một chương (chương VII- trong Bộ các hướng dẫn nuôi con nuôi quốc tế) để qui định vai trò của cơ quan ngoại giao Ấn Độ tại nước ngoài . Cha mẹ nuôi có nghĩa vụ báo cáo tình hình của trẻ theo định kỳ và báo cáo việc nhập quốc tịch cho trẻ tại nước nhận đến cơ quan ngoại giao theo một thời gian nhất định. Ấn Độ qui định trong vòng 02 năm cha mẹ nuôi phải có nghĩa vụ nhập quốc tịch cho trẻ và phải báo cáo với cơ quan con nuôi trung ương và cơ quan ngoại giao của Ấn Độ tại nước nhận. Cơ quan ngoại giao của Ấn Độ tại nước nhận cũng được giao nhiệm vụ gắn kết với các cơ quan của nước sở tại để giám sát và theo dõi quá trình chăm sóc trẻ của cha mẹ nuôi tại nước nhận. Trường hợp trẻ bị lạm dụng hoặc bị xâm phạm quyền và nghĩa vụ thì cơ quan ngoại giao đứng ra bảo vệ trẻ, trong trường hợp không tìm được gia đình khác cho trẻ tại nước nhận thì có trách nhiệm hoàn thành các thủ tục cho trẻ hồi hương.
Với kinh nghiệm của Ấn Độ, Việt Nam nên xem xét lại vai trò của cơ quan ngoại giao tại nước nhận. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan này để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em Việt Nam được nhận nuôi ở nước ngoài.
3.1.5. Tận dụng các nguồn lực trong nước cũng như của các tổ chức quốc tế để thực hiện mục đích nhân đạo cho trẻ em
Việt Nam cần tăng cường tận dụng nguồn tài chính hỗ trợ từ các tổ chức từ thiện trong nước và quốc tế, các tổ chức phi chính phủ để đẩy mạnh công tác con nuôi và hoàn thiện cơ sở vật chất cho các trung tâm nuôi dưỡng trẻ, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho công tác con nuôi nói chung, con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng.
Ngoài nguồn lực tài chính, Việt Nam cũng nên tranh thủ nguồn lực từ các chuyên gia quốc tế có nhiều kinh nghiệm về con nuôi nhằm trao đổi kinh nghiệm. Xây dựng các chương trình học tập, tham quan ở nước ngoài để học hỏi lẫn nhau về công tác con nuôi quốc tế.
3.1.6. Xem xét về khả năng hòa nhập giữa trẻ và cha mẹ nuôi tương lai người nước ngoài
Theo kinh nghiệm của Guatemala, trước khi trẻ cùng cha mẹ nuôi trở lại nước nhận, trẻ được bố trí sống thử cùng cha mẹ nuôi trong khoảng thời gian ít nhất 5 ngày để xem xét khả năng phù hợp của trẻ với cha mẹ nuôi. Sau khi hết thời gian hòa nhập, Cơ quan con nuôi trung ương sẽ hỏi ý kiến đứa trẻ tùy theo lứa tuổi và mức độ trưởng thành về việc có đồng ý làm con nuôi hay
không. Trường hợp có sự khác biệt thì cơ quan con nuôi kịp thời tư vấn và đưa ra giải pháp cho trẻ và cha mẹ nuôi. Trường hợp không thể hòa nhập được và cha mẹ nuôi tương lai có yêu cầu thì Cơ quan con nuôi trung ương xem xét ghép cho cha mẹ nuôi một đứa trẻ khác.
Việc xem xét khả năng hoà nhập của trẻ và cha mẹ nuôi như một bước khởi đầu mang đến một mối quan hệ cha mẹ con bền vững mà Việt Nam chưa qui định. Việt Nam cũng nên tham khảo qui định này nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật của mình.
3.2. Các cơ chế hoàn thiện pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
Sau khi Luật Nuôi con nuôi 2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 và Công ước Lahay 1993 mà Việt Nam phê chuẩn có hiệu lực từ 01/2/2012 thì Việt Nam đã có một hành lang pháp lý về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài một cách vững chắc. Đây chính là những văn bản cốt lõi đem đến một cuộc đại phẫu cho tình hình con nuôi có yếu tố nước ngoài đang diễn biến khá phức tạp tại Việt Nam.
Do trong một thời gian dài, các văn bản qui định về con nuôi có yếu tố nước ngoài còn thiếu và nằm rải rác trong các văn bản khác nhau, cũng như cơ chế quản lý con nuôi nước ngoài chồng chéo gây ra nhiều tiêu cực, qui trình cho nhận con nuôi nước ngoài không minh bạch. Sau khi Luật Nuôi con nuôi năm 2010 được ban hành, qua hơn hai năm thực hiện cùng với nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đã đem lại một cơ chế minh bạch và dần đang đi vào khuôn khổ.
Để qui trình nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ngày càng hoàn thiện và thực hiện đúng tinh thần nhân đạo, tạo ra nhiều cơ hội để trẻ mồ côi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt được sống trong môi trường gia đình thực sự, được nuôi dưỡng và giáo dục trở thành những công dân có ích cho gia đình và xã hội. Chúng ta cần đẩy mạnh công tác con nuôi có yếu tố nước ngoài theo các nội dung sau:
3.2.1. Hoàn thiện qui trình về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong xu hướng hội nhập quốc tế
Sau khi Luật Nuôi con nuôi 2010 được ban hành thì Việt Nam đã ban hành một số văn bản để hướng dẫn thi hành qui trình cho nhận con nuôi. Qui trình này đang ngày càng hoàn thiện, Cục Con nuôi đã và đang nỗ lực triển khai công tác con nuôi trong đó xây dựng một qui trình
chuẩn về cho nhận con nuôi, tuân thủ đúng tinh thần Công ước Lahay 1993. Cục Con nuôi đã đang xây dựng một đề án về kế hoạch thực hiện chương trình con nuôi từ nay đến năm 2020 phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế.
3.2.2. Minh bạch hoá cơ chế về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Vấn đề minh bạch hóa về cơ chế con nuôi có yếu tố nước ngoài luôn là nội dung được quan tâm đặc biệt, nhất là đối với cha mẹ nuôi tương lai người nước ngoài cũng như các tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam. Kể từ khi có Luật Nuôi con nuôi 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng như việc Việt Nam tham gia Công ước Lahay 1993 thì qui trình cho con nuôi người nước ngoài của Việt Nam đã có bước đột phá khác biệt so với giai đoạn trước năm 2010. Qui trình này đã được qui định khá minh bạch và rõ ràng trong Luật Nuôi con nuôi, đem đến nhiều các thay đổi có tính tích cực. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn gặp một số khó khăn nhất định, tính minh bạch vẫn bị hạn chế do cơ chế phối hợp vẫn chưa đi vào khuôn khổ bởi cơ chế cũ vẫn còn ảnh hưởng, rơi rớt lại.
Để minh bạch hóa qui trình nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, chúng ta cần qui định rõ hơn về qui trình liên quan đến các cơ quan có thẩm quyền mà đầu mối giải quyết là Cục con nuôi – Bộ Tư pháp. Qui định rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của các cơ quan như: Tổ chức chăm sóc trẻ, Sở Tư pháp, UBND cấp tỉnh, cơ quan công an… nhằm phân cấp và qui định rõ trách nhiệm trong qui trình giải quyết các thủ tục cho trẻ làm con nuôi người nước ngoài.
Đặc biệt trước năm 2010 đã có một số vụ việc xảy ra liên quan đến qui trình cho trẻ làm con nuôi người nước ngoài (vụ việc tại Nam Định, Ninh Bình, Vũng Tàu) làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài giữa Việt Nam và một số nước. Trong đó, từ năm 2008 Hoa Kỳ đã dừng chương trình nhận con nuôi từ Việt Nam khi phía Hoa Kỳ cho rằng phía Việt Nam đã thực thi qui trình này chưa minh bạch. Hiện nay Việt Nam và Hoa Kỳ đang cùng nỗ lực nối lại quan hệ nuôi con nuôi, phía Việt Nam đã và đang hoàn thiện cơ chế cho nhận con nuôi ngày càng thể hiện tính minh bạch tuân thủ đúng Luật Nuôi con nuôi 2010 và Công ước Lahay 1993.
3.2.3. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành về giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Tình trạng hạn chế trong cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, ban nghành về giải quyết con nuôi có yếu tố nước ngoài vẫn còn tồn tại. Việc này đã gây ảnh hưởng xấu đến qui trình cho nhận con nuôi. Kéo dài thời gian cho nhận con nuôi như việc chậm lập hồ sơ của các Trung tâm bảo trợ trẻ em, việc xác minh trẻ của cơ quan công an…Trong thời gian tới, Cục con nuôi đẩy mạnh vai trò là cơ quan trung ương về con nuôi, giữ vai trò đầu mối để điều phối hoạt động con nuôi ngày càng hiệu quả hơn. Tăng cường trách nhiệm, vai trò của các cơ quan, ban ngành nhằm tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan có liên quan đến con nuôi có yếu tố nước ngoài.
3.2.4. Tăng cường công tác phổ biến kiến thức pháp luật, giáo dục cho cộng đồng về vấn đề nhân đạo này
Tăng cường công tác phổ biến kiến thức pháp luật về nuôi con nuôi nói chung và cho con nuôi nước ngoài nói riêng để nâng cao nhận thức về tính nhân đạo của chương trình cho trẻ làm con nuôi. Tăng cường trao đổi về chuyên môn giữa cơ quan đầu mối là Cục con nuôi và các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến qui trình cho nhận con nuôi. Thay đổi tư duy cũ về qui trình cho nhận con nuôi, đặc biệt đối với các trung tâm nuôi dưỡng trẻ do cả một thời gian dài họ nắm đặc quyền trong việc cho trẻ làm con nuôi người nước ngoài. Chính cơ chế cũ này đã tạo ra nhiều tiền lệ xấu, gây ra nhiều tiêu cực. Qua gần ba năm thực hiện Luật Nuôi con nuôi, Cục con nuôi đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, trao đổi cho các cán bộ thuộc các cơ quan, trung tâm nuôi dưỡng trẻ để nắm rõ tinh thần nhân đạo của Luật Nuôi con nuôi cũng như một qui trình cho nhận trẻ hoàn toàn mới mẻ và minh bạch.
Trong thời gian tới, chúng ta cần đẩy mạnh hơn công tác phổ biến kiến thức về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nhằm xây dựng được đội ngũ cán bộ nắm vững cả về mặt nội dung của Luật cũng như thấm nhuần tinh thần nhân đạo của luật này.
3.2.5. Tăng cường công tác quản lý theo một đầu mối tại Bộ Tư pháp
Luật nuôi con nuôi 2010 đã qui định rõ Cục con nuôi là cơ quan trung ương về con nuôi, là đầu mối quản lý về vấn đề con nuôi. Cũng như theo Công ước Lahay 1993 mà Việt Nam đã ký kết, thì Cục con nuôi được chỉ định là cơ quan đầu mối về mọi vấn đề con nuôi trong các quan hệ quốc tế. Tuy nhiên trong một thời gian dài trước khi có Luật Nuôi con nuôi 2010, các Trung tâm
bảo trợ xã hội dường như là nơi khép kín việc cho con nuôi nước ngoài, vai trò của các cơ quan
khác khá mờ nhạt. Cục Con nuôi cần thể hiện vai trò của mình trong quản lý vấn đề nuôi con nuôi
có yếu tố nước ngoài, tăng cường giám sát các Trung tâm bảo trợ, theo dõi chặt chẽ các qui trình
cho nhận con nuôi. Cần có các biện pháp đối với các Trung tâm bảo trợ xã hội không tuân thủ qui
trình lập hồ sơ của trẻ. Tăng cường giám sát qui trình cho nhận con nuôi tại các Sở Tư pháp. Yêu
cầu thực thi nghiêm Luật Nuôi con nuôi cũng như việc lập danh sách trẻ, giám sát chặt chẽ và
minh bạch các khoản kinh phí thu được từ việc cho nhận con nuôi.
Hiện nay Cục con nuôi có: Văn phòng, Phòng chính sách văn bản, Phòng con nuôi có yếu tố nước ngoài với 17 cán bộ. Đội ngũ cán bộ còn mỏng trong khi chức năng nhiệm vụ ngày càng nặng nề. Chính vì thế, Cục con nuôi vẫn đang từng bước kiện toàn cơ cấu tổ chức với các phòng ban chuyên môn phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý. Hiện Cục đang có kế hoạch bổ sung đội ngũ cán bộ nhằm kế cận đội ngũ đi trước và đào tạo đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng đáp ứng yêu cầu công tác về nuôi con nuôi.
3.2.6. Áp dụng công nghệ thông tin để giảm tải trong công tác quản lý
Cục Con nuôi đang từng bước đẩy mạnh xây dựng hệ thống công nghệ thông tin nhằm phục vụ công tác nuôi con nuôi nói chung và con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng. Trong tương lai các số liệu về trẻ sẽ được lưu trữ khoa học, đảm bảo công tác lưu trữ cũng như tra cứu thông tin. Tiến tới xử lý các các số liệu con nuôi thông qua hệ thống mạng, giảm tải thời gian và chi phí cho cả cơ quan quản lý con nuôi cũng như cha mẹ nuôi có nhu cầu nhận con nuôi. Bước đầu thông tin hồ sơ các trẻ đủ điều kiện được cho làm con nuôi nói chung, con nuôi người nước ngoài nói riêng đã được đưa lên cổng thông tin chung của Bộ Tư pháp, từng bước minh bạch hóa qui trình cho nhận con nuôi.
3.2.7. Học hỏi kinh nghiệm của các nước về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Việc học hỏi kinh nghiệm các nước trên thế giới về nuôi con nuôi, trong một chừng mực nào chúng ta có thể tiếp thu góp phần hoàn thiện hơn về cơ chế cũng như qui trình cho nhận con nuôi. Nhất là kinh nghiệm của các nước có hoàn cảnh, lịch sử, con người giống như Việt Nam (ví dụ: Trung Quốc, Ấn Độ, Guatemala, Nepan…)
Kết luận
Vấn đề con nuôi nói chung, trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận nuôi nói riêng đang là vấn đề được các ngành, các cấp đặc biệt quan tâm. Quan hệ nuôi con nuôi thể tinh thần nhân đạo sâu sắc bởi nó tạo ra quan hệ cha mẹ, con cái, tạo ra thứ tình cảm thiêng liêng gắn bó giữa
những người phần lớn không có quan hệ huyết thống (trừ một số trường hợp đặc biệt), không quen biết trước đó. Vì niềm thương cảm, vì trách nhiệm với xã hội mà nhiều người đã nhận trẻ làm con nuôi nhất là trẻ có hoàn cảnh đặc biệt để cho trẻ có mái ấm gia đình, được nuôi dưỡng và giáo dục, được chăm sóc y tế. Tinh thần đó cần được xã hội trân trọng và khuyến khích. Việc trẻ được nhận làm con nuôi sẽ làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời của trẻ, giảm gánh nặng cho xã hội. Chúng ta không thể nói hết được ý nghĩa của quan hệ mang tính nhân đạo này.
Việt Nam đã trải qua giai đoạn chiến tranh, hậu quả của chiến tranh là bệnh tật và nghèo đói đã dẫn đến một đất nước có hàng trăm ngàn trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ khuyết tật, trẻ bị nhiễm chất độc màu da cam, trẻ nhiễm HIV/AIDS và mắc các bệnh hiểm nghèo. Số lượng trẻ em này rất cần có mái ấm gia đình cũng như được chăm sóc y tế. Tuy nhiên, với các chính sách hiện nay cũng như điều kiện kinh tế của đất nước, nhà nước không có đủ kinh phí để nuôi dưỡng các em. Có rất nhiều trẻ em vẫn lang thang tự kiếm sống, một số ít sống trong các trung tâm nuôi dưỡng trẻ của nhà nước và một số khác sống tại các tổ chức nuôi dưỡng tự phát, ngoài ra số trẻ có hoàn cảnh đặc biệt không được chăm sóc y tế đã và đang tăng lên.
Việc tìm kiếm cho trẻ một gia đình trong nước là lựa chọn đầu tiên, tuy nhiên việc tìm cho trẻ gia đình trong nước cũng không phải dễ dàng vì vậy việc tìm kiếm cha mẹ nuôi người nước ngoài cho trẻ là giải pháp để giải quyết các vấn đề về trẻ em nói trên.
Việt Nam đã ban hành Luật nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành tạo nền tảng pháp lý cho quan hệ nuôi con nuôi nói chung và quan hệ nuôi con nuôi quốc tế nói riêng. Cũng như Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Lahay 1993.Việc tìm hiểu về pháp luật nuôi con nuôi quốc tế của Trung Quốc, Ấn Độ, Guatemala và Nepan để tìm ra sự giống nhau và khác nhau giữa các nước đối với cùng một quan hệ. Việc tìm hiểu pháp luật của các nước này giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều và tìm ra những điểm cần hoàn thiện về pháp luật đối với quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam.
Mặc dù mỗi quốc gia có một đặc điểm lịch sử, xã hội, kinh tế khác nhau nhưng nhìn trên góc độ tổng thể thì cả Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Guatemala và Nepan đều là các quốc gia đang trong giai đoạn phát triển. Sự phát triển không đồng bộ giữa các vùng miền, khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa dẫn đến xã hội sẽ có những vấn đề tồn tại. Số lượng trẻ mồ côi và trẻ có nhu cầu đặc biệt tăng lên trong đó phúc lợi xã hội không đảm bảo được đã tạo ra gánh nặng cho gia đình và xã hội. Pháp luật của mỗi nước cũng có những qui định khác nhau về quan hệ con
nuôi quốc tế, mặc dù mục tiêu cuối cùng cũng là tìm cho trẻ một gia đình phù hợp trong đó phải có các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích cho trẻ. Việc so sánh pháp luật của các nước cũng cho ta lời giải tại sao lại có sự khác nhau của pháp luật đối với cùng quan hệ nuôi con nuôi quốc tế trong mỗi quốc gia.
Việc nghiên cứu, so sánh pháp luật về nuôi con nuôi quốc tế cũng đã có một số tác giả đề cập đến, với luận văn này tôi cũng mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu pháp luật nuôi con nuôi nói chung, pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Báo cáo thống kê số trẻ em được nhận làm con nuôi nước ngoài năm 1990-2000 của Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp
II. Website 5. www.moj.gov.vn 6. www.moj.gov.vn 7. www.mofa.gov.vn 8.http://travel.state.gov/content/adoptionsabroad/en/country-information/learn- about-a-country/vietnam.html 9. http://en.wikipedia.org/wiki/China_Center_of_Adoption_Affairs 10. http://www.hcch.net/index_en.php?act=publications.details&pid=5158&dtid=32 11.http://travel.state.gov/content/adoptionsabroad/en/country-information/learn- about-a-country/china.html 12. http://www.adoptionindia.nic.in 13. http://www.awaa.org/programs/India/default.aspx 14. http://www.thealternative.in/society/how-to-adopt-a-child-in-india/ 15. http://www.hcch.net 16.http://travel.state.gov/content/adoptionsabroad/en/country-information/learn- about-a-country/india.html 17. http://www.adoptionindia.nic.in/guide_inter_country_chap1.htm 18. http://www.hcch.net/index_en.php?act=publications.details&pid=3682&dtid=32 19. http://www.internationaladoptionstories.com/guatemalan-adoption-laws.htm 20. http://en.wikipedia.org/wiki/Adoption_in_Guatemala 21. http://www.hcch.net/index_en.php?act=publications.details&pid=5059&dtid=32 |
Có thể bạn quan tâm!
- Số Lượng Trẻ Em Guatemala Được Người Nước Ngoài Nhận Nuôi Từ Năm 1997 Đến Tháng 7/2005 [21]
- So sánh pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam và một số nước trên thế giới bài học kinh nghiệm và hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam - 10
- Xem Xét Số Liệu Trẻ Em Được Cho Làm Con Nuôi Quốc Tế Của Các Nước
- So sánh pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam và một số nước trên thế giới bài học kinh nghiệm và hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam - 13
- So sánh pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam và một số nước trên thế giới bài học kinh nghiệm và hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
2. Báo cáo thống kê số trẻ em được nhận làm con nuôi nước ngoài năm 2001-2012 của Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp