng thể thức và kỹ thuật trình bày mà pháp luật quy định.

Thứ năm, văn bản quản lý nhà nước được pháp luật quy định đảm bảo mang tính bắt buộc và được đảm bảo thực hiện bởi Nhà nước

Vì có nội dung là ý chí của Nhà nước nên VBQLNN luôn có tính áp đặt, ràng buộc quyền, nghĩa vụ đối với đối tượng quản lý. Để văn bản được triển khai và thi hành nghiêm chỉnh trên thực tế, Nhà nước phải sử dụng nhiều biện pháp như phổ biến, tuyên truyền; biện pháp tổ chức hành chính; biện pháp cưỡng chế;…[31;9-13].

Hệ thống VBQLNN gồm văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính và văn bản chuyên ngành. Trong nội dung của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về VBHC.

1.1.3. Văn bản hành chính

Văn bản hành chính là một trong những loại văn bản có trong hệ thống văn bản quản lý nhà nước, được sử dụng phổ biến nhất trong thực tiễn quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, dưới góc độ nghiên cứu khoa học cũng như thực tiễn, hiện nay còn nhiều quan điểm chưa thống nhất về khái niệm VBHC cụ thể như sau:

Văn bản hành chính là những văn bản mang tính thông tin điều hành nhằm thực thi các văn bản quy phạm pháp luật hoặc dùng để giải quyết các công việc cụ thể, phản ánh tình hình giao dịch, trao đổi, ghi chép công việc… của cơ quan nhà nước; văn bản hành chính bao gồm nhiều hình thức văn bản khác nhau, điển hình là thông cáo, thông báo, biên bản, công văn, công điện, giấy đi đường, giấy nghỉ phép, giấy giới thiệu, phiếu gửi….[27;149].

Văn bản hành chính là các thông tin quản lý thành văn được hình thành trong hoạt động quản lý, điều hành của các tổ chức tham gia quản lý xã hội [26;6]. Theo nghĩa chung nhất, VBHC là văn bản của các cơ quan nhà nước dùng

để ghi chép, truyền đạt các quyết định quản lý và các thông tin cần thiết cho hoạt động quản lý theo đúng thể thức, thủ tục và thẩm quyền luật định. Nói cách khác, VBHC là phương tiện quan trọng để đảm bảo thông tin cho quản lý và phản ánh kết quả hoạt động của quản lý đồng thời nó truyền đạt ý chí, mệnh lệnh của cơ quan nhà nước cho cấp dưới. VBHC là thông tin giao dịch chính thức giữa cơ quan, tổ chức với nhau hoặc giữa Nhà nước với tổ chức và công dân.

Văn bản hành chính có đặc điểm sau đây :

Thứ nhất, văn bản hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của mọi cơ quan, tổ chức tham gia quản lý xã hội.

Mỗi cơ quan tổ chức tham gia quản lý xã hội, trong quá trình tồn tại và phát triển đều phải thực hiện bằng hoạt động hành chính, tức là hoạt động quản lý bên trong (đối nội), và hoạt động bên ngoài (đối ngoại) và các thông tin quản lý đó chủ yếu được văn bản hóa, hình thành nên hệ thống VBHC, do đó, mọi cơ quan, tổ chức là các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội với thẩm quyền và chức năng rất khác nhau trong hệ thống các cơ quan quản lý và các tổ chức xã hội đều có quyền ban hành VBHC.

Thứ hai, văn bản hành chính thường được áp dụng một lần, có phạm vi điều chỉnh hẹp và ít đối tượng thi hành.

Trên thực tế, việc ban hành VBHC chủ yếu để điều chỉnh hành vi của một hoặc một số đối tượng xác định trong nội bộ cơ quan, tổ chức hoặc để thực hiện hoạt động giao dịch nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể trong hoạt động giao dịch nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý, điều hành của lãnh đạo và khi giao dịch thành công, văn bản đó coi như hết giá trị. Do đó, có thể thấy văn bản hành chính thường được áp dụng một lần, phạm vi điều chỉnh hẹp và ít đối tượng thi hành.

Tuy nhiên, có một số trường hợp, VBHC cũng có hiệu lực thường xuyên, phạm vi điều chỉnh rộng và gồm nhiều đối tượng thi hành. Đó là các quy chế, quy định nội bộ của cơ quan, tổ chức (Quy chế hoạt động, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế văn hóa công sở,…). Việc đặt ra các quy chế, quy định này mặc dù mang tính nội bộ nhưng lại là văn bản điều chỉnh mọi hành vi có liên quan đến

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/02/2023