Khái Quát Về Ubnd Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa Bình‌

Chương 2

THỰC TRẠNG SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TẠI UBND HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH‌

2.1. Khái quát về UBND huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình‌

2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình‌

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND huyện được quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương ban hành ngày 19 tháng 06 năm 2015.

2.1.1.1.Chức năng

UBND do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.

UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.

UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở.

2.1.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn

Theo quy định tại Điều 28 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện bao gồm :

Xây dựng, trình HĐNDhuyện và tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐNDhuyện.

Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện.

Tổ chức thực hiện ngân sách huyện; thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng

điểm dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, tài nguyên thiên nhiên khác; bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền. Phân cấp, ủy quyền cho UBND cấp xã, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện.

2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức Ủy ban nhân dân huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

Sơ đồ cơ cấu tổ chức UBND huyện Lương Sơn (Phụ lục 01)

2.1.2. Hệ thống văn bản và thẩm quyền ban hành văn bản của Ủy ban nhân dân‌

Hệ thống văn bản quản lý nhà nước là một tập hợp những văn bản hình thành trong hoạt động quản lý của cá cơ quan nhà nước mà giữa chúng có liên quan với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và có quan hệ nhất định về mặt pháp lý [22;60].

Căn cứ vào Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015; Căn cứ Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 8 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư; Căn cứ Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 8 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư; Căn cứ Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội Vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản; Căn cứ vào quá trình hoạt động thực tiễn của UBND huyện Lương Sơn, hệ thống văn bản quản lý nhà nước của UBND huyện Lương Sơn bao gồm VBQPPL, VBHC và VBCN. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về VBHC tại UBND huyện Lương Sơn.

- Văn bản hành chính: Theo quy định tại Nghị định số 09/2010/NĐ-CP

ngày 08/02/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư thì hệ thống văn bản hành chính của UBND huyện Lương Sơn bao gồm:

Văn bản hành chính cá biệt: Quyết định cá biệt, chỉ thị cá biệt

Văn bản hành chính thông thường: quy chế, quy định, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản cam kết, bản thoả thuận, giấy chứng nhận, giấy uỷ quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển, thư công.

Sơ đồ hệ thống văn bản quản lý nhà nước của UBND huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình (Phụ lục 02)

Sơ đồ hệ thống văn bản hành chính của UBND huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình (Phụ lục 03).

2.2. Các quy định của Nhà nước và của UBND huyện Lương Sơn về công tác soạn thảo văn bản‌

2.2.1. Quy định của Nhà nước về soạn thảo và ban hành văn bản‌

Trong những năm vừa qua, gắn với quá trình kiện toàn bộ máy nhà nước và đẩy mạnh cải cách hành chính, nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định, hướng dẫn điều chỉnh về công tác soạn thảo, ban hành VBQLNN, như: Hiến pháp năm 2013; Luật ban hành VBQPPL năm 2015; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND 2004; Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003; Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư; Nghị định 09/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP; Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản; Thông tư số 25/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tư Pháp về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và văn bản quy phạm pháp luật liên tịch; Thông tư số 01/2011/TT-BNV hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính,...

Nhìn chung, hệ thống các văn bản pháp luật trên đây đã góp phần quan trọng để từng bước chuẩn hóa và nâng cao chất lượng công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý nhà nước trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, một số quy định trong hệ thống các văn bản trên vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định đó là hệ thống văn bản pháp luật của nước ta còn phức tạp, chưa đồng bộ, nên khó khăn cho việc áp dụng chung, những chồng chéo, bất cập, mâu thuẫn, gây khó khăn nhất định cho thực tiễn soạn thảo.

UBND huyện là cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa phương cho nên mọi hoạt động của UBND đều phải chịu sự chỉ đạo, điều hành từ cơ quan cấp trên. Trong hoạt động quản lý hàng ngày, UBND là cơ quan có thẩm quyền ban hành nhiều loại văn bản, phục vụ cho việc điều hành bộ máy quản lý nhà nước có thể hoạt động đúng hướng, đúng chức năng và có hiệu quả. Tuy nhiện, việc thực thi các văn bản của cấp trên là vô cùng khó khăn, việc xác định được thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành các văn bản, lựa chọn các hình thức văn bản đã và đang trở thành vấn đề bất cập của hầu hết các cấp chính quyền địa phương đặc biệt là UBND cấp huyện, trong đó có UBND huyện Lương Sơn. Đặc biệt, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 với nhiều đổi mới đã có những tác động nhất định tới hoạt động của các cơ quan tổ chức nói chung và hoạt động của UBND huyện Lương Sơn nói riêng.

Việc giảm thiểu các hình thức văn bản VBQPPL trong đó thẩm quyền ban hành VBQPPL của UBND giảm đi Chỉ thị UBND các cấp vì vậy theo thẩm quyền quy định UBND các cấp chỉ còn có hình thức VBQPPL là quyết định. Việc thay đổi này đã và đang là vấn đề tranh luận của nhiều cử tri đặc biệt là các cấp cử tri ở địa phương. Có thể nói việc giảm đi hình thức VBQPPL đã góp phần đơn giản hóa hệ thống pháp luật, bảo đảm tính dễ tiếp cận, dễ tuân thủ và giảm thiểu chi phí tuân thủ pháp luật, cũng như những hạn chế đã nêu trên. Tuy nhiên, việc thay đổi đó cũng gây những khó khăn nhất định cho UBND huyện Lương Sơn khi phải cân nhắc dùng hình thức văn bản nào thay thế chỉ thị để truyền đạt các chủ trương chính sách, biện pháp quản lý, chỉ đạo việc kiện toàn tổ chức, chấn chỉnh công tác, giao nhiệm vụ của chính quyền nhà nước. Điều đó sẽ ít nhiều gây lúng túng cũng như khó khăn cho việc chỉ đạo

điều hành.

Có thể nói, việc ban hành văn bản QPPL năm 2015 đã bước đầu giải

quyết được những mâu thuẫn bất cập trong việc soạn thảo và ban hành văn bản. Tuy nhiên, Nhà nước ta mới quy định về VBQPPL còn chưa có văn bản nào điều chỉnh cụ thể, thống nhất quy định về việc soạn thảo và ban hành văn bản hành chính. Vì vậy mà hệ thống văn bản nước ta, mà trực tiếp nhất là văn bản hành chính vẫn sẽ khó có thể khắc phục được những tồn tại bởi những khó khăn, trăn trở của người soạn thảo khi một lúc phải tuân thủ nhiều hình thức văn bản còn nhiều mâu thuẫn như vậy.

2.2.2. Quy định của UBND về công tác soạn thảo và ban hành văn bản‌

Thẩm quyền ban hành văn bản của UBND huyện theo quy định tại Điều 26, Điều 28 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, bao gồm:

Xây dựng, trình HĐND huyện quyết định các nội dung sau:

Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND huyện;

Quyết định biện pháp thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh; biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật;

Quyết định biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp; quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở huyện;

Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện; Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và hằng năm của huyện, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện trước khi trình UBND cấp tỉnh phê duyệt;

Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách huyện; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân

sách địa phương. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của huyện theo quy định của pháp luật;

Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện trong phạm vi được phân quyền;

Quyết định biện pháp quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác; biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường, phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão, lụt ở địa phương theo quy định của pháp luật.

Quyết định biện pháp phát triển hệ thống giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở; biện pháp phát triển sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao; biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng, chống dịch bệnh, thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; biện pháp phát triển việc làm, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, chính sách bảo trợ xã hội, xóa đói, giảm nghèo; biện pháp bảo đảm việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.

Thẩm quyền ký văn bản được quy định tại Điều 17, Quy chế làm việc của UBND huyện Lương Sơn (Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2015/QĐ- UBND ngày 29 tháng 07 năm 2015). Trong đó có quy định cụ thể về thẩm quyền ký ban hành văn bản của Chủ tịch UBND huyện, Các phó Chủ tịch và Chánh văn phòng HĐND và UBND huyện

2.3. Khảo sát thực trạng công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại UBND huyện Lương Sơn‌

2.3.1. Về số lượng văn bản hành chính ban hành‌

Căn cứ theo số liệu thống kê của Phòng Nội vụ huyện Lương Sơn báo cáo tại trong báo cáo thống kê định kỳ công tác văn thư, lưu trữ năm 2011, năm 2012, năm 2013, năm 2014 và Công văn số 90/UBND-NV ngày 29 tháng 12 năm 2015 về việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ công tác văn thư, lưu trữ năm 2015 và qua việc khảo sát hệ thống Sổ đăng ký văn bản của UBND huyện Lương Sơn từ năm 2011 đến năm 2015, có thể thống kê số lượng các văn bản hành chính thông dụng của UBND huyện Lương Sơn qua bảng số liệu sau:

STT

Năm

Tên loại Văn bản


2011


2012


2013


2014


2015

1

Quyết định

3472

(72,1%)

5577

(77,13%)

7185

(83,83%)

4247

(72,3%)

6324

(76,03%)

2

Công văn

965

(20,0%)

976

(13,5%)

963

(11,23%)

1155

(19,7%)

1165

(13,97%)

3

Thông báo

101

(2,1%)

363

(5,02%)

90

(1,05%)

126

(2,14%)

290

(3,48%)

4

Báo cáo

101

(2,1%)

125

(1,73%)

128

(1,5%)

141

(2,34%)

232

(2,78%)

5

Chỉ thị

16

(0,33%)

13

(0,18%)

15

(0,18%)

12

(0,2%)

11

(0,13)

6

Kế hoạch

37

(0,8%)

45

(0,62%)

49

(0,6%)

56

(1,0%)

121

(1,45%)

7

Tờ trình

15

(0,4%)

08

(0,11%)

12

(0,1%)

15

(0,3%)

22

(0,26%)

8

Giấy mời

108

(2,2%)

124

(1,71%)

128

(1,5%)

125

(2,12%)

158

(1,9%)


Tổng

4815

(100%)

7231

(100%)

8570

(100%)

5877

(100%)

8341

(100%)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.

Soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại UBND huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình - 5



Từ bảng số liệu trên cho thấy trong quá trình hoạt động của mình UBND huyện Lương Sơn đã ban hành một khối lượng lớn các văn bản hành chính mà chủ yếu là quyết định và công văn lên tới hàng nghìn văn bản.

Qua bảng số liệu cho thấy số lượng văn bản tăng giảm không đều qua các năm. Tuy nhiên, xu hướng chung là số lượng văn bản được ban hành không ngừng tăng qua các năm từ 4815 (năm 2011) lên 8341 (năm 2015). Có năm số lương văn bản hành chính tăng đột biến đó là năm cơ quan có nhiều sự kiện, công việc đặc biệt trong năm 2015 số lượng văn bản cao nhất lên tới 8341 tăng gần gấp đôi (1,7 lần) số lượng văn bản được ban hành năm 2011, do năm 2015 UBND chuẩn bị cho công tác bầu cử đại biểu HĐND và do UBND huyện Lương Sơn tiến thực hiện điều chỉnh chế độ chính sách tiền lương và chính sách cán bộ cho các cán bộ, công chức của các trường học, các xã, thị trấn thuộc UBND huyện Lương Sơn nên cần ban hành số lượng văn bản lớn.

Nhìn chung trong thời gian qua công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính của UBND huyện Lương Sơn đã đảm bảo giải quyết được các nhiệm vụ được giao vàcơ bản đáp ứng được nhu cầu công việc của cơ quan. Số lượng

văn bản được soạn thảo và ban hành ra tương đối kịp thời so với diễn biến, sự vận động phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện cũng như nhanh chóng tổ chức, triển khai, hướng dẫn các văn bản cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND đi vào cuộc sống.

2.3.2. Về chất lượng soạn thảo và ban hành văn bản hành chính‌

Thứ nhất, về thẩm quyền theo quy định của pháp luật và cơ quan

Thẩm quyền ban hành văn bản của UBND huyện được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 26, Điều 28 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; thẩm quyền ký văn bản được quy định tại Điều 17, Quy chế làm việc của UBND huyện Lương Sơn, (Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2015/QĐ- UBND ngày 29 tháng 07 năm 2015). Tuy nhiên, trong quá trình soạn thảo và ban hành văn bản một số cơ quan đơn vị vẫn còn có sự nhầm lẫn trong việc xác định được các hình thức văn bản dẫn đến chọn sai hình thức văn bản,có sự nhầm lẫn hình thức giữa thông báo, báo cáo, công văn và tờ trình.

Thứ hai, về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản

Thể thức và kỹ thuật trình bày, công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính cơ bản đã đảm bảo tuân thủ theo đúng quy của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, việc soạn thảo và ban hành văn bản hành chính còn nhiều sai sót về về thức và kỹ thuật trình bày văn bản về định lề trang văn bản, phông chữ, vị trí và cách trình bày các thành phần của văn bản hành chính theo quy định (Ví dụ xem Phụ lục 04).

Thứ ba, quy trình soạn thảo và ban hành văn bản hành chính

Trong quá trình xây dựng đã tuân thủ theo quy trình do pháp luật quy định tại nghị định số 110/2004/NĐ-CP và theo quy định tại Quy chế công tác văn thư, lưu trữ ban hành kèm theo Quyết định số 2287/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2013 của UBND huyện Lương Sơn về việc ban hành Quy chế công tác văn thư, lưu trữ. Vì vậy, mà chất lượng văn bản không ngừng được nâng cao, hiệu quả công việc cũng được cải thiện rõ rệt, mọi hoạt động quản lý, điều hành công việc của cơ quan được diễn ra thông suốt đáp ứng kịp thời các nhu cầu thực tiễn. Qua quá trình khảo sát thực tiễn hoạt động quy trình soạn thảo và ban

34

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/02/2023